Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn
Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm
việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Thính giả tên Phương hỏi như sau:
“Kính gởi bác sĩ,
Xin hỏi về vấn đề: một lỗ mũi bị nghẽn khi thì bên trái khi thì bên phải.
Tôi là phụ nữ ở Mỹ, năm nay 57 tuổi, bị chứng mỗi khi ngủ dậy thì chỉ một lỗ mũi thông, lỗ kia bị nghẹt. Khi thì bên trái, khi bên phải. Khi nằm nghiêng bên trái, lỗ mũi bên mặt thông. Nằm nghiêng bên phải, lỗ mũi trái thông. Tôi không bị chứng allergy dị ứng phấn hoa và cũng chưa hề phải dùng thuốc dị ứng. Thuốc tôi uống hiện tại là vitamin D3 giúp bổ xương; vitamin B6 & B12 giúp khỏi bị choáng váng (vertigo) ; red yeast rice cho cholesterol.
Tôi đã gặp bác sĩ chuyên khoa về tai-mũi-họng. Bác sĩ chuyên khoa đã dùng scope soi bên trong mũi tìm nguyên do như thịt dư, bướu, hay cấu tạo mũi gây chứng trên và đã cho biết là mũi tôi không có gì lạ thường.
Bác sĩ chuyên khoa đã không tìm ra được nguyên do gây chứng lổ mũi bị nghẹt. Bác sĩ chuyên khoa cho tôi dùng nostril spray FLUTICASONE PROP 50mcg NS 16 gm để giảm sưng xem có giúp gì được không. Đã dùng gần 2 tháng mà chẳng thấy giúp gì cả.
Tôi chú ý thấy khi vừa nằm xuống lỗ mũi vẫn thông nhưng từ từ thì nó bị nghẹt. Ngày nào tập thể dục thì chứng nghẹt ít hơn, nhưng vẫn có.
Tôi thay đổi chăn mền trải giường để tìm nguyên do nhưng thất bại. Chỉ biết khi tôi nằm mà thức thì mũi ít nghẽn hơn. Chỉ khi nằm lâu và ngủ thì càng lúc càng nghẽn.
Tôi có hỏi bác sĩ chuyên khoa rằng tôi sợ khi mình ngủ vì lỗ mũi bị nghẽn sẽ chết ngộp trong đêm vì thiếu oxygen. Bác sĩ chuyên khoa trả lời khi đó theo phản xạ tự nhiên miệng tôi sẽ mở ra để thở, không cần lo sẽ chết ngộp.
Bác sĩ nói nếu vẫn không tìm ra lý do thì tôi có thể sẽ đến sleep center ngủ qua đêm để bác sĩ gắn bộ phận theo dõi để tìm ra nguyên do tại sao tôi có chứng bệnh trên. Hình như bác sĩ chuyên khoa của tôi không thấy vấn đề của tôi trầm trọng nên không thấy đề nghị thêm gì nữa, nhưng tôi lại thấy rất khó chịu vì bệnh nầy.
Xin bác sĩ cho tôi biết còn thứ gì có thể gây cho tôi một lỗ mũi bị nghẽn khi ngủ không.
Cám ơn Bác sĩ.”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Chu kỳ mũi (nasal cycle).
Trả lời trường hợp phụ nữ 57 tuổi nghẹt mũi một bên mũi xen kẽ.
Đây là một hiện tượng thường gặp, tuy nhiên sách y khoa ít nói đến mặc dù nhiều bệnh nhân để ý, thắc mắc, và không có câu giải đáp thích đáng. Tôi xin trình bày sau đây, cũng như mọi khi hoàn toàn có tính cách thông tin, về một hiện tượng sinh lý gọi là “chu kỳ mũi" (nasal cycle).
Chúng ta biết rằng mũi được chia ra hai bên, bắt đầu bằng hai lỗ mũi, phải và trái. Chúng ta có thể tự hỏi tại sao chúng ta có một cái lỗ miệng mà lại cần đến hai lỗ mũi. Hai lỗ mũi riêng biệt kiểm soát đường vào của không khí hữu hiệu hơn, bằng cách cho phép không khí tiếp cận với niêm mạc mũi trên một diện tích rộng lớn hơn.
Diện tích này còn được gia tăng gấp bội vì trong mũi chúng ta có những mái hiên hình như những vỏ sò gọi là "turbinates", trong đó có những võng tĩnh mạch (venous sinusoids), tạo nên những xoang li ti có khả năng chứa một lượng máu khá lớn và có khả năng giãn nở (cương lên, congestion) hoặc co rút lại (teo lại, decongestion). Nhờ những mạch máu có thể co giãn này mà cơ thể có thể điều hoà độ ẩm và nhiệt độ của không khí đi qua.
Chúng ta thở vào mũi mỗi ngày chừng 10.000 đến 20.000 lít không khí. Mũi có nhiệm vụ xử lý số lượng không khí này:
+ Điều hoà nhiệt độ, không lạnh quá cũng không nóng quá.
+ Lọc không khí để ngăn chặn bụi bặm, các loại chất độc hại, các loại nấm, các loại vi khuẩn đi sâu hơn vảo khí quản và cuống phổi trước khi đi vào các phế nang là nơi không khí sẽ tiếp xúc trực tiếp với máu của hệ tuần hoàn trong phổi.
+ Điều chỉnh độ ẩm vào không khí khô (ví dụ: ở trong sa mạc, không khí từ máy sưởi mùa đông). Những người turbinates mũi bị phá huỷ do bệnh hoặc do phẫu thuật quá mạnh tay sẽ dễ bị khô, lở mũi, thối mũi.
+ Lông mũi ngăn chặn những hạt bụi bặm lớn. Những vật li ti như các vi khuẩn được những chất tiết của niêm mạc mũi giữ lại, nhờ những tế bào có lông đẩy ra phía sau họng, và bị nuốt vào bụng, bị các chất acid trong dạ dày trừ khử.
+ Vi khuẩn tấn công ào ạt vào mũi qua đường không khí. Có chừng 200 vi rút gây ra bệnh cảm cúm. Ngoài ra vi khuẩn lao, ban đỏ, quai bị, gây viêm họng đều đi qua đường mũi.
+ Một hệ thống tuyến dưới niêm mạc mũi tiết ra những chất nhớt chứa các chất kháng thể chống vi trùng cũng như lôi cuốn các vi trùng ra khỏi các ống thở.
+ Thêm vào đó, nhân chúng ta bàn về hiện tượng nghẹt mũi luân phiên, một cơ chế ít người biết cũng quan trọng trong công cuộc chống các vi khuẩn.
Hai bên mũi phải và trái theo một chu kỳ tự nhiên. Hệ giao cảm từ não bộ kích thích chỉ một bên, phải hoặc trái. Bình thường máu ứ đầy trong các turbinates. Lúc một bên bị hệ thần kinh giao cảm kích thích thì các turbinates và niêm mạc bên đó co lại, làm cho mũi thông bên đó vì lòng mũi nở rộng ra. Các turbinate này bị bóp lại giống như những miếng mousse đầy nước bị vắt ra, plasma được đẩy ra ngoài thành một chất dịch rỉ (exudate), đem các kháng thể của máu ra chống lại vi trùng. Lúc đó chúng ta có cảm giác thở tốt bên mũi bị hệ giao cảm kích thích. Vài giờ sau thì tình hình đão ngược, và phía bên kia thở thông hơn, bên này lại cảm thấy nghẹt.
Hiện tượng bên nghẹt bên thông hoán chuyển như thế xảy ra trên chừng 80% người bình thường. Thường chúng ta không để ý vì hai bên thay đổi bù trừ với nhau, nên độ thông mũi cho hai bên vẫn không thay đổi. Trong trường hợp bệnh nhiễm trùng mũi, bệnh dị ứng, biên độ khác nhau giữa hai bên nghẹt và thông có thể tăng lên cao hơn, có nghĩa là người bệnh ý thức rõ ràng hơn là một bên bị nghẽn, khác hẳn bên kia. Nếu nằm nghiêng một bên, có thể bên nằm dưới sẽ có thể cho cảm giác nghẹt hơn nhiều, hoặc nghẹt hẳn.
Thường chúng ta không để ý vì hai bên thay đổi bù trừ với nhau, nên độ thông mũi cho hai bên vẫn không thay đổi.
Tóm lại, hai lỗ mũi thay phiên nhau bên nghẹt bên thông là một hiện tượng sinh lý bình thường của mũi. Nếu bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng không thấy gì bất bình thường lúc khám,có lẽ chúng ta có thể nghĩ đến hiện tượng này và khỏi lo lắng vô ích.
Ví dụ: lo lỗ mũi nghẹt luôn có thể hơi quá đáng, vì chúng ta còn mở miệng thở dù hai bên mũi có nghẹt đi nữa. Như đã nói, bệnh cảm cúm hay bệnh dị ứng có thể làm cho hiện tượng chu kỳ mũi rõ rệt hơn, làm chúng ta khó chịu hơn. Loại bỏ các chất ô nhiễm không khí (khói thuốc lá), dùng nước muối nhỏ mũi để vệ sinh mũi, dùng thuốc xịt mũi corticoid (ví dụ: fluticasone/flonase; nasonex) hay thuốc uống chống dị ứng như loratadine (claritin), cetirizine (zyrtec) có thể giúp giảm thiểu sự khó chịu nói trên.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Thính giả tên Phương hỏi như sau:
“Kính gởi bác sĩ,
Xin hỏi về vấn đề: một lỗ mũi bị nghẽn khi thì bên trái khi thì bên phải.
Tôi là phụ nữ ở Mỹ, năm nay 57 tuổi, bị chứng mỗi khi ngủ dậy thì chỉ một lỗ mũi thông, lỗ kia bị nghẹt. Khi thì bên trái, khi bên phải. Khi nằm nghiêng bên trái, lỗ mũi bên mặt thông. Nằm nghiêng bên phải, lỗ mũi trái thông. Tôi không bị chứng allergy dị ứng phấn hoa và cũng chưa hề phải dùng thuốc dị ứng. Thuốc tôi uống hiện tại là vitamin D3 giúp bổ xương; vitamin B6 & B12 giúp khỏi bị choáng váng (vertigo) ; red yeast rice cho cholesterol.
Tôi đã gặp bác sĩ chuyên khoa về tai-mũi-họng. Bác sĩ chuyên khoa đã dùng scope soi bên trong mũi tìm nguyên do như thịt dư, bướu, hay cấu tạo mũi gây chứng trên và đã cho biết là mũi tôi không có gì lạ thường.
Bác sĩ chuyên khoa đã không tìm ra được nguyên do gây chứng lổ mũi bị nghẹt. Bác sĩ chuyên khoa cho tôi dùng nostril spray FLUTICASONE PROP 50mcg NS 16 gm để giảm sưng xem có giúp gì được không. Đã dùng gần 2 tháng mà chẳng thấy giúp gì cả.
Tôi chú ý thấy khi vừa nằm xuống lỗ mũi vẫn thông nhưng từ từ thì nó bị nghẹt. Ngày nào tập thể dục thì chứng nghẹt ít hơn, nhưng vẫn có.
Tôi thay đổi chăn mền trải giường để tìm nguyên do nhưng thất bại. Chỉ biết khi tôi nằm mà thức thì mũi ít nghẽn hơn. Chỉ khi nằm lâu và ngủ thì càng lúc càng nghẽn.
Tôi có hỏi bác sĩ chuyên khoa rằng tôi sợ khi mình ngủ vì lỗ mũi bị nghẽn sẽ chết ngộp trong đêm vì thiếu oxygen. Bác sĩ chuyên khoa trả lời khi đó theo phản xạ tự nhiên miệng tôi sẽ mở ra để thở, không cần lo sẽ chết ngộp.
Bác sĩ nói nếu vẫn không tìm ra lý do thì tôi có thể sẽ đến sleep center ngủ qua đêm để bác sĩ gắn bộ phận theo dõi để tìm ra nguyên do tại sao tôi có chứng bệnh trên. Hình như bác sĩ chuyên khoa của tôi không thấy vấn đề của tôi trầm trọng nên không thấy đề nghị thêm gì nữa, nhưng tôi lại thấy rất khó chịu vì bệnh nầy.
Xin bác sĩ cho tôi biết còn thứ gì có thể gây cho tôi một lỗ mũi bị nghẽn khi ngủ không.
Cám ơn Bác sĩ.”
Hỏi đáp y học: Nghẹt mũi
Chu kỳ mũi (nasal cycle).
Trả lời trường hợp phụ nữ 57 tuổi nghẹt mũi một bên mũi xen kẽ.
Đây là một hiện tượng thường gặp, tuy nhiên sách y khoa ít nói đến mặc dù nhiều bệnh nhân để ý, thắc mắc, và không có câu giải đáp thích đáng. Tôi xin trình bày sau đây, cũng như mọi khi hoàn toàn có tính cách thông tin, về một hiện tượng sinh lý gọi là “chu kỳ mũi" (nasal cycle).
Chúng ta biết rằng mũi được chia ra hai bên, bắt đầu bằng hai lỗ mũi, phải và trái. Chúng ta có thể tự hỏi tại sao chúng ta có một cái lỗ miệng mà lại cần đến hai lỗ mũi. Hai lỗ mũi riêng biệt kiểm soát đường vào của không khí hữu hiệu hơn, bằng cách cho phép không khí tiếp cận với niêm mạc mũi trên một diện tích rộng lớn hơn.
Diện tích này còn được gia tăng gấp bội vì trong mũi chúng ta có những mái hiên hình như những vỏ sò gọi là "turbinates", trong đó có những võng tĩnh mạch (venous sinusoids), tạo nên những xoang li ti có khả năng chứa một lượng máu khá lớn và có khả năng giãn nở (cương lên, congestion) hoặc co rút lại (teo lại, decongestion). Nhờ những mạch máu có thể co giãn này mà cơ thể có thể điều hoà độ ẩm và nhiệt độ của không khí đi qua.
Chúng ta thở vào mũi mỗi ngày chừng 10.000 đến 20.000 lít không khí. Mũi có nhiệm vụ xử lý số lượng không khí này:
+ Điều hoà nhiệt độ, không lạnh quá cũng không nóng quá.
+ Lọc không khí để ngăn chặn bụi bặm, các loại chất độc hại, các loại nấm, các loại vi khuẩn đi sâu hơn vảo khí quản và cuống phổi trước khi đi vào các phế nang là nơi không khí sẽ tiếp xúc trực tiếp với máu của hệ tuần hoàn trong phổi.
+ Điều chỉnh độ ẩm vào không khí khô (ví dụ: ở trong sa mạc, không khí từ máy sưởi mùa đông). Những người turbinates mũi bị phá huỷ do bệnh hoặc do phẫu thuật quá mạnh tay sẽ dễ bị khô, lở mũi, thối mũi.
+ Lông mũi ngăn chặn những hạt bụi bặm lớn. Những vật li ti như các vi khuẩn được những chất tiết của niêm mạc mũi giữ lại, nhờ những tế bào có lông đẩy ra phía sau họng, và bị nuốt vào bụng, bị các chất acid trong dạ dày trừ khử.
+ Vi khuẩn tấn công ào ạt vào mũi qua đường không khí. Có chừng 200 vi rút gây ra bệnh cảm cúm. Ngoài ra vi khuẩn lao, ban đỏ, quai bị, gây viêm họng đều đi qua đường mũi.
+ Một hệ thống tuyến dưới niêm mạc mũi tiết ra những chất nhớt chứa các chất kháng thể chống vi trùng cũng như lôi cuốn các vi trùng ra khỏi các ống thở.
+ Thêm vào đó, nhân chúng ta bàn về hiện tượng nghẹt mũi luân phiên, một cơ chế ít người biết cũng quan trọng trong công cuộc chống các vi khuẩn.
Hai bên mũi phải và trái theo một chu kỳ tự nhiên. Hệ giao cảm từ não bộ kích thích chỉ một bên, phải hoặc trái. Bình thường máu ứ đầy trong các turbinates. Lúc một bên bị hệ thần kinh giao cảm kích thích thì các turbinates và niêm mạc bên đó co lại, làm cho mũi thông bên đó vì lòng mũi nở rộng ra. Các turbinate này bị bóp lại giống như những miếng mousse đầy nước bị vắt ra, plasma được đẩy ra ngoài thành một chất dịch rỉ (exudate), đem các kháng thể của máu ra chống lại vi trùng. Lúc đó chúng ta có cảm giác thở tốt bên mũi bị hệ giao cảm kích thích. Vài giờ sau thì tình hình đão ngược, và phía bên kia thở thông hơn, bên này lại cảm thấy nghẹt.
Hiện tượng bên nghẹt bên thông hoán chuyển như thế xảy ra trên chừng 80% người bình thường. Thường chúng ta không để ý vì hai bên thay đổi bù trừ với nhau, nên độ thông mũi cho hai bên vẫn không thay đổi. Trong trường hợp bệnh nhiễm trùng mũi, bệnh dị ứng, biên độ khác nhau giữa hai bên nghẹt và thông có thể tăng lên cao hơn, có nghĩa là người bệnh ý thức rõ ràng hơn là một bên bị nghẽn, khác hẳn bên kia. Nếu nằm nghiêng một bên, có thể bên nằm dưới sẽ có thể cho cảm giác nghẹt hơn nhiều, hoặc nghẹt hẳn.
Thường chúng ta không để ý vì hai bên thay đổi bù trừ với nhau, nên độ thông mũi cho hai bên vẫn không thay đổi.
Tóm lại, hai lỗ mũi thay phiên nhau bên nghẹt bên thông là một hiện tượng sinh lý bình thường của mũi. Nếu bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng không thấy gì bất bình thường lúc khám,có lẽ chúng ta có thể nghĩ đến hiện tượng này và khỏi lo lắng vô ích.
Ví dụ: lo lỗ mũi nghẹt luôn có thể hơi quá đáng, vì chúng ta còn mở miệng thở dù hai bên mũi có nghẹt đi nữa. Như đã nói, bệnh cảm cúm hay bệnh dị ứng có thể làm cho hiện tượng chu kỳ mũi rõ rệt hơn, làm chúng ta khó chịu hơn. Loại bỏ các chất ô nhiễm không khí (khói thuốc lá), dùng nước muối nhỏ mũi để vệ sinh mũi, dùng thuốc xịt mũi corticoid (ví dụ: fluticasone/flonase; nasonex) hay thuốc uống chống dị ứng như loratadine (claritin), cetirizine (zyrtec) có thể giúp giảm thiểu sự khó chịu nói trên.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét