Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

'Dâm tướng' của phụ nữ qua tướng học

rong Tướng mệnh học, người ta nhìn con người dưới nhiều khía cạnh khác nhau, từ những nhận xét về cơ thể học, tâm lý học, xã hội học... Tướng mệnh học pha lẫn giữa hai loại khoa học tự nhiên và văn chương.

'Không dâm sao nẫy ra hiền”, đó là một câu người ta thường hay nói, có lẽ nó bắt nguồn từ sách Tố Nữ Kinh, trong đó có đoạn viết: “Phu phụ câu dĩ vi quân luân chi khải, diệc tạo hóa chi đoan. Nam nữ giao tiếp nhi âm dương thuận như cố trọng ni (Khổng Tử) xung hôn nhân chi đại” (Việc vợ chồng ăn ở là việc mở đầu cho việc quần luân cũng là điều trước nhất của tạo hóa. Nam nữ giao tiếp để cho âm dương được thuận, vậy nên trọng ni ca tụng việc hôn nhân là trọng đại).

Theo tướng mệnh học, có nhiều người phụ nữ có tướng dâm. Ảnh minh họa.
Trong Tướng mệnh học, người ta nhìn con người dưới nhiều khía cạnh khác nhau, từ những nhận xét về cơ thể học, tâm lý học, xã hội học... Tướng mệnh học pha lẫn giữa hai loại khoa học tự nhiên và văn chương.
Tướng mệnh của một người là định mệnh của người đó, được thể hiện ra ngoài dưới những nét riêng về tướng cách, diện sắc, tâm tướng và tình tướng của cá nhân đó.
Trong sách Tướng mệnh học, có một số vấn đề liên quan đến tính dục và giới tính của phụ nữ, được phân tích khá sâu sắc với những dẫn chứng rất cụ thể bằng các mẩu chuyện, nhất là trong lịch sử Trung Quốc.
Nhìn sắc diện bên ngoài, khóe mắt, làn da, nhìn cách cười nói, đi lại, nằm ngồi, nhà tướng mệnh học có thể suy đoán tính cách tính dục của người ấy.
Những tướng như: Hung cao điến kiệu, Yêu tế kiên hàn, Thân như phong liễu, Hạc thoái phong yêu (ngực ưỡn đít cong, eo nhỏ vai so, người ngả nghiêng như cây liễu, lưng như lưng ong, gầy như chân hạc...) đều thuộc tướng dâm. Ôn Như Hầu Tiên sinh trong Cung oán ngâm khúc đã viết:
Thân này uốn éo vì duyên
Cũng cam một tiếng thuyền quyên với đời
Một số tướng mạo của phụ nữ
Căn cứ vào tướng pháp của Thủy Kính, Ma Y, Hứa Phụ, Quản Lộ, Quí Cốc cũng như Thu Đàm Nguyệt, Nữ ngọc Quản Quyết, Linh Đài Bí... thì cho thấy những dâm tướng qua cử chỉ nữ nhân như sau:
Phụ nữ ngồi thường mân mê mái tóc là người rất đam mê tình dục.
Ngồi mà hay vuốt lông mày, liếm môi, cho tay ra sau gáy, tay chân rung, uốn éo thì ý dâm vượng thịnh, hiếu dâm, đa tình, đa dâm.
Sách cũng có chép một câu chuyện Vĩnh Lạc bách vấn:
Vĩnh Lạc là Hoàng đế đời nhà Minh, có lần mời tướng sư Viên Liễu Trang để đàm thoại về Tướng học.
Bách vấn là một trăm câu hỏi trong cuộc đàm thoại đó. Trong đó xin trích ra một câu có liên quan đến cái dâm như sau:
Hoàng đế Vĩnh Lạc hỏi: “Xem tướng khí huyết của nữ nhân ở đâu?”
Trả lời: “Nữ nhân khí huyết làm chủ, da là chỗ của huyết, huyết là gốc của da, nên nhìn da dẻ có thể biết sự suy vinh của huyết, da sang nhuận là huyết tốt , da đỏ hồng là huyết khô , da vàng là huyết đục, da như hơ lửa là huyết suy, da trắng nhợt là huyết trệ. Tiện tướng là huyết đục, dâm tướng là huyết suy, yểu tướng là huyết trệ, cho nên huyết cần phải tươi, sáng trong ngoài minh nhuận mới quí”.
Trong Dâm dật ca có câu:
Yếm nhiên hàn tiếu ngữ . Dâm dật đới tình si (vừa nói vừa cười là dâm dật si tình)
Vị ngữ tiên tiếu dã đa dâm loạn (chưa nói đã cười là loại loạn dâm).
Hay câu ca khác:
Nữ nhân đào hoa nhãn
Tư phòng liễu diệp mi
Vô môi năng tự giá
Nguyệt hạ nữ nhân kỳ
(Người phụ nữ có đôi mắt hào hoa, lại thêm lông mày như lá liễu là loại trăng hoa đáo để....).
Trong phong thái, ăn mặc, trang điểm cũng nói lên cái tính khí gợi tình lẳng lơ qua mấy câu thơ của Hồ Xuân Hương:
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới lưng ong...
Dâm sẽ là một điều xấu, thô bỉ và trơ trẽn nếu nó không được con người kiềm chế khi thực hiện nhu cầu tự nhiên này một cách bừa bãi cẩu thả.
Xấu hay không là ở chỗ cái ý nó thể hiện dâm tính, bởi vì dâm cũng là một nhu cầu rất tự nhiên, nhất là trong đời sống vợ chồng.
> Để lấy hên, đại gia Việt xài gì hàng tháng?
Theo Bác sỹ Hồ Đắc Duy (Sức khỏe & Đời sống)

Bác sĩ đã chết để nhân loại được sống

Bác sĩ đã chết để nhân loại được sống

Ngày này 10 năm về trước, cả thế giới hoảng loạn về đại dịch SARS. Bác sĩ Carlo Urbani (người Italy) đã đến Việt Nam, dành trọn tâm sức, trí tuệ để đẩy lùi căn bệnh đang đe dọa sự sống toàn cầu.
Ngày 29/3/2003, bác sĩ Carlo trút hơi thở cuối cùng. Nói về sự ra đi của ông, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khi đó là Kofi Annan đã viết: Carlo ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn của đại gia đình Liên Hợp Quốc. Ông đã dành trọn đời mình cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, cứu sống người bệnh, có công trong việc phát hiện sớm dịch SARS. Trớ trêu thay, khi Carlo đang nỗ lực giành giật từng bệnh nhân khỏi lưỡi hái tử thần thì chính căn bệnh quái ác ấy đã cướp đi mạng sống ông...
Bà Pascale Brudon, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Việt Nam nhấn mạnh: “Carlo là một con người tuyệt vời, nếu không có ông có lẽ tất cả chúng ta đều bị dịch SARS tàn phá”.
Bác sĩ Carlo Urbani. Ảnh: thefamouspeople.com
Bác sĩ Carlo Urbani. Ảnh: thefamouspeople.com
Carlo Urbani - người đầu tiên nhận diện Hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS)
Ngày 26/2/2003, bác sĩ Carlo Urbani được mời đến Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) để khám cho một bệnh nhân viêm phổi. Ông đã sớm nhận ra sự bất thường và ngay lập tức cảnh báo cho WHO, đồng thời cùng Bộ Y tế Việt Nam thúc đẩy việc lập hàng rào cách ly ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
 
Bệnh SARS được phát hiện đầu tiên vào tháng 3 năm 2003, khi Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội) tiếp nhận một bệnh nhân nước ngoài mắc bệnh lạ. Kể từ đó, SARS đã giết chết 774 người trong tổng số hơn 8.000 ca nhiễm trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, dịch đã hoành hành trong 45 ngày, gây nhiễm 65 người, làm 5 người tử vong.
Dịch khởi phát từ Hong Kong, nhưng ở thời điểm đó các chuyên gia y tế đang nghi là cúm gia cầm. Chỉ trong thời gian ngắn, SARS vượt khỏi biên giới Hong Kong lan tới 37 quốc gia. Người nhiễm bệnh nhanh chóng suy hô hấp, suy đa phủ tạng và tử vong. Sau khi nhận được sự cảnh báo của bác sĩ Carlo từ Việt Nam, nỗi hoảng loạn bao trùm thế giới. Ở những quốc gia có dịch SARS, khẩu trang y tế bán chạy nhất, trường học đóng cửa, nhà hàng đóng cửa, các trung tâm mua sắm vắng hoe, sản xuất bị đình trệ, người nước ngoài bỏ về nước...
Bác sĩ Carlo cũng được cảnh báo sự nguy hiểm, hoàn toàn có quyền và có lý do để về nước. Nhưng không bận tâm, ông thường xuyên túc trực bên giường bệnh, an ủi động viên và tìm cách chữa trị cho bệnh nhân. Là một chuyên gia bệnh truyền nhiễm, bằng những nghiên cứu đầu tiên của mình ở Việt Nam, Carlo đã giúp các đồng nghiệp nhanh chóng xác định virus gây bệnh.
sars-jpg-1364446429_500x0.jpg
Cuối tháng 3/2003, cả thế giới báo động vì căn bệnh bí ẩn sau được gọi tên là SARS, khắp nơi khẩu trang bán chạy như tôm tươi, nhiều nước đã phải ra lệnh cấm xuất nhập cảnh. Ảnh: AP.
Tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet viết: Biết công việc của mình đang làm là nguy hiểm, nhưng Carlo Urbani nói với vợ “Nếu không làm những công việc này thì chúng ta đến đây để làm gì? Chẳng lẽ ngồi đọc thư điện tử, ký văn bản giấy tờ, đi dự tiệc? Chúng ta không được ích kỷ, mà phải suy nghĩ và hành động vì sự sống của người khác”.
Trung tuần tháng 3/2003, bác sĩ đi dự hội nghị khoa học ở Thái Lan. Vừa đặt chân xuống sân bay, ông thấy người mệt mỏi và sốt. Là người tiếp xúc trực tiếp và đối phó với căn bệnh SARS, Carlo hiểu rất rõ điều gì đang đến với mình. Một đồng nghiệp là bạn thân lao đến ôm, nhưng Carlo gạt đi, yêu cầu người bạn tránh xa, rồi kiên nhẫn đợi xe cứu thương đến. Bà Giuliani Chiorrini đưa các con đến Bangkok, qua cửa kính, Carlo kịp nhìn mặt vợ con lần cuối, trong đó có đứa con út vừa tròn 4 tuổi.
Trong một khoảnh khắc tỉnh táo, đồng nghiệp thông báo cho Carlo cơn sốt của ông đã hạ. Nhưng Carlo không hề ảo tưởng, biết SARS đã không tha mạng sống của mình. Tâm nguyện trước khi nhắm mắt, Carlo đề nghị các bác sĩ cắt lá phổi của mình để lại làm tiêu bản nghiên cứu. Và ông mãn nguyện: “Công việc liên quan đến tôi, dù nguy hiểm nhưng tôi thấy thoải mái, giờ đây tôi đã có tất cả”. Sau khi Carlo mất 2 tuần, virus Corona đã được chỉ mặt vạch tên, đại dịch SARS được khống chế.
“Nhiệm vụ của bác sĩ là đến bên người bệnh”
Đó là câu nói giản dị của bác sĩ Carlo khi đại diện cho Tổ chức Bác sĩ Không biên giới lên nhận giải Nobel hòa bình tại Stockholm (Thụy Điển) năm 1999. Câu nói này đã trở thành triết lý cho tất cả những nhân viên y tế đang khoác trên mình tấm áo choàng trắng.
Bác sĩ Carlo là người yêu cái đẹp, dành tình cảm đặc biệt cho âm nhạc, yêu thích hầu hết các bộ môn nghệ thuật. Nhưng trong sâu thẳm trái tim, bác sĩ Carlo còn có một tình yêu vĩ đại khác: đó là tình yêu thương vô bờ dành cho con người. Tuổi trẻ của ông gắn với công việc từ thiện, nhất là những người bị tật nguyền. Khi trở thành bác sĩ, những kỳ nghỉ hè thay vì đi du lịch hưởng thụ, Carlo tranh thủ khoác ba lô đầy thuốc đến Châu Phi.
Ông nhận thấy, ở những quốc gia nghèo đói như Châu Phi, nguyên nhân tử vong chính lại đến từ những căn bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi một cách đơn giản. Carlo thất vọng mỗi khi chứng kiến bệnh nhân không phải chết vì bệnh lạ, mà chết vì những căn bệnh thông thường như tiêu chảy cấp hay viêm phổi, bởi không ai chịu mang thuốc đến cho người bệnh. Sau bao ngày trăn trở, Carlo quyết định rời bệnh viện để trở thành chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới mang thuốc đến cho người bệnh nghèo. Bạn bè coi việc Carlo gia nhập các bác sĩ WHO giống như từ bỏ cuộc sống giàu sang để quay lại thế giới của người nghèo.
Trong thời gian ở Việt Nam, Carlo tập trung nghiên cứu và điều trị bệnh giun đũa, một căn bệnh trở thành nỗi ám ảnh với ông. Vị bác sĩ luôn băn khoăn tự hỏi: Chỉ cần vài nghìn tiền thuốc, mỗi năm uống 2 lần là tất cả trẻ em đều hết bệnh giun, cơ thể không bị hao mòn, vậy mà tại sao rất ít người chịu làm? Một đồng nghiệp của Carlo, bác sĩ Palmer nhận xét: "Giun đũa không có gì hấp dẫn, nhưng hầu hết trẻ em xứ nhiệt đới đều mắc, còn bác sĩ Carlo là kẻ chống giun đũa quá khích". Ở Hà Nội, bác sĩ Carlo tự đi xe máy. Thỉnh thoảng ông đưa vợ con về các làng quê, sống cùng những người nông dân chân lấm tay bùn.
Tưởng nhớ đến ông, Tổng thống Italy Azeglio Ciampi từng nói: Ngành y tế thế giới có bổn phận ghi nhớ một vị bác sĩ anh hùng, một công dân can đảm, một người cha gia đình, một người chồng gương mẫu đã bị cướp đi bởi một căn bệnh kinh khủng do chính ông đang lần tìm ra nguyên nhân...
Trần Văn Phúc (Tổng hợp từ The Lancet; UN News Centre; WHO

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Nạn nạo phá thai giảm, vô sinh tăng

Nạn nạo phá thai giảm, vô sinh tăng

Chưa kịp mừng vì Việt Nam đã thoát khỏi danh sách một trong những quốc gia hàng đầu về tỉ lệ nạo phá thai cao, thì đã lại giật mình vì tỉ lệ vô sinh ngày càng tăng. Hai vấn đề lớn trong chăm sóc sức khỏe đang là thách thức cho ngành sản khoa hiện nay.

Nạn nạo phá thai giảm, vô sinh tăngCần có những kiến thức và kỹ năng sức khỏe sinh sản đầy đủ, các cặp vợ chồng mới có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

20% số ca phá thai thuộc về trẻ dưới 18 tuổi

Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình cho biết: “Tỉ lệ phá thai ở Việt Nam từng có thời gian ở mức 100/100, tức là cứ 100 trẻ ra đời thì cũng có 100 ca phá thai. Thậm chí ở khu vực thành thị năm 2003, tỉ lệ phá thai lên tới 190%, năm 2006 là 140%. Với tình trạng này, Việt Nam đã được coi là một trong những nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Tuy nhiên, theo xu hướng từ năm 2007 đến nay đã giảm, còn khoảng 54 - 60 ca phá thai/100 trẻ ra đời”.

Tuy nhiên, trong những tín hiệu tích cực này vẫn còn những mảng tối, đó là phá thai vị thành niên khá cao- chiếm tới 20%. Và đây cũng chỉ là thống kê được chỉ ra từ các bệnh viện khu vực nhà nước. Không ai thống kê được số liệu này từ các phòng khám tư nhân mở ra ngày càng đông đảo hiện nay.

Mà các em vị thành niên, không phải ai cũng “dũng cảm” đến cửa bệnh viện nhà nước để được phá thai an toàn. Ngay các bác sĩ sản phụ ở Hà Nội, không ít người đã phải than lên rằng, có những cháu học sinh, những em sinh viên chưa quá 20 tuổi đời, số lần đến giải quyết hậu quả đã qua số ngón tay trên 1 bàn tay.

Cuống cuồng phá thai rồi lại sốt ruột chữa vô sinh

Hậu quả của phá thai nhiều lần ấy không thể hiện ngay và phải vài năm sau, khi mà những vị thành niên của 5 - 7 năm trước giờ thành những phụ nữ bước vào độ tuổi sinh sản, thực hiện trách nhiệm làm vợ, sau đó làm mẹ. Họ giật mình vì năm xưa cuống cuồng đi phá thai, nay lại sốt ruột đi chữa vô sinh.

Tại khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản TƯ, cô gái Nguyễn Thanh Vân (ở Hà Nội) mới 22 tuổi, lập gia đình 1 năm đã xin được thụ tinh ống nghiệm - hy vọng cuối cùng dành cho cặp vợ chồng hiếm muộn. Chị em xung quanh thấy cô gái trẻ tuổi như vậy nên hỏi sao đã phải cầu đến phương án cuối cùng ấy, cô chỉ nuốt nước mắt vì không làm sao lấy lại được thời gian quá tự do, phóng khoáng trong quá khứ của mình! 

Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế ứng phó với xu hướng giảm sinh ngày 27.3 ở Hà Nội - đưa ra 2 thông tin cho thấy rõ xu hướng vô sinh đang thực sự tăng lên. Nghiên cứu năm 2011 của Học viện Quân y 103 trên hơn 9.300 cặp vợ chồng cho thấy, tỉ lệ vô sinh chung là 3,2%; còn nghiên cứu của Bệnh viện Phụ sản TƯ và khoa Sản, Đại học Y Hà Nội trên 3.000 trường hợp công bố năm 2012 thì khoảng 7,7% số cặp vợ chồng vô sinh.

Đặc biệt là vô sinh thứ phát, tức là gặp khó khăn ở lần sau mang thai, chứ không phải lần đầu tiên. Nguyên nhân của tình trạng gia tăng vô sinh này được chỉ ra chính là hậu quả của viêm nhiễm đường sinh sản, của việc phá thai.

Năm 2006, Việt Nam công bố đã đạt được mức sinh thay thế, mỗi bà mẹ có trung bình 2,09 con. Đây là một thành công của ngành dân số, cán đích vượt so với kế hoạch đề ra trước 4 năm. Nhưng tình trạng nạo phá thai còn cao, vô sinh trẻ hóa, vô sinh gia tăng - đó chắc chắn không phải là một thành công.

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TƯ- GS-TS Nguyễn Viết Tiến- cũng lại báo động thêm một thực trạng: Các cặp vợ chồng hiếm muộn cũng không “chịu” đi khám và chữa bệnh sớm; để đến khi tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ sinh sản, nhiều người tuổi đã cao, vừa tốn kém, vừa khó khăn cho điều trị mà hiệu quả không như mong muốn.

Tình dục, sinh sản duy trì nòi giống là nhu cầu chính đáng của mỗi con người; nhưng dường như kiến thức, kỹ năng về sức khỏe sinh sản để thực hiện, làm chủ được những “quyền lợi” ấy không chỉ ở trẻ vị thành niên còn đang rất thiếu, mà ngay cả những người trưởng thành cũng có thể chưa đầy đủ. Và như các bác sĩ nói thật hình tượng và cũng rất chân thành: “Dạy đường chạy cho hươu, đâu chỉ cần cho lớp trẻ mà còn cần cho tất cả mọi người”.

Vụ nhầm con hy hữu sau 3 tháng sinh: Tiết lộ từ phòng xét nghiệm ADN

Vụ nhầm con hy hữu sau 3 tháng sinh: Tiết lộ từ phòng xét nghiệm ADN

Những ngày đầu tháng 3/2013, Trung tâm dịch vụ phân tích di truyền (Gentis) văn phòng phía Nam tiếp nhận một ca xét nghiệm huyết thống cha mẹ - con. Câu chuyện trao nhầm trẻ sơ sinh giữa hai gia đình tưởng như chỉ có ở trong phim ảnh đã xảy ra ở Việt Nam.
 >> Bệnh viện xin lỗi vì giao nhầm... trẻ sơ sinh!

  Mang con đi xét nghiệm ADN
Mang con đi xét nghiệm ADN

Chuyện được ghi lại cẩn thận tại sổ nhật ký của văn phòng Gentis. Theo đó, vào  đầu năm 2013, chị Nhung và chị Hà có đến BV Đa khoa khu vực Long Khánh, Đồng Nai sinh. Cả hai sản phụ này đều phải sinh mổ. Sau khi sinh trở về phòng, chị Nhung được bác sĩ trao cho một bé trai còn chị Hà trao cho một bé gái.

Trở về nhà chị Nhung băn khoăn lo lắng bé trai không phải con của mình bởi bé không có nét gì giống người thân trong gia đình. Tâm sự với chồng, chị Nhung bị chồng gạt phăng đi, không cho xét nghiệm ADN vì trước đó chị Nhưng đã sinh con gái nên anh thích con trai. Anh bảo trẻ sơ sinh còn thay đổi nhiều, lớn lên có khi lại giống bố, giống mẹ như lột.

Không dám làm trái và nhắc lại sự  nghi ngờ với chồng, chị Nhung âm thầm chăm con, nuôi con trong nỗi ngờ vực. Đến lúc bé được 3 tháng tuổi, chị Nhung vẫn không nhìn ra những nét thân thuộc của mình hoặc chồng hoặc bất cứ người thân nào trong gia đình trên người bé. Không thể giữ mãi trong lòng sự ngờ vực, chị Nhung quyết định giấu chồng và người thân mang cuống rốn của đứa trẻ đến Gentis thử huyết thống mẹ con.

“Cả một tuần đó mình mất ăn mất ngủ, chỉ mong nhanh đến ngày có kết quả. Đến khi nhận được điện thoại thông báo con không cùng huyết thống với mình, tôi đã  khóc rất nhiều. Chuyện thế này tôi phải nói với chồng và bố mẹ chồng chứ không thể giấu được nữa. Khi tôi thông báo, cả chồng và gia đình chồng đều sốc lắm”, chị Nhung cho biết.

Để khẳng định lại chắc chắn văn phòng Gentis có gọi điện khuyên cả hai vợ chồng đưa cháu lên lấy mẫu máu xét nghiệm lần nữa. Cả đêm hôm đó, vợ chồng Nhung không ngủ được, chỉ mong đến sáng để đưa con lên Sài Gòn làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm lần hai khẳng định đứa trẻ không phải là con của vợ  chồng Nhung. Nhận được kết quả cả gia đình Nhung sốc nặng, bởi ngay cả Nhung dù nghi ngờ nhưng đã chăm và gẫn gũi với bé 3 tháng trời nên cũng đã có nhiều tình cảm với bé.

Hạnh phúc nhận lại được con đẻ

Ngay khi nhận được kết quả ADN, Nhung biết ngay mình bị trao nhầm con với một bà mẹ ở tận Vũng Tàu tên Hà. May mắn là trong thời gian sinh ở BV, Nhung có trò chuyện và trao đổi điện thoại với chị Hà.

“Lúc mới sinh cả tôi và chị Hà đều ngỡ ngàng khi nhận con, bởi quá trình mang thai đi khám bác sĩ bảo tôi mang thai con gái còn chị Hà thì được biết là con trai. Vậy mà lúc sinh xong tôi được trao cho bé trai còn Hà lại là bé gái. Cả tôi và chị Hà dù thấy lạ nhưng lúc đó nghĩ là do bác sĩ khám thai siêu âm nhầm. Nghĩ đây là sự trùng hợp khá thú vị và có duyên số nên tôi và chị Hà đã trao đổi điện thoại, hứa thường xuyên liên lạc coi nhau như bạn”.

Về phía vợ chồng Hà, họ cũng rất sốc khi nhận được cuộc điện từ chị Nhung thông báo có thể BV trao nhầm con giữa hai gia đình. Ngay ngày hôm sau, cả hai đôi vợ chồng tức tốc thuê xe cùng gặp nhau trên văn phòng Gentis ở Sài Gòn. Vợ chồng chị Hà đã yêu cầu làm gói xét nghiệm nhanh nhất, với giá cao nhất để có kết quả sớm. Kết quả xét nghiệm lần này khẳng định đứa trẻ mà vợ chồng Hà đang nuôi là con của chị Nhung và ngược lại.  “Chỉ vì sự tắc trách của bệnh viện mà hai gia đình bị trao nhầm con. Rất may là cuối cùng chúng tôi đã nhận được con đẻ của mình”.

Ngay sau khi nhận được thông tin từ gia đình Nhung, Hà, Ban giám đốc BV Đa khoa khu vực Long Khánh, Đồng Nai đã tổ chức buổi gặp gỡ hai gia đình để xin lỗi và trao đổi lại 2 đứa trẻ về đúng với bố mẹ của mình. Bệnh viện đã họp kiểm điểm và chịu toàn bộ chi phí cho việc giám định ADN.

Ngày nhận con cả hai bà mẹ  đều vỡ òa trong nước mắt. “Tôi sinh con gái một bè, chị Hà sinh con trai một bề. Dù rất thích con trai nhưng được nhận lại cô con gái ruột thực sự của mình tôi thấy hạnh phúc vô cùng. Hai gia đình chúng tôi vẫn giữ liên lạc với nhau và đùa rằng sau này sẽ trở thành thông gia của nhau”, chị Nhung chia sẻ.

Anh Đinh Văn Phú, Trưởng văn phòng đại diện phía Nam của Gentis nhớ lại, ngày đầu tiên chị Nhung mang cuống rốn đến trung tâm và kể lại câu chuyện cùng mối ngờ vực của mình bản thân anh cùng nhiều chuyên viên ở trung tâm không tin chuyện này có thể xảy ra. Hiểu được tâm trạng lo lắng bồn chồn của người mẹ, anh đã đốc thúc nhân viên làm xét nghiệm thật nhanh. May mắn, hạnh phúc cho hai gia đình trên là cuối cùng họ cũng được đón đứa con ruột của mình. “Khách hàng đến với Trung tâm không phải ai cũng được may mắn như chị Nhung, chị Hà. Rất nhiều người khi mang con đi thử ADN mới phát hiện con không cùng huyết thống nhưng cũng chẳng biết đứa trẻ đó con ai. Nhưng tựu chung kết quả khoa học dù có hơi phũ phàng thì cũng phần nào mang lại sự thanh thản, giải tỏa áp lực, nghi ngờ cho người đi làm xét nghiệm”, anh Phú cho biết.
 

Chồng bắt vợ 'yêu' như phim sex


Anh phải xem phim sex mới 'yêu' được vợ (Ảnh minh họa)

Chồng bắt vợ 'yêu' như phim sex


Chúng em yêu nhau 3 năm và mới lấy nhau được tròn 2 tháng. Anh ấy mỗi lần 'yêu' thường bật phim sex lên và làm theo
Tư vấn chuyện phòng the sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về 'chuyện ấy'. Hãy gửi những băn khoăn khó nói của mình về địa chỉ email của vấn chuyện phòng theTinhyeugioitinh.eva@24h.com.vn. vấn chuyện phòng the sẽ giấu tên và địa chỉ email của các bạn (Yêu cầu viết có dấu, không được viết tắt).
Tư vấn chuyện phòng the thân mến,
Trong quan hệ, chúng em rất thường xuyên. Một tuần đều đặn 3 lần. Nhưng mỗi lần lại diễn ra hơn “hỏa lực”. Có lẽ là anh bị 'xuất tinh sớm'. Sau vài sự cố như vậy, anh xã có tiến hành vài “thử nghiệm” khi tìm ra một biện pháp làm cuộc yêu của chúng em diễn ra từ tốn hơn và đương nhiên làm em hứng thú hơn. Tuy biện pháp của anh làm em không có mấy thiện cảm bởi cứ mỗi khi gẫn gũi nhìn mặt vợ là anh muốn xuất quân. Nên thời gian này, anh liên tục vừa gần gũi em vừa xem phim sex. Một bên là em, cạnh đó là máy tính của anh. Chưa hết, anh vừa xem vừa nói rất bậy rồi túm tóc em.
Anh vẫn âu yếm vẫn thủ thỉ vẫn cưng chiều em nhưng khi gần gũi nhau, em nhìn anh thì anh cứ dán mắt chằm chằm vào trong phim những diễn viên khỏa thân ngực to bụng thon.
Chồng bắt vợ 'yêu' như phim sex - 1
Bạn hãy nên dành nhiều thời gian trò chuyện với chồng (ảnh minh họa)
Em cũng đôi lần ý kiến nhưng anh không mặn mà lắm, chỉ phân bua to nhỏ là phải thế anh mới quan hệ được. Xin giải đáp giúp em và cho em biết em phải làm thế nào? Em chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Bạn thân mến,
Hình ảnh khiêu dâm hay phim khiêu dâm có thể gây sự kích thích tình dục gây ra phản ứng tình dục đối với một số người mặc dù đối với một số người khác thì không gây ra bất kỳ phản ứng gì. Trong thực tế, một số người thực sự không thích xem. Và người chồng trên thuộc nhóm này.
Yếu tố tâm lý ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự xuất hiện của phản ứng tình dục khi xem phim khiêu dâm. Vì vậy, không có gì lạ nếu chồng bạn bị kích thích.
Nhiều cuộc khảo nghiệm tâm lý xã hội đã xác nhận bản thân con người không chỉ có khuynh hướng bắt chước hành vi của người khác mà còn bắt chước cả tư duy, khái niệm và quan điểm của người khác nữa.
Trong thực tế, tình yêu cần chất “phụ gia” này để không bị chai sạn, nhàm chán. Trong đời sống vợ chồng, nếu bắt chước phim để thay đổi, để hoàn hảo hơn trong mắt vợ (chồng) mình (trong chuyện đó), thì hai bạn nên quan tâm đến nhau nhiều hơn, để có những lời nói ngọt ngào và động viên nhau trong cuộc sống hối hả, phức tạp ngày nay. Nhưng bắt chước đúng liều lượng, biết tinh tế chắt lọc để phù hợp với chính mình, thì cuộc sống vợ chồng mới thêm thi vị và nồng ấm”.
Như bạn đã nói, chồng bạn cần một sự kích thích khác để có thể quan hệ được với bạn. Anh ấy có đưa ra lý do là cần cảm hứng từ thể loại phim đó. Nhưng thực chất, mối quan hệ của các bạn đang có vấn đề và anh ấy không thấy hấp dẫn giới tính từ bản thân bạn.
Trong trường hợp của bạn, bạn nên dành thời gian nhiều hơn cho chồng, và cần thiết hai bạn hãy tới gặp gỡ chuyên gia tâm lý để có thể tháo gỡ những thắc mắc này. Bởi phương cách mà chồng bạn đang sử dụng để tìm đến hạnh phúc với bạn không bền lâu.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Muốn vén áo khám cho người bệnh cũng phải xin phép”

Muốn vén áo khám cho người bệnh cũng phải xin phép”

(Dân trí) - “Khách hàng là thượng tế, họ mang tiền đến cho mình, vì sao lại quát họ. Không thể có chuyện cứ mãi quát tháo người bệnh, lơ là, phớt lờ lời người bệnh hỏi. Phải tiến tới, khi khám cho người bệnh, muốn vén cái áo khám cũng phải xin lỗi họ trước…”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thi Kim Tiến nhấn mạnh tại buổi tập huấn đầu tiên về giao tiếp, ứng xử cho nhân viên y tế của hơn 70 bệnh viện tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận diễn ra ngày 27/3 ở Hà Nội .
“Người bệnh là thượng đế”!
Theo bà Tiến, để tiến tới không còn vấn nạn phong bì, giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh ngày càng cởi mở hơn, phải bắt nguồn từ hai phía, gồm cả phía bệnh viện và người bệnh.
“Bệnh viện đông, quá tải, nhiều người ngại xếp hàng muốn khám trước cứ nhét tiền vào sổ khám bệnh. Khi được chăm sóc, tiêm truyền, người bệnh cứ nhét tiền vào túi điều dưỡng chứ họ có đòi hỏi đâu. Buồng bệnh có 6 người thì 3 ông nhét tiến vào túi điều dưỡng thì đương nhiên lúc tiêm, lúc thay băng người ta vui vẻ hơn…”, bà Tiến chia sẻ về thực trạng mà bà từng chứng kiến.
Vì thế, để chấn chỉnh điều này, ngoài việc bệnh viện sẽ kí cam kết không nhận phong bì thì người bệnh cũng phải kí cam kết không đưa phong bì trước, trong quá trình khám bệnh, còn sau đó lại là vấn đề khác. “Trong miền Nam, bệnh nhân đưa phong bì cho bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi và nói “nếu bác sĩ không nhận quà thì bệnh của tôi không khỏi được”. Quà này là quà nghĩa tình. Quà của bệnh nhân biếu bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi phần nhiều thể hiện tình cảm, sự biết ơn của họ với người thầy thuốc. Vì thế, không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị mà chỉ cấm nhận trước và trong điều trị”,  Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giải thích.
 
Sự ân cần trong thăm khám của người bác sĩ mang đến sự thoải mái người bệnh nhân. Ảnh: H.Hải
Sự ân cần trong thăm khám của người bác sĩ mang đến sự thoải mái người bệnh nhân. Ảnh: H.Hải
Sẽ tập huấn lại cho tất cả bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ chữa bệnh đến người gác cổng, bảo vệ. Người đứng đầu ngành y tế này cho rằng, cần phải thay đổi cách nhìn giữa bác sĩ - bệnh nhân như hiện nay. “Thực tế, khác hàng là thượng đế, họ mang tiền đến cho mình tại sao quát họ. Tôi kiên quyết, ai mà tỏ thái độ không tốt với người bệnh cần phải xử lý, chuyển công tác, giảm lương. Trước kia còn làm công tác quản lý ở viện, tôi đã từng xử lý ca vi phạm đạo đức nghề nghiệp dù cả hội đồng bảo tha thứ một lần. Nhưng tôi vẫn kiên quyết, không làm nghiêm không được, làm nghiêm cái sẽ thay đổi ngay”, bà Tiến nói.
Cùng có quan điểm “người bệnh là thượng đế”, GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu trung ương cũng khẳng định: “Phải xác định bệnh nhân nuôi sống chúng ta. Đó là sự thật. Tôi vẫn nói với nhân viên của mình, chưa bao giờ tôi mang tiền nhà đến trả lương các bạn. Vì thế, các bạn đừng cảm ơn tôi. Sẽ không có việc tôi mang tiền nhà đến trả lương. Dù Bộ Y tế có hỗ trợ, nhưng chưa được 50% chi phí cho bệnh viện. Nguồn để nuôi sống chúng ta chính là người bệnh. Bệnh nhân đến đây, mua dịch vụ của chúng ta, họ trả tiền. Rõ ràng, có nhiều bệnh nhân tăng lên thu nhập. Có bệnh nhân, chúng ta vừa được “miếng” vừa được “tiếng” chữa bệnh giỏi. Vì thế, không có lý do gì để giải thích cho thái độ, hành vi quát mắng bệnh nhân”.
Học cười, học nói lời xin lỗi…
Là người quản lý, là bác sĩ trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân mấy chục năm nay, được quan sát rất nhiều trong môi trường bệnh viện, GS.TS Nguyễn Anh Trí cũng phải thừa nhận: “Thiếu nụ cười với người bệnh quá. Chỉ một nụ nười thôi mà khó khăn quá, thiếu quá”.
Vì thế, ông Trí rất tâm đắc với nội dung các hành vi cần thực hành tốt của cán bộ nhân viên y tế được tập huấn trong lần này. Ông Trí cho rằng, cả 30 hành vi cần điều chỉnh đều rất thiết thực bởi có những cái mình đang thiếu, có cái mình đang yếu. “Rõ ràng, thiếu nụ cười với người bệnh quá. Chỉ một nụ cười thôi mà khó khăn, thiếu quá. Có người nói với tôi, em tiêm truyền cả ngày, mệt rũ người còn cười gì nữa. Tôi cho rằng nói vậy không đúng. Cùng là tiêm, nhưng nếu mình có lời nói động viên người bệnh, cái động tác tiêm của mình nhẹ nhàng, khi rút kim ra đừng rút mạnh một cái mà hãy đè cái bông vào vị trí mũi kim, giữ lại từ từ rút ra… có phải đỡ đau đớn hơn không”, GS Trí bày tỏ.
GS Trí cho rằng, khi người bệnh biết mình bị bệnh, nhất là bệnh nan y, bản thân họ cũng như người thân thực sự sụp đổ, đau khổ, đã không có lời động viên được thì cũng đừng có xả mắng họ. Nó là phẩm chất, là nhân cách của chính chúng ta. Vì thế, cái lợi trước mắt khi giao tiếp tốt với người bệnh, đó sẽ thể hiện anh là một con người tốt.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, để cải thiện vấn đề y đức, giao tiếp cần thực hiện từ bác sĩ, điều dưỡng đến người gác cổng, đặc biệt tập trung vào nhóm điều dưỡng bởi họ là người giao tiếp trực tiếp với bệnh nhân nhiều nhất, chiếm đến 60% nhân lực bệnh viện.
Cùng quan điểm này, ông Phạm Đức Mục, Phó Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, muốn nâng cao y đức trong ngành y trước hết phải bắt đầu từ đội ngũ điều dưỡng, bởi hơn 60% người bệnh khi vào viện thường tiếp xúc trực tiếp với điều dưỡng đầu tiên và suốt quá trình điều trị. Vì thế, phải tuyên truyền, tập huấn để người điều dưỡng hiểu hơn nữa về văn hóa phục vụ, tôn trọng bệnh nhân, thiết lập mối quan hệ điều dưỡng – bệnh nhân tốt hơn để hướng tới hình ảnh người điều dưỡng thân thiện.
“Cũng một phần do áp lực công việc, người điều dưỡng đang phải hành nghề trong môi trường khó khăn, lẽ ra chỉ chăm 8 - 10 bệnh nhân mà nay phải chăm vài chục người nên họ mới chỉ làm nghề, mà chưa để ý nhiều đến tâm trạng. Trong đợt tập huấn này, chúng tôi đã xây dựng kỹ những hành vi cụ thể. Như vấn đề chào hỏi, cảm ơn bệnh nhân, nói chuyện với bệnh nhân. Nhờ bệnh nhân mà mình được hành nghề, nguồn tài chính cho bệnh viện được tăng thêm, thêm thu nhập… vậy tại sao mình không thể nói cảm ơn bệnh nhân. Chắc chắn tiến đến phải thực hiện bằng được nhân viên y tế nói lời cảm ơn bệnh nhân, chỉ là sớm hay muộn”, ông Mục khẳng định.
Để đạt mụt tiêu này, Bộ Y tế sẽ tổ chức thêm 9 buổi tập huấn về giao tiếp, ứng xử cho cán bộ chủ chốt của các bệnh viện trong thời gian tới.
Hồng Hải

Phát điên' vì con không chịu vào lớp

Quanh thắc mắc nên chăng cắt bao quy đầu cho con, em cũng muốn góp chuyện đôi lời.
Bin lớn nhà em hồi 30 tháng tuổi cũng bị chít hẹp bao quy đầu. Mỗi lần nhìn ‘cậu nhỏ’ của con phồng lên khi đi tiêu mà em vừa buồn cười lại vừa lo. Em có tìm hiểu trên một số sách, báo thì thấy khuyên nên đưa con đến bệnh viện khám và làm thủ thuật cắt bao quy đầu. Thế là hai vợ chồng sấp ngửa ‘tha lôi’ con lên bệnh viện tỉnh (cách nhà gần 50km) để làm các xét nghiệm cần thiết. Đến khi khám xong cho bé, bác sĩ nghiêm mặt nói gọn một câu: “Phải cắt bao quy đầu thôi. Để dễ gây viêm nhiễm”.
Sau khi cắt bao quy đầu, Bin lớn khóc ròng đến phát sốt và nửa tháng trời nhịn tiểu, ăn uống kém… nhìn mặt con hóp lại, xanh xao mà vợ chồng em xót vô cùng.
'Dại' mới cắt bao quy đầu cho con - 1
Sau khi cắt bao quy đầu, Bin lớn khóc ròng đến phát sốt và nửa tháng trời nhịn tiểu, ăn uống kém… nhìn mặt con hóp lại, xanh xao mà vợ chồng em xót vô cùng. (Ảnh minh họa)
Sinh Bin bé, em cũng rất chú ý vệ sinh cho con để tránh việc phải cắt bao quy đầu như anh. Nhưng đúng là người tính không bằng trời! Khi Bin bé được 10 tháng tuổi, thấy dòng nước tiểu của bé vọt cần câu mỗi lần đi vệ sinh, em chắc mẩn 'lại bị chít hẹp bao quy đầu rồi'. Nhớ lại cảnh Bin lớn xanh xao, khóc ròng vì đau… em ám ảnh hoảng hết cả loạn.
Em bàn với chồng không đưa Bin bé đi bệnh viện nữa vì ‘bác sĩ bệnh viện nhiều khi chỉ toàn quan trọng hóa vấn đề’, như lời bá chồng em nói.
Cuối tuần, em đưa Bin bé đi khám bác sĩ tư gần nhà và chị ấy cũng khuyên nên cho bé tiến hành tiểu phẫu sớm sẽ đỡ đau. Cắt bao quy đầu cũng có một số cái lợi là giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu… (Em nhớ ang áng lời bác sĩ nói thế). Nhưng khi cắt xong bé có thể sẽ quấy khóc vì đi tiêu bị xót, thậm chí, một số bé sợ quá còn ốm sốt…
Có Bin lớn là bài học nhãn tiền nên em băn khoăn khá nhiều. Em hỏi bác sĩ có cách nào khác không. Bác sĩ im lặng một chút rồi nói: “Một số bé chỉ cần nong, không cần cắt và gây mê gì hết… Nhưng làm tiểu phẫu vẫn tốt hơn". Em kiên quyết nài nỉ bác sĩ nong bao quy đầu cho con, cuối cùng chị cũng đồng ý.
Em mất 2 ngày phải đưa con đến bác sĩ nong bao quy đầu. Lần nào bác sĩ cũng lấy tay vuốt ngược da bao quy đầu về phía thân dương vật của bé, sau đó dặn em về nhà khi nào tắm cho con thì cũng làm tương tự. Lúc nhìn bác sĩ nong cho con mà em cứ thấy xót lòng xót dạ thế nào ấy.
Nong bao quy đầu, Bin em khó chịu nên mặt mày cứ xị hết cả ra. Bé cũng khóc nhưng không khóc dai dẳng như Bin anh (có lẽ là do đỡ đau hơn?). Sau khi đi thăm khám lại, bác sĩ bảo con em không cần thực hiện cắt bao quy đầu nữa và nói ‘chú chim nhỏ’ của con đã hoạt động bình thường. Bố mẹ không phải lo gì nữa’.
Từ kinh nghiệm nuôi con của mình, em thấy mẹ nào ‘dại’ mới đưa con đi cắt bao quy đầu bởi đó có thể là một thủ thuật không cần thiết nếu mẹ biết cách vệ sinh và nong 'cậu nhỏ' cho con hàng ngày.

'Phát điên' vì con không chịu vào lớp

3 tháng gần đây, sáng nào của em cũng như cực hình vì cậu con trai bỗng nhiên giở chứng.
Hãy đến với chuyên mục Làm mẹ của Eva để hiểu hơn những điều Người mẹ cần biết , cách Chăm sóc trẻ sơ sinh, Chọn đồ chơi cho bé, Kinh nghiệm của mẹ, cách Dạy con tuổi dậy thì hay mẹTây dạy con và chia sẻ cảm xúc trong Tâm sự người mẹ bạn nhé!
Giờ con em 3 tuổi, em cho 'đi lính' từ năm 1 tuổi tròn. Lớp tư thục nên chỉ có một vài cô. Năm đầu tiên thì chắc do bé quá lại là 'lính' mới nên các cô đặt đâu ngồi đấy. Đến năm thứ 2 thì thành 'hổ báo'. Hôm nào cũng cắn nhau, đánh nhau sứt sẹo đầy người. Nhưng nhờ biết cách nịnh hót và lấy lòng các cô nên chỉ bị đét đít và úp mặt vào tường là cùng. Vụ này rất nhiều lần em chứng kiến tận mắt. Đại khái là mọi thứ trong lớp rất bình thường.
Rắc rối xuất hiện trong 3 tháng đổ lại đây. Vào một sáng đẹp trời, đến cửa lớp, tự dưng cu cậu lăn ra khóc rất thảm thiết, nhất quyết không chịu vào lớp và đòi về. Em lo lắm, tưởng cậu chàng 'khó ở' nên hỏi han đủ kiểu như con nhất mực "Không đi học đâu' và níu tay mẹ đòi 'play truan'. Thậm chí, lăn ra giẫy 'đành đạch' giữa đường giữa phố 'hồn nhiên như cô tiên' (mà vụ ăn vạ thế này trước đây tuyệt đối không có). Từ sáng đẹp trời đó, ngày nào cũng một vở tuồng chèo tái diễn, con lăn ra khóc như cha chết mẹ chết, bám cẳng bám càng mẹ đòi về bằng được. Đến nỗi em phải nhờ sự trợ giúp của 3, 4 cô giáo, con mới chịu vào lớp trong tình trạng bị 'trói chặt' vác vào.
'Phát điên' vì con không chịu vào lớp - 1
3 tháng gần đây, sáng nào của em cũng như cực hình vì cậu con trai bỗng nhiên giở chứng. (Ảnh minh họa).
Em tìm đủ mọi biện pháp để xem con bị làm sao. Lúc đầu tưởng 'ông ý' bị bạn bắt nạt, hoặc bị cho vào 'chế độ quân phiệt' quản thúc riêng. Nhưng theo dõi camera vẫn thấy cu cậu tha không đánh các bạn thì thôi, chứ chả bạn nào dám 'lớ xớ' động tay, động chân. Vẫn chơi rất vui và hò hét inh ý ỏi cùng các bạn. Các cô thì vẫn kiên nhẫn nhẹ nhàng. Nhiều lúc em còn thấy phục sự hiền hòa của các cô, chứ phải em thì chắc em hóa rồng với 'lũ giặc' đấy rồi.
Em chuyển sang 'oánh' bài úp, thi thoảng vào lớp bất chợt hoặc nhờ bà ngoại tạt qua tạt lại xem thằng cháu ra sao, vẫn nghịch như thường. Về nhà dò hỏi con đủ trò, nào là cô có đánh con bao giờ không, bạn có chơi cùng không, bạn có ghét không, có đánh nhau với bạn không, có bị nhốt không, hay gì gì đó... thì thấy con trả lời bình thường. Hỏi thích đi học không thì nhóc bảo thích đi học lắm, hỏi thế sao khóc khi vào lớp thì im.
Mà lạ cái chỉ làm trò lúc đi học thôi. Còn lúc về thì hôn hít bạn bè cô giáo lưu luyến lắm, về nhà vẫn nhẩy nhót, hát hò, gào thét như thường. Chứ nó mà lăn ra khóc đòi ở lại lớp chắc em đáp ứng liền.
Em cũng dở đủ 'thủ đoạn' rồi. Từ nghiêm khắc, khuyên bảo, đe dọa , năn nỉ, dụ dỗ, roi vọt, lờ đi, rồi nhờ người khác đưa đi học, hay tự tay dẫn nó vào lớp... mà đến giờ vẫn không có gì khả quan hơn.
3 tháng gần đây, sáng nào của em cũng như cực hình. Mà lạ, con em 'diễn' mãi không thấy chán! Thêm cái tức là trước khi vào lớp, từ nhà đến trường, cậu chàng vẫn hát véo von, rồi nhải đi nhải lại câu không khóc đâu, không khóc đâu, thế mà đến cửa lớp một phát là trở mặt ngay. Em nản lắm rồi!
Có mẹ nào có con như con em không? Hoặc chí ít có sáng kiến nào giúp em không? Chứ em sắp phát điên rồi!

Nghệ thuật cho con bú

Cho con bú tưởng chừng là lẽ tự nhiên của mỗi người mẹ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cho con bú đúng cách.
1. Bắt đầu cho con bú từ 30 phút - một giờ sau sinh
Nếu như bạn sinh thường thì có thể cho con bú ngay trong vòng 30 phút - 1 giờ sau sinh. Nếu bạn sinh mổ, thời gian bắt đầu khoảng sau 6 giờ vì bạn phải hồi phục sau tác dụng của thuốc mê. Trường hợp gây tê để mổ thì thời gian ngắn hơn.
Đa số các mẹ thường chờ "sữa xuống" tức là 1-2 ngày sau sinh mới cho con bú. Đây là quan niệm sai lầm và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ bởi bú muộn, trẻ không nhận được sữa non. Trong sữa non có nhiều sinh tố A chống bệnh khô mắt, nhiều kháng thể giúp bé chống nhiễm khuẩn và dị ứng, giúp bé đỡ vàng da. Ngược lại, cho trẻ bú muộn, sẽ làm chậm sự tiết sữa của mẹ. Động tác mút ti mẹ sẽ kích thích sự tiết oxytocin ở não mẹ. Đó là chất làm cho sữa trong ti chảy ra, đồng thời cũng có tác dụng làm co cơ tử cung giúp ngưng chảy máu sau sinh.
Ngoài ra, bạn nên tích cực ăn uống hằng ngày và sữa của bạn sẽ về trong một vài ngày tới.
Nghệ thuật cho con bú - 1
Cho con bú tưởng chừng là lẽ tự nhiên của mỗi người mẹ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cho con bú đúng cách. (Ảnh minh họa).
2. Bế con ở vị trí thích hợp khi cho bú
Bạn nên chú ý để đầu và thân bé trên cùng một đường thẳng, bụng bé áp sát với bụng mẹ. Mặt bé đối diện với ti, môi đối diện với đầu ti. Sau đó, đỡ đầu, thân và mông bé.
Nếu như bạn nhận thấy có những dấu hiệu sau thì chứng tỏ bé đã bắt đầu ngậm bắt ti tốt và bạn đã bế con bú ở vị trí đúng cách:
- Miệng bé mở rộng
- Cằm bé chạm vào ti mẹ
- Môi dưới đưa ra ngoài.
- Bé ngậm cả quầng ti, quầng ti còn lại ở phía trên miệng bé nhiều hơn ở phía dưới.
- Má bé phồng ra
- Khi bú đúng, bé sẽ mút chậm, sâu, thỉnh thoảng ngừng lại và bạn có thể nghe tiếng nuốt "ực" của bé.
Khi cho con bú ở vị trí thích hợp, trẻ vừa cảm thấy thoải mái khi bú lại vừa giúp giảm thiểu đau nhức đầu ti cho mẹ.
Nghệ thuật cho con bú - 2
Mẹ hãy chọn tư thế thích hợp nhất khi cho con bú. (Ảnh minh họa).
3. Để bé tự điều chỉnh nhịp độ
Hãy để cho bé bú lần đầu liền một mạch đến khi ti mềm thì thôi – thường là khoảng 15 phút. Sau đó cho bé bú tiếp ti bên kia. Nếu bé vẫn đói thì sẽ bám lấy, còn nếu không để lần bú tiếp theo sẽ cho bé bú ti bên kia. Nếu vài tuần đầu bé chỉ bú một bên ti thì bạn nên hút sữa ở ti bên kia ra để giảm áp lực và duy trì nguồn cung cấp sữa.
Nếu bé đang bú bỗng dừng lại nhìn chằm chằm vào bạn hoặc nhìn ngó xung quanh, hãy tận hưởng cảm giác thú vị này. Hãy xem như đây là cơ hội để giảm tốc độ bú xuống và giúp bé gắn bó với mẹ hơn.
4. Đừng cho bé ngậm vú giả quá sớm
Một số bé cảm thấy rất thích ngậm cái gì đó. Có thể cho bé ngậm vú giả nhưng nên cẩn thận vì cho bé ngậm quá sớm có thể ảnh hưởng đến việc bú mẹ. Viện nhi khoa của Mỹ khuyến cáo chỉ cho trẻ ngậm vú giả sau ít nhất 1 tháng để trẻ quen với vú mẹ trước đã.
5. Hãy chăm sóc đầu ti
Sau khi cho con bú, hãy để đầu ti khô một cách tự nhiên. Nếu bạn đang vội, hãy lau khô đầu ti thật nhẹ nhàng. Để đầu ti khô ráo mỗi lần cho con bú, hãy thay áo lót thường xuyên.
Khi bạn tắm, không nên thoa xà phòng thơm, sữa tắm vào đầu ti. Nếu đầu ti quá khô hoặc bị nẻ, có thể dùng dầu thoa có chứa lanolin, hoặc một số loại dầu ôliu lên đầu ti.
Cho trẻ bú bao nhiêu thì đủ?
Thường trẻ bú theo nhu cầu và nhu cầu này khác nhau ở từng trẻ. Trung bình mỗi trẻ bú khoảng 8 - 12 lần trong 24 giờ. Mẹ có thể nhận biết được trẻ bú đủ qua những biểu hiện sau:
- Tiểu ướt tã 6 - 8 lần trong 24 giờ.
- Tiêu phân sệt trung bình 6 - 8 lần trong 24 giờ và ít nhất 1 lần mỗi ngày trong 2 tháng đầu tiên.
- Tăng cân đều đặn và phù hợp với lứa tuổi.

Mẹ đau chảy nước mắt vì con bú

Nhiều bà mẹ trẻ mới nuôi con lần đầu có thể sẽ bối rối khi gặp phải những vấn đề như bầu ngực rỉ sữa, ống dẫn sữa bị tắc, viêm vú hoặc núm vú đau và nứt nẻ. Vậy nếu gặp phải những rắc rối ấy bà bầu cần phải làm gì?
1. Bầu vú rỉ sữa
Trong những tuần đâu, hau bầu vú của bạn có thể rỉ ra rất nhiều sữa giữa các cữ bú.
Cách chữa trị
Hãy đặt những tấm vải lót vào phía trong áo ngực để thấm lượng sữa rỉ ra. Tuy nhiên cần phải năng thay các tấm lót vì sữa ẩm ướt dễ khiến cho bạn bị hăm.
Cách phòng ngừa
Chẳng có cách phòng ngừa nào cả. Tuy nhiên bầu vú rỉ sữa chứng tỏ bạn có nguồn sữa tốt và việc này cũng giúp bạn khỏi bị tức sữa. Sữa sẽ rỉ ra ít đi một khi nguồn sữa của bạn đáp ứng đủ nhu cầu của bé.
Mẹ đau chảy nước mắt vì con bú - 1
Không nên mặc áo ngực quá chật (Hình minh họa)
2. Ống dẫn sữa bị tắc
Ngực đau nhức, quan sát vú bạn thấy có một khối u cứng, đau, đỏ trong bầu vú, như vậy có nghĩa là một trong những ống dẫn sữa đã bị tắc.
Cách chữa trị
Chườm vú bằng nước nóng và xoa nắn nhẹ rồi cho bé bú. Bạn có thể bị đau nhói trong chốc lát, nhưng rồi ống dẫn sữa sẽ thông. Nếu không thông, hãy đến bệnh viện khám ngay lập tức.
Cách phòng ngừa
Không nên mặc áo ngực quá chật. Hãy kiểm tra lại để chắc chắn rằng áo ngực của bạn hoàn toàn phù hợp, không chật quá. Ngoài ra khi bạn cho con bú hay nặn sữa, hãy cẩn thận tránh đè mạnh lên mô vú.
Mẹ đau chảy nước mắt vì con bú - 2
Cho bé bú đều cả hai bên (Hình minh họa)
3. Viêm vú
Một ống dẫn sữa bị tắc có thể trở nên nhiễm trùng gây ra những triệu chứng giống như bị cảm cúm. Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay bởi nếu không chữa trị kịp thời viêm vú có thể dẫn đến áp xe vú – một chứng bệnh đòi hỏi phải thực hiện thao tác tiểu phẫu.
Cách chữa trị
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh và bạn phải uống đủ liều lượng chỉ định. Bạn vẫn có thể cho con bú đều cả hai bên như bình thường.
Cách phòng tránh
Thường xuyên cho con bú đều cả hai bên vú sẽ giúp ngăn ngừa viêm vú. Nếu nhận thấy có hiện tượng viêm nhiễm, hãy đến gặp bác sĩ ngay, tránh để quá một ngày khi trong vú bạn có một khối u đau nhức.
4. Núm vú đau và nứt nẻ
Đầu vú bị đau thường là do khi bú bé không ngậm hết đầu vú và do bạn đặt bé bú sai vị trí. Da bạn sẽ bị ửng đỏ và sẽ đau khi cho bé bú. Cách tốt nhất là mỗi khi cho bé bé, bạn hãy đặt bé đúng tư thế và để cho bé ngậm toàn bộ quầng vú vào miệng. Một núm vú bị nứt nẻ sẽ gây cảm giác đau nhói khi bé mút vào. Tuy nhiên nó sẽ tự lành sau vài ngày.
Cách chữa trị
Hãy thực hiện theo những điều gợi ý sau đây:
- Làm sạch núm vú sau mỗi cữ bú
- Để cho đầu núm vú tiếp xúc trực tiếp với không khí vài giờ mỗi ngày
- Thay đổi vị trí nằm bú của bé, để áp lực bú tác động đều lên mọi vùng của quầng vú.
- Nặn sữa bên bầu vú đau.
- Đừng cho bé mút núm vú quá một, hai phút sau khi đã bú cạn bên đó.
Cách phòng ngừa
Hãy để cho bé của bạn ngậm hết quầng vú vào miệng. Giữ đầu vú khô ráo giữa các cữ bú.