Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Vì sao phụ nữ “ngã” vào đàn ông lãng tử?

Vì sao phụ nữ “ngã” vào đàn ông lãng tử?

Vào thời kỳ rụng trứng, phụ nữ thường có xu hướng chọn bạn tình là những người đàn ông quyến rũ, đẹp trai, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Texas (Mỹ).
Lý do là hormone của phụ nữ trong thời kỳ này khiến họ nhận định những anh chàng như vậy có thể trở thành người bố tốt cho con của họ.

Vào thời kỳ rụng trứng, phụ nữ dễ bị hấp dẫn bởi những anh chàng quyến rũ
Kết luận trên được các nhà khoa học thuộc Đại học Texas đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu với một nhóm phụ nữ tìm kiếm bạn tình trên mạng. Những người tham gia được yêu cầu cho biết họ sẽ chọn mẫu đàn ông nào để giúp đỡ họ khi có con với nhau, bao gồm: chăm sóc con cái, đi chợ, nấu ăn, làm việc nhà,... Các nhà khoa học cũng tiến hành so sánh quan điểm những người tình nguyện trong thời kỳ sắp rụng trứng và thời sau rụng trứng. Kết quả cho thấy, gần thời kỳ rụng trứng, phụ nữ thường nghĩ rằng những người đàn ông quyến rũ sẽ giúp đỡ họ việc nhà nhiều hơn khi có con.
“Dưới ảnh hưởng của hormone trong thời kỳ rụng trứng, phụ nữ đã bị đánh lừa và nghĩ rằng những anh chàng quyến rũ đào hoa sẽ trở thành người tình chung thủy và người cha tốt”, tiến sĩ Kristina Durante, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Live Science.
Sau đó, nhóm tiếp tục thí nghiệm thứ 2. Nhóm phụ nữ tiếp xúc trực tiếp với các nam diễn viên từng đóng vai anh chàng đào hoa và người cha tin cậy trong thời kỳ rụng trứng và thời kỳ khả năng sinh sản thấp. Kết quả vẫn cho thấy, phụ nữ trong thời kỳ sắp rụng trứng nghĩ rằng đàn ông quyến rũ sẽ quan tâm nhiều hơn tới con cái của họ.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong thời kỳ gần rụng trứng, phụ nữ thường trở nên bị thu hút bởi những người đàn ông quyến rũ, nổi loạn và điển trai như diễn viên George Clooney hay James Bond. Họ cho rằng mẫu đàn ông này có thể trở thành người cha tốt cho những đứa con của họ”, tiến sĩ Kristina Durante cho biết.
Hà Hương


Sữa chua giúp phái mạnh 'sung' hơn?
Ăn sữa chua lợi khuẩn (probiotic) không những giúp cải thiện tiêu hóa mà theo nghiên cứu mới nhất, còn tăng cường sinh lực và “sức mạnh” cho nam giới.
 
Thời điểm nàng ham muốn 'yêu' nhất trong tuần
Phụ nữ ham muốn ‘chuyện ấy’ nhất vào thời điểm 11 giờ tối thứ Bảy hàng tuần, theo một khảo sát mới được công bố.
 
Tinh trùng bò trườn chứ không bơi?
Việc phái yếu có thai dường như lại dựa vào các tinh trùng bò trườn chậm chạp thay vì những “tinh binh bơi khỏe” như giả thiết trước đây, một nghiên cứu mới tuyên bố.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Bệnh án Nhi Khoa

Bệnh án nhi khoa

A .Hành chính:

1 . Trẻ :

Tên: Nguyễn Huỳnh Tâm Giới: Nam Tuổi: 6 tháng

Ngày vào viện : 29/10/2010.

2. Mẹ trẻ:

Tên: Trần Lệ Thủy Tuổi: 26

Nghề: buôn bán.

Địa chỉ: Giồng Tròn - Bến Tre

B . Hỏi bệnh:

1. Lý do vào viện: Ho Bệnhngày thứ 4.

2. Bệnh sử: Bệnh 4 ngày

Người khai bệnh: mẹcủa bé, là người trực tiếp nuôi dưỡng bé.

+ N1--> N3 bé ho, thở khò khè, ho đàm trắng xanh, sổ mũi.

+ N4 bé ho nhiều hơn, thở khò khè, tím môi--> Nhập việnNhi đồng II.

Trong quá trình bệnhbé bú ít hơn, tiêu tiểu bình thường, không sốt, không nôn ói.

Tình trạng lúc nhậpviện: bé tỉnh, bứt rứt, khóc, ho có đàm, co lõm ngực nhẹ, tím môi, thở rít ở thì hít vào, không sốt, không cogiật.

Sinh hiệu: mạch 120lần/phút; huyết áp...., nhiệt độ 37,5, nhịp thở 26 lần/phút.

Bé được điều trịkháng sinh.

Sau nhập viện 4 ngàybé còn ho có đàm, môi hồng, không sốt, tiêu tiểu bình thường

3. Tiền sử:

3.1 Tiền sử trẻ :

Con đầu hay con thứ : Con thứ 2/2.

Tiền sử thai sản :

+ Para 2002.

+ Mang thai đủ tháng.

+ Đẻ thường.

+ Bệnh lý do quá trình đẻ: không có.

+ Cân nặng sơ sinh : 3000g.

+ Chiều cao sơ sinh : 48 cm

+ Vòng đầu sơ sinh : 32 cm .

Tâm thần :

+ Nhận được mẹ, phân biệt được người thân, người lạ.

Vận động :

+ Bé biết lật, ngóc đầu, hay đưa đồ vật vào miệng,

+ Bé ngồi được nếu có người đỡ.

Dinh dưỡng cho trẻ : Trẻ còn đang bú mẹ, chưa ăn dặm.

Tiêm chủng :

+sau đẻ 1 tháng : BCG, lao, bại liệt , bạch hầu –ho gàn –uốnván.

Bệnh tật :

+ Bệnh bẩm sinh: không có.

+ Bệnh di truyền: không có.

+ bệnh trong quá trình chuyển dạ: không có

+bệnh sau sinh : không.

3.2 Tiền sử mẹ - gia đình :

+ Mẹ mang thai ăn uống đầy đủ

+ Không bệnh lý di truyền

+ Trong quá trình mang thai , và cho con bú không có bệnh lýmắc phải

+ Không dùng thuốc khi mang thai ,cho con bú.

C .Khám : Ngày thực hiện: 02/11/2010

1 . Toàn thân :

+ Bé tỉnh, tiếp xúc được, trọng lượng 6,2 kg, cao 57cm.

+ Sinh hiệu: mạch 120 lần/phút; huyết áp 80/52 mmHg; nhiệtđộ 37,5; nhịp thở 30 lần/phút

+ Môi hồng, mạch rõ, chi ấm.

+ Hạch ngoại vi không sờ chạm.

2. Tuần hoàn

+ Mỏm tim : 1 cm ngoài đường giữa đòn (T)

+ Nhịp tim đều, rõ, tần số 120 lần/phút.

3 .Hô hấp :

+ Lồng ngực cân đối, không gù, không biến dạng, không u sẹo,không co lõm ngực.

+ Vòm họng nhiều đàm nhầy, họng đỏ, amygdal không sưng to.

+ Thở đều, nhịp thở 30 lần/phút, không phập phồng cánh mũi,không co rút hõm ức.

+ Ho ông ổng.

+ Phổi ran rít, ran ẩm nhỏ hạt.

4. Tiêu hóa :

+ Bụng thon đều 2 bên, không chướng, di động theo nhịp thở,không sẹo mổ

+ Bụng mềm, gõ trong, gan lách không sờ chạm

+ Không điểm đau trên thành bụng

+ Bú được, không nôn ói, đi tiêu ngày 2 lần, phân vàng sệt,không đàm máu, số lượng bình thường.

5. Tiết niệu :

+ Không cầu bàng quang, không điểm đau niệu quản

+ Chạm thận (-),rung thận (-).

+ Nước tiểu vàng trong, khoảng 400ml/24h

6 .Thần kinh :

+ Không co giật.

+ Không có dấu thần kinh khu trú.

7 .Cơ - xương - khớp:

+ Không yếu người, không liệt chi.

+ Mọc 2 răng hàm dưới.

8 . các cơ quan khác

+ Chưa phát hiện bệnh lý bất thường

D. Kết luận :

1 . Tóm tắt bệnh án : Bệnh nhi nam, 6 tháng tuổi, nhập việnvì ho + tím môi

+ Bệnh ngày thứ 4 với các triệu chứng ho, khò khè, thở rít,tím môi.

+ Phổi ran rít, ran ẩm nhỏ hạt.

2. Đặt vấn đề:

+ Ho đàm.

+ Cơn khó thở thanh quản.

+ Ran rít, ran ẩm.

E. Biện luận và chẩn đoán:

1. Biện luận

Trẻ ho trong 4 ngày --> ho cấp tính.

Các nguyên nhân gây ho cấp tính ở trẻ em:

+ Nhiễm trùng đường hô hấp trên; nhiễm trùng đường hô hấpdưới.

+ Dị vật đường thở.

+ Viêm mũi dị ứng.

+ Ho tâm lý

- Dị vật đường thở: không nghĩ tới do trẻ ho ngắt quãng, cóđàm, không đột ngột.

- Viêm mũi di ứng: biểu hiện là ngứa mũi, hắt hơi liên tục,chảy nước mũi trong, thường bị đi bị lại nhiều lần. Trẻ này không có những biểuhiện trên, không tiền căn dị ứng nên không nghĩ tới.

- Nghĩ nhiều tới nguyên nhân nhiễm trùng hô hấp do trẻ cócác triệu chứng ho, ho có đàm, sổ mũi, ran bệnh lý.

Các bệnh viêm đường hô hấp trên:

- Viêm mũi họng cấp: biểu hiện là sốt cao đột ngột, sổ mũi

kích thích, hắt hơi, ngạt mũi sau vài giờ --> không nghĩtới.

- Viêm họng cấp: bé không sốt, amygdal không to nên khôngnghĩ tới.

- Viêm tai giữa: trẻ không đau tai, không chảy nước, chảy mủtai nên không nghĩ tới.

Các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dưới:

- Viêm thanh quản cấp: bệnh diễn tiến cấp và nặng, triệuchứng ho ông ổng, thở rít. Cơn khó thở thanh quản: nhịp thở không tăng, tiếngthở rít, nghe ở thì hít vào, co lõm ngực --> Nghĩ nhiều.

- Viêm phế quản cấp: ít nghĩ tới vì bé không ho khan trongnhưng ngày mới khởi phát bệnh, không nôn ói. Nghĩ nhiều vì phổi có ran rít, ranẩm.

- Viêm phổi: ít nghĩ tới vì bé không có 1 trong 4 dấu hiệu nguyhiểm toàn thân, không thở nhanh; nghĩ tới vì triệu chứng khởi phát là viêmđường hô hấp trên, có rút lõm ngực, ran ẩm nhỏ hạt và ran nổ, suy hô hấp tímmôi.

- Viêm tiểu phế quản cấp: ít nghĩ tới bởi trẻ không sốt,không ho khan, thở rít, bệnh viêm tiểu phế quản trẻ thường thở nhanh, sốt cao

Chẩn đoán biến chứng: trẻ có biến chứng suy hô hấp, biểuhiện bằng triệu chứng tím môi, bứt rứt --> khó thở độ 2.

2. Chẩn đoán:

2.1. Chẩn đoán sơ bộ: Viêm thanh quản cấp.

2.2. Chẩn đoán phân biệt:

- Viêm phổi.

- Viêm phế quản cấp.

F. Cận lâm sàng
1. Đề nghị cậnlâm sàng: CTM, X quang , điện tâm đồ, khí máu động mạch.

2.Kết quả cận lâm sàng:

Ngứa vùng hậu môn sinh dục

Chia sẻ
ngua 300x298 Ngứa vùng hậu môn sinh dụcNgứa vùng hậu môn sinh dục là một triệu chứng rất khó chịu, thường xảy ra vào ban đêm, gây ra mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.
Tại sao lại ngứa?
Ngứa là do phản ứng của xung thần kinh khi bị kích thích bởi chất trung gian chủ yếu là histamin và một số chất khác như: bradykinin, neurotensin, secreconin… Khi dưỡng bào dưới da bị kích thích bởi một tác nhân nào đó, nó tiết ra các hóa chất trung gian kể trên, đa số là histamin. Histamin tác động lên những cảm thụ quan đặc biệt trên đầu mút dây thần kinh, tạo ra cảm giác ngứa ngáy và làm vùng da quanh đó bị đỏ lên. Cảm giác này truyền lên não. Não thu nhận và xử lí thông tin, ngay lập tức sẽ hình thành phản xạ trả lời kích thích, thông thường đó là phản xạ dùng tay gãi hoặc cọ sát vào vùng bị ngứa.
Nguyên nhân nào gây ngứa?
Ngứa vùng hậu môn sinh dục có thể là ngứa khu trú tại vùng này hoặc kèm theo ngứa toàn thân. Ngứa có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Chẳng hạn, bệnh toàn thân gây ngứa như: xơ gan, sỏi đường mật, suy thận, ung thư hạch, thiếu vitamin A, thiếu vitamin D, thiếu vitamin PP (bệnh pellagra), thiếu máu thiếu sắt. Một số bệnh nội tiết như: cường giáp, đái tháo đường và một số thuốc uống trị bệnh gồm cả Đông dược lẫn Tây dược.
Bệnh lý ngoài da như: côn trùng đốt, chấy rận, ghẻ, hóa chất, mề đay, phát ban, da khô, vảy nến, nấm da, viêm da thần kinh, viêm da dị ứng, viêm kẽ, liken, viêm da do tiếp xúc với xà phòng, với nước hoa hay cả với nước để tắm, quần lót bằng vải sợi nhân tạo.
Bệnh lý tiêu hóa như: giun kim, tiêu chảy, táo bón, trĩ hậu môn.
Viêm nhiễm đường sinh dục gây khí hư như: nhiễm trichomonas vaginalis, nhiễm nấm candida albicans… Nhiều phụ nữ chưa quan hệ tình dục vẫn bị nhiễm nấm candida vùng sinh dục.
Vùng hậu môn sinh dục thường xuyên ẩm ướt (đặc biệt là phụ nữ vào những ngày có kinh nguyệt) tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi nấm phát triển gây ngứa.
Ngoài ra còn có thể ngứa do tâm lý, thường thấy ở những bệnh nhân bị bệnh lo âu hay trầm cảm. Đôi khi ngứa có thể không do một nguyên nhân nào.
Biểu hiện của ngứa là gì?
Dấu hiệu chính của bệnh là ngứa vùng hậu môn sinh dục chủ yếu xảy ra vào ban đêm. Tùy theo bệnh mà có thể có những triệu chứng khác.
Làm sao cho hết ngứa?
Ngứa vùng hậu môn sinh dục chỉ là một triệu chứng, không phải là một bệnh. Do đó, tùy theo nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
Cùng với việc điều trị nguyên nhân gây bệnh thì điều trị triệu chứng ngứa là rất quan trọng, hơn nữa không phải lúc nào ngứa cũng tìm ra nguyên nhân. Để điều trị triệu chứng ngứa, bệnh nhân cần thực hiện các hướng dẫn sau:
- Tránh ăn đồ ăn cay, thức ăn thuộc nhóm nhuyễn thể như: tôm, sò, hến…, các đồ uống như: rượu, cà phê …
- Tránh táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước, tăng cường vận động.
- Cần vệ sinh kĩ vùng hậu môn sinh dục sau khi đại tiện. Có thể rửa bằng nước sạch vì việc dính phân, nước tiểu sẽ là nguyên nhân gây ngứa. Phụ nữ sau mỗi lần đi tiểu cần phải dùng giấy vệ sinh thấm sạch.
- Nên tắm bằng nước ấm. Nếu da bị khô, sau khi tắm, thoa một loại lotion làm da bớt khô.
- Không nên dùng xà phòng, nếu cần thì dùng các loại xà phòng có độ tẩy nhẹ, có độ pH thấp hoặc loại dùng cho trẻ sơ sinh.
- Thay đồ lót hàng ngày, không mặc đồ lót quá chật. Đối với nam, khi không cần thiết không cần mặc đồ lót. Nên chọn đồ cotton thay cho đồ nylon.
- Không nên đi xe đạp hoặc cưỡi trâu, bò, ngựa vì có thể ngây ngứa vùng hậu môn sinh dục.
- Có thể dùng các thuốc chống ngứa thông thường để bôi tại chỗ hoặc thuốc uống, tuy nhiên trước khi dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Ngứa thường khiến chúng ta gãi để giảm ngứa, nhưng gãi ngứa sẽ làm trầy da, nhiễm trùng vùng gãi, do đó không nên gãi. Khi không chịu được, chỉ nên xoa nhẹ vùng ngứa bằng lòng bàn tay chứ không nên gãi bằng móng tay. Nếu chúng ta tập chịu ngứa không gãi thì dần dần sẽ quen với cảm giác ngứa.
Thực hiện tốt những hướng dẫn trên sẽ làm mất hoặc giảm đáng kể chứng ngứa khó chịu, nhất là ngứa vùng kín. Hiện nay, phần đông người dân vẫn ngại đi khám vùng kín và có thói quen tự ý mua thuốc điều trị nên đa số bệnh nhân chỉ lo điều trị triệu chứng ngứa hơn là điều trị nguyên nhân gây ra ngứa. Thực tế là triệu chứng ngứa chỉ hết khi điều trị dứt bệnh. Trong quá trình điều trị, một điều quan trọng mọi người cần biết là bệnh có thể kéo dài và hay tái phát, do đó đừng quá bi quan khi bệnh chưa hết hẳn.
BS. LÊ DŨNG SỸ – SKDS

U NANG BUỒNG TRỨNG

Nang buồng trứng rất thường gặp và đa số là vô hại. Nhiều phụ nữ không biết là mình có nang buồng trứng cho đến khi chúng được phát hiện qua thăm khám phụ khoa định kỳ.
nagbuongtrung Nang buồng trứng
Hai buồng trứng khu trú ở vùng bụng dưới, hai bên của tử cung. Hàng tháng, ở phụ nữ còn trong thời kỳ sinh sản có một trứng chín được phóng thích từ nang noãn. Kế tiếp trứng sẽ di chuyển qua vòi trứng để xuống đến tử cung. Nang buồng trứng là những túi chứa đầy dịch. Chúng phát triển ở trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng.
Cơ quan sinh dục nữ: Buồng trứng, vòi trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, nang buồng trứng phát triển rất lớn và vỡ ra. Điều này có thể gây nguy hiểm tính mạng. Vì thế, cần phải biết rõ những triệu chứng báo động khi vấn đề trở nên nghiêm trọng.

CÁC LOẠI NANG BUỒNG TRỨNG
Đôi khi, nang noãn trong buồng trứng không vỡ để phóng thích trứng. Nang noãn vẫn tiếp tục tăng trưởng và biến thành nang. Các nang này thường tự biến mất trong vòng vài tháng và không gây triệu chứng nào cả. Khi một nang noãn vỡ để phóng thích trứng, nó bắt đầu sản xuất ra các hormon. Những hormon này chuẩn bị tử cung cho sự thụ thai. Nếu chỗ hở để trứng thoát ra trên nang noãn tự liền lại, dịch sẽ tích tụ và phình ra tạo thành nang (gọi là nang hoàng thể). Nang noãn và nang hoàng thể gọi chung là nang chức năng
Các giai đoạn của rụng trứng: buồng trứng (ovary), nang noãn chín (mature follicle), vỡ nang noãn (ruptured follicle), hoàng thể (corpus luteum), rụng trứng (ovulation), trứng rụng (secondary oocyte)
Nang hoàng thể thường tự biến đi trong vài tuần. Đôi khi những nang này còn tăng trưởng lớn hơn cả buồng trứng. Chúng có thể tự xuất huyết trong nang hoặc gây xoắn buồng trứng. Lúc đó sẽ rất đau. Khi một nang chứa đầy máu vỡ ra, nó sẽ gây ra đau đột ngột và dữ dội ở bụng. Nang hoàng thể thường không ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.
Có những loại nang khác ít gặp hơn. Chúng có thể hình thành từ những tế bào sản sinh ra trứng hoặc từ mô của buồng trứng. Các loại này, cùng với các loại nang hình thành sau thời kỳ mãn kinh, rất cần được quan tâm chú ý do khả năng hoá ung thư của chúng.

TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Khi kích thước lớn hơn, nang có thể gây một số triệu chứng:
- Chu kỳ kinh nguỵêt không đều
- Cảm giác đầy và tức bụng
- Tiểu khó do nang đè ép lên bọng đái
- Đau vùng chậu, có thể lan ra thắt lưng
- Đau khi quan hệ tình dục
Ngoài nang buồng trứng, nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng trên. Nếu có triệu chứng và bác sĩ nghi ngờ có nang qua thăm khám, cần phải làm thêm siêu âm và xét nghiệm máu. Điều này sẽ giúp bác sĩ quyết định cách điều trị phù hợp cho bạn, nếu cần.
Đa số nang buồng trứng tự biến đi sau vài tháng. Theo dõi sát thường là cách xử lý tốt nhất. Bạn có thể cần phải khám thêm phụ khoa và siêu âm để xem nang có phát triển thêm nữa không. Nếu nang nhỏ hơn một quả mận và không biến đi, có thể dùng phương pháp phẫu thuật nội soi để bóc nang. Phẫu thuật nội soi được thực hiện bằng cách đưa ống nội soi vào ổ bụng qua một đường rạch nhỏ ở thành bụng.
Tuổi tác là một yếu tố quan trong để quyết định việc điều trị. Ung thư buồng trứng hiếm khi gặp ở phụ nữ trẻ, nhưng nang buồng trứng thường hoá ung thư sau tuổi mãn kinh. Bác sĩ có thể khuyên nên phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.
BS. ĐỒNG NGỌC KHANH – BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SẨY THAI ĐANG TIẾN TRIỂN

HỎI BỆNH:
Bệnh sử: Xác định ngày kinh chót.
Tiền sử sản phụ khoa: Số con đã có. Tuổi con nhỏ nhất. Số lần đi điều hoà kinh nguyệt, sẩy thai. Tiền căn mổ lấy thai, bóc nhân xơ tử cung
Tiền căn bệnh nội ngoại khoa: Bệnh lý tim mạch, Cường giáp
KHÁM:
Xác định vị thế tử cung, Xác định tuổi thai
Đánh giá tình trạng sẩy thai: độ mở CTC, huyết âm đạo, gò TC
TƯ VẤN:
Tư vấn trước và sau hút thai
Tư vấn các biện pháp tránh thai sau hút thai
( Thời gian có thể mang thai lại sau hút thai là 10-14 ngày sau hút thai.
Tốt nhất nên có thai lại ít nhất 3-6 tháng sau sẩy thai )
KHÁCH HÀNG ĐƯỢC GIẢI THÍCH RÕ RÀNG các nguy cơ của hút thai và tự nguyện ký tên vào tờ cam kết hút thai theo yêu cầu
UỐNG THUỐC GIẢM ĐAU trước khi làm thủ thuật đối với những trường hợp vô cảm bằng tê cạnh cổ TC ( 400mg Ibuprofen 30 phút trước làm thủ thuật)

THỦ THUẬT

Sát trùng âm hộ ( kềm I). Sát trùng âm đạo, CTC ( Kềm II)
Gây tê mép trước CTC ( Vị trí 12g với 1ml Lidocain 1%)
Kẹp CTC bằng kềm Pozzi
Gây tê cạnh CTC với 4ml Lidocain 1% ở vị trí 4 và 7g hay 5 và 8g
Nong CTC bằng ống hút nhựa ( nếu trường hợp khó có thể sử dụng bộ nong bằng kim loại Hégar hay Pratt). Tuy nhiên CTC thương mở và không phải nong trong những trường hợp sẩy thai đang tiến triển
Chọn ống hút thích hợp với tuổi thai
Hút thai ( bằng máy hay bằng tay), đánh giá hút sạch buồng tử cung
Mở kềm Pozzi, lau sạch CTC và âm đạo
Kiểm tra mô và tổ chức sau hút thai
Chuyển khách hàng sang buồng hồi phục
THEO DÕI SAU THỦ THUẬT:
Theo dõi sinh hiệu, huyết âm đạo, đau bụng dưới
Hướng dẫn sử dụng toa thuốc và cách chăm sóc sau thủ thuật
Hẹn ngày tái khám và các dấu hiệu bất thường cần tái khám ngay
Hướng dẫn ngừa thai tránh mang thai ngoài ý muốn 

Mọi tư vấn xin liên hệ : Công ty cổ phần Y học Việt Pháp 112,Phố Mai dịch,Cầu Giấy, Hà Nội  Đ t : 0466741651
Đại diện văn phòng Công Ty tại phía Nam : 118 Tô ngọc Vân ,Quận 12, TP Hồ Chí Minh. 

PHÁC ĐỒ TƯ VẤN HÚT THAI

PHÁC ĐỒ TƯ VẤN HÚT THAI

Email In PDF.
Chia sẻ

Tự giới thiệu của nhân viên làm công tác tư vấn
Tìm hiểu về tình hình thai nghén lần này, cảm xúc về việc có thai lần này
Giới thiệu và tư vấn về sự lựa chọn: tiếp tục mang thai, phá thai và cho con nuôi. Tìm hiểu về quyết định sự lựa chọn cho thai kỳ lần này
Lựa chọn thủ thuật phá thai: Hút thai hay phá thai bằng thuốc
Giới thiệu các bước căn bản của thủ thuật hút thai:
+ Khám ÂĐ bằng hai tay, sát trùng ÂH và ÂĐ
+ Chích thuốc tê
+ Nong CTC
+ Hút thai
Giới thiệu các cảm giác đau khách hàng phải trải qua trong suốt quá trình thủ thuật nhằm tìm sự hợp tác của khách hàng
Trình bày các biến chứng và tai biến có thể gặp của thủ thuật hút thai như: choáng, xuất huyết, thủng, nhiễm trùng, sót thai, sót nhau, Vô sinh …
Tư vấn về các dấu hiệu theo dõi sau làm thủ thuật, các triệu chứng cần phải trở lại bệnh viện ngay cũng như lịch tái khám theo dõi định kỳ sau làm thủ thuật
Tư vấn về tránh thai sau thủ thuật phá thai: Thời điểm có thể mang thai lại sau thủ thuật ( 2 tuần). Giới thiệu và cung cấp thông tin về các biện pháp tránh thai. Chọn lựa các biện pháp tránh thai thích hợp nhất. Cung cấp các phương tiện ngừa thai cho khách hàng (nếu được)
Tư vấn về bạo hành gia đình
Giới thiệu các địa chỉ liên hệ:
Trung tâm tình yêu và gia đình Công ty cổ phần Y học Việt Pháp  : 112, Phố Mai dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng Đại diện tại phía nam : 118  Tô ngọc Vân  – Quận 12 - Thp HCM    Đ t: 0979724414

Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ

Các bệnh phụ khoa thông thường là các loại viêm nhiễm thường gặp ở đường sinh dục dưới, dễ chẩn đoán, xử trí, không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng để lại nhiều hậu quả





Viêm âm hộ:
Nguyên nhân: Do thiêu vệ sinh phụ nữ trong sinh hoạt hàng ngày hay trong hoạt động tình dục.
Biểu hiện: Có hai hình thái:
Cấp tính: thường gặp ở những người trẻ mới lấy chồng. Quanh lỗ niệu đạo và màng trinh tấy đỏ, chạm vào đau. Có khí hư ở các môi lớn, môi nhỏ, tuyến Bertholin có thể bị viêm làm cho các môi lớn sưng đau, nắn có mủ chảy ra ở lỗ tiết của tuyến. Thường do tụ cầu, lậu cầu và trực khuẩn coli.
Mãn tính: ít gặp hơn, thường gặp ở những người đã mãn kinh hoặc những người bị cấp tính nhưng không điều trị đúng và đủ. Biểu hiện ngứa dẫn đến gãi gây nên nhiều vết xước trên mặt vùng âm hộ. Âm hộ đỏ, có các mụn nhỏ, có mủ ở các lỗ chân lông vùng âm hộ.
Xử trí: Rửa sạch vùng âm hộ bằng dung dịch thuốc tím 1/5000-1/6000 hay bằng dung dịch mercry lauryle. Trường hợp viêm thường điều trị bằng kháng sinh toàn thân và kết hợp với thuốc diệt khuẩn.

Viêm âm đạo:
Nguyên nhân: Do yếu tố kháng khuẩn tự nhiên của âm đạo bị giảm ở tuổi già tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong giao hợp kém dẫn đến nhiễm kí sinh trùng, trùng roi, nấm...
Viêm âm đạo do tạp khuẩn:
Biểu hiện: Có khí hư trắng hay hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ.
Điều trị: Rửa âm hộ bằng nước diệt khuẩn như dung dịch mercryl laucryle. Dùng kháng sinh và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ trước khi đi ngủ.
Viêm âm đạo do kí sinh trùng:
Biểu hiện: Ngứa nhiều vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh. Khí hư có màu trắng đục, loãng, có bọt, âm đạo viêm đỏ.
Phòng và Điều trị: Cần điều trị cả hai vợ chồng. Thường dùng kháng sinh uống hoặc đặt âm đạo như Metronidazol, Flaygyl. Trong khi điều trị khoảng 7 ngày cần kiêng giao hợp. Không tắm nước ao hồ, khi vệ sinh phụ nữ dùng chậu riêng.
Viêm âm đạo do nấm:
Biểu hiện: Ngứa nhiều vùng âm hộ vào giữa chu kỳ kinh, khi hư đặc như bột, có ánh trắng, âm đạo có màu đỏ tím.
Điều trị: Thường đặt thuốc âm đạo như Nystatin 0.07g hoặc Bicarbonat 1%. Tuy nhiên việc điều trị cần được tiến hành tại cơ sở chuyên khoa và tuân thủ đúng quá trình điều trị phù hợp với từng người
Viêm lộ tuyến tử cung:
Nguyên nhân: Do viêm hay sang chấn: rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại lớp biểu mô lát kép quanh cổ tử cung và biểu mô trụ từ trong cổ tử cung lan ra thay thế nên gây nên lộ tuyến, biểu mô trụ này sẽ gặp phải môi trường axit của âm đạo nên dễ bị viêm.
Biểu hiện: Xuất hiện khí hư, khi khám sẽ thấy cổ tử cung không nhẵn bóng và màu hồng mà có màu đỏ thẫm, khí hư nhầy bao phủ.
Điều trị: Đặt kháng sinh chống viêm âm đạo và cổ tử cung như sunfamit,penixilin đặt trong 10-15 ngày. Nếu tổn thương rộng cần điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt hoặc đốt điện.

Viêm tuyến Bertholin:
Nguyên nhân: Thường do nhiễm khuẩn do vệ sinh không tốt.
Biểu hiện: Bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau vùng âm hộ và tăng lên khi đi lại. Nắn môi nhỏ giữa ngón trỏ và ngón cái sẽ thấy một khối to căng, rắn, tròn đều. Nắn thấy đau và có mủ chảy ra ở cửa tuyến ở mặt trong môi nhỏ và màng trinh.
Điều trị:
Cấp tính: Dùng kháng sinh toàn thân đến khi hết viêm tấy thì sẽ tiến hành chích mủ dẫn lưu. Sau đó 3-6 tháng mổ bóc tách túi tuyến.
Mạn tính: Mổ bóc tách cả khối tuyến Bertholin.

Viêm tử cung:
Nguyên nhân: Sau sảy thai, sau đẻ, nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt. Do sót rau, do dụng cụ đỡ đẻ, do không vô khuẩn tốt khi bóc rau. Do thao tác nạo hút thai, lấy vòng không vô khuẩn. Do bế sản dịch sau đẻ.
Biểu hiện: Xuất hiện 3-4 ngày sau đẻ hoặc sau sảy thai: người bệnh ăn uống kém, mất ngủ, bứt rứt trong người, mạch nhanh. Sau 1-2 ngày sốt cao, đau bụng vùng hạ vị, sản dịch ra nhiều, lẫn mủ, có mùi hôi. Tử cung to, mềm, đau. Nếu tiến triển mạn tính thì khí hư nhiều có khi có lẫn máu, sau đó viêm có thể lan sang các phần phụ như buồng trứng, ống dẫn trứng.
Điều trị: Dùng kháng sinh toàn thân liều cao theo chỉ định của bác sĩ. Nâng cao thể trạng và điều trị tích cực và đúng cách.
Viêm phần phụ: (ống dẫn trứng, buồng trứng).
Cấp tính: Thường do lậu cầu hay gặp sau khi giao hợp với người có bệnh. Biểu hiện: đau bụng vùng hạ vị hoặc hố chậu, sốt cao hay thấp, từng cơn hay liên tục. Khí hư nhiều, mùi hôi lẫn mủ.
Mạn tính: Người bệnh đau ở hai hố chậu, âm ỉ và tăng nhiều khi đi lại. Khí hư nhiều và có mùi hôi, có khi làm mủ kèm theo rong huyết. Nắn thấy tử cung ít di động, có thể thấy bên cạnh tử cung khối viêm gồm cả ống dẫn trứng và buồng trứng dính vào nhau và rất đau.
Điều trị: Điều trị bằng kháng sinh liều cao theo chỉ định của bác sĩ. Nghỉ ngơi, chườm đá vùng viêm. Điều trị bằng liệu pháp sóng ngắn.
Nguồn : BS. Phan Hồng Anh - GV. Khoa YTCC

Bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm khoảng từ 2-3% các bà mẹ mang thai. Trong số đó, khoảng 90% những trường hợp là bệnh ĐTĐ thai kỳ.
ĐTĐ thai kỳ thường không có những triệu chứng rõ ràng, có bạn khi mang thai khát nước, hoặc đi tiểu tiện nhiều, tình cờ đi khám mới phát hiện ra.
Các biến chứng có thể gặp
Trước khi sử dụng liệu pháp insulin, các biến chứng của bệnh ĐTĐ cho cả mẹ và thai nhi rất cao. Mặc dù hiện nay việc điều trị bằng insulin đã giảm nguy cơ biến chứng, ở phụ nữ mang thai bị ĐTĐ vẫn còn liên kết với một số nguy cơ gia tăng của các yếu tố bất lợi như: tiền sản giật, bệnh ĐTĐ ketoacidosis, bệnh thận nặng lên, bệnh võng mạc nặng lên, đa ối, nguy cơ phải mổ lấy thai, xuất huyết sau sinh, nguy cơ tử vong.
Bà mẹ mang thai bị ĐTĐ cũng có thể gây biến chứng cho thai: sảy thai; thai chết lưu không rõ nguyên nhân; tử vong chu sinh vào khoảng 2 - 5% (thấp hơn đáng kể khoảng 65% trước khi điều trị bằng insulin); dị tật bẩm sinh, có thể chiếm tới 50% gây ra tử vong chu sinh; bất thường sự tăng trưởng thai nhi trong tử cung; biến chứng ở trẻ sơ sinh, bao gồm hội chứng suy hô hấp, hạ đường huyết (ĐH), hạ canxi máu, chứng tăng hồng cầu và tăng bilirubine máu.
Khi người mẹ bị bệnh ĐTĐ trong kỳ mang thai có các nguy cơ: gia tăng nguy cơ thai to; gia tăng nguy cơ tiền sản giật; tăng tỷ lệ thai chết lưu, nếu không kiểm soát ĐH được; dị tật thai nhi thường không tăng lên.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán như thế nào?
Nếu như bạn không có tiền sử ĐTĐ thì việc tầm soát bệnh ĐTĐ thai kỳ thường được thực hiện từ 24 - 28 tuần tuổi thai, bằng cách xét nghiệm máu chỉ số ĐH (glycemia) và HBA1C. Thời gian này sẽ có khả năng xác định bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ hay không và sẽ giúp BS đánh giá và can thiệp để giảm bớt hậu quả có khả năng bất lợi của chứng rối loạn này.
ĐH lúc đói cao hơn 126mg/dl trong cả 2 hay nhiều test được thực hiện vào những ngày khác nhau có thể cho thấy bệnh nhân bị ĐTĐ, nếu giá trị đo được nằm trong khoảng 100 - 125 mg/dL (5,6 - 6,9mmol/) thì được chẩn đoán là "rối loạn ĐH lúc đói"(Impaired fasting glucose). Test chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose: sau xét nghiệm ĐH lúc đói, bạn sẽ được uống 75g glucose (100g cho bệnh nhân mang thai). Mẫu máu sẽ được lấy tiếp sau một khoảng thời gian nhất định (1h, 2h, 3h) để đo lượng ĐH. Để kết quả chính xác, trong buổi sáng hôm xét nghiệm, bạn không nên ăn hay uống gì khác.
Test dung nạp glucose uống có thể dẫn đến một trong các chẩn đoán sau:
- Đáp ứng bình thường: một người được xem là đáp ứng bình thường khi mức glucose 2 giờ (sau khi uống 75g glucose) dưới 140mg/dl và tất cả các giá trị giữa 0 và 2 giờ dưới 200mg/dl.
- Rối loạn dung nạp glucose: một người bị rối loạn dung nạp glucose khi ĐH lúc đói dưới 126mg/dl và mức ĐH 2 giờ nằm giữa 140 và 199mg/dl.
- Một bệnh nhân bị ĐTĐ khi mức ĐH đo được trong những ngày khác nhau đều cao.
- ĐTĐ thai kì: một bệnh nhân bị ĐTĐ thai kỳ khi có 2 triệu chứng bất kỳ trong số những triệu chứng sau:
ĐH đói hơn 95mg/dl, ĐH 1 giờ hơn 180mg/dl, ĐH 2 giờ hơn 155mg/dl, ĐH 3 giờ hơn 140mg/dl.
Bác sĩ sẽ xử lý như thế nào?
Trước khi thụ thai: nếu như bạn bị ĐTĐ trước khi mang thai, bạn nên trình bày với BS đang điều trị nội khoa cho mình ý kiến sẽ dự định có thai, để BS sẽ có hướng điều trị và chế độ theo dõi thích hợp.
Trong kỳ mang thai: các BS sẽ theo dõi định kỳ: ĐH, HbA1C, đánh giá chức năng tim, gan, thận, mắt... kiểm tra alpha fetoprotein (AFP) huyết thanh mẹ ở tuần thứ 15 - 20 để đánh giá các nguy cơ bất thường về ống thần kinh của thai; siêu âm định kỳ giúp đánh giá các dị tật thai nhi nếu có và sự phát triển của thai.
Thời điểm sinh: khi thai của bạn đủ 38 tuần, BS có thể chỉ định sinh con theo hình thức sinh chỉ huy hoặc sinh thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố (tình trạng sức khỏe của mẹ, kiểm soát ĐH của mẹ và tình trạng sức khỏe của thai) mà BS sản khoa sẽ tư vấn cho bạn chọn lựa.
Trong quá trình chuyển dạ: BS sẽ thường xuyên theo dõi ĐH của bạn để đảm bảo ĐH ở mức 4 - 7 mmol/l, nếu cần, BS có thể chỉ định truyền insulin theo đường tĩnh mạch để duy trì ĐH ổn định. Sau khi vừa sinh xong, BS sẽ theo dõi ĐH của bạn liền để chỉ định liều phù hợp, do tăng nguy cơ hạ ĐH sau sinh, đặc biệt nếu có cho con bú. (nên bạn có thể ăn trước hoặc trong khi cho con bú).
Theo dõi sau sinh: nếu như bạn bị chứng ĐTĐ thai kỳ, cần được kiểm tra thường xuyên và theo dõi bệnh ĐTĐ (có thể hết sau khi sinh hoặc không). Nếu bạn bị ĐTĐ thai kỳ, bạn có nhiều khả năng bị tái phát ở thai kỳ tiếp trong tương lai. Theo thời gian, bạn cũng có nhiều khả năng tiến triển bệnh ĐTĐ - thường là ĐTĐ týp 2. Tuy nhiên, nếu như bạn chọn lối sống lành mạnh như: ăn thức ăn lành mạnh và tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 trong tương lai.
Bạn sẽ được BS tư vấn về dinh dưỡng sau khi chẩn đoán và được đặt trên một chế độ ăn uống thích hợp. Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng là: đạt được mức bình thường của ĐH; ngăn chặn nhiễm toan ceton; cung cấp đầy đủ năng lượng để tăng cân hợp lý; giúp cho thai nhi phát triển bình thường.
Các yếu tố chính để xem xét khi tạo ra một chế độ dinh dưỡng cho bạn là số lượng calo, lượng carbohydrate, và phân phối calorie.
Chế độ ăn uống và tập thể dục nên được điều chỉnh từ từ để đạt được mức ĐH bình thường của bạn.
Thuốc sẽ được bác sĩ sử dụng như thế nào?
Nếu ĐH của bạn không thể duy trì được bởi biện pháp dinh dưỡng, thì các BS bắt đầu sử dụng thuốc. Có hai lựa chọn ở những bệnh nhân mang thai có nhu cầu điều trị nhằm kiểm soát ĐH: insulin (và một số chất tương tự insulin), và các chất làm hạ ĐH dưới dạng uống được sử dụng.
Insulin có nhiều loại: như loại tác dụng nhanh, tác dụng bán chậm, loại insulin pha trộn hoặc tác dụng kéo dài. Liều lượng và loại insulin được sử dụng được tính toán dựa trên các bất thường cụ thể của ĐH trong quá trình theo dõi mà BS sẽ chọn phác đồ thích hợp cho bạn.
Các thuốc Tolbutamide hoặc chlorpropamide dùng để điều trị ĐTĐ không được khuyến khích ở phụ nữ bị chứng ĐTĐ thai kỳ, bởi vì các thuốc này đi qua nhau thai và có thể gây tăng insulin bào thai (hyperinsulinemia), có thể dẫn đến hạ ĐH sơ sinh, thai to. Hiện nay, Hiệp hội ĐTĐ của Mỹ không xác nhận việc sử dụng các thuốc làm hạ ĐH dạng uống khi mang thai và liệu pháp như vậy đã không được sự chấp thuận của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ để điều trị chứng ĐTĐ thai kỳ.
Nhưng hiện nay có glyburide: thuốc hạ ĐH dưới dạng uống, đang được dùng để điều trị ĐTĐ thai kỳ và đang trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, theo các báo cáo cần có những nghiên cứu hơn nữa về thuốc này.
Nhờ vào sự tiến bộ trong Y học, việc theo dõi và chăm sóc các bà mẹ mang thai bị ĐTĐ nay đã tốt hơn và việc phát hiện ra những sản phụ bị ĐTĐ thai kỳ để có chế độ chăm sóc theo dõi, can thiệp cũng tốt hơn. Điều này có được là nhờ sự phối hợp giữa các BS chuyên khoa nội tiết, dinh dưỡng, sản khoa, và ngay cả với BS nhi khoa, làm cho cuộc sống hay quá trình mang thai của bạn trở nên không quá căng thẳng.
BS. NGÔ HỮU LỘC

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Bạn có bị nghiện sex?

Bạn có bị nghiện sex?


Mọi thứ chỉ đẹp khi dừng ở một mức độ nào đó, nếu đi quá sẽ làm hỏng suy nghĩ của nàng về bạn. Vậy làm thế nào để phát hiện ra mình có nghiện sex không?

Ảnh minh họa
Hãy tự kiểm tra mình bằng 12 câu trắc nghiệm này xem:
1. Bạn có luôn giữ những bí mật về những hoạt động tình dục hay những hành động lãng mạn vì bạn nghĩ nó quan trọng với bạn?
2. Những ham muốn tình dục có dẫn bạn đến việc khao khát quan hệ đối với bất kì ai không?
3. Bạn có bị kích thích từ những tranh ảnh hay những bài báo viết về sex trên các phương tiện truyền thông không?
4. Bạn có thấy những ham muốn về tình dục ảnh hưởng đến những mối quan hệ của bạn không? Chúng có gây khó khăn khi đối mặt với các vấn đề không?
5. Bạn có thường bỏ rơi bạn tình sau khi làm chuyện đó không? Bạn có thường cảm thấy ăn năn, xấu hổ, hay cảm thấy tội lỗi sau khi “hành sự” không?
6. Bạn có thường cảm thấy xấu hổ về thân hình mình và về khả năng của mình không? Thể hiện ở chỗ bạn không muốn đối phương động chạm vào bạn.
7. Những mối quan hệ mới có gợi cho bạn nhớ lại sự đổ vỡ với người cũ không?
8. Mối tình mới có đem lại cho bạn sự đa dạng và thường xuyên hơn? Có đem đến sự hứng khởi nhiều hơn?
9. Bạn đã bao giờ bị bắt hay có nguy cơ bị bắt bởi những tội danh quấy rối không?
10. Sex có làm ảnh hưởng không tốt đến những niềm tin hay sự thăng tiến của bạn không?
11. Những hành vi sex của bạn có bao gồm những yếu tố: Rủi ro, đe doạ, hay bệnh tật, có thai, cưỡng ép?
12. Những hành vi sex đã bao giờ khiến bạn cảm thấy tuyệt vọng, bị thần kinh hay trầm uất dẫn đến ý nghĩ tự tử chưa?
Nếu bạn trả lời hơn quá nửa là “có” thì đó là lúc nên xem lại mình. Hãy tham gia các hoạt động tập thể nhiều hơn, chơi thể thao đều đặn để tìm về với cuộc sống lành mạnh.

Nhiễm HPV dễ bị ung thư dương vật

Nhiễm HPV dễ bị ung thư dương vật


Ngăn ngừa lây nhiễm HPV (human papilloma virus) qua đường sinh dục có thể giúp giảm nguy cơ bị ung thư dương vật. Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), có khoảng 26.300 ca mắc mới ung thư dương vật mỗi năm trên thế giới.
Kết luận này được rút ra từ một nghiên cứu tổng hợp về ung thư dương vật trong 22 năm (1986-2008). Có đến 100 loại virus HPV khác nhau, tuy nhiên chỉ một số ít trong đó có khả năng lây lan qua đường sinh dục. Đặc biệt là HPV-16 và HPV-18 thuộc nhóm nguy cơ cao gây ung thư. Nó có khả năng gây ra khoảng 50% các trường hợp ung thư dương vật.
Theo các nhà nghiên cứu, biện pháp phòng ngừa nhiễm loại virus này là sử dụng bao cao su. Tuy nhiên khả năng bảo vệ không hoàn toàn do HPV có thể sống ở những vùng khác của cơ thể như hậu môn. Đã có văcxin ngừa virus này ở nữ giới nhưng vẫn chưa được chấp thuận sử dụng cho nam giới.
BS NGUYỄN TẤT BÌNH