Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Phát điên' vì con không chịu vào lớp

Quanh thắc mắc nên chăng cắt bao quy đầu cho con, em cũng muốn góp chuyện đôi lời.
Bin lớn nhà em hồi 30 tháng tuổi cũng bị chít hẹp bao quy đầu. Mỗi lần nhìn ‘cậu nhỏ’ của con phồng lên khi đi tiêu mà em vừa buồn cười lại vừa lo. Em có tìm hiểu trên một số sách, báo thì thấy khuyên nên đưa con đến bệnh viện khám và làm thủ thuật cắt bao quy đầu. Thế là hai vợ chồng sấp ngửa ‘tha lôi’ con lên bệnh viện tỉnh (cách nhà gần 50km) để làm các xét nghiệm cần thiết. Đến khi khám xong cho bé, bác sĩ nghiêm mặt nói gọn một câu: “Phải cắt bao quy đầu thôi. Để dễ gây viêm nhiễm”.
Sau khi cắt bao quy đầu, Bin lớn khóc ròng đến phát sốt và nửa tháng trời nhịn tiểu, ăn uống kém… nhìn mặt con hóp lại, xanh xao mà vợ chồng em xót vô cùng.
'Dại' mới cắt bao quy đầu cho con - 1
Sau khi cắt bao quy đầu, Bin lớn khóc ròng đến phát sốt và nửa tháng trời nhịn tiểu, ăn uống kém… nhìn mặt con hóp lại, xanh xao mà vợ chồng em xót vô cùng. (Ảnh minh họa)
Sinh Bin bé, em cũng rất chú ý vệ sinh cho con để tránh việc phải cắt bao quy đầu như anh. Nhưng đúng là người tính không bằng trời! Khi Bin bé được 10 tháng tuổi, thấy dòng nước tiểu của bé vọt cần câu mỗi lần đi vệ sinh, em chắc mẩn 'lại bị chít hẹp bao quy đầu rồi'. Nhớ lại cảnh Bin lớn xanh xao, khóc ròng vì đau… em ám ảnh hoảng hết cả loạn.
Em bàn với chồng không đưa Bin bé đi bệnh viện nữa vì ‘bác sĩ bệnh viện nhiều khi chỉ toàn quan trọng hóa vấn đề’, như lời bá chồng em nói.
Cuối tuần, em đưa Bin bé đi khám bác sĩ tư gần nhà và chị ấy cũng khuyên nên cho bé tiến hành tiểu phẫu sớm sẽ đỡ đau. Cắt bao quy đầu cũng có một số cái lợi là giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu… (Em nhớ ang áng lời bác sĩ nói thế). Nhưng khi cắt xong bé có thể sẽ quấy khóc vì đi tiêu bị xót, thậm chí, một số bé sợ quá còn ốm sốt…
Có Bin lớn là bài học nhãn tiền nên em băn khoăn khá nhiều. Em hỏi bác sĩ có cách nào khác không. Bác sĩ im lặng một chút rồi nói: “Một số bé chỉ cần nong, không cần cắt và gây mê gì hết… Nhưng làm tiểu phẫu vẫn tốt hơn". Em kiên quyết nài nỉ bác sĩ nong bao quy đầu cho con, cuối cùng chị cũng đồng ý.
Em mất 2 ngày phải đưa con đến bác sĩ nong bao quy đầu. Lần nào bác sĩ cũng lấy tay vuốt ngược da bao quy đầu về phía thân dương vật của bé, sau đó dặn em về nhà khi nào tắm cho con thì cũng làm tương tự. Lúc nhìn bác sĩ nong cho con mà em cứ thấy xót lòng xót dạ thế nào ấy.
Nong bao quy đầu, Bin em khó chịu nên mặt mày cứ xị hết cả ra. Bé cũng khóc nhưng không khóc dai dẳng như Bin anh (có lẽ là do đỡ đau hơn?). Sau khi đi thăm khám lại, bác sĩ bảo con em không cần thực hiện cắt bao quy đầu nữa và nói ‘chú chim nhỏ’ của con đã hoạt động bình thường. Bố mẹ không phải lo gì nữa’.
Từ kinh nghiệm nuôi con của mình, em thấy mẹ nào ‘dại’ mới đưa con đi cắt bao quy đầu bởi đó có thể là một thủ thuật không cần thiết nếu mẹ biết cách vệ sinh và nong 'cậu nhỏ' cho con hàng ngày.

'Phát điên' vì con không chịu vào lớp

3 tháng gần đây, sáng nào của em cũng như cực hình vì cậu con trai bỗng nhiên giở chứng.
Hãy đến với chuyên mục Làm mẹ của Eva để hiểu hơn những điều Người mẹ cần biết , cách Chăm sóc trẻ sơ sinh, Chọn đồ chơi cho bé, Kinh nghiệm của mẹ, cách Dạy con tuổi dậy thì hay mẹTây dạy con và chia sẻ cảm xúc trong Tâm sự người mẹ bạn nhé!
Giờ con em 3 tuổi, em cho 'đi lính' từ năm 1 tuổi tròn. Lớp tư thục nên chỉ có một vài cô. Năm đầu tiên thì chắc do bé quá lại là 'lính' mới nên các cô đặt đâu ngồi đấy. Đến năm thứ 2 thì thành 'hổ báo'. Hôm nào cũng cắn nhau, đánh nhau sứt sẹo đầy người. Nhưng nhờ biết cách nịnh hót và lấy lòng các cô nên chỉ bị đét đít và úp mặt vào tường là cùng. Vụ này rất nhiều lần em chứng kiến tận mắt. Đại khái là mọi thứ trong lớp rất bình thường.
Rắc rối xuất hiện trong 3 tháng đổ lại đây. Vào một sáng đẹp trời, đến cửa lớp, tự dưng cu cậu lăn ra khóc rất thảm thiết, nhất quyết không chịu vào lớp và đòi về. Em lo lắm, tưởng cậu chàng 'khó ở' nên hỏi han đủ kiểu như con nhất mực "Không đi học đâu' và níu tay mẹ đòi 'play truan'. Thậm chí, lăn ra giẫy 'đành đạch' giữa đường giữa phố 'hồn nhiên như cô tiên' (mà vụ ăn vạ thế này trước đây tuyệt đối không có). Từ sáng đẹp trời đó, ngày nào cũng một vở tuồng chèo tái diễn, con lăn ra khóc như cha chết mẹ chết, bám cẳng bám càng mẹ đòi về bằng được. Đến nỗi em phải nhờ sự trợ giúp của 3, 4 cô giáo, con mới chịu vào lớp trong tình trạng bị 'trói chặt' vác vào.
'Phát điên' vì con không chịu vào lớp - 1
3 tháng gần đây, sáng nào của em cũng như cực hình vì cậu con trai bỗng nhiên giở chứng. (Ảnh minh họa).
Em tìm đủ mọi biện pháp để xem con bị làm sao. Lúc đầu tưởng 'ông ý' bị bạn bắt nạt, hoặc bị cho vào 'chế độ quân phiệt' quản thúc riêng. Nhưng theo dõi camera vẫn thấy cu cậu tha không đánh các bạn thì thôi, chứ chả bạn nào dám 'lớ xớ' động tay, động chân. Vẫn chơi rất vui và hò hét inh ý ỏi cùng các bạn. Các cô thì vẫn kiên nhẫn nhẹ nhàng. Nhiều lúc em còn thấy phục sự hiền hòa của các cô, chứ phải em thì chắc em hóa rồng với 'lũ giặc' đấy rồi.
Em chuyển sang 'oánh' bài úp, thi thoảng vào lớp bất chợt hoặc nhờ bà ngoại tạt qua tạt lại xem thằng cháu ra sao, vẫn nghịch như thường. Về nhà dò hỏi con đủ trò, nào là cô có đánh con bao giờ không, bạn có chơi cùng không, bạn có ghét không, có đánh nhau với bạn không, có bị nhốt không, hay gì gì đó... thì thấy con trả lời bình thường. Hỏi thích đi học không thì nhóc bảo thích đi học lắm, hỏi thế sao khóc khi vào lớp thì im.
Mà lạ cái chỉ làm trò lúc đi học thôi. Còn lúc về thì hôn hít bạn bè cô giáo lưu luyến lắm, về nhà vẫn nhẩy nhót, hát hò, gào thét như thường. Chứ nó mà lăn ra khóc đòi ở lại lớp chắc em đáp ứng liền.
Em cũng dở đủ 'thủ đoạn' rồi. Từ nghiêm khắc, khuyên bảo, đe dọa , năn nỉ, dụ dỗ, roi vọt, lờ đi, rồi nhờ người khác đưa đi học, hay tự tay dẫn nó vào lớp... mà đến giờ vẫn không có gì khả quan hơn.
3 tháng gần đây, sáng nào của em cũng như cực hình. Mà lạ, con em 'diễn' mãi không thấy chán! Thêm cái tức là trước khi vào lớp, từ nhà đến trường, cậu chàng vẫn hát véo von, rồi nhải đi nhải lại câu không khóc đâu, không khóc đâu, thế mà đến cửa lớp một phát là trở mặt ngay. Em nản lắm rồi!
Có mẹ nào có con như con em không? Hoặc chí ít có sáng kiến nào giúp em không? Chứ em sắp phát điên rồi!

Nghệ thuật cho con bú

Cho con bú tưởng chừng là lẽ tự nhiên của mỗi người mẹ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cho con bú đúng cách.
1. Bắt đầu cho con bú từ 30 phút - một giờ sau sinh
Nếu như bạn sinh thường thì có thể cho con bú ngay trong vòng 30 phút - 1 giờ sau sinh. Nếu bạn sinh mổ, thời gian bắt đầu khoảng sau 6 giờ vì bạn phải hồi phục sau tác dụng của thuốc mê. Trường hợp gây tê để mổ thì thời gian ngắn hơn.
Đa số các mẹ thường chờ "sữa xuống" tức là 1-2 ngày sau sinh mới cho con bú. Đây là quan niệm sai lầm và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ bởi bú muộn, trẻ không nhận được sữa non. Trong sữa non có nhiều sinh tố A chống bệnh khô mắt, nhiều kháng thể giúp bé chống nhiễm khuẩn và dị ứng, giúp bé đỡ vàng da. Ngược lại, cho trẻ bú muộn, sẽ làm chậm sự tiết sữa của mẹ. Động tác mút ti mẹ sẽ kích thích sự tiết oxytocin ở não mẹ. Đó là chất làm cho sữa trong ti chảy ra, đồng thời cũng có tác dụng làm co cơ tử cung giúp ngưng chảy máu sau sinh.
Ngoài ra, bạn nên tích cực ăn uống hằng ngày và sữa của bạn sẽ về trong một vài ngày tới.
Nghệ thuật cho con bú - 1
Cho con bú tưởng chừng là lẽ tự nhiên của mỗi người mẹ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cho con bú đúng cách. (Ảnh minh họa).
2. Bế con ở vị trí thích hợp khi cho bú
Bạn nên chú ý để đầu và thân bé trên cùng một đường thẳng, bụng bé áp sát với bụng mẹ. Mặt bé đối diện với ti, môi đối diện với đầu ti. Sau đó, đỡ đầu, thân và mông bé.
Nếu như bạn nhận thấy có những dấu hiệu sau thì chứng tỏ bé đã bắt đầu ngậm bắt ti tốt và bạn đã bế con bú ở vị trí đúng cách:
- Miệng bé mở rộng
- Cằm bé chạm vào ti mẹ
- Môi dưới đưa ra ngoài.
- Bé ngậm cả quầng ti, quầng ti còn lại ở phía trên miệng bé nhiều hơn ở phía dưới.
- Má bé phồng ra
- Khi bú đúng, bé sẽ mút chậm, sâu, thỉnh thoảng ngừng lại và bạn có thể nghe tiếng nuốt "ực" của bé.
Khi cho con bú ở vị trí thích hợp, trẻ vừa cảm thấy thoải mái khi bú lại vừa giúp giảm thiểu đau nhức đầu ti cho mẹ.
Nghệ thuật cho con bú - 2
Mẹ hãy chọn tư thế thích hợp nhất khi cho con bú. (Ảnh minh họa).
3. Để bé tự điều chỉnh nhịp độ
Hãy để cho bé bú lần đầu liền một mạch đến khi ti mềm thì thôi – thường là khoảng 15 phút. Sau đó cho bé bú tiếp ti bên kia. Nếu bé vẫn đói thì sẽ bám lấy, còn nếu không để lần bú tiếp theo sẽ cho bé bú ti bên kia. Nếu vài tuần đầu bé chỉ bú một bên ti thì bạn nên hút sữa ở ti bên kia ra để giảm áp lực và duy trì nguồn cung cấp sữa.
Nếu bé đang bú bỗng dừng lại nhìn chằm chằm vào bạn hoặc nhìn ngó xung quanh, hãy tận hưởng cảm giác thú vị này. Hãy xem như đây là cơ hội để giảm tốc độ bú xuống và giúp bé gắn bó với mẹ hơn.
4. Đừng cho bé ngậm vú giả quá sớm
Một số bé cảm thấy rất thích ngậm cái gì đó. Có thể cho bé ngậm vú giả nhưng nên cẩn thận vì cho bé ngậm quá sớm có thể ảnh hưởng đến việc bú mẹ. Viện nhi khoa của Mỹ khuyến cáo chỉ cho trẻ ngậm vú giả sau ít nhất 1 tháng để trẻ quen với vú mẹ trước đã.
5. Hãy chăm sóc đầu ti
Sau khi cho con bú, hãy để đầu ti khô một cách tự nhiên. Nếu bạn đang vội, hãy lau khô đầu ti thật nhẹ nhàng. Để đầu ti khô ráo mỗi lần cho con bú, hãy thay áo lót thường xuyên.
Khi bạn tắm, không nên thoa xà phòng thơm, sữa tắm vào đầu ti. Nếu đầu ti quá khô hoặc bị nẻ, có thể dùng dầu thoa có chứa lanolin, hoặc một số loại dầu ôliu lên đầu ti.
Cho trẻ bú bao nhiêu thì đủ?
Thường trẻ bú theo nhu cầu và nhu cầu này khác nhau ở từng trẻ. Trung bình mỗi trẻ bú khoảng 8 - 12 lần trong 24 giờ. Mẹ có thể nhận biết được trẻ bú đủ qua những biểu hiện sau:
- Tiểu ướt tã 6 - 8 lần trong 24 giờ.
- Tiêu phân sệt trung bình 6 - 8 lần trong 24 giờ và ít nhất 1 lần mỗi ngày trong 2 tháng đầu tiên.
- Tăng cân đều đặn và phù hợp với lứa tuổi.

Mẹ đau chảy nước mắt vì con bú

Nhiều bà mẹ trẻ mới nuôi con lần đầu có thể sẽ bối rối khi gặp phải những vấn đề như bầu ngực rỉ sữa, ống dẫn sữa bị tắc, viêm vú hoặc núm vú đau và nứt nẻ. Vậy nếu gặp phải những rắc rối ấy bà bầu cần phải làm gì?
1. Bầu vú rỉ sữa
Trong những tuần đâu, hau bầu vú của bạn có thể rỉ ra rất nhiều sữa giữa các cữ bú.
Cách chữa trị
Hãy đặt những tấm vải lót vào phía trong áo ngực để thấm lượng sữa rỉ ra. Tuy nhiên cần phải năng thay các tấm lót vì sữa ẩm ướt dễ khiến cho bạn bị hăm.
Cách phòng ngừa
Chẳng có cách phòng ngừa nào cả. Tuy nhiên bầu vú rỉ sữa chứng tỏ bạn có nguồn sữa tốt và việc này cũng giúp bạn khỏi bị tức sữa. Sữa sẽ rỉ ra ít đi một khi nguồn sữa của bạn đáp ứng đủ nhu cầu của bé.
Mẹ đau chảy nước mắt vì con bú - 1
Không nên mặc áo ngực quá chật (Hình minh họa)
2. Ống dẫn sữa bị tắc
Ngực đau nhức, quan sát vú bạn thấy có một khối u cứng, đau, đỏ trong bầu vú, như vậy có nghĩa là một trong những ống dẫn sữa đã bị tắc.
Cách chữa trị
Chườm vú bằng nước nóng và xoa nắn nhẹ rồi cho bé bú. Bạn có thể bị đau nhói trong chốc lát, nhưng rồi ống dẫn sữa sẽ thông. Nếu không thông, hãy đến bệnh viện khám ngay lập tức.
Cách phòng ngừa
Không nên mặc áo ngực quá chật. Hãy kiểm tra lại để chắc chắn rằng áo ngực của bạn hoàn toàn phù hợp, không chật quá. Ngoài ra khi bạn cho con bú hay nặn sữa, hãy cẩn thận tránh đè mạnh lên mô vú.
Mẹ đau chảy nước mắt vì con bú - 2
Cho bé bú đều cả hai bên (Hình minh họa)
3. Viêm vú
Một ống dẫn sữa bị tắc có thể trở nên nhiễm trùng gây ra những triệu chứng giống như bị cảm cúm. Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay bởi nếu không chữa trị kịp thời viêm vú có thể dẫn đến áp xe vú – một chứng bệnh đòi hỏi phải thực hiện thao tác tiểu phẫu.
Cách chữa trị
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh và bạn phải uống đủ liều lượng chỉ định. Bạn vẫn có thể cho con bú đều cả hai bên như bình thường.
Cách phòng tránh
Thường xuyên cho con bú đều cả hai bên vú sẽ giúp ngăn ngừa viêm vú. Nếu nhận thấy có hiện tượng viêm nhiễm, hãy đến gặp bác sĩ ngay, tránh để quá một ngày khi trong vú bạn có một khối u đau nhức.
4. Núm vú đau và nứt nẻ
Đầu vú bị đau thường là do khi bú bé không ngậm hết đầu vú và do bạn đặt bé bú sai vị trí. Da bạn sẽ bị ửng đỏ và sẽ đau khi cho bé bú. Cách tốt nhất là mỗi khi cho bé bé, bạn hãy đặt bé đúng tư thế và để cho bé ngậm toàn bộ quầng vú vào miệng. Một núm vú bị nứt nẻ sẽ gây cảm giác đau nhói khi bé mút vào. Tuy nhiên nó sẽ tự lành sau vài ngày.
Cách chữa trị
Hãy thực hiện theo những điều gợi ý sau đây:
- Làm sạch núm vú sau mỗi cữ bú
- Để cho đầu núm vú tiếp xúc trực tiếp với không khí vài giờ mỗi ngày
- Thay đổi vị trí nằm bú của bé, để áp lực bú tác động đều lên mọi vùng của quầng vú.
- Nặn sữa bên bầu vú đau.
- Đừng cho bé mút núm vú quá một, hai phút sau khi đã bú cạn bên đó.
Cách phòng ngừa
Hãy để cho bé của bạn ngậm hết quầng vú vào miệng. Giữ đầu vú khô ráo giữa các cữ bú.

SOS: Con em không chịu bú mẹ

Bé nhà em được gần 2 tháng tuổi rồi. Em sinh mổ, sữa không về luôn nên đành phải cho con tu ti bình đợi đến lúc có sữa. Nhưng 'người tính không bằng trời tính', đến lúc sữa mẹ nhiều thì bé lại chê, nhất định không chịu bú. Cho gì vào miệng bé như: ti giả, ngón tay... bé đều mút chùn chụt, chỉ trừ vú mẹ. Mỗi lần nhét ti vào miệng là cu cậu lại khóc tướng lên, phản đối dữ dội, khiến em vừa thương con, vừa tủi thân. Em luôn cảm thấy bị tách rời khỏi con, có cảm giác như bị thất bại trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.
SOS: Con em không chịu bú mẹ - 1
Em chỉ ước mơ con bú mẹ thật nhiều. (Ảnh minh họa).
Có lần cu cậu đang 'phê' sữa bình, em lừa lừa rút nhẹ bình sữa và nhanh tay nhét ti mẹ vào miệng bé. Ai dè, con 'tỉnh đòn', phát hiện ra 'hàng giả' và khóc váng lên. Em đánh vật đủ kiểu, bé mới ngậm ti, bú đuợc vài hơi lại nhả ra khóc, rồi lại đánh vật, ngậm một chút lại khóc...cứ thế có khi còn không chịu ngậm tí nào. Thế là em chuyển sang cách vắt sữa ra bình cho bé bú bình. Nhưng sữa của em càng ngày càng ít. Lúc đầu vắt được 80ml, rồi 50ml, 40ml, giờ cố gắng lắm thì cũng chỉ 30ml. Em tìm đủ mọi cách ăn giò heo hầm, yến sào mà tình hình vẫn không thay đổi. Em phải làm sao đây? Xót con quá!
Mới đây, em có đổi bình sữa cho bé. Vì bình sữa này dễ bú hơn, nên đột nhiên bé bú nhiều hơn trước gấp 2- 3 lần. Em thấy lo nhưng nếu không đáp ứng thì bé khóc nằng nặc. Bé đi tiểu cũng như đi ngoài vẫn bình thường và nhiều hơn, nhưng em thấy bụng của bé hơi to hơn trước, tiếng sôi bụng nghe rất rõ, sờ vào phía trái bụng ở dưới rốn còn cảm nhận được sự lọc ọc của nước.
Em rầu vụ này quá! Có mẹ nào gặp 'trục trặc' giống em không?
Tâm sự của bạn Hoanghoa..

Hại khôn lường bé nằm ngửa sau bú


Bé ti xong, đừng cho nằm ngửa nhé! (Ảnh minh họa).

Hại khôn lường bé nằm ngửa sau bú

Thứ sáu, 14/09/2012, 05:00 AM (GMT+7) Vì đặt con nằm ngửa sau khi ti mà mẹ được phen hú vía, suýt nữa ân hận cả đời.
Hãy đến với chuyên mục Làm mẹ của Eva để hiểu hơn những điều Người mẹ cần biết , cách Chăm sóc trẻ sơ sinh, Chọn đồ chơi cho bé, Kinh nghiệm của mẹ, cách Dạy con tuổi dậy thì hay mẹTây dạy con và chia sẻ cảm xúc trong Tâm sự người mẹ bạn nhé!
Chuyện xảy ra đã gần 1 năm rồi mà mẹ Mít chưa vẫn thấy lạnh xương sống khi nghĩ lại. Chuyện là, lúc bé nhà mình được hơn tháng tuổi mình thì nhiều sữa mà bé lại háu ăn nên ăn rất “sốc”, bú lúc nào cũng phải căng rốn mới chịu nhả ti mẹ. Đêm đấy, cũng như mọi ngày, mình cho con ti xong, đặt con nằm ngửa ngủ như bình thường. Một lúc sau, quay sang nhìn con thấy bé sữa đã ọc ra ướt hết áo, mặt mũi thì tái mét. Mình sợ quá luống cuống không biết xử trí thế nào. May lúc đấy mẹ mình ở phòng bên nghe thấy tiếng động, vội vàng sang vỗ lưng cho bé.
Mình bị mẹ mắng te tua vì tội vụng, bà bảo: “Phúc nhà cô còn lớn nên hôm nay con bé không làm sao, sữa mà tràn vào phổi làm tắc đường thở của bé thì giờ không biết chuyện gì xảy ra nữa, cô cẩn thận đấy”. Sau vụ này mình hú vía, mỗi tối cho con ăn xong, đặt con ngủ mình lo ngay ngáy chờ con say giấc mới dám ngủ.
Hại khôn lường bé nằm ngửa sau bú - 1
Bé vừa ti xong, không nên cho nằm ngửa ngay, bé dễ bị trớ (Hình minh họa)
Nhưng vài hôm sau, bé lại lặp lại hiện tượng trên, lần này mình hoảng thực sự, không biết vì sao lại thế. Bởi rõ ràng đây là tư thế ngủ tự nhiên, đa phần con người nằm ngửa khi ngủ. Mình tức tốc cho con đi khám tổng thể. Trộm vía bé không sao cả nhưng được cô y tá dặn dò, các bé sơ sinh còn yếu, dạ dày nhỏ lại nằm ngang nên rất dễ nôn trớ, ọc sữa sau khi bú no, do vậy nằm nghiêng để tránh sữa vào đường hô hấp gây viêm phổi, có những trường hợp không cấp cứu kịp dẫn đến tử vong.
Về nhà, mình làm theo lời cô y tá dặn, mỗi lần cho bé ti no mình bế con cao đầu từ 15 – 30 phút sau đó cho bé nằm nghiêng, chèn gối ôm phía sau lưng bé. Khoảng 1 – 2 giờ mình đổi bên cho bé, rồi bỏ gối chèn sau lưng để bé nằm ngủ tư thế thoải mái nhất, mình đặt bé nằm nghiêng mà bé lại nằm ngửa hoặc ngược lại mình không “ép”, cứ để bé tùy chọn tư thế ngủ bé thích. Từ lần áp dụng cách này, trộm vía, bé con nhà mình không bị trớ, ọc sữa khi ngủ nữa.
Sau gần 1 năm nuôi con, mình đã đúc kết ra kinh nghiệm xử lý khi bé bị sặc sữa, lần này “nhất quyết” phải chia sẻ với các mẹ, để nhỡ các mẹ trẻ gặp vào tình huống này còn biết đường xử lý nhanh. Bé bị sặc không xử lý nhanh rất nguy hiểm, bởi đường khí quản của bé sơ sinh rất nhỏ nên chỉ cần không thông một tí người bé tím tái ngay
Khi bé bị sặc sữa lên miệng, mũi các mẹ phải nghĩ ngay đến 2 tình huống có thể xảy ra:
Thứ nhất: Lau sạch sữa, nếu bé vẫn hồng hào thì vẫn giữ bé ở tư thế nâng đầu và vuốt ngực để bé thở đều lại. Lúc này, nếu các mẹ đang cho bé ăn thì phải chờ đến khi bé hết mệt, vui vẻ, thở đều đặn trở lại mới cho ăn tiếp, nếu bé không muốn ăn nữa, bạn cũng không nên ép.
Thứ 2: Lau sạch sữa cho bé, nếu thấy bé tái hoặc tím thì phải dùng phương pháp cấp cứu sặc sữa ngay lập tức. Các mẹ nhanh tay làm 2 động tác, để thông đường thở cho bé:
Bước 1: Đặt bé nằm sấp trên tay và đùi, đặt đầu bé ở vị trí thấp, tay trái đỡ phần cổ bé. Dựng bàn tay phải, vỗ 5 cái ở khoảng giưa xương  bả vai.
Hại khôn lường bé nằm ngửa sau bú - 2
Động tác vỗ lưng xử trí sặc sữa.
Bước 2: Nếu bé vẫn tím tái, các mẹ thực hiện ngay bước này. Lật bé nằm ngửa bằng cách đỡ đầu trẻ và kẹp giữa 2 đầu gối, đầu thấp hơn thân. Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa của  bàn tay phải ấn mạnh vùng dưới xương ức 5 lần. Quan sát vùng họng và mũi bé, nếu có sữa, thì hút sạch.
Hại khôn lường bé nằm ngửa sau bú - 3
Động tác ấn ngực bằng hai ngón tay.
Sau khi sơ cứu bằng phương pháp trên, bé vẫn trong tình trạng nguy kịch, các mẹ không cần suy nghĩ gì, nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất. Các mẹ coi đây là “bí quyết” bỏ túi cho những ngày đầu chăm bé sơ sinh, tốt nhất các mẹ nên học thuộc và thực hành với búp bê để nhuần nhuyễn nhé!
Chúc các mẹ và bé khỏe!

Sơ cứu tại nhà khi bé bị sặc sữa

Sơ cứu tại nhà khi bé bị sặc sữa

Do hệ thần kinh và một số cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh hay bị nghẹt thở do sặc sữa.

Sơ cứu tại nhà khi bé bị sặc sữa 1
Hình minh họa
Các tế bào não của trẻ nhỏ rất nhạy cảm với oxy nên nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất dễ bị tổn thương, có thể gây ra tử vong đột ngột. Bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu như: khuôn mặt bị bầm tím, cơ thể co giật, hơi thở đứt quãng, nôn ra sữa hoặc bọt, máu, dung dịch màu đen… để nhận biết khi bé bị nghẹt thở do sặc sữa.
Phòng tránh nguy cơ sặc sữa cho bé
1. Chọn thời điểm cho bú
Bạn nên tránh cho bé bú khi bé đang khóc hoặc cười. Đồng thời không nên đợi đến khi bé đói mới cho bú vì lúc đó bé hay "mút ti" một cách vội vàng, vồ vập nên rất dễ bị nghẹn. Khi bé đã bú no bạn cũng không nên "tham lam" ép bé bú tiếp, sẽ gây ra sự cố phát sinh ngoài ý muốn.
2. Cho bú đúng tư thế
Khi cho bú, bạn nên để bé nằm gọn trong lòng mình, hơi nghiêng người bé ở góc khoảng 30 - 45 độ so với thân trên của mẹ. Không nên vừa nằm vừa cho con bú.
Nếu cho bé bú bình, bạn không nên đặt bé nằm thẳng mà nên để bé nằm hơi dốc người xuống phía dưới một chút (vị trí của đầu cao hơn chân). Bình sữa cũng cần dốc xuôi về phía núm vú để tránh trường hợp bé hít không khí trước khi hút được sữa.
3. Kiểm soát tốc độ bú
Khi bầu sữa đang căng đầy mà bé lại mút quá nhanh, bạn nên dùng đầu ngón tay bấm nhẹ vào vùng thẫm màu ở đầu ngực để hãm tốc độ chảy của sữa. Đối với những bé uống sữa công thức thì bạn nên chú ý lỗ thủng ở núm vú không được quá lớn, tốt nhất là bạn nên sử dụng loại bình sữa có phần chặn dòng sữa hiện đang bán rất nhiều trên thị trường.
4. Chú ý quan sát
Bầu vú của mẹ rất dễ chặn ngang lỗ mũi của bé nên bạn cần phải vừa cho bé bú vừa quan sát biểu hiện trên khuôn mặt bé. Nếu miệng bé trào sữa hoặc vùng da xung quanh miệng và đầu mũi bị đổi màu thì nên dừng cho bú ngay lập tức.
5. "Xả" khí trong dạ dày bé
Sau khi bú xong, bạn nên bế dựng và để đầu bé tựa vào ngực mình, rồi nhè nhẹ vỗ vào lưng bé. Làm như vậy sẽ giúp bé đẩy hết phần khí đang chiếm chỗ trong dạ dày. Hoặc bạn có thể đặt bé nằm, đầu kê cao 15 độ so với mặt giường, đầu tiên nằm nghiêng phải trong 30 phút, sau đó nằm thẳng. Tốt nhất không nên cho bé ngủ ngay sau khi bú để tránh tử vong đột ngột.
Sơ cứu tại nhà khi bé bị sặc sữa
Điều quan trọng nhất khi sơ cứu bé bị sặc sữa mà bạn cần ghi nhớ, đó là thời gian sơ cứu được tính bằng giây. Bởi vậy ngay khi phát hiện bé bị sặc sữa, bạn cần thực hiện các thao tác sơ cứu thật nhanh gọn, dứt khoát, càng nhanh bao nhiêu thì càng giảm độ nguy hiểm cho bé bấy nhiêu.
Đặt bé nằm ở tư thế thích hợp
- Nếu bé bú no rồi bị sặc sữa thì cần đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm thẳng nhưng nghiêng mặt về một bên để tránh sữa tràn vào khí quản.
- Nếu bé mới bú đã bị sặc sữa do bú quá vội thì lúc này dạ dày của bé hầu như rỗng không và có nhiều không khí, bạn cần đặt bé nằm ngửa, giữ hai chân song song với mặt giường rồi nghiêng thân trên của bé một góc 45 - 60 độ. Làm như vậy sẽ lợi dụng được áp lực không khí trong khí quản và dạ dày của bé để đẩy dòng sữa tràn ra ngoài khoang miệng.
Hút hết sữa trong họng bé
- Nếu có máy hoặc thiết bị chuyên dụng để hút sữa, bạn cần sử dụng ngay lập tức. Dùng loại ống mềm cho vào khoang miệng và cổ họng của bé để hút hết sữa ra ngoài.
- Nếu không có máy hút sữa, bạn có thể quấn gạc mềm quanh ngón tay rồi đưa vào khoang miệng, xuống đến tận cổ họng của bé để thấm hết sữa, không để cho sữa tràn vào khí quản khi bé hít thở lần nữa.
Kích thích cho bé ho
Vỗ vào lưng hoặc véo nhẹ lòng bàn chân bé để kích thích cho bé ho hoặc khiến bé thấy đau mà khóc. Ho hoặc khóc sẽ giúp bé đẩy hết dung dịch sữa bị tràn vào khí quản ra bên ngoài khoang miệng, khiến bé hít thở dễ dàng.
Tạo áp lực từ bên ngoài
Ngoài các cách trên, bạn có thể đặt hai bàn tay lên phần bụng trên của bé, sau đó ấn nhẹ theo nhịp để làm tăng áp lực ổ bụng. Dưới tác động của cơ hoành và một phần cơ ngực, dung dịch sữa sẽ bị đẩy ra ngoài. Lặp lại động tác như vậy sẽ giúp bé bớt nghẹt thở và hấp thu oxy dễ dàng hơn.
Cần chú ý mỗi lần ấn tay xuống bụng, bạn cần ấn dứt khoát rồi nhanh chóng nới lỏng tay để bé có thể tiếp tục hô hấp.
Sau khi thực hiện các thao tác sơ cứu thành công, dù bé đã hít thở bình thường, bạn cũng nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sỹ thăm khám và kiểm tra sức khỏe.
 

Bệnh viện ở Việt Nam xin lỗi về vụ giao nhầm trẻ sơ sinh

Bệnh viện ở Việt Nam xin lỗi về vụ giao nhầm trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh trong một bệnh viện ở Hà Nội.
Trẻ sơ sinh trong một bệnh viện ở Hà Nội.
CỠ CHỮ
Các bác sĩ tại một bệnh viện ở miền nam Việt Nam đã xin lỗi sau khi hai gia đình khám phá họ đã nuôi nhầm con người khác gần 3 tháng.

Bản tin hôm thứ ba của hãng thông tấn AAP của Úc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng một bé trai và một bé gái chào đời tại Bệnh viện đa khoa Long Khánh ở tỉnh Đồng Nai hồi đầu tháng giêng đã bị giao nhầm.

Sau khi mang con về nhà, hai người mẹ bắt đầu nghi ngờ khi thấy em bé không giống con mình và quyết định làm thủ tục xét nghiệm DNA.

Kết quả cho thấy hai gia đình đã nuôi con của nhau.

Hôm thứ bảy vừa qua, bệnh viện đã tổ chức cuộc gặp gỡ với hai gia đình để xin lỗi và trao đổi lại hai em bé.

Nguồn: AAP, Dan Tri

Cô bé tử vong giữa căn nhà đầy chó dữ

Cô bé tử vong giữa căn nhà đầy chó dữ
Thứ Tư, 27/03/2013 15:33 (GMT + 7)
Thi thể của cô bé Jade Anderson, 14 tuổi, được tìm thấy trong một ngôi nhà ở Atherton (Anh). Cái chết của em có thể liên quan đến lũ chó “mất kiểm soát” trong nhà.
Cảnh sát phát hiện thi thể Jade chiều 26-3 (giờ địa phương) sau khi có người nhìn em bất tỉnh trong ngôi nhà trên. Nguyên nhân tử vong chưa được kết luận nhưng trên người Jade có nhiều vết thương “do chó tấn công” và nhuộm đầy máu.
 
Jade thiệt mạng với nhiều vết thương do bị chó tấn công. Ảnh: Herald Sun
Cảnh sát khám nghiệm ngôi nhà nơi Jade thiệt mạng. Ảnh: Reuters

Jade không sống tại ngôi nhà trên. Theo một số hàng xóm, cô bé đến chơi với người bạn Kimberley Concannon và bị lũ chó tấn công khi đang ăn một chiếc bánh thịt nướng. Tuy nhiên, khi được tìm thấy, Jade chỉ có một mình trong nhà.

Cảnh sát đã phải dùng khiên che chắn khi xông vào ngôi nhà và buộc phải bắn hạ 4 trong số 5 con chó vì chúng “quá hung hăng và mất kiểm soát”. Xác của chúng đang được kiểm tra để làm rõ thêm vụ việc. Con thứ 5 không tham gia vụ tấn công thì đang bị nhốt chặt.

Tại Anh, ước tính có khoảng 210.000 người bị chó tấn công mỗi năm. Từ năm 2007 đến nay đã có 5 trẻ em và 1 người lớn bị chó cắn chết tại nhà riêng.
 
Theo Nld.com.vn

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh


Cha mẹ, đặc biệt là các cha mẹ trẻ, thường rất lo lắng về cách chăm sóc rốn cho trẻ mới sinh. Lời khuyên quan trọng nhất là giữ cuống rốn khô và sạch cho đến khi rốn rụng.
Dây rốn
Dây rốn nối bào thai với bà mẹ qua bánh nhau từ tuần lễ thứ sáu của thai kỳ cho đến lúc sinh. Là con đường sống, dây rốn cung cấp oxy, chất bổ dưỡng cho bào thai phát triển, và mang đi các chất thải trong bào thai. Lúc sinh, bởi vì trẻ sơ sinh có khả năng thở, bú và tiêu tiểu nên dây rốn trở nên không cần thiết, vì vậy, nó được kẹp và cắt ngay sau sinh.
Điều quan trọng là chăm sóc đúng cách phần cuống rốn còn lại này cho đến khi cuống rốn lành và rụng - thường khoảng hai tuần sau sinh. Cuống rốn sẽ đổi màu từ màu vàng xanh sang màu đen khi khô teo.
 Cần chăm sóc đúng cách phần cuống rốn còn lại này cho đến khi cuống rốn lành và rụng.
Tự chăm sóc rốn tại nhà Trong ngày đầu sau sinh, thường sau khi tắm bé, nhân viên y tế bôi dung dịch sát trùng lên cuống rốn để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
24 giờ sau sinh, khi mặt cắt rốn khô, có thể tháo kẹp rốn an toàn khỏi cuống rốn. Nên tháo kẹp rốn tại bệnh viện, trước khi trẻ sơ sinh được xuất viện về nhà. Kẹp rốn có thể cản trở trong khi thay tã tại nhà và có thể bị kéo giật lên, gây tổn thương chân rốn.
Các bác sĩ cho phép che phủ rốn bằng một lớp gạc vô khuẩn không gòn trong 1 - 2 ngày đầu. Có nhiều nghiên cứu cho thấy bôi dung dịch cồn 700 lên rốn mỗi ngày có thể làm chậm rụng rốn. Cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Giữ cho cuống rốn khô, để hở, cho phép cuống rốn tiếp xúc với không khí giúp cuống rốn mau khô. Quấn tã phía dưới rốn. Sau khi trẻ tiêu, tiểu cần thay tã ngay.
Khi rốn chưa rụng, tránh không đặt trẻ vào thau tắm. Dùng khăn nhỏ mềm lau người trẻ, sau khi lau người trẻ, dùng que gòn lau chân rốn trẻ (Hình).
Khi rốn rụng, có thể nhúng trẻ vào thau tắm.
Một ít máu khô dính ở chân rốn có thể bình thường.
Khi nào mang trẻ đi khám
Khi trẻ sơ sinh sốt cần mang trẻ đi khám ngay. Có một số tình huống bệnh liên quan đến rốn cần mang trẻ đi khám:
Nhiễm trùng rốn: nếu bạn thấy dấu hiệu đỏ, nóng, sưng hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, hoặc có nhiều dịch tiết quanh chân rốn, đặc biệt có mùi hôi, cần mang trẻ đi bệnh viện khám ngay. Đây là trường hợp trẻ bị nhiễm trùng rốn và vùng da quanh rốn, có thể nguy hiểm, cần được điều trị tại bệnh viện.
U hạt rốn: nếu bạn thấy chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài, không kèm dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, trẻ không nóng sốt, có thể trẻ bị u hạt rốn. Tại bệnh viện, u hạt rốn được điều trị với nitrate bạc.
Rỉ máu rốn kéo dài: nếu bạn thấy chân rốn rỉ máu nhiều và kéo dài, có thể là dấu hiệu của bệnh lý đông máu, cần đi khám bác sĩ.