Khi bác sĩ bị… kiện
Những năm gần đây, ngày càng có
nhiều bác sĩ bị bệnh nhân thưa kiện. Hầu hết đều lặng lẽ dàn xếp cho êm,
tránh tai tiếng, ảnh hưởng đến việc hành nghề. Thỉnh thoảng mới có một
vài vụ được các phương tiện truyền thông đại chúng đăng tải - và thường
là những vụ nổi đình nổi đám. Vậy thì, việc kiện tụng bác sĩ là do trình
độ hiểu biết pháp luật của người dân mỗi ngày một nâng cao, hay nghề Y
càng lúc càng có nhiều sai sót?
Chết là… kiện!
Xin được bắt đầu bằng trường hợp của bác sĩ Ba, công tác tại Khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện (BV) C. Hôm ấy, anh mổ một ca thoát vị bẹn (mà dân gian hay gọi là "sa đì") cho một bệnh nhân. Theo lời anh - và cũng là lời của bác sĩ phụ mổ cho anh, thì "lúc bộc lộ lỗ thoát vị, đoạn ruột sa xuống có màu hồng, chứng tỏ máu nuôi vẫn tốt, không thấy hiện tượng xoắn nghẹt, không hoại tử…".
Sau khi đưa đoạn ruột về lại vị trí cũ, khâu đóng lỗ thoát vị, bệnh nhân được chuyển sang Khoa Hậu phẫu. Vài ngày sau, bất ngờ bệnh nhân… tử vong! Bác sĩ Ba nói: "Gia đình họ làm dữ, họ cho rằng tôi đã mổ chết thân nhân họ, họ đòi kiện tôi ra tòa nếu không bồi thường cho họ 100 triệu đồng". Cuối cùng, với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong khoa, cộng với việc mang giấy tờ nhà đi thế chấp, bác sĩ Ba gom được 70 triệu, đưa cho họ. Trao đổi với tôi, bác sĩ Ba nói rằng: "Thật tình là tôi không sợ chuyện kiện tụng vì tôi không sai về chuyên môn. Nhưng nếu phải ra tòa thì ít nhiều công việc của tôi cũng bị ảnh hưởng, chưa kể mất thời gian…".
Trường hợp của bác sĩ Ba không phải là chuyện hiếm trong ngành Y. Bác sĩ Nguyễn, giảng viên Bộ môn Ngoại gan mật - Đại học Y Dược TP HCM, cho biết: "Ba là bác sĩ ngoại khoa giỏi, và mổ thoát vị không phải là phẫu thuật phức tạp, cũng như ít tai biến nhưng cuối cùng vẫn phải đền tiền. Mặc dù vụ việc đã được giải quyết ổn thỏa nhưng nó vẫn tạo cho anh em một áp lực tâm lý khá lớn. Thậm chí có người gặp những ca mổ khó thì ngần ngại khi phải cầm dao vì nếu chẳng may có bề gì, họ sợ bị kiện".
Bác sĩ Thuận, BV N., cho biết
thêm: "Tôi cũng đã gặp một trường hợp tương tự như anh Ba. Lần đó, tôi
mổ cấp cứu cho một bệnh nhân xuất huyết nội. Ông ta vừa bị tiểu đường
lại vừa suy thận, cao huyết áp, xơ gan. Mặc dù đã giải thích rất chi
tiết cho gia đình bệnh nhân về những tai biến có thể xảy ra trong - cũng
như sau khi mổ, và họ đã đồng ý ký vào bản cam kết nhưng một ngày sau
mổ, bệnh nhân tử vong thì họ kiện". Vụ việc chỉ dừng lại khi Cơ quan
Pháp y vào cuộc, và chứng minh rằng bệnh nhân chết do suy đa phủ tạng
chứ không phải chết vì bác sĩ mổ sai!
Kiện vì bác sĩ làm sai
Nhưng cũng có những vụ kiện vì bác sĩ đã làm sai chuyên môn. Ông Nguyễn Văn Nghệ, ở phường Trường Thọ, quận Thủ Đức gửi đơn đến Tòa án quận 10, TP HCM, khởi kiện bác sĩ Võ Xuân Sơn, nguyên Phó giám đốc BV S., yêu cầu ông Sơn phải bồi thường hơn 2,6 tỉ đồng. Theo ông Nghệ, ngay từ khi còn bé, ông đã có một khối u nhỏ ở lưng nhưng khối u này không ảnh hưởng gì đến cuộc sống.
Năm 2005, thấy tê mỏi ở chân, ông Nghệ đến BV S, rồi được bác sĩ Sơn tư vấn mổ khối u ở lưng. Sau hai lần mổ, lần thứ nhất năm 2005, lần thứ hai năm 2008, ông Nghệ bị liệt hoàn toàn. Một bác sĩ Khoa Cột sống, BV Chấn thương chỉnh hình TP HCM, nhận định: "Chưa rõ khối u ở lưng ông Nghệ là gì, nhưng nó có từ khi còn bé rồi lúc lớn lên, nó vẫn không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thì có khả năng nó là u mỡ hoặc u bã đậu. Đây là 2 loại u lành tính. Việc mổ bóc tách có thể đã làm tổn thương thần kinh cột sống, dẫn đến bệnh nhân bị liệt".
Một vụ khác: Chị Phạm Thị Xuân, ở phường Hiệp Thành, quận 12, TP HCM đến BV đa khoa P. xin thăm khám vì đau nhiều ở vùng bụng dưới bên phải. Kết quả xét nghiệm cho thấy chị bị "khối u bán xoắn ở buồng trứng bên phải"
14 giờ cùng ngày, chị Xuân được bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn - Phó giám đốc BV P. trực tiếp làm phẫu thuật. Tuy nhiên, 1 ngày sau khi mổ, chị vẫn thấy đau dưới bụng phải rồi 5 ngày sau khi về nhà, cơn đau vẫn không hết nên chị Xuân sang BV Phụ sản Hùng Vương. Tại đây, chị điếng người khi kết quả siêu âm cho thấy, chị có "khối u cơ năng ở buồng trứng phải". Chị nói: "Tôi quay lại BV P., xin đọc bệnh án. Theo hồ sơ của tôi trước lúc mổ thì tôi bị "u nang buồng trứng phải bán xoắn", trong lúc phần điều trị ghi là "phẫu thuật cắt bỏ nang buồng trứng trái qua nội soi". Chưa hết, chẩn đoán sau mổ lại ghi "u nang buồng trứng trái xoắn 180 độ".
Bức xúc trước việc "đau bên
phải, cắt bên trái", chị Xuân làm đơn kiện, yêu cầu BV P. phải bồi
thường 70 triệu đồng là chi phí điều trị nhưng gần 3 năm đã trôi qua, vụ
kiện mổ "u buồng trứng bên phải, cắt buồng trứng bên trái" vẫn giậm
chân tại chỗ. Cũng nói thêm là trước đây, bác sĩ Lai Công Hiệp đã từng
bị một bà Việt kiều kiện ra tòa vì khi mổ thẩm mỹ, ông đã làm mất một…
núm vú của bà này, và tòa sơ thẩm đã tuyên buộc ông phải bồi thường 223
triệu đồng.
Có thể nói, trong 10 vụ kiện tụng, thì có đến phân nửa là do sai sót từ phía bác sĩ! Cuối năm 2010, một số bệnh nhân mổ mắt tại BV M. đã đệ đơn kiện đòi BV này bồi thường tổng số tiền lên đến 1,2 tỉ đồng vì sử dụng chất chỉ thị màu đã bị nhiễm khuẩn, dẫn đến nhiều người sau khi mổ, đã bị mù hoặc giảm thị lực vĩnh viễn.
Một BV khác - BV MSG cũng đã từng phải đối mặt với một vụ kiện đòi bồi thường số tiền 85 nghìn USD mà người kiện là một Việt kiều Mỹ. Theo ông này, BV MSG đã làm sai chuyên môn, dẫn đến "loạn dưỡng giác mạc sau khi đặt thủy tinh thể nhân tạo".
Thực tế cho thấy, lâu nay việc giải quyết những vụ kiện tụng do sai sót y khoa tại các BV chủ yếu dựa vào sự thương lượng, bồi thường, thông cảm. Cùng lắm mới phải đưa nhau ra tòa. Khi ra tòa, nếu lỗi thuộc về bác sĩ thì coi như bác sĩ ấy lãnh đủ. Nhẹ thì bị điều chuyển sang làm việc khác, hoặc "treo dao" một thời gian, nặng thì đình chỉ công tác hoặc cho nghỉ việc. Nếu giải quyết ổn thỏa theo hướng thương lượng, bồi thường, thì phần lớn số tiền bồi thương đều do bác sĩ tự bỏ ra. BV chỉ hỗ trợ một phần nào đó.
Một bác sĩ ở BV B. (xin được miễn nêu tên), kể tôi nghe câu chuyện, rằng trong quá trình mổ lấy sỏi niệu quản cho một bệnh nhân, do dụng cụ di lệch, dẫn đến ruột bệnh nhân bị thủng 1 lỗ, đường kính 1cm khiến bệnh nhân viêm phúc mạc vì phân trong ruột xì ra. Ngay khi phát hiện, lỗ xì này đã được vá lại nhưng rủi thay, người bệnh vẫn chết. Cho rằng cái chết là do thủng ruột, gia đình đòi bồi thường 150 triệu đồng. Qua mấy lần thương lượng, số tiền rút xuống còn 100 triệu, trong đó bác sĩ trực tiếp phẫu thuật phải "góp" 50 triệu đồng.
Và những vụ kiện… trời ơi!
Trong số những vụ bệnh nhân hoặc gia đình kiện bác sĩ, có những vụ rất… trời ơi! Thạc sĩ, bác sĩ Đào Trần Thái, nguyên chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược TP HCM kể tôi nghe câu chuyện: Một bệnh nhân được người nhà đưa vào BV trong tình trạng đau đớn quằn quại, người tím tái vì khó thở. Ngay lập tức, bệnh nhân được xét nghiệm, kiểm tra huyết áp nhưng lạ thay, các kết quả đều bình thường nên bác sĩ chỉ cho bệnh nhân truyền dịch rồi để nằm đó theo dõi.
Bác sĩ Thái nói rằng: "Đây là trường hợp bị cơn stress cấp tính. Người bệnh có những biểu hiện rất trầm trọng nhưng thực tế họ không hề mắc bệnh gì. Giải thích cho gia đình họ thì gia đình không tin, dẫn đến thưa kiện, cho rằng bác sĩ vô trách nhiệm!".
Một vụ khác: Tại BV đa khoa tỉnh B., anh Trần Văn Ngọc vào viện vì gãy xương chân trong một tai nạn giao thông. Bó bột xong, bác sĩ cho về, hẹn 3 tháng sau tái khám.
Về nhà được chừng tuần lễ, do kiến chui vào gây ngứa ngáy, anh Ngọc tự ý tháo bột. Mấy bữa sau, anh nhờ một y tá trong xóm, mua bột… bó lại cho anh. Tới hồi BV chụp phim kiểm tra, mới hay xương bị di lệch. Và bởi vì khi bó bột xong, kỹ thuật viên của BV chỉ dùng bút lông màu đỏ viết lên con số 27/12 (là ngày hẹn tái khám) nên khi nhờ y tá bó lại, anh Ngọc cũng lấy viết lông đỏ, viết lại con số y chang nên không ai biết là anh đã tự ý tháo bột!
Khi biết xương chân bị di lệch, và phải mổ để sắp lại, anh Ngọc làm đơn… kiện BV vì đã "gây hậu quả" cho anh. Mặc dù lãnh đạo BV đã giải thích, rằng sự di lệch xảy ra do anh Ngọc không tuân thủ lời dặn của bác sĩ nhưng sau cùng, để cho "êm", anh Ngọc được mổ lại, miễn phí hoàn toàn!
Không chỉ bệnh nhân kiện bác sĩ, mà BV cũng… kiện bác sĩ! Tháng 12/2010, bác sĩ Luân được BV X. cử đi học khóa đào tạo nâng cao tay nghề với cam kết sẽ phục vụ cho bệnh viện ít nhất là 5 năm. Thế nhưng sau khi hoàn tất khóa học, bác sĩ Luân xin thôi việc.
Tại tòa, phía BV cho rằng bác sĩ Luân xin thôi việc là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, vi phạm cam kết trong hợp đồng. Hơn nữa việc xin nghỉ của bác sĩ Luân làm ảnh hưởng đến nguồn nhân sự, cũng như chi phí đào tạo ăn, ở mà BV bỏ ra. Vì thế BV yêu cầu bác sĩ Luân phải trả cho BV gần 80 triệu đồng.
Ngược lại, bác sĩ Luân đề nghị BV hoàn lại cho mình sổ bảo hiểm, tiền trợ cấp thôi việc hơn 2 triệu đồng và cho rằng trước khi nghỉ việc, ông đã báo cho BV trước 45 ngày là đúng quy định. Hơn nữa cách tính tiền bồi thường của BV là không hợp lý. Chẳng hạn, BV lấy tiền thưởng tết năm trước - tức là lúc ông chưa được cử đi học - tính gộp lại.
Bác sĩ cần bảo vệ mình bằng “bảo hiểm nghề nghiệp”
Đã có nhiều cuộc hội thảo được tổ chức xoay quanh vấn đề khiếu nại, tố tụng trong lĩnh vực khám chữa bệnh mà gần đây nhất là hội thảo do Hội Hành nghề Y tư nhân TP HCM tổ chức vào ngày 12/1. Trong hội thảo này, một vấn đề được nêu lên, là các bác sĩ hành nghề tại các cơ sở y tế công, tư cần mua bảo hiểm nghề nghiệp cho mình bởi lẽ khi người dân ngày càng hiểu biết về luật pháp, thì nguy cơ bác sĩ đối mặt với thưa kiện ngày càng nhiều, nhất là với các cơ sở y tế tư, người bệnh phải trả tiền khám chữa bệnh nhiều hơn, nên đòi hỏi của người bệnh cũng cao hơn. Nếu không có bảo hiểm nghề nghiệp, khi gặp những vụ việc lớn, lỗi thuộc về bác sĩ, thì số tiền bồi thường cũng sẽ rất lớn.
Nghị định 102 của Chính phủ quy định đến hết năm 2012, tất cả cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động theo hình thức BV, gồm BV đa khoa, chuyên khoa, BV y học cổ truyền phải mua bảo hiểm nghề nghiệp. Theo nghị định trên, phạm vi bảo hiểm bao gồm "bảo hiểm đối với tai biến trong khám, chữa bệnh do sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra bởi lỗi sơ suất, bất cẩn của người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh".
Tuy nhiên tấm thẻ bảo hiểm nghề nghiệp không phải là lá bùa hộ mệnh, nếu bác sĩ không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề, thể hiện y đức trong khám chữa bệnh và nhất là cố gắng giảm thiểu tối đa những sai sót trong lĩnh vực chuyên môn...
|
||||||||
|
Xin được bắt đầu bằng trường hợp của bác sĩ Ba, công tác tại Khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện (BV) C. Hôm ấy, anh mổ một ca thoát vị bẹn (mà dân gian hay gọi là "sa đì") cho một bệnh nhân. Theo lời anh - và cũng là lời của bác sĩ phụ mổ cho anh, thì "lúc bộc lộ lỗ thoát vị, đoạn ruột sa xuống có màu hồng, chứng tỏ máu nuôi vẫn tốt, không thấy hiện tượng xoắn nghẹt, không hoại tử…".
Sau khi đưa đoạn ruột về lại vị trí cũ, khâu đóng lỗ thoát vị, bệnh nhân được chuyển sang Khoa Hậu phẫu. Vài ngày sau, bất ngờ bệnh nhân… tử vong! Bác sĩ Ba nói: "Gia đình họ làm dữ, họ cho rằng tôi đã mổ chết thân nhân họ, họ đòi kiện tôi ra tòa nếu không bồi thường cho họ 100 triệu đồng". Cuối cùng, với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong khoa, cộng với việc mang giấy tờ nhà đi thế chấp, bác sĩ Ba gom được 70 triệu, đưa cho họ. Trao đổi với tôi, bác sĩ Ba nói rằng: "Thật tình là tôi không sợ chuyện kiện tụng vì tôi không sai về chuyên môn. Nhưng nếu phải ra tòa thì ít nhiều công việc của tôi cũng bị ảnh hưởng, chưa kể mất thời gian…".
Trường hợp của bác sĩ Ba không phải là chuyện hiếm trong ngành Y. Bác sĩ Nguyễn, giảng viên Bộ môn Ngoại gan mật - Đại học Y Dược TP HCM, cho biết: "Ba là bác sĩ ngoại khoa giỏi, và mổ thoát vị không phải là phẫu thuật phức tạp, cũng như ít tai biến nhưng cuối cùng vẫn phải đền tiền. Mặc dù vụ việc đã được giải quyết ổn thỏa nhưng nó vẫn tạo cho anh em một áp lực tâm lý khá lớn. Thậm chí có người gặp những ca mổ khó thì ngần ngại khi phải cầm dao vì nếu chẳng may có bề gì, họ sợ bị kiện".
Không hiếm những trường hợp thân nhân người bệnh tố cáo bác sĩ. |
Kiện vì bác sĩ làm sai
Nhưng cũng có những vụ kiện vì bác sĩ đã làm sai chuyên môn. Ông Nguyễn Văn Nghệ, ở phường Trường Thọ, quận Thủ Đức gửi đơn đến Tòa án quận 10, TP HCM, khởi kiện bác sĩ Võ Xuân Sơn, nguyên Phó giám đốc BV S., yêu cầu ông Sơn phải bồi thường hơn 2,6 tỉ đồng. Theo ông Nghệ, ngay từ khi còn bé, ông đã có một khối u nhỏ ở lưng nhưng khối u này không ảnh hưởng gì đến cuộc sống.
Năm 2005, thấy tê mỏi ở chân, ông Nghệ đến BV S, rồi được bác sĩ Sơn tư vấn mổ khối u ở lưng. Sau hai lần mổ, lần thứ nhất năm 2005, lần thứ hai năm 2008, ông Nghệ bị liệt hoàn toàn. Một bác sĩ Khoa Cột sống, BV Chấn thương chỉnh hình TP HCM, nhận định: "Chưa rõ khối u ở lưng ông Nghệ là gì, nhưng nó có từ khi còn bé rồi lúc lớn lên, nó vẫn không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thì có khả năng nó là u mỡ hoặc u bã đậu. Đây là 2 loại u lành tính. Việc mổ bóc tách có thể đã làm tổn thương thần kinh cột sống, dẫn đến bệnh nhân bị liệt".
Một vụ khác: Chị Phạm Thị Xuân, ở phường Hiệp Thành, quận 12, TP HCM đến BV đa khoa P. xin thăm khám vì đau nhiều ở vùng bụng dưới bên phải. Kết quả xét nghiệm cho thấy chị bị "khối u bán xoắn ở buồng trứng bên phải"
14 giờ cùng ngày, chị Xuân được bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn - Phó giám đốc BV P. trực tiếp làm phẫu thuật. Tuy nhiên, 1 ngày sau khi mổ, chị vẫn thấy đau dưới bụng phải rồi 5 ngày sau khi về nhà, cơn đau vẫn không hết nên chị Xuân sang BV Phụ sản Hùng Vương. Tại đây, chị điếng người khi kết quả siêu âm cho thấy, chị có "khối u cơ năng ở buồng trứng phải". Chị nói: "Tôi quay lại BV P., xin đọc bệnh án. Theo hồ sơ của tôi trước lúc mổ thì tôi bị "u nang buồng trứng phải bán xoắn", trong lúc phần điều trị ghi là "phẫu thuật cắt bỏ nang buồng trứng trái qua nội soi". Chưa hết, chẩn đoán sau mổ lại ghi "u nang buồng trứng trái xoắn 180 độ".
Bác sĩ ra tòa vì truyền nhầm nhóm máu gây chết người. |
Có thể nói, trong 10 vụ kiện tụng, thì có đến phân nửa là do sai sót từ phía bác sĩ! Cuối năm 2010, một số bệnh nhân mổ mắt tại BV M. đã đệ đơn kiện đòi BV này bồi thường tổng số tiền lên đến 1,2 tỉ đồng vì sử dụng chất chỉ thị màu đã bị nhiễm khuẩn, dẫn đến nhiều người sau khi mổ, đã bị mù hoặc giảm thị lực vĩnh viễn.
Một BV khác - BV MSG cũng đã từng phải đối mặt với một vụ kiện đòi bồi thường số tiền 85 nghìn USD mà người kiện là một Việt kiều Mỹ. Theo ông này, BV MSG đã làm sai chuyên môn, dẫn đến "loạn dưỡng giác mạc sau khi đặt thủy tinh thể nhân tạo".
Thực tế cho thấy, lâu nay việc giải quyết những vụ kiện tụng do sai sót y khoa tại các BV chủ yếu dựa vào sự thương lượng, bồi thường, thông cảm. Cùng lắm mới phải đưa nhau ra tòa. Khi ra tòa, nếu lỗi thuộc về bác sĩ thì coi như bác sĩ ấy lãnh đủ. Nhẹ thì bị điều chuyển sang làm việc khác, hoặc "treo dao" một thời gian, nặng thì đình chỉ công tác hoặc cho nghỉ việc. Nếu giải quyết ổn thỏa theo hướng thương lượng, bồi thường, thì phần lớn số tiền bồi thương đều do bác sĩ tự bỏ ra. BV chỉ hỗ trợ một phần nào đó.
Một bác sĩ ở BV B. (xin được miễn nêu tên), kể tôi nghe câu chuyện, rằng trong quá trình mổ lấy sỏi niệu quản cho một bệnh nhân, do dụng cụ di lệch, dẫn đến ruột bệnh nhân bị thủng 1 lỗ, đường kính 1cm khiến bệnh nhân viêm phúc mạc vì phân trong ruột xì ra. Ngay khi phát hiện, lỗ xì này đã được vá lại nhưng rủi thay, người bệnh vẫn chết. Cho rằng cái chết là do thủng ruột, gia đình đòi bồi thường 150 triệu đồng. Qua mấy lần thương lượng, số tiền rút xuống còn 100 triệu, trong đó bác sĩ trực tiếp phẫu thuật phải "góp" 50 triệu đồng.
Và những vụ kiện… trời ơi!
Trong số những vụ bệnh nhân hoặc gia đình kiện bác sĩ, có những vụ rất… trời ơi! Thạc sĩ, bác sĩ Đào Trần Thái, nguyên chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược TP HCM kể tôi nghe câu chuyện: Một bệnh nhân được người nhà đưa vào BV trong tình trạng đau đớn quằn quại, người tím tái vì khó thở. Ngay lập tức, bệnh nhân được xét nghiệm, kiểm tra huyết áp nhưng lạ thay, các kết quả đều bình thường nên bác sĩ chỉ cho bệnh nhân truyền dịch rồi để nằm đó theo dõi.
Bác sĩ Thái nói rằng: "Đây là trường hợp bị cơn stress cấp tính. Người bệnh có những biểu hiện rất trầm trọng nhưng thực tế họ không hề mắc bệnh gì. Giải thích cho gia đình họ thì gia đình không tin, dẫn đến thưa kiện, cho rằng bác sĩ vô trách nhiệm!".
Một vụ khác: Tại BV đa khoa tỉnh B., anh Trần Văn Ngọc vào viện vì gãy xương chân trong một tai nạn giao thông. Bó bột xong, bác sĩ cho về, hẹn 3 tháng sau tái khám.
Về nhà được chừng tuần lễ, do kiến chui vào gây ngứa ngáy, anh Ngọc tự ý tháo bột. Mấy bữa sau, anh nhờ một y tá trong xóm, mua bột… bó lại cho anh. Tới hồi BV chụp phim kiểm tra, mới hay xương bị di lệch. Và bởi vì khi bó bột xong, kỹ thuật viên của BV chỉ dùng bút lông màu đỏ viết lên con số 27/12 (là ngày hẹn tái khám) nên khi nhờ y tá bó lại, anh Ngọc cũng lấy viết lông đỏ, viết lại con số y chang nên không ai biết là anh đã tự ý tháo bột!
Khi biết xương chân bị di lệch, và phải mổ để sắp lại, anh Ngọc làm đơn… kiện BV vì đã "gây hậu quả" cho anh. Mặc dù lãnh đạo BV đã giải thích, rằng sự di lệch xảy ra do anh Ngọc không tuân thủ lời dặn của bác sĩ nhưng sau cùng, để cho "êm", anh Ngọc được mổ lại, miễn phí hoàn toàn!
Không chỉ bệnh nhân kiện bác sĩ, mà BV cũng… kiện bác sĩ! Tháng 12/2010, bác sĩ Luân được BV X. cử đi học khóa đào tạo nâng cao tay nghề với cam kết sẽ phục vụ cho bệnh viện ít nhất là 5 năm. Thế nhưng sau khi hoàn tất khóa học, bác sĩ Luân xin thôi việc.
Tại tòa, phía BV cho rằng bác sĩ Luân xin thôi việc là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, vi phạm cam kết trong hợp đồng. Hơn nữa việc xin nghỉ của bác sĩ Luân làm ảnh hưởng đến nguồn nhân sự, cũng như chi phí đào tạo ăn, ở mà BV bỏ ra. Vì thế BV yêu cầu bác sĩ Luân phải trả cho BV gần 80 triệu đồng.
Ngược lại, bác sĩ Luân đề nghị BV hoàn lại cho mình sổ bảo hiểm, tiền trợ cấp thôi việc hơn 2 triệu đồng và cho rằng trước khi nghỉ việc, ông đã báo cho BV trước 45 ngày là đúng quy định. Hơn nữa cách tính tiền bồi thường của BV là không hợp lý. Chẳng hạn, BV lấy tiền thưởng tết năm trước - tức là lúc ông chưa được cử đi học - tính gộp lại.
Bác sĩ cần bảo vệ mình bằng “bảo hiểm nghề nghiệp”
Đã có nhiều cuộc hội thảo được tổ chức xoay quanh vấn đề khiếu nại, tố tụng trong lĩnh vực khám chữa bệnh mà gần đây nhất là hội thảo do Hội Hành nghề Y tư nhân TP HCM tổ chức vào ngày 12/1. Trong hội thảo này, một vấn đề được nêu lên, là các bác sĩ hành nghề tại các cơ sở y tế công, tư cần mua bảo hiểm nghề nghiệp cho mình bởi lẽ khi người dân ngày càng hiểu biết về luật pháp, thì nguy cơ bác sĩ đối mặt với thưa kiện ngày càng nhiều, nhất là với các cơ sở y tế tư, người bệnh phải trả tiền khám chữa bệnh nhiều hơn, nên đòi hỏi của người bệnh cũng cao hơn. Nếu không có bảo hiểm nghề nghiệp, khi gặp những vụ việc lớn, lỗi thuộc về bác sĩ, thì số tiền bồi thường cũng sẽ rất lớn.
Nghị định 102 của Chính phủ quy định đến hết năm 2012, tất cả cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động theo hình thức BV, gồm BV đa khoa, chuyên khoa, BV y học cổ truyền phải mua bảo hiểm nghề nghiệp. Theo nghị định trên, phạm vi bảo hiểm bao gồm "bảo hiểm đối với tai biến trong khám, chữa bệnh do sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra bởi lỗi sơ suất, bất cẩn của người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh".
Tuy nhiên tấm thẻ bảo hiểm nghề nghiệp không phải là lá bùa hộ mệnh, nếu bác sĩ không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề, thể hiện y đức trong khám chữa bệnh và nhất là cố gắng giảm thiểu tối đa những sai sót trong lĩnh vực chuyên môn...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét