ặc dù đã mở rộng, thêm
giường bệnh, nâng cấp cơ sở vật chất, cải tiến thủ tục hành chính…
nhưng nhiều bệnh viện vẫn quá tải trầm trọng, công suất sử dụng giường
rất cao. Người bệnh phải chen chúc, chờ đợi hàng giờ mới được khám bệnh…
Đây là vấn đề được Bộ Y tế thẳng thắn nhìn nhận tại hội nghị triển khai
quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giảm tải bệnh viện giai
đoạn 2013 - 2020, diễn ra ngày 22-3 tại Hà Nội.
Chờ khám bệnh tại BV Nhi đồng 2. Ảnh: Mai Hải
|
Quá tải và nhếch nhác
Để giảm tải bệnh viện, thời gian
qua Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tập trung đầu tư xây mới, cải tạo
cơ sở vật chất, mở rộng nhiều loại hình điều trị. Đồng thời tăng cường
cải cách thủ tục hành chính khám chữa bệnh, tăng số phòng khám, tăng số
giường bệnh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thẳng thắn
chỉ ra, qua kiểm tra nhiều bệnh viện, tình trạng quá tải vẫn diễn ra
trầm trọng, nhất là các bệnh viện lớn ở Hà Nội và TPHCM. Người dân đi
khám chữa bệnh vẫn rất bức xúc, mệt mỏi vì phải chen chúc, chờ đợi hàng
giờ mới được khám bệnh, thậm chí mất cả ngày mới có được kết quả xét
nghiệm, chiếu chụp.
Không chỉ vậy, bản thân Bộ trưởng
Bộ Y tế cũng bày tỏ sự bức xúc khi nhiều bệnh viện chưa quan tâm đúng
mức tới khoa khám bệnh và khu đón tiếp bệnh nhân nên tình trạng nhếch
nhác, lộn xộn xảy ra ở nhiều nơi, gây cảm giác phản cảm, khó chịu cho
người dân ngay khi đặt chân vào bệnh viện. “Bệnh viện phải xanh - sạch -
đẹp. Khoa khám bệnh là nơi thể hiện bộ mặt của bệnh viện, cũng như cách
điều hành quản lý bệnh viện của giám đốc bệnh viện. Nhưng thực tế, tại
khoa khám bệnh nhiều bệnh viện lại quá lộn xộn, chen chúc người bệnh,
thiếu quạt, thiếu ghế cho người bênh… Vì vậy phải quyết liệt thay đổi
diện mạo của khoa khám bệnh” - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ rõ.
Về phía Cục Quản lý khám chữa
bệnh, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê thừa nhận, dù đã làm hết sức nhưng công
tác khám chữa bệnh còn nhiều thách thức, tình trạng quá tải vẫn là vấn
đề nổi cộm trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tiếp tục gia
tăng. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh còn nhiều vấn đề cần chấn chỉnh,
từ thái độ phục vụ, ứng xử của một bộ phận cán bộ y tế cho tới năng lực
chuyên môn của y bác sĩ ở tuyến dưới. Ông Khuê cũng cho biết, trong năm
qua, trong số hơn 1.000 bệnh viện của cả nước đã tăng thêm được hơn
12.700 giường bệnh, bình quân đạt 24,7 giường bệnh/vạn dân.
Tuy nhiên, số người bệnh tới khám
chữa bệnh và điều trị tại các bệnh viện cũng tăng rất cao, với trên 132
triệu lượt người khám chữa bệnh, tăng gần 7%. Do đó quá tải bệnh viện
vẫn nghiêm trọng dù công suất sử dụng giường bệnh có giảm nhẹ từ 100,5%
xuống còn 99,4%. Tuy nhiên, tại các bệnh viện tuyến trung ương công suất
sử dụng giường bệnh vẫn ở mức 112,5%, thậm chí khoa, phòng như ung
bướu, sản, nhi, chấn thương… tỷ lệ này lên trên 120%. Trong khi đó,
khuyến cáo của WHO khi công suất sử dụng giường bệnh từ 85% trở lên sẽ
dẫn tới tình trạng quá tải, không đủ giường bệnh phục vụ bệnh nhân.
Quá tải và chờ đợi là tình trạng phổ biến tại các bệnh viện.
|
Phải làm người bệnh... hài lòng
Trước thực trạng trên, Bộ trưởng
Bộ Y tế nêu rõ, “Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020” đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó mục tiêu lớn nhất là nâng
cao chất lượng khám chữa bệnh và làm hài lòng người bệnh. Để triển khai
thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện, Bộ Y tế và các bệnh viện phải
tập trung vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở, xây
dựng mạng lưới bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện lớn và đẩy mạnh phát
triển hệ thống bác sĩ gia đình nhằm nâng cao chăm sóc sức khỏe ban đầu
toàn diện và liên tục.
Cùng với đó, Bộ Y tế tiếp tục đầu
tư mở rộng, nâng cấp và xây mới các cơ sở khám chữa bệnh, dự kiến sẽ có
khoản kinh phí tới 4.500 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp một loạt bệnh
viện tuyến tỉnh nhằm thu hút người bệnh, giảm tải cho bệnh viện tuyến
trung ương. Đáng chú ý, Bộ Y tế cũng sẽ có cơ chế chính sách về tài
chính, nhân lực tạo điều kiện cho các bệnh viện hoạt động hiệu quả và
phát triển hơn. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhấn mạnh,
Bộ Y tế sẽ sớm ban hành quy định về quy trình khám chữa bệnh nhằm giảm
tiêu cực, phiền hà, bức xúc của người dân khi đi khám chữa bệnh. Đồng
thời, hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, xét nghiệm lâm sàng, dịch vụ kỹ
thuật cao gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh, tăng cường giáo
dục nâng cao y đức, tinh thần thái độ ứng xử, chăm sóc bệnh nhân của cán
bộ y tế với mục tiêu đặt sự hài lòng của người bệnh lên hàng đầu.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét