Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Đồng tính luyến ái là gì?

Đồng tính luyến ái, viết tắt là ĐTLA, được đọc ngắn là đồng tính, hay một cách khiếm nhã là pê-đê (từ tiếng Pháp pédé, ngắn cho pédérastie - loạn dâm), hay gay (từ tiếng Anh, thường dùng cho phái nam) và lesbian (dùng cho phái nữ), là việc yêu đương hay mối quan hệ tình dục giữa những người đồng giới tính với nhau.
Khái niệm này khác với khái niệm ái nam ái nữ, bán nam bán nữ, hay giới tính thứ ba. Đồng tính luyến ái không phải là một giới tính, mà là một trong những thiên hướng tính dục (sexual orientation).
Trong nhiều giai đoạn lịch sử và các nền văn hóa khác nhau, việc đồng tính luyến ái có thể được tán thành, bỏ qua hay bị trừng phạt và cấm đoán. Nhiều tôn giáo có nhiều quan điểm khác nhau về việc này. ĐTLA được coi là một dạng trong nhóm LGBT.
Hiện nay, trên quan điểm pháp luật, hầu hết các quốc gia trên thế giới không cấm đoán quan hệ tình dục giữa những người đủ tuổi. Một số địa phương công nhận đồng quyền, và đối xử những cặp đồng tính như vợ chồng. Một số địa phương khác, như các nước Hồi giáo, không chấp nhận việc quan hệ đồng tính và người quan hệ đồng tính có thể bị phạt tù hoặc thậm chí tử hình. Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính, nhưng hôn nhân đồng tính là trái với luật hôn nhân và gia đình.
Các biểu hiện về đồng tính thật sự có trong thế giới động vật, đặc biệt trong các loài chim biển, động vật có vú, khỉ và các loài linh trưởng lớn. Đã có 1500 trường hợp được quan sát, trong đó có khoảng 500 trường hợp được miêu tả khá cụ thể. Jannet Mann, giáo sư của Đại học Georgetown cho rằng, các biểu hiện đồng tính ở động vật, ít nhất là ở cá heo, là một lợi thế về tiến hóa để giảm thiểu sự xâm chiếm lãnh thổ, đặc biệt là giữa những con đực.
Các đôi chim cánh cụt đực coi nhau như những người bạn đời. Chúng xây tổ cùng nhau, lấy một hòn đá thay trứng để ấp. Năm 2004, ở Central Park Zoo, Mỹ, người ta đã thay một hòn đá của đôi chim cánh cụt đực bằng một quả trứng thật, kết quả là đôi chim đó đã chăm sóc quả trứng này cũng như con non nở ra như chính con của chúng. Hiện tượng này cũng được báo cáo bởi một số vườn thú khác.
Sự ve vãn, cùng với giao cấu, giữa những con bò đực Mỹ (bison) đã được ghi chép lại. Điều này cũng thường thấy trong các gia súc cái.
Nguyên nhân
Bẩm sinh
Có trường phái giải thích cho rằng do hormone: những người đàn ông có ostrogen hoặc phụ nữ có androgen quá mức sẽ có thể bị ảnh hưởng cả về thể chất và tâm lí, đồng tính luyến ái là do các hormone này.
Có người lại cho rằng mấu chốt của vấn đề lại nằm trong gen. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng 33% những người anh trai có em đồng tính luyến ái cũng sẽ trở thành đồng tính luyến ái, kể cả khi họ lớn lên trong hai môi trường khác nhau. Để giải thích, các nhà khoa học đã đề xuất một lí thuyết: bào thai nam đã sản xuất ra một loại kháng nguyên (HY) mà hầu như chắc chắn có liên quan đến sự khác biệt về giới tính ở động vật có xương sống, sẽ làm cho các kháng thể H-Y của người mẹ phản ứng lại và ghi nhớ. Các bào thai nam kế tiếp sẽ bị kháng thể HY tấn công và làm giảm khả năng thực hiện các chức năng thông thường của kháng nguyên HY để tạo ra "nam tính". Một điều thú vị là hiện tượng này chỉ xảy ra ở những người đàn ông thuận tay trái. Không có trường hợp nào được ghi nhận ở nữ giới.
Quá trình phát triển tâm lý
Tuy nhiên, Sigmund Freud và rất nhiều nhà tâm lí học khác lại cho rằng quá trình hình thành các kinh nghiệm thời thơ ấu của trẻ góp phần định hướng giới tính của trẻ sau này. Freud nêu ra một ví dụ là phần lớn trẻ vị thành niên là người quan hệ đồng giới khi lớn sẽ trở lại bình thường. Ông tin rằng người vẫn là đồng tính luyến ái khi đã lớn đã gặp phải một sự kiện gây tổn thương về tâm lý, ngăn chặn sự phát triển giới tính bình thường của những người này. Nhưng ông cũng tin rằng tất cả người lớn, kể cả những người có một quá trình phát triển giới tính bình thường, vẫn có một "khả năng đồng tính" tiềm tàng ở nhiều cấp độ khác nhau.
Để tổng kết lại, người ta đã xem lại tất cả các nghiên cứu về vấn đề này và kết luận: Các hành vi về giới tính là rất khác nhau đối với mỗi người. Cũng như trí thông minh, thiên hướng tính dục cũng là một phần hết sức phức tạp mà khoa học hiện đại đang cố gắng giải thích bằng di truyền học... Không thể khẳng định là đồng tính hoàn toàn là do các quá trình sinh học, mà là từ phát triển qua một quá trình bao gồm cả các yếu tố sinh lý và tâm lý.
Một số nghiên cứu
Rất nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, phần lớn con người là bisexual (yêu thích cả hai phái nam và nữ), theo như quan niệm của các nước phương Tây về tính dục.
Cũng đã có rất nhiều nhà nhân chủng học có các nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, đây là một trong các vấn đề khá nhạy cảm của xã hội nên các số liệu có thể chưa nói hết được, bởi số người tự nhận mình là gay hoặc lesbian ít hơn nhiều so với thực tế.
Một báo cáo gây tranh cãi của Alfred Kinsey vào năm 1948 cho biết 37% nam giới đã có quan hệ với người đồng giới trước đó, 4% trong số đó có quan hệ chỉ một lần. Đối với phụ nữ, 2 đến 6% tuyên bố rằng họ đã từng có quan hệ này một lần.
Ở Mỹ, trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004, người ta ghi nhận có 4% cử tri tự nhận họ là gay hoặc lesbian. Tuy nhiên, do áp lực xã hội, nhiều người có thể không công nhận thiên hướng tính dục của mình.
Ở Canada, một báo cáo vào năm 2003 của cục thống kê quốc gia cho biết trong những người Canada độ tuổi 18-59, 1% tự nhận họ là gay hoặc lesbian, 0,7% tự nhận là bisexual.
Vào cùng thời gian, một cuộc điều tra về giới tính toàn cầu, 19% người Canada và 20% người Mỹ tuyên bố họ đã từng có "kinh nghiệm" về đồng tính.
Ở Nam Phi, Trung Đông và Trung Á, nơi mà quan hệ đồng tính được coi là một thói quen, quan hệ giữa những người đàn ông là chuyện phổ biến, nhiều người còn không cho mình là đồng tính.
Trên Family Health International của WHO, các nghiên cứu cho thấy người đồng tính có dương vật to hơn đáng kể so với đàn ông bình thường.
Một số người khác cho rằng việc đồng tính luyến ái là một sự lựa chọn, và có thể thay đổi được. Một số cho rằng đây là một bệnh tâm thần cần được chữa. Hơn nữa, nhiều giáo phái cho rằng đây là một cách hưởng thụ tội lỗi và cần phải thay đổi. Những nhóm người tin vào cách giải thích này đưa ra các bằng chứng của những người tự nhận là cựu ĐTLA đã được chữa khỏi.
Theo các nhà nghiên cứu Colby, Cao và Doussantousse, hiện nay tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về ĐTLA. Trước sự xuất hiện của HIV/AIDS tại Việt Nam đầu thập niên 1990, có rất ít thông tin về đồng tính luyến ái. Theo bác sĩ Trần Bồng Sơn, nhà giới tính học nổi tiếng nhất tại Việt Nam, có hai loại người đồng tính: "thật" và "giả". Những người "đồng tính thật" là những người đồng tính bẩm sinh, và số người này rất hiếm. Theo ông, hầu hết những người đồng tính là "giả", bị bạn bè rủ rê để thử nghiệm các lối mới nhưng cuối cùng cũng trở về lối thường. Sau trao đổi ý kiến với ông Sơn, các nhà nghiên cứu Colby, Cao và Doussantousse cho rằng quan điểm đó là ý kiến cá nhân của ông Sơn, chứ không phải từ các nghiên cứu hay tài liệu. Tuy thế, vì bác sĩ Sơn có nhiều ảnh hưởng, quan điểm này đã được lặp lại nhiều lần tại Việt Nam và được xem là đúng.

-----------
Gay hay đồng tính là một hiện tượng giới tính khá phổ biến thu hút sự quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là giới trẻ. Song chưa hẳn ai cũng hiểu đúng, hiểu đủ về xu hướng tình dục này.
Gay là gì?
Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng, gay là một từ thường được dùng để chỉ những người đàn ông bị hấp dẫn, có quan hệ tình dục hay ý muốn quan hệ tình dục với những người đồng giới.
Theo quan điểm của một số cá nhân thì gay là một hiện tượng bẩm sinh, có từ khi bạn mới sinh ra trong khi đó lại có những người cho rằng bạn có thể bị gay do tác động của môi trường sống.
Một số người cho rằng bất cứ ai có ý muốn quan hệ tình dục với người cùng giới thì chứng tỏ là họ đã bị gay. Điều này có đúng không?
Trên thực tế thì:
Không phải cứ có tình cảm đặc biệt với một người đồng giới là bạn đã bị gay. Một người đàn ông có thể có những giấc mơ về quan hệ đồng giới hay cảm giác tò mò không biết nếu quan hệ với anh chàng kia thì sẽ thế nào cũng không có nghĩa là họ đã bị gay.
Xét trên khía cạnh “đa dạng” này của giới tính thì hoạt động tình dục là một khái niệm khá phức tạp. Có những người chỉ có quan hệ tình dục với người khác giới, có người chỉ quan hệ với người đồng giới nhưng lại cũng có những người có quan hệ với cả hai giới và người ta gọi họ là lưỡng tính.
Một cách để bạn kiểm tra xem liệu bạn có bị gay hay không là hãy nghĩ về mối quan hệ trước đây hay hiện tại của mình với một người khác giới. Bạn cảm thấy mối quan hệ của hai bạn có “lửa” không? Bạn cảm thấy thế nào khi hôn cô gái/anh chàng đó? Hãy xem những bức ảnh gợi cảm của cả hai giới, bạn cảm thấy mình “rạo rực” trước bức ảnh nào hơn?
Hiện nay trên mạng và các tờ báo có rất nhiều những câu chuyện hay chia sẻ, tâm sự của những người bị gay, bạn có thể tìm đọc chúng và so sánh với trường hợp của mình, bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho mình.
Trong trường hợp không thể tự mình tìm ra câu trả lời, tốt nhất bạn nên tìm đến các bác sĩ hay chuyên gia tâm lý, bạn sẽ thấy thoải mái hơn.
Và cuối cùng cho dù bạn bị gay thực sự thì cũng hãy nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ phải đứng một mình bởi trên thế giới có rất nhiều người cũng đang như bạn. Hơn nữa bạn bè và người thân cũng sẽ ở cạnh bạn, ủng hộ và giúp đỡ bạn nếu bạn nói với họ về những khó khăn của mình.

--------------
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Di truyền con người (Human Genetics), Mỹ cho biết rất có thể có gien gây đồng tính luyến ái nam (gay) và thứ tự sắp đặt trong gien của người mẹ rất có thể ảnh hướng tới định hướng tình dục ở người con trai sau khi ra đời.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét kỹ càng một loại "nhiễm sắc thể X lặn" trong 97 bà mẹ có con trai mắc bệnh gay và 103 bà mẹ khác có con trai khỏe mạnh, bình thường. 23% trong số 42 bà mẹ có ít nhất 2 đứa có bị gay đều có cùng một loại nhiễm sắc thể X lặn. "Đây là một tỉ lệ cao rất bất bình thường", Sven Bockland, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc đại học Califorlia, Los Angeles cho biết.
Việc công bố nghiên cứu nói trên là một hành động "đổ dầu vào lửa" cho một cuộc tranh luận rất sôi nổi từ trước tới nay về một loại gien gây "đồng tính luyến ái" ở người. Mọi chuyện hiện dường như vẫn chưa ngã ngũ.

------------
Giới tính luôn là đề tài được nhiều người bàn cãi và thắc mắc, đơn giản nhất là câu hỏi: “Tại sao có những người có thể yêu người cùng phái?". Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà chuyên môn đã đi đến kết luận: có ít nhất 5% nhân loại phải chịu thiệt thòi vì không giống với 95% đa số kia.
Và 5% nhân loại đó không phải ai xa lạ mà chính là bạn bè, anh em, con cháu của chúng ta. Vì vậy, họ cần nhận được sự đồng cảm hơn là sự dè bỉu. Để dễ hiểu hơn, chúng tôi khởi đầu bằng việc trả lời các câu hỏi.
Giới tính hình thành như thế nào?
Bất kỳ tế bào nào của cơ thể loài người cũng đều có 21 cặp nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Ở phái nữ, nhiễm sắc thể quy định giới tính là X và X, còn ở nam là X và Y. Đôi nhiễm sắc thể giới tính này quyết định những khác biệt giới tính giữa hai phái, trong đó có bộ sinh dục ngoài. Bên cạnh đó, bộ não nam và nữ cũng khác nhau. Não có một vùng đặc biệt gọi là hạ đồi, tiết ra nội tiết tố có tác dụng kích thích tinh hoàn hay buồng trứng sản xuất ra nội tiết tố giới tính. Trong não còn có trung tâm xác định đối tượng tình dục mà nếu bị trục trặc thì có thể nó sinh ra chuyện... yêu người cùng phái.
Để dễ hình dung, có thể phân chia giới tính thành 3 kiểu như sau, dựa theo khuynh hướng tình dục:
- Dị giới tính luyến ái (heterosexuality): Đó là đa số nhân loại. Nếu là nam, họ sẽ có cặp nhiễm sắc thể XY trong tế bào và chỉ yêu người khác phái, người có cặp nhiễm sắc thể XX.
- Đồng tính luyến ái (homosexuality): Về mặt sinh học, những người đồng tính luyến ái hoàn toàn bình thường. Nam giới bị “pêđê” không phải do thiếu nội tiết tố sinh dục nam testosterone, nên họ chẳng cần thử máu để biết nồng độ testosterone có bình thường hay không, và cũng chẳng cần phải điều trị họ bằng testosterone uống hay chích vì chỉ có hại mà thôi. Hiện nay, khoa học vẫn chưa giải thích được vì sao trung tâm não nhận diện đối tượng tình dục của những người này chỉ có hình ảnh của người cùng phái. Có phải do rối loạn nhiễm sắc thể hay không? Có phải do thiếu testosterone khi còn trong bào thai hay không? Chưa ai chứng minh được. Có một điều các nhà chuyên môn rõ nhất là nữ giới cũng có đồng tính luyến ái nhưng ít gặp hơn nam.
- Lưỡng tính luyến ái (bisexuality): Nhắc tới đồng tính luyến ái thì không thể không nhắc tới Alfred Kinsey, người đã đưa ra thang chia mức độ giới tính luyến ái, đi từ dị giới tính tới đồng tính luyến ái, mà nằm giữa hai thái cực là những người lưỡng tính luyến ái. May mắn hơn những người đồng tính luyến ái, những người lưỡng tính luyến ái vẫn có thể có chồng (vợ), có con nhưng vẫn có… bồ cùng giới. Có những người lưỡng tính luyến ái, sau một thời gian có vợ có con, lại hiểu ra mình chỉ có thể quan hệ đồng tính, nên đành “dứt áo” ra đi, bỏ vợ (chồng) bỏ con, đi theo một chàng (nàng) nào đó.
Đồng tính luyến ái có phải là bệnh?
Qua một cuộc phỏng vấn nhỏ, chúng tôi nhận thấy đa số, kể cả những nhà chuyên môn, cho rằng những người bị đồng tính ái là người bệnh. Lật lại “hồ sơ” nghiên cứu về giới tính trước đây, đồng tính luyến ái được xếp vào nhóm “lệch lạc tình dục” và cần chữa trị (dò theo bảng DSM - Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - của Hội Tâm thần Mỹ). Đến năm 1973, nó lại được điều chỉnh và xếp vào nhóm “rối loạn định hướng tình dục”. Mười năm sau nữa thì người ta lại chia đồng tính luyến ái thành 2 nhóm: nhóm hài-lòng-với-chính-mình và nhóm không-hài-lòng-với-chính-mình. Các nhà chuyên môn cho rằng có thể chữa trị cho nhóm không-hài-lòng-với-chính-mình để họ trở nên yêu người khác giới. Sau đó, do việc điều trị liên tục thất bại, các nhà khoa học nhận ra là mình đã sai lầm nên kể từ 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh nữa, không có tên trong bảng DSM nữa, không thể chữa gì được, có chăng là hỗ trợ tâm lý để họ yêu đời.

BẠN HÀI LÒNG VỚI NHỮNG THÔNG TIN TRÊN CHỨ !?

(Các) nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét