Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

SOS: Con em không chịu bú mẹ

Bé nhà em được gần 2 tháng tuổi rồi. Em sinh mổ, sữa không về luôn nên đành phải cho con tu ti bình đợi đến lúc có sữa. Nhưng 'người tính không bằng trời tính', đến lúc sữa mẹ nhiều thì bé lại chê, nhất định không chịu bú. Cho gì vào miệng bé như: ti giả, ngón tay... bé đều mút chùn chụt, chỉ trừ vú mẹ. Mỗi lần nhét ti vào miệng là cu cậu lại khóc tướng lên, phản đối dữ dội, khiến em vừa thương con, vừa tủi thân. Em luôn cảm thấy bị tách rời khỏi con, có cảm giác như bị thất bại trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.
SOS: Con em không chịu bú mẹ - 1
Em chỉ ước mơ con bú mẹ thật nhiều. (Ảnh minh họa).
Có lần cu cậu đang 'phê' sữa bình, em lừa lừa rút nhẹ bình sữa và nhanh tay nhét ti mẹ vào miệng bé. Ai dè, con 'tỉnh đòn', phát hiện ra 'hàng giả' và khóc váng lên. Em đánh vật đủ kiểu, bé mới ngậm ti, bú đuợc vài hơi lại nhả ra khóc, rồi lại đánh vật, ngậm một chút lại khóc...cứ thế có khi còn không chịu ngậm tí nào. Thế là em chuyển sang cách vắt sữa ra bình cho bé bú bình. Nhưng sữa của em càng ngày càng ít. Lúc đầu vắt được 80ml, rồi 50ml, 40ml, giờ cố gắng lắm thì cũng chỉ 30ml. Em tìm đủ mọi cách ăn giò heo hầm, yến sào mà tình hình vẫn không thay đổi. Em phải làm sao đây? Xót con quá!
Mới đây, em có đổi bình sữa cho bé. Vì bình sữa này dễ bú hơn, nên đột nhiên bé bú nhiều hơn trước gấp 2- 3 lần. Em thấy lo nhưng nếu không đáp ứng thì bé khóc nằng nặc. Bé đi tiểu cũng như đi ngoài vẫn bình thường và nhiều hơn, nhưng em thấy bụng của bé hơi to hơn trước, tiếng sôi bụng nghe rất rõ, sờ vào phía trái bụng ở dưới rốn còn cảm nhận được sự lọc ọc của nước.
Em rầu vụ này quá! Có mẹ nào gặp 'trục trặc' giống em không?
Tâm sự của bạn Hoanghoa..

Hại khôn lường bé nằm ngửa sau bú


Bé ti xong, đừng cho nằm ngửa nhé! (Ảnh minh họa).

Hại khôn lường bé nằm ngửa sau bú

Thứ sáu, 14/09/2012, 05:00 AM (GMT+7) Vì đặt con nằm ngửa sau khi ti mà mẹ được phen hú vía, suýt nữa ân hận cả đời.
Hãy đến với chuyên mục Làm mẹ của Eva để hiểu hơn những điều Người mẹ cần biết , cách Chăm sóc trẻ sơ sinh, Chọn đồ chơi cho bé, Kinh nghiệm của mẹ, cách Dạy con tuổi dậy thì hay mẹTây dạy con và chia sẻ cảm xúc trong Tâm sự người mẹ bạn nhé!
Chuyện xảy ra đã gần 1 năm rồi mà mẹ Mít chưa vẫn thấy lạnh xương sống khi nghĩ lại. Chuyện là, lúc bé nhà mình được hơn tháng tuổi mình thì nhiều sữa mà bé lại háu ăn nên ăn rất “sốc”, bú lúc nào cũng phải căng rốn mới chịu nhả ti mẹ. Đêm đấy, cũng như mọi ngày, mình cho con ti xong, đặt con nằm ngửa ngủ như bình thường. Một lúc sau, quay sang nhìn con thấy bé sữa đã ọc ra ướt hết áo, mặt mũi thì tái mét. Mình sợ quá luống cuống không biết xử trí thế nào. May lúc đấy mẹ mình ở phòng bên nghe thấy tiếng động, vội vàng sang vỗ lưng cho bé.
Mình bị mẹ mắng te tua vì tội vụng, bà bảo: “Phúc nhà cô còn lớn nên hôm nay con bé không làm sao, sữa mà tràn vào phổi làm tắc đường thở của bé thì giờ không biết chuyện gì xảy ra nữa, cô cẩn thận đấy”. Sau vụ này mình hú vía, mỗi tối cho con ăn xong, đặt con ngủ mình lo ngay ngáy chờ con say giấc mới dám ngủ.
Hại khôn lường bé nằm ngửa sau bú - 1
Bé vừa ti xong, không nên cho nằm ngửa ngay, bé dễ bị trớ (Hình minh họa)
Nhưng vài hôm sau, bé lại lặp lại hiện tượng trên, lần này mình hoảng thực sự, không biết vì sao lại thế. Bởi rõ ràng đây là tư thế ngủ tự nhiên, đa phần con người nằm ngửa khi ngủ. Mình tức tốc cho con đi khám tổng thể. Trộm vía bé không sao cả nhưng được cô y tá dặn dò, các bé sơ sinh còn yếu, dạ dày nhỏ lại nằm ngang nên rất dễ nôn trớ, ọc sữa sau khi bú no, do vậy nằm nghiêng để tránh sữa vào đường hô hấp gây viêm phổi, có những trường hợp không cấp cứu kịp dẫn đến tử vong.
Về nhà, mình làm theo lời cô y tá dặn, mỗi lần cho bé ti no mình bế con cao đầu từ 15 – 30 phút sau đó cho bé nằm nghiêng, chèn gối ôm phía sau lưng bé. Khoảng 1 – 2 giờ mình đổi bên cho bé, rồi bỏ gối chèn sau lưng để bé nằm ngủ tư thế thoải mái nhất, mình đặt bé nằm nghiêng mà bé lại nằm ngửa hoặc ngược lại mình không “ép”, cứ để bé tùy chọn tư thế ngủ bé thích. Từ lần áp dụng cách này, trộm vía, bé con nhà mình không bị trớ, ọc sữa khi ngủ nữa.
Sau gần 1 năm nuôi con, mình đã đúc kết ra kinh nghiệm xử lý khi bé bị sặc sữa, lần này “nhất quyết” phải chia sẻ với các mẹ, để nhỡ các mẹ trẻ gặp vào tình huống này còn biết đường xử lý nhanh. Bé bị sặc không xử lý nhanh rất nguy hiểm, bởi đường khí quản của bé sơ sinh rất nhỏ nên chỉ cần không thông một tí người bé tím tái ngay
Khi bé bị sặc sữa lên miệng, mũi các mẹ phải nghĩ ngay đến 2 tình huống có thể xảy ra:
Thứ nhất: Lau sạch sữa, nếu bé vẫn hồng hào thì vẫn giữ bé ở tư thế nâng đầu và vuốt ngực để bé thở đều lại. Lúc này, nếu các mẹ đang cho bé ăn thì phải chờ đến khi bé hết mệt, vui vẻ, thở đều đặn trở lại mới cho ăn tiếp, nếu bé không muốn ăn nữa, bạn cũng không nên ép.
Thứ 2: Lau sạch sữa cho bé, nếu thấy bé tái hoặc tím thì phải dùng phương pháp cấp cứu sặc sữa ngay lập tức. Các mẹ nhanh tay làm 2 động tác, để thông đường thở cho bé:
Bước 1: Đặt bé nằm sấp trên tay và đùi, đặt đầu bé ở vị trí thấp, tay trái đỡ phần cổ bé. Dựng bàn tay phải, vỗ 5 cái ở khoảng giưa xương  bả vai.
Hại khôn lường bé nằm ngửa sau bú - 2
Động tác vỗ lưng xử trí sặc sữa.
Bước 2: Nếu bé vẫn tím tái, các mẹ thực hiện ngay bước này. Lật bé nằm ngửa bằng cách đỡ đầu trẻ và kẹp giữa 2 đầu gối, đầu thấp hơn thân. Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa của  bàn tay phải ấn mạnh vùng dưới xương ức 5 lần. Quan sát vùng họng và mũi bé, nếu có sữa, thì hút sạch.
Hại khôn lường bé nằm ngửa sau bú - 3
Động tác ấn ngực bằng hai ngón tay.
Sau khi sơ cứu bằng phương pháp trên, bé vẫn trong tình trạng nguy kịch, các mẹ không cần suy nghĩ gì, nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất. Các mẹ coi đây là “bí quyết” bỏ túi cho những ngày đầu chăm bé sơ sinh, tốt nhất các mẹ nên học thuộc và thực hành với búp bê để nhuần nhuyễn nhé!
Chúc các mẹ và bé khỏe!

Sơ cứu tại nhà khi bé bị sặc sữa

Sơ cứu tại nhà khi bé bị sặc sữa

Do hệ thần kinh và một số cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh hay bị nghẹt thở do sặc sữa.

Sơ cứu tại nhà khi bé bị sặc sữa 1
Hình minh họa
Các tế bào não của trẻ nhỏ rất nhạy cảm với oxy nên nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất dễ bị tổn thương, có thể gây ra tử vong đột ngột. Bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu như: khuôn mặt bị bầm tím, cơ thể co giật, hơi thở đứt quãng, nôn ra sữa hoặc bọt, máu, dung dịch màu đen… để nhận biết khi bé bị nghẹt thở do sặc sữa.
Phòng tránh nguy cơ sặc sữa cho bé
1. Chọn thời điểm cho bú
Bạn nên tránh cho bé bú khi bé đang khóc hoặc cười. Đồng thời không nên đợi đến khi bé đói mới cho bú vì lúc đó bé hay "mút ti" một cách vội vàng, vồ vập nên rất dễ bị nghẹn. Khi bé đã bú no bạn cũng không nên "tham lam" ép bé bú tiếp, sẽ gây ra sự cố phát sinh ngoài ý muốn.
2. Cho bú đúng tư thế
Khi cho bú, bạn nên để bé nằm gọn trong lòng mình, hơi nghiêng người bé ở góc khoảng 30 - 45 độ so với thân trên của mẹ. Không nên vừa nằm vừa cho con bú.
Nếu cho bé bú bình, bạn không nên đặt bé nằm thẳng mà nên để bé nằm hơi dốc người xuống phía dưới một chút (vị trí của đầu cao hơn chân). Bình sữa cũng cần dốc xuôi về phía núm vú để tránh trường hợp bé hít không khí trước khi hút được sữa.
3. Kiểm soát tốc độ bú
Khi bầu sữa đang căng đầy mà bé lại mút quá nhanh, bạn nên dùng đầu ngón tay bấm nhẹ vào vùng thẫm màu ở đầu ngực để hãm tốc độ chảy của sữa. Đối với những bé uống sữa công thức thì bạn nên chú ý lỗ thủng ở núm vú không được quá lớn, tốt nhất là bạn nên sử dụng loại bình sữa có phần chặn dòng sữa hiện đang bán rất nhiều trên thị trường.
4. Chú ý quan sát
Bầu vú của mẹ rất dễ chặn ngang lỗ mũi của bé nên bạn cần phải vừa cho bé bú vừa quan sát biểu hiện trên khuôn mặt bé. Nếu miệng bé trào sữa hoặc vùng da xung quanh miệng và đầu mũi bị đổi màu thì nên dừng cho bú ngay lập tức.
5. "Xả" khí trong dạ dày bé
Sau khi bú xong, bạn nên bế dựng và để đầu bé tựa vào ngực mình, rồi nhè nhẹ vỗ vào lưng bé. Làm như vậy sẽ giúp bé đẩy hết phần khí đang chiếm chỗ trong dạ dày. Hoặc bạn có thể đặt bé nằm, đầu kê cao 15 độ so với mặt giường, đầu tiên nằm nghiêng phải trong 30 phút, sau đó nằm thẳng. Tốt nhất không nên cho bé ngủ ngay sau khi bú để tránh tử vong đột ngột.
Sơ cứu tại nhà khi bé bị sặc sữa
Điều quan trọng nhất khi sơ cứu bé bị sặc sữa mà bạn cần ghi nhớ, đó là thời gian sơ cứu được tính bằng giây. Bởi vậy ngay khi phát hiện bé bị sặc sữa, bạn cần thực hiện các thao tác sơ cứu thật nhanh gọn, dứt khoát, càng nhanh bao nhiêu thì càng giảm độ nguy hiểm cho bé bấy nhiêu.
Đặt bé nằm ở tư thế thích hợp
- Nếu bé bú no rồi bị sặc sữa thì cần đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm thẳng nhưng nghiêng mặt về một bên để tránh sữa tràn vào khí quản.
- Nếu bé mới bú đã bị sặc sữa do bú quá vội thì lúc này dạ dày của bé hầu như rỗng không và có nhiều không khí, bạn cần đặt bé nằm ngửa, giữ hai chân song song với mặt giường rồi nghiêng thân trên của bé một góc 45 - 60 độ. Làm như vậy sẽ lợi dụng được áp lực không khí trong khí quản và dạ dày của bé để đẩy dòng sữa tràn ra ngoài khoang miệng.
Hút hết sữa trong họng bé
- Nếu có máy hoặc thiết bị chuyên dụng để hút sữa, bạn cần sử dụng ngay lập tức. Dùng loại ống mềm cho vào khoang miệng và cổ họng của bé để hút hết sữa ra ngoài.
- Nếu không có máy hút sữa, bạn có thể quấn gạc mềm quanh ngón tay rồi đưa vào khoang miệng, xuống đến tận cổ họng của bé để thấm hết sữa, không để cho sữa tràn vào khí quản khi bé hít thở lần nữa.
Kích thích cho bé ho
Vỗ vào lưng hoặc véo nhẹ lòng bàn chân bé để kích thích cho bé ho hoặc khiến bé thấy đau mà khóc. Ho hoặc khóc sẽ giúp bé đẩy hết dung dịch sữa bị tràn vào khí quản ra bên ngoài khoang miệng, khiến bé hít thở dễ dàng.
Tạo áp lực từ bên ngoài
Ngoài các cách trên, bạn có thể đặt hai bàn tay lên phần bụng trên của bé, sau đó ấn nhẹ theo nhịp để làm tăng áp lực ổ bụng. Dưới tác động của cơ hoành và một phần cơ ngực, dung dịch sữa sẽ bị đẩy ra ngoài. Lặp lại động tác như vậy sẽ giúp bé bớt nghẹt thở và hấp thu oxy dễ dàng hơn.
Cần chú ý mỗi lần ấn tay xuống bụng, bạn cần ấn dứt khoát rồi nhanh chóng nới lỏng tay để bé có thể tiếp tục hô hấp.
Sau khi thực hiện các thao tác sơ cứu thành công, dù bé đã hít thở bình thường, bạn cũng nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sỹ thăm khám và kiểm tra sức khỏe.
 

Bệnh viện ở Việt Nam xin lỗi về vụ giao nhầm trẻ sơ sinh

Bệnh viện ở Việt Nam xin lỗi về vụ giao nhầm trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh trong một bệnh viện ở Hà Nội.
Trẻ sơ sinh trong một bệnh viện ở Hà Nội.
CỠ CHỮ
Các bác sĩ tại một bệnh viện ở miền nam Việt Nam đã xin lỗi sau khi hai gia đình khám phá họ đã nuôi nhầm con người khác gần 3 tháng.

Bản tin hôm thứ ba của hãng thông tấn AAP của Úc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng một bé trai và một bé gái chào đời tại Bệnh viện đa khoa Long Khánh ở tỉnh Đồng Nai hồi đầu tháng giêng đã bị giao nhầm.

Sau khi mang con về nhà, hai người mẹ bắt đầu nghi ngờ khi thấy em bé không giống con mình và quyết định làm thủ tục xét nghiệm DNA.

Kết quả cho thấy hai gia đình đã nuôi con của nhau.

Hôm thứ bảy vừa qua, bệnh viện đã tổ chức cuộc gặp gỡ với hai gia đình để xin lỗi và trao đổi lại hai em bé.

Nguồn: AAP, Dan Tri

Cô bé tử vong giữa căn nhà đầy chó dữ

Cô bé tử vong giữa căn nhà đầy chó dữ
Thứ Tư, 27/03/2013 15:33 (GMT + 7)
Thi thể của cô bé Jade Anderson, 14 tuổi, được tìm thấy trong một ngôi nhà ở Atherton (Anh). Cái chết của em có thể liên quan đến lũ chó “mất kiểm soát” trong nhà.
Cảnh sát phát hiện thi thể Jade chiều 26-3 (giờ địa phương) sau khi có người nhìn em bất tỉnh trong ngôi nhà trên. Nguyên nhân tử vong chưa được kết luận nhưng trên người Jade có nhiều vết thương “do chó tấn công” và nhuộm đầy máu.
 
Jade thiệt mạng với nhiều vết thương do bị chó tấn công. Ảnh: Herald Sun
Cảnh sát khám nghiệm ngôi nhà nơi Jade thiệt mạng. Ảnh: Reuters

Jade không sống tại ngôi nhà trên. Theo một số hàng xóm, cô bé đến chơi với người bạn Kimberley Concannon và bị lũ chó tấn công khi đang ăn một chiếc bánh thịt nướng. Tuy nhiên, khi được tìm thấy, Jade chỉ có một mình trong nhà.

Cảnh sát đã phải dùng khiên che chắn khi xông vào ngôi nhà và buộc phải bắn hạ 4 trong số 5 con chó vì chúng “quá hung hăng và mất kiểm soát”. Xác của chúng đang được kiểm tra để làm rõ thêm vụ việc. Con thứ 5 không tham gia vụ tấn công thì đang bị nhốt chặt.

Tại Anh, ước tính có khoảng 210.000 người bị chó tấn công mỗi năm. Từ năm 2007 đến nay đã có 5 trẻ em và 1 người lớn bị chó cắn chết tại nhà riêng.
 
Theo Nld.com.vn

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh


Cha mẹ, đặc biệt là các cha mẹ trẻ, thường rất lo lắng về cách chăm sóc rốn cho trẻ mới sinh. Lời khuyên quan trọng nhất là giữ cuống rốn khô và sạch cho đến khi rốn rụng.
Dây rốn
Dây rốn nối bào thai với bà mẹ qua bánh nhau từ tuần lễ thứ sáu của thai kỳ cho đến lúc sinh. Là con đường sống, dây rốn cung cấp oxy, chất bổ dưỡng cho bào thai phát triển, và mang đi các chất thải trong bào thai. Lúc sinh, bởi vì trẻ sơ sinh có khả năng thở, bú và tiêu tiểu nên dây rốn trở nên không cần thiết, vì vậy, nó được kẹp và cắt ngay sau sinh.
Điều quan trọng là chăm sóc đúng cách phần cuống rốn còn lại này cho đến khi cuống rốn lành và rụng - thường khoảng hai tuần sau sinh. Cuống rốn sẽ đổi màu từ màu vàng xanh sang màu đen khi khô teo.
 Cần chăm sóc đúng cách phần cuống rốn còn lại này cho đến khi cuống rốn lành và rụng.
Tự chăm sóc rốn tại nhà Trong ngày đầu sau sinh, thường sau khi tắm bé, nhân viên y tế bôi dung dịch sát trùng lên cuống rốn để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
24 giờ sau sinh, khi mặt cắt rốn khô, có thể tháo kẹp rốn an toàn khỏi cuống rốn. Nên tháo kẹp rốn tại bệnh viện, trước khi trẻ sơ sinh được xuất viện về nhà. Kẹp rốn có thể cản trở trong khi thay tã tại nhà và có thể bị kéo giật lên, gây tổn thương chân rốn.
Các bác sĩ cho phép che phủ rốn bằng một lớp gạc vô khuẩn không gòn trong 1 - 2 ngày đầu. Có nhiều nghiên cứu cho thấy bôi dung dịch cồn 700 lên rốn mỗi ngày có thể làm chậm rụng rốn. Cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Giữ cho cuống rốn khô, để hở, cho phép cuống rốn tiếp xúc với không khí giúp cuống rốn mau khô. Quấn tã phía dưới rốn. Sau khi trẻ tiêu, tiểu cần thay tã ngay.
Khi rốn chưa rụng, tránh không đặt trẻ vào thau tắm. Dùng khăn nhỏ mềm lau người trẻ, sau khi lau người trẻ, dùng que gòn lau chân rốn trẻ (Hình).
Khi rốn rụng, có thể nhúng trẻ vào thau tắm.
Một ít máu khô dính ở chân rốn có thể bình thường.
Khi nào mang trẻ đi khám
Khi trẻ sơ sinh sốt cần mang trẻ đi khám ngay. Có một số tình huống bệnh liên quan đến rốn cần mang trẻ đi khám:
Nhiễm trùng rốn: nếu bạn thấy dấu hiệu đỏ, nóng, sưng hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, hoặc có nhiều dịch tiết quanh chân rốn, đặc biệt có mùi hôi, cần mang trẻ đi bệnh viện khám ngay. Đây là trường hợp trẻ bị nhiễm trùng rốn và vùng da quanh rốn, có thể nguy hiểm, cần được điều trị tại bệnh viện.
U hạt rốn: nếu bạn thấy chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài, không kèm dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, trẻ không nóng sốt, có thể trẻ bị u hạt rốn. Tại bệnh viện, u hạt rốn được điều trị với nitrate bạc.
Rỉ máu rốn kéo dài: nếu bạn thấy chân rốn rỉ máu nhiều và kéo dài, có thể là dấu hiệu của bệnh lý đông máu, cần đi khám bác sĩ.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Cai nghiện phim sex

Giadinh.net - Theo các chuyên gia, muốn cai nghiện phim sex trước tiên người nghiện phải kiểm soát được chứng nghiện của chính mình. Cai nghiện loại phim này không quá khó nhưng nó đòi hỏi sự kiên trì và lòng quyết tâm. Trong đó, tham gia các hoạt động bổ ích như học tập, giải trí, thể thao... là một trong những cách giúp cai nghiện phim sex hiệu quả.
Người nghiện dễ nhầm tưởng có sức khỏe tốt
Trên thực tế, có không ít người nghiện phim sex còn trẻ tuổi thường nhầm tưởng rằng mình có sức khỏe tốt nên không thể kiềm chế. Điều này, cực kỳ nguy hiểm nếu tiếp tục lao vào xem những loại phim này một cách vô độ. Do đó, tự kiểm tra xem mình có những biểu hiện của nghiện phim sex như: Luôn bị ám ảnh và thích tranh ảnh mát mẻ, phim gợi dục, luôn thấy mình sung mãn khi được xem loại phim này, ngồi Internet hàng giờ, hàng ngày chỉ để xem; Cảm thấy ham muốn xem phim vượt quá tầm kiểm soát; Mỗi ngày đều cảm thấy cần xem nhiều hơn mới đạt được “cảm xúc” như trước; Trạng thái tâm lý liên quan đến vấn đề tình dục thay đổi thất thường...
Khi biết bản thân bạn mắc chứng nghiện này, cần thể hiện bản lĩnh của mình để dứt khoát từ bỏ. Vì nghiện phim sex là một trong những biểu hiện của nghiện “yêu”. Điều này khiến những người nghiện mất khả năng thực hiện “chuyện đó” một cách an toàn do tính bản năng cao.
Các chuyên gia cho rằng, những người nghiện phim, ảnh sex thường có căn nguyên từ lúc còn nhỏ và giai đoạn thanh thiếu niên. Họ thường lớn lên trong môi trường gia đình có nhiều bất hòa hoặc không có sự quan tâm giáo dục. Vì vậy, xem phim là một cách để giải tỏa. Thói quen này dần trở thành một loại “thuốc giảm đau an thần” cho họ. Và rồi phim không đủ liều họ sa vào những cuộc tình một đêm, tình yêu ngoài luồng... Một kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy gần 60% những người nghiện phim sex và tình dục có bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ.
“Gốc” của cơn nghiện
Theo các chuyên gia y tế, não là nơi tiếp nhận và đáp ứng lại với đau và stress. Trong những đáp ứng đó có sự phóng thích endorphin và encephalin là những chất làm giảm đau, mang lại cảm giác khoan khoái. Những chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, ma túy... cũng kích thích não phóng thích ra những chất như vậy. Phim sex cũng là một trong những hành động khởi phát sự phóng thích endorphin và encephalin mạnh nhất.
Nếu biết áp dụng đúng và hợp lý, người được phóng thích nhiều endorphin và encephalin sẽ là người hạnh phúc. Nhưng những người nghiện web đen, lạm dụng nó giống như những người nghiện lạm dụng các chất gây nghiện. Họ thường sử dụng “chuyện đó” hoặc phim đen để giảm lo âu, giảm stress hơn là tận hưởng cảm giác của nó.
BS. Chuyên gia tư vấn Phạm Thị Vui, Trung tâm tư vấn SKSS, SKĐS và Nhi khoa Hiếu Thảo (Hà Nội) cho biết: “Người nghiện phim có cảm giác bất lực, không đủ sức để chống lại thói quen này. Dần dần thói quen sử dụng phim sex để giảm lo âu và stress trở thành phản xạ bắt buộc trong đời sống người nghiện và trở nên không thể kiểm soát được. Người nghiện phim đen vì không thể kiểm soát được hành vi “yêu đương” thường cảm thấy khổ tâm và xấu hổ, họ muốn ngừng lại nhưng thất bại để làm điều đó. Hậu quả là họ mất dần những mối quan hệ tốt, gặp khó khăn với công việc, gặp rắc rối về tài chính, mất hứng thú đối với những thú vui khác. Sau cùng là họ mất tự tin, thất vọng với cuộc sống và còn có thể bị bắt vì vi phạm pháp luật”.
Cách thoát khỏi phim sex
Theo PGS.TS Lê Thị Quý - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới & Phát triển, muốn từ bỏ thói quen xấu này, trước hết là phải ý thức được rằng nghiện phim sex là một vấn đề thực sự và gây hậu quả nghiêm trọng. Đa phần người nghiện không tự thay đổi được hành vi của mình, chỉ có thể kiềm chế được nó trong một khoảng thời gian ngắn. Sau đó, theo chu kỳ, theo thói quen, cơ thể đòi hỏi, họ lại buông trôi và bắt buộc phải tìm đến phim để giải tỏa. Do đó, khi đã nghiện nặng, cách từ bỏ hiệu quả là đến bệnh viện để được các bác sĩ có kinh nghiệm giúp đỡ và điều trị. Đồng thời, tham gia các hoạt động bổ ích như học tập, giải trí, thể thao... là một trong những cách giúp giảm nghiện.
BS.chuyên gia tư vấn Phạm Thị Vui tư vấn: “Trên thực tế, phim sex cũng có thể gây nghiện như rượu, thuốc lá hoặc ma túy. Nguyên nhân là trong lúc xem phim hoặc “gần gũi”, cơ thể chúng ta sẽ tạo ra một hỗn hợp nhiều loại hóa chất có tác dụng tạo cảm giác hưng phấn. Một số người nghiện các hóa chất này và bắt buộc phải tìm đến phim sex để thỏa mãn. Và cũng như các chứng nghiện khác, khi cơ thể đã quen với hóa chất thì người nghiện phải tăng “liều dùng”, tức là tăng tần suất xem thì mới có được cảm giác thỏa mãn như trước”.
Theo BS CKI Phạm Nam Việt, Phòng khám nam khoa, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thì để “cai nghiện”, cần phải kiên trì, tự giác cùng với những hỗ trợ chuyên môn từ bác sĩ. Các bước “cai nghiện” cũng tương tự như điều trị nghiện rượu vậy. Dù khó khăn nhưng nghiện phim sex hoàn toàn có thể điều trị được. Khi người nghiện nhận ra vấn đề và cần sự giúp đỡ thì đã có 50% sự thành công. Tốt nhất là nên ngừng ngay việc xem phim bằng cách ngừng mua sách báo hoặc DVD có hình ảnh khiêu dâm; Download những chương trình phần mềm cài đặt tiện ích khóa và ngăn chặn các hình ảnh khiêu dâm. Nếu là vợ hoặc chồng của mình nghiện loại phim này phải khéo léo chia sẻ để tìm ra lối thoát của chứng nghiện.
Đối với các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi vị thành niên, cha mẹ cần gần gũi, quản lý con em mình không để chúng giao du với kẻ xấu. Bởi vì những hành vi này chủ yếu chịu ảnh hưởng từ bạn bè. Đặc biệt, phải quản lý việc sử dụng máy tính và vào mạng Internet của các em. Nên để máy tính ở những nơi có người lớn quản lý được, không cho dùng trong phòng riêng. Nếu quá bận không thể giám sát con cái thì không nên cho nối mạng Internet hoặc nối mạng nhưng có cài các phần mềm chống web đen. Khuyến khích, động viên con trong việc học hướng tới những mục tiêu cụ thể để các em phấn đấu trở thành trò giỏi con ngoan.
Kỳ Anh

Cai nghiện phim sex

Giadinh.net - Theo các chuyên gia, muốn cai nghiện phim sex trước tiên người nghiện phải kiểm soát được chứng nghiện của chính mình. Cai nghiện loại phim này không quá khó nhưng nó đòi hỏi sự kiên trì và lòng quyết tâm. Trong đó, tham gia các hoạt động bổ ích như học tập, giải trí, thể thao... là một trong những cách giúp cai nghiện phim sex hiệu quả.
Người nghiện dễ nhầm tưởng có sức khỏe tốt
Trên thực tế, có không ít người nghiện phim sex còn trẻ tuổi thường nhầm tưởng rằng mình có sức khỏe tốt nên không thể kiềm chế. Điều này, cực kỳ nguy hiểm nếu tiếp tục lao vào xem những loại phim này một cách vô độ. Do đó, tự kiểm tra xem mình có những biểu hiện của nghiện phim sex như: Luôn bị ám ảnh và thích tranh ảnh mát mẻ, phim gợi dục, luôn thấy mình sung mãn khi được xem loại phim này, ngồi Internet hàng giờ, hàng ngày chỉ để xem; Cảm thấy ham muốn xem phim vượt quá tầm kiểm soát; Mỗi ngày đều cảm thấy cần xem nhiều hơn mới đạt được “cảm xúc” như trước; Trạng thái tâm lý liên quan đến vấn đề tình dục thay đổi thất thường...
Khi biết bản thân bạn mắc chứng nghiện này, cần thể hiện bản lĩnh của mình để dứt khoát từ bỏ. Vì nghiện phim sex là một trong những biểu hiện của nghiện “yêu”. Điều này khiến những người nghiện mất khả năng thực hiện “chuyện đó” một cách an toàn do tính bản năng cao.
Các chuyên gia cho rằng, những người nghiện phim, ảnh sex thường có căn nguyên từ lúc còn nhỏ và giai đoạn thanh thiếu niên. Họ thường lớn lên trong môi trường gia đình có nhiều bất hòa hoặc không có sự quan tâm giáo dục. Vì vậy, xem phim là một cách để giải tỏa. Thói quen này dần trở thành một loại “thuốc giảm đau an thần” cho họ. Và rồi phim không đủ liều họ sa vào những cuộc tình một đêm, tình yêu ngoài luồng... Một kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy gần 60% những người nghiện phim sex và tình dục có bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ.
“Gốc” của cơn nghiện
Theo các chuyên gia y tế, não là nơi tiếp nhận và đáp ứng lại với đau và stress. Trong những đáp ứng đó có sự phóng thích endorphin và encephalin là những chất làm giảm đau, mang lại cảm giác khoan khoái. Những chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, ma túy... cũng kích thích não phóng thích ra những chất như vậy. Phim sex cũng là một trong những hành động khởi phát sự phóng thích endorphin và encephalin mạnh nhất.
Nếu biết áp dụng đúng và hợp lý, người được phóng thích nhiều endorphin và encephalin sẽ là người hạnh phúc. Nhưng những người nghiện web đen, lạm dụng nó giống như những người nghiện lạm dụng các chất gây nghiện. Họ thường sử dụng “chuyện đó” hoặc phim đen để giảm lo âu, giảm stress hơn là tận hưởng cảm giác của nó.
BS. Chuyên gia tư vấn Phạm Thị Vui, Trung tâm tư vấn SKSS, SKĐS và Nhi khoa Hiếu Thảo (Hà Nội) cho biết: “Người nghiện phim có cảm giác bất lực, không đủ sức để chống lại thói quen này. Dần dần thói quen sử dụng phim sex để giảm lo âu và stress trở thành phản xạ bắt buộc trong đời sống người nghiện và trở nên không thể kiểm soát được. Người nghiện phim đen vì không thể kiểm soát được hành vi “yêu đương” thường cảm thấy khổ tâm và xấu hổ, họ muốn ngừng lại nhưng thất bại để làm điều đó. Hậu quả là họ mất dần những mối quan hệ tốt, gặp khó khăn với công việc, gặp rắc rối về tài chính, mất hứng thú đối với những thú vui khác. Sau cùng là họ mất tự tin, thất vọng với cuộc sống và còn có thể bị bắt vì vi phạm pháp luật”.
Cách thoát khỏi phim sex
Theo PGS.TS Lê Thị Quý - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới & Phát triển, muốn từ bỏ thói quen xấu này, trước hết là phải ý thức được rằng nghiện phim sex là một vấn đề thực sự và gây hậu quả nghiêm trọng. Đa phần người nghiện không tự thay đổi được hành vi của mình, chỉ có thể kiềm chế được nó trong một khoảng thời gian ngắn. Sau đó, theo chu kỳ, theo thói quen, cơ thể đòi hỏi, họ lại buông trôi và bắt buộc phải tìm đến phim để giải tỏa. Do đó, khi đã nghiện nặng, cách từ bỏ hiệu quả là đến bệnh viện để được các bác sĩ có kinh nghiệm giúp đỡ và điều trị. Đồng thời, tham gia các hoạt động bổ ích như học tập, giải trí, thể thao... là một trong những cách giúp giảm nghiện.
BS.chuyên gia tư vấn Phạm Thị Vui tư vấn: “Trên thực tế, phim sex cũng có thể gây nghiện như rượu, thuốc lá hoặc ma túy. Nguyên nhân là trong lúc xem phim hoặc “gần gũi”, cơ thể chúng ta sẽ tạo ra một hỗn hợp nhiều loại hóa chất có tác dụng tạo cảm giác hưng phấn. Một số người nghiện các hóa chất này và bắt buộc phải tìm đến phim sex để thỏa mãn. Và cũng như các chứng nghiện khác, khi cơ thể đã quen với hóa chất thì người nghiện phải tăng “liều dùng”, tức là tăng tần suất xem thì mới có được cảm giác thỏa mãn như trước”.
Theo BS CKI Phạm Nam Việt, Phòng khám nam khoa, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thì để “cai nghiện”, cần phải kiên trì, tự giác cùng với những hỗ trợ chuyên môn từ bác sĩ. Các bước “cai nghiện” cũng tương tự như điều trị nghiện rượu vậy. Dù khó khăn nhưng nghiện phim sex hoàn toàn có thể điều trị được. Khi người nghiện nhận ra vấn đề và cần sự giúp đỡ thì đã có 50% sự thành công. Tốt nhất là nên ngừng ngay việc xem phim bằng cách ngừng mua sách báo hoặc DVD có hình ảnh khiêu dâm; Download những chương trình phần mềm cài đặt tiện ích khóa và ngăn chặn các hình ảnh khiêu dâm. Nếu là vợ hoặc chồng của mình nghiện loại phim này phải khéo léo chia sẻ để tìm ra lối thoát của chứng nghiện.
Đối với các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi vị thành niên, cha mẹ cần gần gũi, quản lý con em mình không để chúng giao du với kẻ xấu. Bởi vì những hành vi này chủ yếu chịu ảnh hưởng từ bạn bè. Đặc biệt, phải quản lý việc sử dụng máy tính và vào mạng Internet của các em. Nên để máy tính ở những nơi có người lớn quản lý được, không cho dùng trong phòng riêng. Nếu quá bận không thể giám sát con cái thì không nên cho nối mạng Internet hoặc nối mạng nhưng có cài các phần mềm chống web đen. Khuyến khích, động viên con trong việc học hướng tới những mục tiêu cụ thể để các em phấn đấu trở thành trò giỏi con ngoan.
Kỳ Anh

Giảm tải bệnh viện - Chờ ít nhất 7 năm nữa...

ặc dù đã mở rộng, thêm giường bệnh, nâng cấp cơ sở vật chất, cải tiến thủ tục hành chính… nhưng nhiều bệnh viện vẫn quá tải trầm trọng, công suất sử dụng giường rất cao. Người bệnh phải chen chúc, chờ đợi hàng giờ mới được khám bệnh… Đây là vấn đề được Bộ Y tế thẳng thắn nhìn nhận tại hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giảm tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020, diễn ra ngày 22-3 tại Hà Nội.
Chờ khám bệnh tại BV Nhi đồng 2. Ảnh: Mai Hải
Quá tải và nhếch nhác
Để giảm tải bệnh viện, thời gian qua Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tập trung đầu tư xây mới, cải tạo cơ sở vật chất, mở rộng nhiều loại hình điều trị. Đồng thời tăng cường cải cách thủ tục hành chính khám chữa bệnh, tăng số phòng khám, tăng số giường bệnh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thẳng thắn chỉ ra, qua kiểm tra nhiều bệnh viện, tình trạng quá tải vẫn diễn ra trầm trọng, nhất là các bệnh viện lớn ở Hà Nội và TPHCM. Người dân đi khám chữa bệnh vẫn rất bức xúc, mệt mỏi vì phải chen chúc, chờ đợi hàng giờ mới được khám bệnh, thậm chí mất cả ngày mới có được kết quả xét nghiệm, chiếu chụp.
Không chỉ vậy, bản thân Bộ trưởng Bộ Y tế cũng bày tỏ sự bức xúc khi nhiều bệnh viện chưa quan tâm đúng mức tới khoa khám bệnh và khu đón tiếp bệnh nhân nên tình trạng nhếch nhác, lộn xộn xảy ra ở nhiều nơi, gây cảm giác phản cảm, khó chịu cho người dân ngay khi đặt chân vào bệnh viện. “Bệnh viện phải xanh - sạch - đẹp. Khoa khám bệnh là nơi thể hiện bộ mặt của bệnh viện, cũng như cách điều hành quản lý bệnh viện của giám đốc bệnh viện. Nhưng thực tế, tại khoa khám bệnh nhiều bệnh viện lại quá lộn xộn, chen chúc người bệnh, thiếu quạt, thiếu ghế cho người bênh… Vì vậy phải quyết liệt thay đổi diện mạo của khoa khám bệnh” - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ rõ.
Về phía Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê thừa nhận, dù đã làm hết sức nhưng công tác khám chữa bệnh còn nhiều thách thức, tình trạng quá tải vẫn là vấn đề nổi cộm trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tiếp tục gia tăng. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh còn nhiều vấn đề cần chấn chỉnh, từ thái độ phục vụ, ứng xử của một bộ phận cán bộ y tế cho tới năng lực chuyên môn của y bác sĩ ở tuyến dưới. Ông Khuê cũng cho biết, trong năm qua, trong số hơn 1.000 bệnh viện của cả nước đã tăng thêm được hơn 12.700 giường bệnh, bình quân đạt 24,7 giường bệnh/vạn dân.
Tuy nhiên, số người bệnh tới khám chữa bệnh và điều trị tại các bệnh viện cũng tăng rất cao, với trên 132 triệu lượt người khám chữa bệnh, tăng gần 7%. Do đó quá tải bệnh viện vẫn nghiêm trọng dù công suất sử dụng giường bệnh có giảm nhẹ từ 100,5% xuống còn 99,4%. Tuy nhiên, tại các bệnh viện tuyến trung ương công suất sử dụng giường bệnh vẫn ở mức 112,5%, thậm chí khoa, phòng như ung bướu, sản, nhi, chấn thương… tỷ lệ này lên trên 120%. Trong khi đó, khuyến cáo của WHO khi công suất sử dụng giường bệnh từ 85% trở lên sẽ dẫn tới tình trạng quá tải, không đủ giường bệnh phục vụ bệnh nhân.
Quá tải và chờ đợi là tình trạng phổ biến tại các bệnh viện.
Phải làm người bệnh... hài lòng
Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, “Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó mục tiêu lớn nhất là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và làm hài lòng người bệnh. Để triển khai thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện, Bộ Y tế và các bệnh viện phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở, xây dựng mạng lưới bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện lớn và đẩy mạnh phát triển hệ thống bác sĩ gia đình nhằm nâng cao chăm sóc sức khỏe ban đầu toàn diện và liên tục.
Cùng với đó, Bộ Y tế tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp và xây mới các cơ sở khám chữa bệnh, dự kiến sẽ có khoản kinh phí tới 4.500 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp một loạt bệnh viện tuyến tỉnh nhằm thu hút người bệnh, giảm tải cho bệnh viện tuyến trung ương. Đáng chú ý, Bộ Y tế cũng sẽ có cơ chế chính sách về tài chính, nhân lực tạo điều kiện cho các bệnh viện hoạt động hiệu quả và phát triển hơn. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhấn mạnh, Bộ Y tế sẽ sớm ban hành quy định về quy trình khám chữa bệnh nhằm giảm tiêu cực, phiền hà, bức xúc của người dân khi đi khám chữa bệnh. Đồng thời, hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, xét nghiệm lâm sàng, dịch vụ kỹ thuật cao gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh, tăng cường giáo dục nâng cao y đức, tinh thần thái độ ứng xử, chăm sóc bệnh nhân của cán bộ y tế với mục tiêu đặt sự hài lòng của người bệnh lên hàng đầu.


Đề án giảm quá tải bệnh viện đặt ra mục tiêu giảm công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội và TPHCM xuống dưới 100%, cơ bản khắc phục tình trạng nằm ghép từ năm 2015, phấn đấu từ năm 2020 trở đi không còn tình trạng quá tải bệnh viện. Trước mắt tập trung giải quyết giảm quá tải ở các chuyên khoa ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi. Đồng thời nâng công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện tuyến huyện và tỉnh đạt 60% vào năm 2015 và 80% năm 2020

Niềm hạnh phúc của người mẹ đơn thân



Ngày  hôm nay cũng như bao ngày trước đó, tôi luôn tự dành cho mình 15 phút thực sự bình yên khi đưa con trai đến trường. Tôi ngồi ngắm con chơi đùa với bạn bè cùng trang lứa cho đến khi trống trường vang lên.

Đứng trên tầng 2 của trường nhìn xuống, các bé học sinh chơi nhảy dây, đánh cầu lông mà trong tôi chợt ùa về khoảnh khắc tuổi thơ 20 năm về trước. Ôi cái ngày mà chỉ ăn học với tâm hồn thực sự trong sáng mà không hề biết rằng, quãng đường sau này khi bước chân vào đời lại khó khăn và ghập ghềnh đến vậy.

Sau một năm với bao sự thay đổi khiến tôi cảm thấy cuộc sống thực sự không cho phép mình được gục ngã. Có những lần tôi từng nghĩ tại sao tôi đã gặp rất nhiều những khó khăn rồi mà sao ông trời không cho tôi được bình yên. Tại sao không cho tôi được một điểm để bấu víu. Nhưng không! Khi tĩnh tâm thì tôi mới hiểu. Cuộc sống càng khắc nghiệt bao nhiêu thì sẽ càng tôi luyện cho mình sự mạnh mẽ bấy nhiêu. Ai cũng từng vấp ngã nhưng để đứng dậy được, mỗi chúng ta đều phải bám chặt vào đất hay đầu gối chân. Vậy đấy cũng được coi là một bấu víu rồi đó thôi. Nghĩ như vậy nên tôi hiểu mình phải cố gắng từ trong chính tâm hồn của mình. "Bạn không phải là con người như bạn nghĩ, nhưng những gì bạn nghĩ sẽ tạo nên con người bạn". Đó là câu nói để tôi có thể vượt qua được khó khăn sắp tới.

Vì sao tôi lại nói như vậy trước khi chia sẻ với các bạn những điều mà tôi đang gặp phải? Bởi tôi muốn trong suy nghĩ của mình phải có sự cố gắng trước khi nói một điều gì đó. Năm 2011, tôi đã từng tin tưởng đứng tên vay tiền cho một người bạn với số tiền gần 30 triệu trả dần sau 3 năm với cả gốc lẫn lãi là 45 triệu. Lúc đó người bạn ấy nói rằng: "Hàng tháng sẽ trả tiền ngân hàng cho đến khi hết món nợ". Tôi đã hết lòng giúp đỡ họ để ngày hôm nay, ngân hàng đến tận nhà tôi để đòi tiền sau 4 tháng trời họ không đóng tiền gốc và lãi.
Royalty-free Image: Sad little boy
Hãy cho tôi đủ sức mạnh để có thể vượt qua những giai đoạn vất vả này! (Ảnh minh họa)
Tôi gọi điện thì họ tắt máy, đến nhà thì được biết họ đã trốn vì nợ nần quá nhiều. Mẹ tôi biết chuyện đã mắng tôi thậm tệ. Tôi không sợ điều đó mà tôi chỉ thấy mất đi lòng tin với một người bạn tôi đã từng coi là người anh em thân thiết.
Rồi đến chuyện chồng cũ của tôi mấy hôm trước gọi điện bảo: "Em và con có khỏe không? Anh bị mất việc rồi em ạ. Tiền ăn của con từ tháng 2 anh chưa gửi được. Em thưa thưa cho anh khi có công việc mới anh sẽ gửi luôn những tháng còn thiếu”. Nghe xong sao tôi thấy bàng hoàng như chính tôi vừa bị nghỉ việc vậy? Tôi không còn trách anh những chuyện đã được coi là quá khứ. Tôi cũng chẳng tính toán số tiền 500.000 đồng/tháng anh gửi cho con tôi. Với tôi, đồng tiền không phải là tất cả để có thể được - mất. Tôi đã trả lời: "Anh cứ tập trung kiếm việc mà lo cho gia đình đi. Hiện tại, em vẫn còn sức để nuôi con thật tốt. Khóa học vừa rồi con lại được học bổng 200$ ở trung tâm Tiếng Anh nên em cũng bớt đi một chút gánh nặng tiền học phí. Ở trường con vẫn là một học sinh giỏi thuộc diện tiềm năng nguồn”. Anh đã khóc qua điện thoại và cảm ơn tôi đã nuôi dạy con anh được như vậy. Bỗng nhiên trên má tôi có những giọt nước mắt lăn từ lúc nào không biết.
Quá khứ đã khép lại, tôi bỗng thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn. Mong rằng anh sẽ sớm tìm được công việc để lo cho gia đình mới. Cái gia đình mà anh đã đánh đổi tôi và đứa con trai cùng với bao ngọt bùi tình cảm vợ chồng thuở hàn vi. Giờ đây, ngoài việc nuôi đứa con trai ăn học, tôi không nhận được một đồng trợ cấp nào từ anh cộng thêm phải gánh món nợ ngân hàng này. Tôi không muốn vay tiền bố mẹ bởi để có được tiếng nói trong gia đình như ngày hôm nay, tôi đã phải cố gắng bằng hết sức của mình. Tôi sẽ không vay tiền bạn bè bởi tôi hiểu đồng tiền sẽ có thể làm mất đi tình cảm. Tôi không đánh đổi bản thân mình cho một ai đó để có được số tiền trả nợ bởi phía sau tôi là đứa con trai. Tôi sẽ tìm được hướng đi cho mình. Chắc chắn là vậy.

Công việc của tôi hiện tại chỉ đủ trang trải cho con tôi tiền ăn học mỗi tháng 3 triệu. Tôi còn phải đóng tiền ăn cho bố mẹ một triệu. Bắt đầu từ bây giờ, tôi biết chặng đường tiếp theo của mình sẽ chông gai hơn, khó khăn hơn gấp 2 - 3 lần trước đó. Nhưng tôi luôn hy vọng rằng ông trời sẽ không phụ sự cố gắng của tôi.
Tôi nhớ đến hai câu thơ: "Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Giờ thì tôi đã hiểu ý nghĩa của hai câu thơ đó. Hãy cho tôi đủ sức mạnh để có thể vượt qua những giai đoạn vất vả này.
Theo 24h