Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Sản phụ mất con, mất tử cung tố do 'bác sĩ bỏ mặc'

Sản phụ mất con, mất tử cung tố do 'bác sĩ bỏ mặc'

Đau đẻ từ nửa đêm tới sáng nhưng sản phụ không hề được thăm khám, dù người nhà đã 5 lần gọi bác sĩ. Đến giờ hành chính chị mới được siêu âm thì thai đã chết lưu, còn mẹ phải chuyển tuyến trên cắt tử cung.
> Những tai biến bất khả kháng khi chuyển dạ

Sự việc đã xảy ra nửa năm nhưng tới nay, chị Lý Thị Tâm, xã Bản Qua, huyện Bát Xát, Lào Cai vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng từ các cơ quan chức năng về nguyên do cái chết của thai nhi và việc mình bị cắt tử cung, vĩnh viễn không có cơ hội làm mẹ.
Gửi đơn cầu cứu về Vnexpress.net, chị Lý Thị Tâm, 29 tuổi cho biết, khoảng 21h đêm 9/11/2011, chị lên cơn đau đẻ đứa con đầu nên được người nhà đưa xuống bệnh viện Bát Xát. Tại đây, chị được kíp trực gồm một bác sĩ, một nữ hộ sinh và hai điều đưỡng tiếp, khám qua và nói còn lâu mới đẻ nên khuyên về nhà, đợi khi đau nhiều hoặc ra máu thì tới.
Gần 2 rưỡi sáng hôm sau, chị Tâm quay trở lại bệnh viện vì đau nhiều. Lần này các nhân viên y tế nói chị còn lâu mới đẻ nhưng huyết áp cao (180mg) rồi làm bệnh án và cho chị thuốc uống. 10 phút sau, thấy chị Tâm đau bụng nhiều và ra huyết, người nhà đi gọi bác sĩ tới khám nhưng được trả lời "đẻ thì phải có máu, ai đẻ chẳng đau" và không ai đến kiểm tra.
Ảnh minh họa: Nhatlq.wordpress.com.
Một sản phụ đau đớn trong cơn chuyển dạ. Ảnh minh họa: Nhatlq.wordpress.com.
Chị Tâm cho biết, từ đó tới sáng, chị không được thăm khám và kiểm tra lại lần nào, dù đau quằn quại, có huyết ra bất thường (máu đỏ tươi, lẫn máu cục) và người nhà đi gọi bác sĩ 5 lần.
Khi trời sáng rõ, gia đình đi gọi bác sĩ mới ngủ dậy nhưng lại tiếp nhận một ca sinh khác nên không khám được cho chị, dù khi ấy chị Tâm đau quằn quại, hàm cứng không nói được, bị nôn mửa. Sau khi đỡ cho sản phụ mới vào xong, kíp trực mới quay lại khám thì phát hiện chị Tâm khó thở nên cho thở oxy.
Tới giờ hành chính, chị Tâm được đưa đi siêu âm và cho kết quả "tim thai âm tính" nên chuyển ngay tới Bệnh viện đa khoa số 1 Lào Cai cấp cứu. Tại đây, chị Tâm được mổ lấy thai nhưng em bé đã tử vong. Các bác sĩ thông báo chị bị tiền sản giật nặng và nhau bong non, phải cắt tử cung nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
"Đây là con đầu lòng của tôi. Tử cung bị cắt đồng nghĩa với việc cả cuộc đời này tôi mãi mãi không thể có con. Với người phụ nữ làm mẹ là niềm hạnh phúc nhất, vậy mà ngay lần đầu sinh tôi đã mất tất cả. Tôi còn phải đối mặt với nguy cơ mất cả hạnh phúc gia đình. Từ khi mất con đến nay, đêm nào tôi cũng khóc", chị Tâm nghẹn ngào thổ lộ.
Chị cho biết, trong thời gian mang thai, chị khỏe mạnh và kết quả khám thai cả 5 lần đều bình thường.
Sau khi hồi phục sức khỏe, mong muốn có một câu trả lời từ phía Bệnh viện Bát Xát, chị Tâm đã gửi đơn lên lãnh đạo bệnh viện đề nghị xem xét lại vụ việc và có hình thức xử lý ca trực tối hôm đó. Tuy nhiên, sau 3 lần gửi đơn mà không nhận được câu trả lời thỏa đáng, tháng 3/2012, chị Tâm đã gửi đơn lên Sở Y tế tỉnh Lào Cai yêu cầu xem xét.
"Tôi chỉ muốn được phân tích rõ đúng sai và những người trực tiếp phải có trách nhiệm thế nào", chị nói.
Trao đổi với Vnexpress.net chiều qua, ông Nông Tiến Cương, giám đốc Sở Y tế Lào Cai cho biết, ngay sau khi nhận được đơn khiếu nại của chị Lý Thị Tâm, Sở đã thành lập hội đồng chuyên môn để xem xét lại sự việc, căn cứ vào hồ sơ bệnh án và đơn của sản phụ.
Ngày 18/4, hội đồng chuyên môn đã đưa ra kết luận sơ bộ, trong đó nêu rõ việc chị Tâm mất con và bị cắt tử cung là do biến chứng nặng khi sinh nhưng cũng có một phần do năng lực chuyên môn của kíp trực kém nên đã xử lý không kịp thời.
"Vụ việc này sẽ được tranh tra y tế lên kế hoạch làm việc trực tiếp với bệnh nhân, và xem xét mức độ sai sót về chuyên môn, thái độ của kíp trực, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp trong thời gian tới", ông Cương nói.
Về phía Bệnh viện huyệt Bát Xát, giám đốc Mai Xuân Thủy, cho rằng, nguyên nhân gây thai tử vong và chị Tâm phải cắt tử cung là do bệnh nhân bị biến chứng rau bong non - một cấp cứu sản khoa nặng nề, hiếm gặp. Theo ông, thường sau ca sinh mới có thể đưa ra kết luận về biến chứng này và trong các trường hợp rau bong non tỉ lệ cắt tử cung rất cao, việc cứu được mẹ đã là tốt rồi.
Ông Thủy cho biết, sau khi nhận được đơn thư của chị Tâm bệnh viện đã thành lập hội đồng chuyên môn và thấy anh chị em kíp trực không có vấn đề lớn về thái độ, hành vi, còn về chuyên môn, Bệnh viện sẽ căn cứ kết luận cuối cùng của Sở Y tế rồi có hướng xử lý.
Vương Linh

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Người mang bệnh thế kỷ làm trưởng thôn



Người mang bệnh thế kỷ làm trưởng thôn

Để làm “trưởng thôn” không phải là đơn giản. Đó phải là người có uy tín, được dân bầu ra và luôn vì cộng đồng... Do đó, thời gian gần đây, tin anh Dương Đức Hải (thôn 4, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy, Kon Tum) được bầu là trưởng thôn đã khiến nhiều người ngạc nhiên.

Câu chuyện của anh Hải (49 tuổi) là tấm gương điển hình của nỗ lực vượt lên bệnh tật.
Năm 2007, sau nhiều năm bôn ba với nghề buôn riềng và một số mặt hàng nông sản, vợ chồng anh tạo lập được một cơ ngơi khá đồ sộ, trong tay sở hữu cả chục ha cao su. Gia cảnh nhà anh lúc bấy giờ là niềm mơ ước của nhiều người khắp huyện Sa Thầy.
Cũng trong năm này, tin vui đến khi vợ anh chuyển dạ đứa thứ 5, rồi “mẹ tròn con vuông” tại bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang, các bác sĩ bảo không được cho bé bú mẹ, mà phải bú sữa ngoài.
Nghe chuyện, cho rằng hết sức phi lý nên anh Hải đã quậy tưng bừng bệnh viện. Đến lúc này, các bác sĩ mới tiết lộ: vợ anh đã nhiễm HIV, nhưng may mắn là đứa trẻ không hề gì.
Lời bác sỹ như sét đánh ngang tai, Hải không thể tin vào sự thật này bởi từ hồi nào tới giờ vợ anh là người phụ nữ hiền lành, chịu thương chịu khó, bản thân anh có tiêm chích hay quan hệ với gái bán hoa đâu... Thấy vậy, anh đã tự mình đi xét nghiệm nhiều lần và đều cho ra kết quả: anh cũng dương tính với HIV.
Chi Hội trưởng chi hội cựu chiến binh thôn 4 nhận xét anh Hải (trong ảnh) là người có năng lực nhất xã. Ảnh: Ánh Ngân.
Cả bầu trời như sụp đổ trước mắt, sau nhiều đêm suy nghĩ, cuối cùng anh mới nhớ lại, căn nguyên bắt đầu từ mình, chỉ vì một phút xao lòng với một phụ nữ góa chồng trong thời gian vợ mang bầu... Chính anh đã truyền căn bệnh thế kỷ cho người vợ hiền, song hối hận đã quá muộn.
Nghe bảo HIV ghê gớm thế nhưng tới lúc ấy, Hải vẫn không biết thực hư bệnh này như thế nào. Hai vợ chồng đã vái tứ phương, đi khắp nơi chữa, từ bệnh viện trong Nam ngoài Bắc đến các thầy lang, thầy cúng, song cái nhận được là bệnh ngày nặng hơn. Họ chỉ thực sự bằng lòng với số phận khi tài sản, tiền bạc, đất đai, cao su… đều đội nón ra đi.
Đến giữa năm 2008, cơ thể Hải bắt đầu yếu dần khiến anh sốt cao triền miên, tưởng chừng cái chết đã gần kề, bản thân anh cũng không thiết sống, nghĩ mình đã là người bỏ đi của xã hội. Tuy nhiên, nhờ sự tận tâm cứu chữa, khuyên giải của các bác sĩ, anh mới thấy được lý do để mình phải sống.
Nhưng khó khăn khi ấy mới chỉ bắt đầu, bởi từ khi được cán bộ y tế tuyên truyền về căn nguyên cũng như khả năng huỷ diệt của bệnh, người dân xã Sa Sơn bắt đầu xa lánh gia đình Hải. Họ cho rằng anh làm nhiều tiền, quan hệ lung tung rồi đổ bệnh, anh sống không tốt nên Yàng phạt.
Chính vì như thế, khi rời bệnh viện về lại nhà, anh Hải luôn cảm thấy đau khổ, dằn vặt, chán nản… vợ anh thì cả ngày ôm mặt khóc. Con cái thì đòi nghỉ học vì lên trường bị bạn bè xa lánh, dị nghị bởi có cha mẹ bị HIV. Những bạn hàng trước đây đều đồng loạt xa lánh khiến anh mất mối làm ăn trong khi gia đình lại đang nợ hàng trăm triệu đồng. Bên ngoài, người ta không còn gọi anh theo cái tên do cha mẹ đặt mà thay bằng: “Thằng SIDA”.
Trước thực tại, một lần nữa Hải lại muốn chết! Nhưng khi nhìn vào 5 đứa con vô tội đang hàng ngày khóc vì tội lỗi của cha, trong đó, đứa lớn nhất lúc này chưa học hết cấp II, đứa nhỏ đang còn khóc trong nôi, Hải quyết tâm phải sống.
Trong 2 năm sau đó, anh trở thành tấm gương sáng đầy nghị lực, không chỉ là người được bà con tín nhiệm, anh còn là ân nhân của nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số ở các làng lân cận, là tuyên truyền viên đồng đẳng tích cực của tổ chức phòng chống HIV/ASD. Cuối cùng, mọi người đều thừa nhận "thằng SIDA" chẳng gây hại gì cả, nó có lỗi nhưng biết sửa chữa nên đừng kỳ thị nó nữa.
Anh Hải hướng dẫn cho bà con làng Chót làm đường cho bằng phẳng hơn để đi vào rẫy. Ảnh: Ánh Ngân.
Rồi một cơ duyên đến khi khoảng giữa năm 2009, trong thôn 4 tổ chức cuộc họp để bầu trưởng thôn và phó thôn. Lúc này, với quyết tâm là người có ích, phải mạnh dạn hoà nhập cộng đồng, Hải lân la đến hội trường thôn để xem chuyện lớn của làng.
Ba ứng viên (2 người đã vào Đảng, 1 người làm 4 khóa trưởng thôn) đều lần lượt bị loại. Người dân đề nghị chị Vũ Thị Huệ, một người dân khác nói to, ghi tên “thằng SIDA" đang đứng ngoài cửa sổ kia vào. Không ai phản đối nên cái tên Dương Đức Hải được viết song song với chị Vũ Thị Huệ - một người đã được nhân dân tín nhiệm lâu nay.
Kết quả, có 49 phiếu bầu cho anh Hải, 50 phiếu cho chị Huệ. Chị Huệ làm trưởng thôn, anh Hải phó thôn. Ngẫm lại anh Hải bảo rằng, "dân làng ở đây rất căm ghét cái xấu, nhưng đồng thời cũng rất vị tha, gần 2 năm trời tôi đã tu tâm dưỡng tánh và kết quả trên có nghĩa là bà con đã chấp nhận lại tôi".
Như người sắp chết đuối vớ được phao, từ ngày được dân làng tín nhiệm, bất kì chuyện gì trong làng từ đám đánh nhau, sửa chữa đường, phân phát, hướng dẫn sử dụng giống cây trồng, sửa chữa hệ thống tưới tiêu đồng ruộng, răn đe các đối tượng vi phạm pháp luật, thanh thiếu niên hư hỏng… anh Hải đều đứng ra lo liệu, giải quyết. Cuối năm 2009, bà con lại càng tin tưởng hơn bầu anh kiêm thêm chức công an viên.
Ngày 7/2/2011, Hải chính thức lên chức trưởng thôn với sự nhất trí của toàn thể dân làng. Thăng chức, nhưng với Hải, công việc vẫn như xưa, anh vẫn năng nổ ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Ngoài những việc phải xử lý trong thôn 4, anh còn giúp đỡ những người J’rai ở các làng kế cận trong việc chống sâu bệnh hại cây trồng, tư vấn trồng cây gì, nuôi con gì, giúp dân làng làm đường, là tuyên truyền viên đồng đẳng của những người có HIV trên địa bàn tỉnh Kon Tum… giúp nhận thức của bà con tiến bộ hơn.
Ghi nhận đóng góp của anh, Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy đã nhiều lần tặng giấy khen vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo tốt an ninh trật tự địa bàn, trong đó có một lần được khen vì phá được một vụ án trộm cắp trên địa bàn xã chỉ với 3 ngày ngắn ngủi…
Đánh giá về Hải SIDA, ông Phạm Văn Đức- chi Hội trưởng chi hội cựu chiến binh thôn 4 cho biết: Anh Hải là người năng nổ, có chịu trách nhiệm. Anh đã gánh vác tốt mọi công việc của tập thể với tinh thần làm việc luôn ở mức cao. Nếu nói về năng lực, anh Hải là người có năng lực nhất ở xã này, có khả năng lãnh đạo tốt.
Tuy vậy, với đồng lương tháng chỉ hơn 1 triệu đồng, vợ chồng anh Hải vẫn còn rất vất vả trong cuộc sống. Vợ anh phải đi làm thuê để nuôi 5 đứa con ăn học. Số nợ gần 200 triệu đồng trước kia đến giờ vẫn chưa trả nổi khiến cuộc sống càng thêm khó khăn. Song khi nhìn vào 5 đứa con đều khỏe mạnh, anh Hải tin tưởng: "Dù sức khỏe ngày càng yếu nhưng con cái sẽ là động lực để vợ chồng tôi sống tốt, để cuộc đời trả lại tên".

Đồng tính luyến ái

Đồng tính luyến ái, viết tắt là ĐTLA, được đọc ngắn là đồng tính, hay một cách khiếm nhã là pê-đê (từ tiếng Pháp pédé, ngắn cho pédérastie - loạn dâm), hay gay (từ tiếng Anh, thường dùng cho phái nam) và lesbian (dùng cho phái nữ), là việc yêu đương hay mối quan hệ tình dục giữa những người đồng giới tính với nhau.
Khái niệm này khác với khái niệm ái nam ái nữ, bán nam bán nữ, hay giới tính thứ ba. Đồng tính luyến ái không phải là một giới tính, mà là một trong những thiên hướng tính dục (sexual orientation).
Trong nhiều giai đoạn lịch sử và các nền văn hóa khác nhau, việc đồng tính luyến ái có thể được tán thành, bỏ qua hay bị trừng phạt và cấm đoán. Nhiều tôn giáo có nhiều quan điểm khác nhau về việc này. ĐTLA được coi là một dạng trong nhóm LGBT.
Hiện nay, trên quan điểm pháp luật, hầu hết các quốc gia trên thế giới không cấm đoán quan hệ tình dục giữa những người đủ tuổi. Một số địa phương công nhận đồng quyền, và đối xử những cặp đồng tính như vợ chồng. Một số địa phương khác, như các nước Hồi giáo, không chấp nhận việc quan hệ đồng tính và người quan hệ đồng tính có thể bị phạt tù hoặc thậm chí tử hình. Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính, nhưng hôn nhân đồng tính là trái với luật hôn nhân và gia đình.
Các biểu hiện về đồng tính thật sự có trong thế giới động vật, đặc biệt trong các loài chim biển, động vật có vú, khỉ và các loài linh trưởng lớn. Đã có 1500 trường hợp được quan sát, trong đó có khoảng 500 trường hợp được miêu tả khá cụ thể. Jannet Mann, giáo sư của Đại học Georgetown cho rằng, các biểu hiện đồng tính ở động vật, ít nhất là ở cá heo, là một lợi thế về tiến hóa để giảm thiểu sự xâm chiếm lãnh thổ, đặc biệt là giữa những con đực.
Các đôi chim cánh cụt đực coi nhau như những người bạn đời. Chúng xây tổ cùng nhau, lấy một hòn đá thay trứng để ấp. Năm 2004, ở Central Park Zoo, Mỹ, người ta đã thay một hòn đá của đôi chim cánh cụt đực bằng một quả trứng thật, kết quả là đôi chim đó đã chăm sóc quả trứng này cũng như con non nở ra như chính con của chúng. Hiện tượng này cũng được báo cáo bởi một số vườn thú khác.
Sự ve vãn, cùng với giao cấu, giữa những con bò đực Mỹ (bison) đã được ghi chép lại. Điều này cũng thường thấy trong các gia súc cái.
Nguyên nhân
Bẩm sinh
Có trường phái giải thích cho rằng do hormone: những người đàn ông có ostrogen hoặc phụ nữ có androgen quá mức sẽ có thể bị ảnh hưởng cả về thể chất và tâm lí, đồng tính luyến ái là do các hormone này.
Có người lại cho rằng mấu chốt của vấn đề lại nằm trong gen. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng 33% những người anh trai có em đồng tính luyến ái cũng sẽ trở thành đồng tính luyến ái, kể cả khi họ lớn lên trong hai môi trường khác nhau. Để giải thích, các nhà khoa học đã đề xuất một lí thuyết: bào thai nam đã sản xuất ra một loại kháng nguyên (HY) mà hầu như chắc chắn có liên quan đến sự khác biệt về giới tính ở động vật có xương sống, sẽ làm cho các kháng thể H-Y của người mẹ phản ứng lại và ghi nhớ. Các bào thai nam kế tiếp sẽ bị kháng thể HY tấn công và làm giảm khả năng thực hiện các chức năng thông thường của kháng nguyên HY để tạo ra "nam tính". Một điều thú vị là hiện tượng này chỉ xảy ra ở những người đàn ông thuận tay trái. Không có trường hợp nào được ghi nhận ở nữ giới.
Quá trình phát triển tâm lý
Tuy nhiên, Sigmund Freud và rất nhiều nhà tâm lí học khác lại cho rằng quá trình hình thành các kinh nghiệm thời thơ ấu của trẻ góp phần định hướng giới tính của trẻ sau này. Freud nêu ra một ví dụ là phần lớn trẻ vị thành niên là người quan hệ đồng giới khi lớn sẽ trở lại bình thường. Ông tin rằng người vẫn là đồng tính luyến ái khi đã lớn đã gặp phải một sự kiện gây tổn thương về tâm lý, ngăn chặn sự phát triển giới tính bình thường của những người này. Nhưng ông cũng tin rằng tất cả người lớn, kể cả những người có một quá trình phát triển giới tính bình thường, vẫn có một "khả năng đồng tính" tiềm tàng ở nhiều cấp độ khác nhau.
Để tổng kết lại, người ta đã xem lại tất cả các nghiên cứu về vấn đề này và kết luận: Các hành vi về giới tính là rất khác nhau đối với mỗi người. Cũng như trí thông minh, thiên hướng tính dục cũng là một phần hết sức phức tạp mà khoa học hiện đại đang cố gắng giải thích bằng di truyền học... Không thể khẳng định là đồng tính hoàn toàn là do các quá trình sinh học, mà là từ phát triển qua một quá trình bao gồm cả các yếu tố sinh lý và tâm lý.
Một số nghiên cứu
Rất nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, phần lớn con người là bisexual (yêu thích cả hai phái nam và nữ), theo như quan niệm của các nước phương Tây về tính dục.
Cũng đã có rất nhiều nhà nhân chủng học có các nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, đây là một trong các vấn đề khá nhạy cảm của xã hội nên các số liệu có thể chưa nói hết được, bởi số người tự nhận mình là gay hoặc lesbian ít hơn nhiều so với thực tế.
Một báo cáo gây tranh cãi của Alfred Kinsey vào năm 1948 cho biết 37% nam giới đã có quan hệ với người đồng giới trước đó, 4% trong số đó có quan hệ chỉ một lần. Đối với phụ nữ, 2 đến 6% tuyên bố rằng họ đã từng có quan hệ này một lần.
Ở Mỹ, trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004, người ta ghi nhận có 4% cử tri tự nhận họ là gay hoặc lesbian. Tuy nhiên, do áp lực xã hội, nhiều người có thể không công nhận thiên hướng tính dục của mình.
Ở Canada, một báo cáo vào năm 2003 của cục thống kê quốc gia cho biết trong những người Canada độ tuổi 18-59, 1% tự nhận họ là gay hoặc lesbian, 0,7% tự nhận là bisexual.
Vào cùng thời gian, một cuộc điều tra về giới tính toàn cầu, 19% người Canada và 20% người Mỹ tuyên bố họ đã từng có "kinh nghiệm" về đồng tính.
Ở Nam Phi, Trung Đông và Trung Á, nơi mà quan hệ đồng tính được coi là một thói quen, quan hệ giữa những người đàn ông là chuyện phổ biến, nhiều người còn không cho mình là đồng tính.
Trên Family Health International của WHO, các nghiên cứu cho thấy người đồng tính có dương vật to hơn đáng kể so với đàn ông bình thường.
Một số người khác cho rằng việc đồng tính luyến ái là một sự lựa chọn, và có thể thay đổi được. Một số cho rằng đây là một bệnh tâm thần cần được chữa. Hơn nữa, nhiều giáo phái cho rằng đây là một cách hưởng thụ tội lỗi và cần phải thay đổi. Những nhóm người tin vào cách giải thích này đưa ra các bằng chứng của những người tự nhận là cựu ĐTLA đã được chữa khỏi.
Theo các nhà nghiên cứu Colby, Cao và Doussantousse, hiện nay tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về ĐTLA. Trước sự xuất hiện của HIV/AIDS tại Việt Nam đầu thập niên 1990, có rất ít thông tin về đồng tính luyến ái. Theo bác sĩ Trần Bồng Sơn, nhà giới tính học nổi tiếng nhất tại Việt Nam, có hai loại người đồng tính: "thật" và "giả". Những người "đồng tính thật" là những người đồng tính bẩm sinh, và số người này rất hiếm. Theo ông, hầu hết những người đồng tính là "giả", bị bạn bè rủ rê để thử nghiệm các lối mới nhưng cuối cùng cũng trở về lối thường. Sau trao đổi ý kiến với ông Sơn, các nhà nghiên cứu Colby, Cao và Doussantousse cho rằng quan điểm đó là ý kiến cá nhân của ông Sơn, chứ không phải từ các nghiên cứu hay tài liệu. Tuy thế, vì bác sĩ Sơn có nhiều ảnh hưởng, quan điểm này đã được lặp lại nhiều lần tại Việt Nam và được xem là đúng.

-----------
Gay hay đồng tính là một hiện tượng giới tính khá phổ biến thu hút sự quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là giới trẻ. Song chưa hẳn ai cũng hiểu đúng, hiểu đủ về xu hướng tình dục này.
Gay là gì?
Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng, gay là một từ thường được dùng để chỉ những người đàn ông bị hấp dẫn, có quan hệ tình dục hay ý muốn quan hệ tình dục với những người đồng giới.
Theo quan điểm của một số cá nhân thì gay là một hiện tượng bẩm sinh, có từ khi bạn mới sinh ra trong khi đó lại có những người cho rằng bạn có thể bị gay do tác động của môi trường sống.
Một số người cho rằng bất cứ ai có ý muốn quan hệ tình dục với người cùng giới thì chứng tỏ là họ đã bị gay. Điều này có đúng không?
Trên thực tế thì:
Không phải cứ có tình cảm đặc biệt với một người đồng giới là bạn đã bị gay. Một người đàn ông có thể có những giấc mơ về quan hệ đồng giới hay cảm giác tò mò không biết nếu quan hệ với anh chàng kia thì sẽ thế nào cũng không có nghĩa là họ đã bị gay.
Xét trên khía cạnh “đa dạng” này của giới tính thì hoạt động tình dục là một khái niệm khá phức tạp. Có những người chỉ có quan hệ tình dục với người khác giới, có người chỉ quan hệ với người đồng giới nhưng lại cũng có những người có quan hệ với cả hai giới và người ta gọi họ là lưỡng tính.
Một cách để bạn kiểm tra xem liệu bạn có bị gay hay không là hãy nghĩ về mối quan hệ trước đây hay hiện tại của mình với một người khác giới. Bạn cảm thấy mối quan hệ của hai bạn có “lửa” không? Bạn cảm thấy thế nào khi hôn cô gái/anh chàng đó? Hãy xem những bức ảnh gợi cảm của cả hai giới, bạn cảm thấy mình “rạo rực” trước bức ảnh nào hơn?
Hiện nay trên mạng và các tờ báo có rất nhiều những câu chuyện hay chia sẻ, tâm sự của những người bị gay, bạn có thể tìm đọc chúng và so sánh với trường hợp của mình, bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho mình.
Trong trường hợp không thể tự mình tìm ra câu trả lời, tốt nhất bạn nên tìm đến các bác sĩ hay chuyên gia tâm lý, bạn sẽ thấy thoải mái hơn.
Và cuối cùng cho dù bạn bị gay thực sự thì cũng hãy nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ phải đứng một mình bởi trên thế giới có rất nhiều người cũng đang như bạn. Hơn nữa bạn bè và người thân cũng sẽ ở cạnh bạn, ủng hộ và giúp đỡ bạn nếu bạn nói với họ về những khó khăn của mình.

--------------
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Di truyền con người (Human Genetics), Mỹ cho biết rất có thể có gien gây đồng tính luyến ái nam (gay) và thứ tự sắp đặt trong gien của người mẹ rất có thể ảnh hướng tới định hướng tình dục ở người con trai sau khi ra đời.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét kỹ càng một loại "nhiễm sắc thể X lặn" trong 97 bà mẹ có con trai mắc bệnh gay và 103 bà mẹ khác có con trai khỏe mạnh, bình thường. 23% trong số 42 bà mẹ có ít nhất 2 đứa có bị gay đều có cùng một loại nhiễm sắc thể X lặn. "Đây là một tỉ lệ cao rất bất bình thường", Sven Bockland, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc đại học Califorlia, Los Angeles cho biết.
Việc công bố nghiên cứu nói trên là một hành động "đổ dầu vào lửa" cho một cuộc tranh luận rất sôi nổi từ trước tới nay về một loại gien gây "đồng tính luyến ái" ở người. Mọi chuyện hiện dường như vẫn chưa ngã ngũ.

------------
Giới tính luôn là đề tài được nhiều người bàn cãi và thắc mắc, đơn giản nhất là câu hỏi: “Tại sao có những người có thể yêu người cùng phái?". Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà chuyên môn đã đi đến kết luận: có ít nhất 5% nhân loại phải chịu thiệt thòi vì không giống với 95% đa số kia.
Và 5% nhân loại đó không phải ai xa lạ mà chính là bạn bè, anh em, con cháu của chúng ta. Vì vậy, họ cần nhận được sự đồng cảm hơn là sự dè bỉu. Để dễ hiểu hơn, chúng tôi khởi đầu bằng việc trả lời các câu hỏi.
Giới tính hình thành như thế nào?
Bất kỳ tế bào nào của cơ thể loài người cũng đều có 21 cặp nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Ở phái nữ, nhiễm sắc thể quy định giới tính là X và X, còn ở nam là X và Y. Đôi nhiễm sắc thể giới tính này quyết định những khác biệt giới tính giữa hai phái, trong đó có bộ sinh dục ngoài. Bên cạnh đó, bộ não nam và nữ cũng khác nhau. Não có một vùng đặc biệt gọi là hạ đồi, tiết ra nội tiết tố có tác dụng kích thích tinh hoàn hay buồng trứng sản xuất ra nội tiết tố giới tính. Trong não còn có trung tâm xác định đối tượng tình dục mà nếu bị trục trặc thì có thể nó sinh ra chuyện... yêu người cùng phái.
Để dễ hình dung, có thể phân chia giới tính thành 3 kiểu như sau, dựa theo khuynh hướng tình dục:
- Dị giới tính luyến ái (heterosexuality): Đó là đa số nhân loại. Nếu là nam, họ sẽ có cặp nhiễm sắc thể XY trong tế bào và chỉ yêu người khác phái, người có cặp nhiễm sắc thể XX.
- Đồng tính luyến ái (homosexuality): Về mặt sinh học, những người đồng tính luyến ái hoàn toàn bình thường. Nam giới bị “pêđê” không phải do thiếu nội tiết tố sinh dục nam testosterone, nên họ chẳng cần thử máu để biết nồng độ testosterone có bình thường hay không, và cũng chẳng cần phải điều trị họ bằng testosterone uống hay chích vì chỉ có hại mà thôi. Hiện nay, khoa học vẫn chưa giải thích được vì sao trung tâm não nhận diện đối tượng tình dục của những người này chỉ có hình ảnh của người cùng phái. Có phải do rối loạn nhiễm sắc thể hay không? Có phải do thiếu testosterone khi còn trong bào thai hay không? Chưa ai chứng minh được. Có một điều các nhà chuyên môn rõ nhất là nữ giới cũng có đồng tính luyến ái nhưng ít gặp hơn nam.
- Lưỡng tính luyến ái (bisexuality): Nhắc tới đồng tính luyến ái thì không thể không nhắc tới Alfred Kinsey, người đã đưa ra thang chia mức độ giới tính luyến ái, đi từ dị giới tính tới đồng tính luyến ái, mà nằm giữa hai thái cực là những người lưỡng tính luyến ái. May mắn hơn những người đồng tính luyến ái, những người lưỡng tính luyến ái vẫn có thể có chồng (vợ), có con nhưng vẫn có… bồ cùng giới. Có những người lưỡng tính luyến ái, sau một thời gian có vợ có con, lại hiểu ra mình chỉ có thể quan hệ đồng tính, nên đành “dứt áo” ra đi, bỏ vợ (chồng) bỏ con, đi theo một chàng (nàng) nào đó.
Đồng tính luyến ái có phải là bệnh?
Qua một cuộc phỏng vấn nhỏ, chúng tôi nhận thấy đa số, kể cả những nhà chuyên môn, cho rằng những người bị đồng tính ái là người bệnh. Lật lại “hồ sơ” nghiên cứu về giới tính trước đây, đồng tính luyến ái được xếp vào nhóm “lệch lạc tình dục” và cần chữa trị (dò theo bảng DSM - Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - của Hội Tâm thần Mỹ). Đến năm 1973, nó lại được điều chỉnh và xếp vào nhóm “rối loạn định hướng tình dục”. Mười năm sau nữa thì người ta lại chia đồng tính luyến ái thành 2 nhóm: nhóm hài-lòng-với-chính-mình và nhóm không-hài-lòng-với-chính-mình. Các nhà chuyên môn cho rằng có thể chữa trị cho nhóm không-hài-lòng-với-chính-mình để họ trở nên yêu người khác giới. Sau đó, do việc điều trị liên tục thất bại, các nhà khoa học nhận ra là mình đã sai lầm nên kể từ 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh nữa, không có tên trong bảng DSM nữa, không thể chữa gì được, có chăng là hỗ trợ tâm lý để họ yêu đời.

BẠN HÀI LÒNG VỚI NHỮNG THÔNG TIN TRÊN CHỨ !?

(Các) nguồn

  • 3 Đánh giá: Giải đáp hay
  • 0 Đánh giá: Giải đáp tồi
Đánh giá của người hỏi:
5 trên 5
Ý kiến của người đặt câu hỏi:
hay
Bạn muốn biết thêm nhiều về đồng tính thì đọc truyên thể loai Yaoi đó , lúc đầu mình cũng sợ mấy cái vụ gay lem , mà khi mình đọc truyện yaoi thỉ hoàn toàn khác, chỉ là họ yêu nhau nên mới ơ bên nhau thôi , không chừng tình yêu của những người gay mới là t/y thực sự . Báo cáo

Kiểm tra chính tả

Trả lời khác (7)

Ha D by Ha D
Thành viên từ:
09 tháng 3 năm 2008
Tổng số điểm:
373 (Cấp bậc 2)
gay nay la y chi den nhung nguoi con trai bi dong tinh do tuc la thich mot nguoi cung phai luon,gay nay khac voi guy la y noi la gã ,anh chàng thoi

Tư vấn Bệnh Viêm lộ tuyến Cổ tử cung

Tư vấn về bệnh viêm lộ tuyến tử cung ở phụ nữ trẻ

Cách đây 2 tháng em đi khám và phát hiện bị viêm lộ tuyến cổ tử cung và đã điều trị LEEP. Được 6 tuần sau ngày điều trị thì chúng em có sinh hoạt vợ chồng.
Em năm nay 26 tuổi, đã lấy chồng được 1 năm. Cách đây 2 tháng em đi khám và phát hiện bị viêm lộ tuyến cổ tử cung và đã điều trị LEEP. Được 6 tuần sau ngày điều trị thì chúng em có sinh hoạt vợ chồng. Em chưa sinh con và cũng chưa nạo phá thai lần nào. Em ở Thái Bình nên chưa có thời gian lên Hà Nội khám lại được. Bác sỹ có thể tư vấn cho em về bệnh của em được không và mắc bệnh này có khả năng sinh con được không? Nếu được thì sau thời gian bao lâu mới nên sinh con. Em đang rất lo lắng về điều này. Rất cảm ơn bác sỹ.
Trả lời:
 
Lộ tuyến (còn gọi là lạc chỗ hay lộn niêm mạc) thực chất là phần biểu mô chế tiết ra niêm dịch bên trong cổ tử cung lộn ra ngoài hoặc có khi là sự phát triển lớp biểu mô mỏng chưa trưởng thành và không bình thường ở cổ tử cung.
 

Nhìn bằng mắt thường thì lộ tuyến giống như một cổ tử cung viêm, đỏ, sần sùi nhưng khi soi bằng máy có thể nhận ra đó là lớp biểu mô lẽ ra ở lỗ trong cổ tử cung nhưng nay lan ra ngoài che phủ một phần cổ tử cung, ở dưới là lớp đệm có nhiều mạch máu nên tạo ra hình ảnh một tổn thương có màu đỏ và sần sùi giống như mô hạt.

Tuy là tổn thương lành tính nhưng sự nguy hại của lộ tuyến là có thể đẩy nhanh sự phát triển của nhiễm khuẩn ở cổ tử cung vì cổ tử cung là vị trí ưa thích để một số vi khuẩn tấn công (trong khi âm đạo không bị nhiễm), như nhiễm vi khuẩn chlamydia, vi khuẩn lậu, vi rút gây mụn rộp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều là nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung, sau đó nhiễm khuẩn đi lên gây viêm nội mạc tử cung và viêm tiểu khung. Với những nguy cơ như thế nên lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và việc điều trị sớm lộ tuyến là cần thiết.

Sau khi chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh thích hợp với từng loại vi khuẩn gây bệnh (đặt viên nang colpogynax, tergynan...), cần đốt điện, đông lạnh hay tia lade phá hủy nơi lộ tuyến để cổ tử cung chóng lành sẹo. Khi đang điều trị nên kiêng có quan hệ tình dục (tối thiểu khoảng 2 tuần). Ngay cả khi phụ nữ đang có thai thì viêm lộ tuyến cũng ít nguy hại cho thai, trừ phi kèm viêm cổ tử cung có thể gây viêm màng ối, dẫn đến vỡ màng ối sớm và đẻ non.
 
 
Viêm lộ tuyến cổ tử cung không ảnh hưởng đến việc có thai. Thông thường sau các phẫu thuật, đốt điện, laze… ở cổ tử cung và tử cung khoảng 3 tháng phụ nữ có thể mang thai được. Tuy nhiên, để tốt nhất em nên đến bác sỹ để kiểm tra lại trước khi có ý định mang thai, việc mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa của cơ thể.
Chúc em sớm có tin vui.
Thân ái!
vấn bởi:
Công ty Tư Cổ  phần Y học Việt Pháp
Tổng đài tư vấn 24/7: 092634582 hoặc 0987722582

Dấu hiệu Bạn bị nhiễm độc

Nếu như bạn thấy xuất hiện một trong những triệu chứng sau đây, rất có thể bạn đang bị tự trúng độc, nghĩa là bạn đang bị những chất do cơ thể tự thải ra trong quá trình tiêu hóa, bài tiết và trao đổi chất đầu độc. Mức độ nhiễm độc phụ thuộc vào mức độ cơ thể bị phơi nhiễm trước các tác nhân độc từ bên ngoài như sử dụng hóa chất, chất tẩy, chất nhuộm, thuốc diệt côn trùng, thuốc ngừa thai, nước hoa, khói thuốc lá, thiếu ánh sáng, tiếng ồn, vật liệu tổng hợp,… cũng như các thói quen sinh hoạt làm tích tụ các chất độc nội sinh như chế độ ăn uống không cần bằng, uống rượu bia, sử dụng đồ hộp, đồ ăn nhanh, thích ăn đồ ngọt, lười vận động, ít uống nước…

 1. Quá mẫn cảm hoặc không chịu nổi một số thức ăn nào đó.
 2. Miệng hôi hoặc hơi thở ra có mùi khó chịu.
 3. Táo bón, đi ngoài, đại tiện ngồi rất lâu, bụng sôi, đau quặn.
 4. Bụng chướng, đầy.
 5. Đau đầu không rõ nguyên nhân.
 6. Toàn thân đau mỏi mỗi khi chuyển từ nơi này đến nơi khác.
 7. Không chịu nổi những thức ăn giàu chất béo.
 8. Sức khỏe suy giảm, mệt mỏi vô cớ.
 9. Đau mỏi từ thắt lưng trở xuống.
10. Sức đề kháng sút kém.
11. Giấc ngủ kéo dài.
12. Đau các vùng gan và mật.
13. Phụ nữ đau mỏi trước khi hành kinh, đau vú, viêm nhiễm đường tiết niệu, âm đạo.
14. Da nổi mẩn, mọc mụn, ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
 Các triệu chứng cho biết hệ thống thanh lọc tự nhiên của bạn đang phát bệnh kêu cứu, yêu cầu chúng ta kịp thời giúp đỡ.

Dùng dao leep điều trị Viêm lộ tuyến cổ tử cung



LEEP viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì, so với áp lạnh và đốt điện thì có ưu nhược điểm gì?
Em nghe nói viêm lộ tuyến cổ tử cung có 3 cách điều trị là LEEP - là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ bằng dao điện (loop electrosurgical excision procedure) hiện nay có nhiều ưu điểm trong việc điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung so với các phương pháp cũ là Áp lạnh và Đốt điện, vậy ai có kinh nghiệm thì chỉ giúp em xem nên chọn phương pháp nào nhé.
Nội dung liên quan được chị em phụ nữ tìm hiểu nhiều trên Phununet:
Tác giả
# 2
08/11/2011 04:26 PM
Phương pháp phẩu thuật cắt bỏ bằng dao điện (LEEP) là phương pháp dùng dòng điện có điện áp thấp để loại bỏ các mô tế bào bất thường của cổ tử cung. Ưu điểm là có thể thu được các mẫu mô nguyên vẹn để phân tích. LEEP cũng phổ biến bởi vì nó không đắt tiền, đơn giản và có ít nguy cơ hoặc tác dụng phụ. LEEP cũng được biết như phương pháp cắt bỏ các vùng bị biến chất (LLETZ).
Quy trình này đươc dùng hầu hết để trị chứng loạn sản nhẹ đến trung bình được phát hiện bằng cách soi âm đạo hoặc sinh thiết cổ tử cung. Trong những tình huống nhất định, chứng loạn sản nặng và ung thư không di căn mà được định vị và có thể loại bỏ, cũng có thể được điều trị bởi LEEP.
LEEP thực hiện như thế nào?
Bệnh nhân nằm trên bàn xét nghiệm với hai chân được nâng cao (vị trí để lấy mẩu bệnh phẩm Pab). Một cái banh được cho vào để mở banh thành âm đạo. Thỉnh thoảng một dung dịch đặc biệt, giấm chua hoặc Iodine, được cho vào cổ tử cung trước khi thực hiện để giúp phát hiện các mô bất thường.
Cổ tử cung được gây tê khóa cổ tử cung. Có thể cho thêm thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch để kiểm soát cơn đau. Một dòng điện có điện áp thấp dẫn trong một dây kim loại mảnh được cho đi qua mô và loại bỏ vùng của cổ tử cung bị bất thường. Sau đó cho thuốc để ngăn ngừa sự chảy máu.
Đau nhẹ và co cứng cơ có thể xuất hiện trong vòng vài giờ đầu sau khi phẩu thuật và có thể làm giảm nhẹ bằng các thuốc uống.
LEEP hiệu quả như thế nào?
LEEP được so sánh với liệu pháp lạnh chữa bệnh, thủ thuật cắt bỏ nón mô từ cổ tử cung bằng dao lạnh, phá hủy mô bằng lase, cắt bỏ nón mô bằng laser để loại bỏ các mô bất thường hoặc tiền ung thư của cổ tử cung. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả chữa bệnh của các phương pháp này đạt khoảng 90%.
Các biến chứng của LEEP?
Biến chứng xuất hiện trên khoảng 1% – 2% phụ nữ được điều trị bằng LEEP là hẹp phần đầu cổ tử cung, chảy máu quá nhiều, hoặc nhiễm trùng cổ tử cung hoặc tử cung.
Tác giả
# 3
08/11/2011 04:30 PM
Phương pháp phẩu thuật cắt bỏ bằng dao điện (LEEP) là phương pháp dùng dòng điện có điện áp thấp để loại bỏ các mô tế bào bất thường của cổ tử cung. Ưu điểm là có thể thu được các mẫu mô nguyên vẹn để phân tích. LEEP cũng phổ biến bởi vì nó không đắt tiền, đơn giản và có ít nguy cơ hoặc tác dụng phụ. LEEP cũng được biết như phương pháp cắt bỏ các vùng bị biến chất (LLETZ).
Quy trình này đươc dùng hầu hết để trị chứng loạn sản nhẹ đến trung bình được phát hiện bằng cách soi âm đạo hoặc sinh thiết cổ tử cung. Trong những tình huống nhất định, chứng loạn sản nặng và ung thư không di căn mà được định vị và có thể loại bỏ, cũng có thể được điều trị bởi LEEP.
LEEP thực hiện như thế nào?
Bệnh nhân nằm trên bàn xét nghiệm với hai chân được nâng cao (vị trí để lấy mẩu bệnh phẩm Pab). Một cái banh được cho vào để mở banh thành âm đạo. Thỉnh thoảng một dung dịch đặc biệt, giấm chua hoặc Iodine, được cho vào cổ tử cung trước khi thực hiện để giúp phát hiện các mô bất thường.
Cổ tử cung được gây tê khóa cổ tử cung. Có thể cho thêm thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch để kiểm soát cơn đau. Một dòng điện có điện áp thấp dẫn trong một dây kim loại mảnh được cho đi qua mô và loại bỏ vùng của cổ tử cung bị bất thường. Sau đó cho thuốc để ngăn ngừa sự chảy máu.
Đau nhẹ và co cứng cơ có thể xuất hiện trong vòng vài giờ đầu sau khi phẩu thuật và có thể làm giảm nhẹ bằng các thuốc uống.
LEEP hiệu quả như thế nào?
LEEP được so sánh với liệu pháp lạnh chữa bệnh, thủ thuật cắt bỏ nón mô từ cổ tử cung bằng dao lạnh, phá hủy mô bằng lase, cắt bỏ nón mô bằng laser để loại bỏ các mô bất thường hoặc tiền ung thư của cổ tử cung. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả chữa bệnh của các phương pháp này đạt khoảng 90%.
Các biến chứng của LEEP?
Biến chứng xuất hiện trên khoảng 1% – 2% phụ nữ được điều trị bằng LEEP là hẹp phần đầu cổ tử cung, chảy máu quá nhiều, hoặc nhiễm trùng cổ tử cung hoặc tử cung.

Theo mô tả của bà chị em thì khi cắt LEEP trong viêm lộ tuyến cổ tử cung, sẽ tụt quần xuống thấp và bác sĩ quấn quanh một mảnh vải, rồi bác sĩ nhét một cái dụng cụ dao cắt tròn tròn vào âm đạo và tiến hành... cắt. Sẽ có khói bốc lên và hơi đau một chút. Khoảng 30 phút là xong. Phương pháp này an toàn hơn áp lạnh và đốt laser.

Còn đây là một số lời khuyên cho chị em sau khi làm LEEP xong:

Những lưu ý sau khi làm phẫu thuật bằng dao leep ( chữa viêm lộ tuyến ctc )


1. Kiêng quan hệ vợ chồng :Talktothe, ngâm nước, bơi lội, duy trì chế độ vệ sinh hàng ngày sạch sẽ
2. Cấm ăn đồ chua, cay, để lạnh và những thực vật có tính kích thích. Ngoài ra đồ tanh và hải sản cũng không nên ăn. Em tự bổ sung thêm món rau muống  ăn cái này nó tạo sẹo lồi thì khổ.
3. Không nên lái xe máy. xe điện, xe đạp trong vòng 3 tháng :Sick: ( cái này nhằm giảm thiểu tối đa áp lực lên vết mổ. TUy nhiên, chị trợ lý bác sỹ nói là, giờ đi xe ga thì cũng khác gì ngồi ô tô  nên chỉ cần đi chậm và tránh ổ gà là đc  )
4. Hạn chế việc đứng, quỳ, nghiêm cấm làm việc nặng hoặc những hoạt động có tính kích thích cao trong vòng 3 tháng ( e k hiểu hoạt động có tính kích thích cao là gì?? )
5. Sau 3 tháng làm phẫu thuật, kinh nguyệt sạch sẽ từ 3 đến 7 ngày tới khám lại

Trên đây là dặn dò của bác sỹ, cùng với đó, bác sỹ nói sau phẫu thuật sẽ chảy nước vàng, k chảy máu, nếu chảy máu cần đến gặp bác sỹ để khám lại.

Tác giả
# 4
08/11/2011 04:34 PM
Còn đây là một số hình ảnh về thủ thuật LEEP dao cắt điện để chị em hiểu bác sĩ sẽ xử lý thế nào:



Đồng tính luyến ái là gì?

Đồng tính luyến ái, viết tắt là ĐTLA, được đọc ngắn là đồng tính, hay một cách khiếm nhã là pê-đê (từ tiếng Pháp pédé, ngắn cho pédérastie - loạn dâm), hay gay (từ tiếng Anh, thường dùng cho phái nam) và lesbian (dùng cho phái nữ), là việc yêu đương hay mối quan hệ tình dục giữa những người đồng giới tính với nhau.
Khái niệm này khác với khái niệm ái nam ái nữ, bán nam bán nữ, hay giới tính thứ ba. Đồng tính luyến ái không phải là một giới tính, mà là một trong những thiên hướng tính dục (sexual orientation).
Trong nhiều giai đoạn lịch sử và các nền văn hóa khác nhau, việc đồng tính luyến ái có thể được tán thành, bỏ qua hay bị trừng phạt và cấm đoán. Nhiều tôn giáo có nhiều quan điểm khác nhau về việc này. ĐTLA được coi là một dạng trong nhóm LGBT.
Hiện nay, trên quan điểm pháp luật, hầu hết các quốc gia trên thế giới không cấm đoán quan hệ tình dục giữa những người đủ tuổi. Một số địa phương công nhận đồng quyền, và đối xử những cặp đồng tính như vợ chồng. Một số địa phương khác, như các nước Hồi giáo, không chấp nhận việc quan hệ đồng tính và người quan hệ đồng tính có thể bị phạt tù hoặc thậm chí tử hình. Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính, nhưng hôn nhân đồng tính là trái với luật hôn nhân và gia đình.
Các biểu hiện về đồng tính thật sự có trong thế giới động vật, đặc biệt trong các loài chim biển, động vật có vú, khỉ và các loài linh trưởng lớn. Đã có 1500 trường hợp được quan sát, trong đó có khoảng 500 trường hợp được miêu tả khá cụ thể. Jannet Mann, giáo sư của Đại học Georgetown cho rằng, các biểu hiện đồng tính ở động vật, ít nhất là ở cá heo, là một lợi thế về tiến hóa để giảm thiểu sự xâm chiếm lãnh thổ, đặc biệt là giữa những con đực.
Các đôi chim cánh cụt đực coi nhau như những người bạn đời. Chúng xây tổ cùng nhau, lấy một hòn đá thay trứng để ấp. Năm 2004, ở Central Park Zoo, Mỹ, người ta đã thay một hòn đá của đôi chim cánh cụt đực bằng một quả trứng thật, kết quả là đôi chim đó đã chăm sóc quả trứng này cũng như con non nở ra như chính con của chúng. Hiện tượng này cũng được báo cáo bởi một số vườn thú khác.
Sự ve vãn, cùng với giao cấu, giữa những con bò đực Mỹ (bison) đã được ghi chép lại. Điều này cũng thường thấy trong các gia súc cái.
Nguyên nhân
Bẩm sinh
Có trường phái giải thích cho rằng do hormone: những người đàn ông có ostrogen hoặc phụ nữ có androgen quá mức sẽ có thể bị ảnh hưởng cả về thể chất và tâm lí, đồng tính luyến ái là do các hormone này.
Có người lại cho rằng mấu chốt của vấn đề lại nằm trong gen. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng 33% những người anh trai có em đồng tính luyến ái cũng sẽ trở thành đồng tính luyến ái, kể cả khi họ lớn lên trong hai môi trường khác nhau. Để giải thích, các nhà khoa học đã đề xuất một lí thuyết: bào thai nam đã sản xuất ra một loại kháng nguyên (HY) mà hầu như chắc chắn có liên quan đến sự khác biệt về giới tính ở động vật có xương sống, sẽ làm cho các kháng thể H-Y của người mẹ phản ứng lại và ghi nhớ. Các bào thai nam kế tiếp sẽ bị kháng thể HY tấn công và làm giảm khả năng thực hiện các chức năng thông thường của kháng nguyên HY để tạo ra "nam tính". Một điều thú vị là hiện tượng này chỉ xảy ra ở những người đàn ông thuận tay trái. Không có trường hợp nào được ghi nhận ở nữ giới.
Quá trình phát triển tâm lý
Tuy nhiên, Sigmund Freud và rất nhiều nhà tâm lí học khác lại cho rằng quá trình hình thành các kinh nghiệm thời thơ ấu của trẻ góp phần định hướng giới tính của trẻ sau này. Freud nêu ra một ví dụ là phần lớn trẻ vị thành niên là người quan hệ đồng giới khi lớn sẽ trở lại bình thường. Ông tin rằng người vẫn là đồng tính luyến ái khi đã lớn đã gặp phải một sự kiện gây tổn thương về tâm lý, ngăn chặn sự phát triển giới tính bình thường của những người này. Nhưng ông cũng tin rằng tất cả người lớn, kể cả những người có một quá trình phát triển giới tính bình thường, vẫn có một "khả năng đồng tính" tiềm tàng ở nhiều cấp độ khác nhau.
Để tổng kết lại, người ta đã xem lại tất cả các nghiên cứu về vấn đề này và kết luận: Các hành vi về giới tính là rất khác nhau đối với mỗi người. Cũng như trí thông minh, thiên hướng tính dục cũng là một phần hết sức phức tạp mà khoa học hiện đại đang cố gắng giải thích bằng di truyền học... Không thể khẳng định là đồng tính hoàn toàn là do các quá trình sinh học, mà là từ phát triển qua một quá trình bao gồm cả các yếu tố sinh lý và tâm lý.
Một số nghiên cứu
Rất nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, phần lớn con người là bisexual (yêu thích cả hai phái nam và nữ), theo như quan niệm của các nước phương Tây về tính dục.
Cũng đã có rất nhiều nhà nhân chủng học có các nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, đây là một trong các vấn đề khá nhạy cảm của xã hội nên các số liệu có thể chưa nói hết được, bởi số người tự nhận mình là gay hoặc lesbian ít hơn nhiều so với thực tế.
Một báo cáo gây tranh cãi của Alfred Kinsey vào năm 1948 cho biết 37% nam giới đã có quan hệ với người đồng giới trước đó, 4% trong số đó có quan hệ chỉ một lần. Đối với phụ nữ, 2 đến 6% tuyên bố rằng họ đã từng có quan hệ này một lần.
Ở Mỹ, trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004, người ta ghi nhận có 4% cử tri tự nhận họ là gay hoặc lesbian. Tuy nhiên, do áp lực xã hội, nhiều người có thể không công nhận thiên hướng tính dục của mình.
Ở Canada, một báo cáo vào năm 2003 của cục thống kê quốc gia cho biết trong những người Canada độ tuổi 18-59, 1% tự nhận họ là gay hoặc lesbian, 0,7% tự nhận là bisexual.
Vào cùng thời gian, một cuộc điều tra về giới tính toàn cầu, 19% người Canada và 20% người Mỹ tuyên bố họ đã từng có "kinh nghiệm" về đồng tính.
Ở Nam Phi, Trung Đông và Trung Á, nơi mà quan hệ đồng tính được coi là một thói quen, quan hệ giữa những người đàn ông là chuyện phổ biến, nhiều người còn không cho mình là đồng tính.
Trên Family Health International của WHO, các nghiên cứu cho thấy người đồng tính có dương vật to hơn đáng kể so với đàn ông bình thường.
Một số người khác cho rằng việc đồng tính luyến ái là một sự lựa chọn, và có thể thay đổi được. Một số cho rằng đây là một bệnh tâm thần cần được chữa. Hơn nữa, nhiều giáo phái cho rằng đây là một cách hưởng thụ tội lỗi và cần phải thay đổi. Những nhóm người tin vào cách giải thích này đưa ra các bằng chứng của những người tự nhận là cựu ĐTLA đã được chữa khỏi.
Theo các nhà nghiên cứu Colby, Cao và Doussantousse, hiện nay tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về ĐTLA. Trước sự xuất hiện của HIV/AIDS tại Việt Nam đầu thập niên 1990, có rất ít thông tin về đồng tính luyến ái. Theo bác sĩ Trần Bồng Sơn, nhà giới tính học nổi tiếng nhất tại Việt Nam, có hai loại người đồng tính: "thật" và "giả". Những người "đồng tính thật" là những người đồng tính bẩm sinh, và số người này rất hiếm. Theo ông, hầu hết những người đồng tính là "giả", bị bạn bè rủ rê để thử nghiệm các lối mới nhưng cuối cùng cũng trở về lối thường. Sau trao đổi ý kiến với ông Sơn, các nhà nghiên cứu Colby, Cao và Doussantousse cho rằng quan điểm đó là ý kiến cá nhân của ông Sơn, chứ không phải từ các nghiên cứu hay tài liệu. Tuy thế, vì bác sĩ Sơn có nhiều ảnh hưởng, quan điểm này đã được lặp lại nhiều lần tại Việt Nam và được xem là đúng.

-----------
Gay hay đồng tính là một hiện tượng giới tính khá phổ biến thu hút sự quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là giới trẻ. Song chưa hẳn ai cũng hiểu đúng, hiểu đủ về xu hướng tình dục này.
Gay là gì?
Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng, gay là một từ thường được dùng để chỉ những người đàn ông bị hấp dẫn, có quan hệ tình dục hay ý muốn quan hệ tình dục với những người đồng giới.
Theo quan điểm của một số cá nhân thì gay là một hiện tượng bẩm sinh, có từ khi bạn mới sinh ra trong khi đó lại có những người cho rằng bạn có thể bị gay do tác động của môi trường sống.
Một số người cho rằng bất cứ ai có ý muốn quan hệ tình dục với người cùng giới thì chứng tỏ là họ đã bị gay. Điều này có đúng không?
Trên thực tế thì:
Không phải cứ có tình cảm đặc biệt với một người đồng giới là bạn đã bị gay. Một người đàn ông có thể có những giấc mơ về quan hệ đồng giới hay cảm giác tò mò không biết nếu quan hệ với anh chàng kia thì sẽ thế nào cũng không có nghĩa là họ đã bị gay.
Xét trên khía cạnh “đa dạng” này của giới tính thì hoạt động tình dục là một khái niệm khá phức tạp. Có những người chỉ có quan hệ tình dục với người khác giới, có người chỉ quan hệ với người đồng giới nhưng lại cũng có những người có quan hệ với cả hai giới và người ta gọi họ là lưỡng tính.
Một cách để bạn kiểm tra xem liệu bạn có bị gay hay không là hãy nghĩ về mối quan hệ trước đây hay hiện tại của mình với một người khác giới. Bạn cảm thấy mối quan hệ của hai bạn có “lửa” không? Bạn cảm thấy thế nào khi hôn cô gái/anh chàng đó? Hãy xem những bức ảnh gợi cảm của cả hai giới, bạn cảm thấy mình “rạo rực” trước bức ảnh nào hơn?
Hiện nay trên mạng và các tờ báo có rất nhiều những câu chuyện hay chia sẻ, tâm sự của những người bị gay, bạn có thể tìm đọc chúng và so sánh với trường hợp của mình, bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho mình.
Trong trường hợp không thể tự mình tìm ra câu trả lời, tốt nhất bạn nên tìm đến các bác sĩ hay chuyên gia tâm lý, bạn sẽ thấy thoải mái hơn.
Và cuối cùng cho dù bạn bị gay thực sự thì cũng hãy nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ phải đứng một mình bởi trên thế giới có rất nhiều người cũng đang như bạn. Hơn nữa bạn bè và người thân cũng sẽ ở cạnh bạn, ủng hộ và giúp đỡ bạn nếu bạn nói với họ về những khó khăn của mình.

--------------
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Di truyền con người (Human Genetics), Mỹ cho biết rất có thể có gien gây đồng tính luyến ái nam (gay) và thứ tự sắp đặt trong gien của người mẹ rất có thể ảnh hướng tới định hướng tình dục ở người con trai sau khi ra đời.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét kỹ càng một loại "nhiễm sắc thể X lặn" trong 97 bà mẹ có con trai mắc bệnh gay và 103 bà mẹ khác có con trai khỏe mạnh, bình thường. 23% trong số 42 bà mẹ có ít nhất 2 đứa có bị gay đều có cùng một loại nhiễm sắc thể X lặn. "Đây là một tỉ lệ cao rất bất bình thường", Sven Bockland, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc đại học Califorlia, Los Angeles cho biết.
Việc công bố nghiên cứu nói trên là một hành động "đổ dầu vào lửa" cho một cuộc tranh luận rất sôi nổi từ trước tới nay về một loại gien gây "đồng tính luyến ái" ở người. Mọi chuyện hiện dường như vẫn chưa ngã ngũ.

------------
Giới tính luôn là đề tài được nhiều người bàn cãi và thắc mắc, đơn giản nhất là câu hỏi: “Tại sao có những người có thể yêu người cùng phái?". Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà chuyên môn đã đi đến kết luận: có ít nhất 5% nhân loại phải chịu thiệt thòi vì không giống với 95% đa số kia.
Và 5% nhân loại đó không phải ai xa lạ mà chính là bạn bè, anh em, con cháu của chúng ta. Vì vậy, họ cần nhận được sự đồng cảm hơn là sự dè bỉu. Để dễ hiểu hơn, chúng tôi khởi đầu bằng việc trả lời các câu hỏi.
Giới tính hình thành như thế nào?
Bất kỳ tế bào nào của cơ thể loài người cũng đều có 21 cặp nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Ở phái nữ, nhiễm sắc thể quy định giới tính là X và X, còn ở nam là X và Y. Đôi nhiễm sắc thể giới tính này quyết định những khác biệt giới tính giữa hai phái, trong đó có bộ sinh dục ngoài. Bên cạnh đó, bộ não nam và nữ cũng khác nhau. Não có một vùng đặc biệt gọi là hạ đồi, tiết ra nội tiết tố có tác dụng kích thích tinh hoàn hay buồng trứng sản xuất ra nội tiết tố giới tính. Trong não còn có trung tâm xác định đối tượng tình dục mà nếu bị trục trặc thì có thể nó sinh ra chuyện... yêu người cùng phái.
Để dễ hình dung, có thể phân chia giới tính thành 3 kiểu như sau, dựa theo khuynh hướng tình dục:
- Dị giới tính luyến ái (heterosexuality): Đó là đa số nhân loại. Nếu là nam, họ sẽ có cặp nhiễm sắc thể XY trong tế bào và chỉ yêu người khác phái, người có cặp nhiễm sắc thể XX.
- Đồng tính luyến ái (homosexuality): Về mặt sinh học, những người đồng tính luyến ái hoàn toàn bình thường. Nam giới bị “pêđê” không phải do thiếu nội tiết tố sinh dục nam testosterone, nên họ chẳng cần thử máu để biết nồng độ testosterone có bình thường hay không, và cũng chẳng cần phải điều trị họ bằng testosterone uống hay chích vì chỉ có hại mà thôi. Hiện nay, khoa học vẫn chưa giải thích được vì sao trung tâm não nhận diện đối tượng tình dục của những người này chỉ có hình ảnh của người cùng phái. Có phải do rối loạn nhiễm sắc thể hay không? Có phải do thiếu testosterone khi còn trong bào thai hay không? Chưa ai chứng minh được. Có một điều các nhà chuyên môn rõ nhất là nữ giới cũng có đồng tính luyến ái nhưng ít gặp hơn nam.
- Lưỡng tính luyến ái (bisexuality): Nhắc tới đồng tính luyến ái thì không thể không nhắc tới Alfred Kinsey, người đã đưa ra thang chia mức độ giới tính luyến ái, đi từ dị giới tính tới đồng tính luyến ái, mà nằm giữa hai thái cực là những người lưỡng tính luyến ái. May mắn hơn những người đồng tính luyến ái, những người lưỡng tính luyến ái vẫn có thể có chồng (vợ), có con nhưng vẫn có… bồ cùng giới. Có những người lưỡng tính luyến ái, sau một thời gian có vợ có con, lại hiểu ra mình chỉ có thể quan hệ đồng tính, nên đành “dứt áo” ra đi, bỏ vợ (chồng) bỏ con, đi theo một chàng (nàng) nào đó.
Đồng tính luyến ái có phải là bệnh?
Qua một cuộc phỏng vấn nhỏ, chúng tôi nhận thấy đa số, kể cả những nhà chuyên môn, cho rằng những người bị đồng tính ái là người bệnh. Lật lại “hồ sơ” nghiên cứu về giới tính trước đây, đồng tính luyến ái được xếp vào nhóm “lệch lạc tình dục” và cần chữa trị (dò theo bảng DSM - Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - của Hội Tâm thần Mỹ). Đến năm 1973, nó lại được điều chỉnh và xếp vào nhóm “rối loạn định hướng tình dục”. Mười năm sau nữa thì người ta lại chia đồng tính luyến ái thành 2 nhóm: nhóm hài-lòng-với-chính-mình và nhóm không-hài-lòng-với-chính-mình. Các nhà chuyên môn cho rằng có thể chữa trị cho nhóm không-hài-lòng-với-chính-mình để họ trở nên yêu người khác giới. Sau đó, do việc điều trị liên tục thất bại, các nhà khoa học nhận ra là mình đã sai lầm nên kể từ 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh nữa, không có tên trong bảng DSM nữa, không thể chữa gì được, có chăng là hỗ trợ tâm lý để họ yêu đời.

BẠN HÀI LÒNG VỚI NHỮNG THÔNG TIN TRÊN CHỨ !?

(Các) nguồn

Les Không muốn bỏ người yêu lẫn bạn gái

Không muốn bỏ người yêu lẫn bạn gái

Dù đã ngủ với anh nhưng tôi vẫn thường xuyên quan hệ với cô ấy mà không dừng lại được.
Bạn trẻ cuộc sống với những câu Chuyện tình yêu, ngoại tình, tâm sự của les, gay và những bài viết sinh động, đa chiều về thế hệ 8x - 9x
Từ bé tôi đã mường tượng mình không thích con trai, chỉ thích chơi với con gái và cũng chỉ có những tình cảm quyến luyến với con gái mà thôi. Lên đại học, tôi ở chung phòng trọ với cô bạn học cùng trường, và cả hai cũng đều có những tương đồng về tình cảm nên yêu nhau lúc nào không hay.
Chuyện tôi không thích con trai ở nhà bố mẹ tôi không ai biết. Chính vì vậy khi bố mẹ vào thăm con gái, thấy ở chung phòng là nữ thì cũng yên tâm phần nào. Tôi và bạn gái học chung ngành, chung trường nên gần như đi đâu cũng có nhau. Cả hai chúng tôi đều ý thức được rằng không được bày tỏ tình cảm thái quá ở những nơi công cộng, còn những khi ở nhà hay ở chỗ riêng tư thì không sao…
Tôi có hứa với cô ấy là dù có chuyện gì xảy ra thì tình yêu này của chúng tôi vẫn được giữ lại mãi mãi. Và vì lời hứa này, cả hai chúng tôi rất tin tưởng lẫn nhau, cho dù người kia đi đâu, làm gì, với ai thì người còn lại cũng không bao giờ ghen tuông.
Có rất nhiều đêm chúng tôi nằm cạnh bên nhau, tôi cũng chạnh lòng nghĩ là cuối cuộc đời này có thể mình sẽ rất đơn côi vì không có con cái bên cạnh. Không ít lần tôi đã rơi nước mắt vì suy nghĩ này, và cô ấy lại là người duy nhất an ủi tôi rằng cuộc sống này không ai là được trọn vẹn. Được cái này mất cái kia, nên cứ phải chấp nhận sống tốt và vui với hiện tại là đủ.
Chúng tôi ra trường, đi làm và vẫn sống chung với nhau như bấy lâu nay. Trong dịp về thăm nhà vừa rồi, bố mẹ tôi đã giới thiệu cho tôi một anh chàng để làm quen. T cũng làm việc trên thành phố, và anh là con trai một người bạn của mẹ. Tôi gặp anh theo sự sắp xếp của gia đình, ngoài ra không vì bất cứ lí do nào khác nữa…
Không muốn bỏ người yêu lẫn bạn gái, Les & Gay, Bạn trẻ - Cuộc sống, Nguoi yeu, ban gai, cau hon, tinh yeu, quan he, boi bac, phu nu, dan ong, lam lo yeu thuong, les, gay, luong tinh
Cô ấy vẫn là người phụ nữ quan trọng thứ hai trong cuộc đời tôi (Ảnh minh họa)
Khi trở lại thành phố làm việc, anh chủ động liên lạc với tôi, mời đi uống nước, đi dạo phố… Từ chối nhiều lần cũng cảm thấy không lịch sự cho lắm, thế là tôi nhận lời đi uống nước với anh. Sau một thời gian rất dài chỉ chia sẻ cuộc sống của mình với một người phụ nữ, giờ tự dưng có một người đàn ông bên cạnh, mọi thứ trở nên khác trước rất nhiều. Thế là những cuộc hẹn giữa tôi với anh nhiều dần lên…
Rồi bạn gái tôi bắt đầu ghen, trong khi tôi vẫn giấu anh về chuyện tôi và cô bạn ở chung nhà đã yêu nhau được gần 6 năm nay.
Tình cảm thì rất khó để giấu được, khi biết tôi bắt đầu mong nhớ anh chàng kia, bạn gái của tôi đã chủ động dọn ra ngoài ở vì không muốn ở chung lại cải vã với nhau. Tôi đã hết lời khuyên can nhưng vẫn không cách nào ngăn cô ấy lại được. Bình thường mỗi tuần tôi đi chơi với anh 2-3 lần, còn thời gian rảnh rỗi còn lại thì tôi vẫn sang nhà bạn gái và ở đấy. Dù ghen tuông nhưng cô bạn của tôi vẫn không tỏ ra xa lánh tôi chút nào hết…
Thế rồi một chuyện đột ngột xảy ra khiến tôi không thể không suy nghĩ. Anh ngỏ lời cầu hôn với tôi, và trong khi tôi vẫn đang lưỡng lự thì anh chủ động bảo rằng không cần phải vội, anh cho tôi thời gian một tuần để quyết định. Tôi biết đây là cơ hội để mình có thể làm vợ, làm mẹ và có được những đứa con xinh xắn. Nhưng đồng thời tôi cũng không muốn mang tiếng là bội bạc với bạn gái của mình, cô ấy vẫn là người phụ nữ quan trọng thứ hai trong cuộc đời tôi bên cạnh mẹ ruột của tôi.
Tôi đang muốn kể câu chuyện này cho bạn gái của mình nghe và tìm một giải pháp từ cô ấy. Vì hiện tại dù đã ngủ với anh, nhưng tôi vẫn thường xuyên quan hệ với cô ấy mà không cách nào dừng lại được…
Hi vọng mọi người có thể cho tôi những lời khuyên chân thành nhất!
Để chia sẻ trực tiếp cùng tư vấn viên, hãy gọi đến số 0922634582 - 087722582 sau đó bấm phím 5, chúng tôi luôn lắng nghe bạn 24/7.

Theo Hà Phương (

Siêu âm sai khiến một bé gái mất cơ hội sống

Siêu âm sai khiến một bé gái mất cơ hội sống

Siêu âm cả ở bệnh viện tại Gia Lai lẫn TPHCM đều cho kết quả thai nhi dị tật, gia đình sản phụ quyết định bỏ con khi thai đã được 7 tháng tuổi.

Sản phụ được hỗ trợ sinh sớm tại một phòng khám tư ở thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai tối 13/5. Khi cháu bé chào đời, cả gia đình và bác sĩ đều không kiểm tra kỹ, lập tức đưa cháu ra nghĩa địa để chôn cất. Song khi đến đây, mọi người phát hiện bé vẫn còn hô hấp và không hề có dấu hiệu bệnh tật như kết quả siêu âm.
Cháu bé lập tức được đưa đến cấp cứu tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, trong tình trạng sức khỏe nguy kịch. Đêm qua, bé đã tử vong.
Cháu bé khi được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: Thanh Luận.
Cháu bé khi được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai. Ảnh: Thanh Luận.
Người nhà cho biết, trong quá trình mẹ cháu mang thai, kết quả siêu âm tại Gia Lai được chẩn đoán là thai nhi bị dị tật nên khuyên gia đình đưa vào bệnh viện TP HCM để kiểm tra lại. Đã nhiều lần, mẹ cháu kiểm tra ở một bệnh viện tại TP HCM. Tại đây, kết quả chẩn đoán của bác sĩ cũng cho rằng thai nhi bị dị tật và khuyên gia đình nên phá thai này.
Tin lời bác sĩ, vợ chồng đã thống nhất và quyết định đến phòng khám tư ở địa phương để phá thai. "Cũng vì quyết định bỏ đứa bé nên khi cháu chào đời, cả bố mẹ lẫn bác sĩ cũng không kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe bé mà mang đi chôn cất ngay", người nhà giải thích.
Theo bác sĩ Phan Vương Quân, Khoa hồi sức cấp cứu nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai: Cơ thể cháu bé lúc mới nhập viện không có biểu hiện dị tật, rốn chưa được kẹp, tình trạng sức khỏe yếu, thở rên, da tái, phản xạ kém, da nhiều chất gây; tim, phổi bình thường, nhiệt độ cơ thể thấp 35ºC.
"Cháu bé sinh non là một bé gái đã được 7 tháng tuổi, cân nặng 2,2 kg, được chăm sóc không đúng quy cách khi sinh nên sức khỏe kém và đã tử vong đêm qua", bác sĩ Quân cho biết.
Gia đình sản phụ đang định kiện các bệnh viện cho kết quả siêu âm thai nhi sai lệch khiến con gái họ mất cơ hội sống

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Chân tay miệng 5 ca tử vong

Trong hai tuần đầu tháng 5, thành phố liên tiếp có hai trẻ tử vong do bệnh tay chân miệng, đưa số ca tử vong kể từ đầu năm lên 4 trường hợp. Với gần 2.700 ca nhập viện, bệnh tay chân miệng đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Sốt cao liên tục, xuất hiện ban đỏ ở tay chân, bé trai H.C.P. (2 tuổi, ngụ tại phường 8, quận 10) được gia đình đưa đến bệnh viện Nhi Đồng 1 vào ngày 8/5. Tại đây, cháu được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng (TCM) bác sĩ đã cố gắng can thiệp nhưng sau một ngày nhập viện bệnh của bé chuyển nặng dẫn tới tử vong.
Trước đó, ngày 1/5 tại bệnh viện Nhi Đồng 1, bé trai T.T.P. (2 tuổi, ngụ xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh) cũng đã tử vong do mắc TCM. Được biết trước khi nhập viện bé đã khởi bệnh ngày 29/4 với triệu chứng sốt cao và run chân tay. Sau khi được chuyển đến bệnh viện bệnh nhi nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch và tử vong cùng ngày.
 
Bệnh TCM tại TPHCM đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2011
Sau hai ca tử vong liên tiếp nay, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đã tiến hành điều tra dịch tễ xung quanh khu vực sống của hai bệnh nhi thì phát hiện thêm 4 trường hợp nhiễm bệnh khác đang điều trị ngoại trú tại xã An Phú, huyện Bình Chánh, gần nhà bệnh nhi T.T.P. Cùng với bốn trường hợp trên, một bé khác tại khu vực này mắc TCM đã được chuyển đến điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.
Theo thống kê của Sở Y tế thành phố trong tuần 18 năm 2012 số ca mắc TCM trên địa bàn phải nhập viện lên tới 165 trẻ. Tổng số ca mắc bệnh tính từ đầu năm đến nay là 2.680 ca, cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2011. Trước tình hình bệnh TCM tiếp tục diễn biến phức tạp, Sở Y tế khuyến cáo người dân cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng các biện pháp rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh hàng ngày, khử khuẩn hàng tuần tại nơi bé sinh sống vui chơi. Trường hợp bé sốt cao, xuất hiện ban đỏ ở chân tay miệng cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.