Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Sửa bộ phận sinh dục

Hành trình đổi đời của những cậu bé khiếm khuyết bộ phận sinh dục

Bị chó cắn mất "cậu nhỏ" và tinh hoàn lúc 4 tháng tuổi, càng lớn Quang càng đau khổ vì khiếm khuyết. 24 tuổi, sau 3 lần mổ, anh  thấy mình "gần như người bình thường". 
Quang sinh ra trong một gia đình nghèo, bố là thương binh nặng. Lúc 4 tháng tuổi nằm ngủ trên võng để bố mẹ đi làm, cậu nhóc vừa biết lật thức dậy và rơi xuống đất rồi đại tiện ngay tại đó. Con chó của gia đình đã nuốt trọn bộ phận sinh dục của Quang. Sau đó, em được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Cuba
"Cuộc sống của cháu từng như địa ngục. Cháu luôn bị bạn bè trọc ghẹo vì khiếm khuyết của mình. Gia đình cháu phải chuyển đến Lâm Đồng, hy vọng không ai biết 'bí mật' kia nhưng không may ở đó lại có một số người quen và họ đã kể mọi chuyện cho những người xung quanh. Cháu lại tiếp tục bị chế giễu", Quang kể về tuổi thơ đầy nước mắt trong lá thư gửi bác sĩ Roberto DeCastro - người đã trực tiếp phẫu thuật giúp cậu tìm lại niềm tin sống.  
15 tuổi, Quang bỏ học vào TP HCM làm. Cậu sống cô độc, buồn chán cho tới khi nghe về chương trình phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục cho trẻ không may trên tivi và đăng ký ngay. Tháng 8/2011, Quang ra Hà Nội và được các chuyên gia nước ngoài trong chương trình "Thiện Nhân và những người bạn" khám, sau đó mổ lần đầu vào tháng 11 cùng năm. Đến nay, Quang đã thực hiện phẫu thuật 3 lần và đang quá trình hoàn thiện tái tạo bộ phận sinh dục. 
"Bác sĩ là một thiên thần có bàn tay ma thuật và trái tim vàng. Bác đã cho cháu hy vọng và tin tưởng vào một tương lai tốt hơn. Cháu rất vui và đã sẵn sàng cho những lần phẫu thuật tiếp theo để thực sự trở thành một người đàn ông bình thường", Quang viết cho bác sĩ Roberto DeCastro.
phau-thuat1-9953-1404529049.jpg
Bác sĩ Roberto DeCastro đang khám bộ phận sinh dục cho một bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi trung ương đầu tháng 7. Ảnh: TN.
Chương trình "Thiện Nhân và những người bạn" chuyên phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục cho trẻ xuất phát từ một sự kiện đặc biệt năm 2006. Ngày đó, bị bỏ rơi trong rừng lúc mới lọt lòng mẹ, bé Thiện Nhân bị động vật tấn công làm mất một chân và gây tổn thương nghiêm trọng bộ phận sinh dục. Chị Trần Mai Anh (Hà Nội) đã nhận nuôi và cùng với ông Greig Craft, Chủ tịch Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á đưa bé đi khắp nơi để tìm phương pháp tái tạo bộ phận sinh dục cho Thiện Nhân.
Trên hành trình đó, họ đã gặp giáo sư Roberto Decastro tại Italy, người sáng tạo ra phương pháp tái tạo bộ phận sinh dục cho trẻ. Giáo sư Decastro cùng các đồng nghiệp đã phẫu thuật cho Thiện Nhân. Sau thành công này, từ năm 2010 đến nay, đội ngũ chuyên gia từ Mỹ và Italy đã tình nguyện tới Việt Nam, thăm khám cho 388 em nhỏ, tiến hành phẫu thuật cho 74 em (cả trai và gái) có hoàn cảnh khó khăn đến từ khắp các tỉnh thành.
Tháng 6 vừa qua, nhóm chuyên gia tới Việt Nam thực hiện kỳ phẫu thuật thứ sáu, dự kiến dịp này sẽ mổ cho 32 em tại Bệnh viện nhi - phụ sản Đà Nẵng, Bệnh viện nhi đồng 2 TP HCM và Bệnh viện Nhi trung ương. Chương trình tài trợ tất cả chi phí đi lại và ăn ở cho các gia đình bệnh nhân tham gia.
phau-thuat2-9145-1404529049.jpg
Nhóm bác sĩ trong chương trình "Thiện Nhân và những người bạn" đang phẫu thuật cho một bệnh nhi. Ảnh: TN.
Bà Trần Mai Anh, người sáng lập chương trình cho biết, nhờ có những tấm lòng hảo tâm của rất nhiều người, chương trình đã giúp nhiều trẻ có lại cuộc sống bình thường. Ngoài việc trực tiếp phẫu thuật cho trẻ kém may mắn, chương trình còn tổ chức những buổi hội thảo chuyên ngành để các bác sĩ Việt Nam và quốc tế trao đổi về phương pháp phẫu thuật tiên tiến này.
“Nhiều người chỉ quan tâm tới các phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch để sửa dị tật bẩm sinh trên khuôn mặt mà chưa thấy được hậu quả nặng nề của các tổn thương và dị tật ở bộ phận sinh dục. Các ca phẫu thuật này không chỉ giúp các em nhỏ có thể tiểu tiện bình thường, không còn mặc cảm, xấu hổ mà còn giúp các em có một cuộc sống hòa đồng và hữu ích”, chủ tịch Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á, ông Greig Craft cho biết thêm.
Thực tế, nhiều trẻ được phẫu thuật trong chương trình mắc những dị tật liên quan đến vùng sinh dục rất phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống. Trường hợp bé Tú (quận Bình Tân, TP HCM) là một điển hình. 
Thanh chào đời đã bị dị tật nghiêm trọng ở bộ phận sinh dục với các biểu hiện thành bụng hở, nhìn thấy rõ một phần của bàng quang, không có hậu môn, không có cơ quan sinh dục ngoài. Trong y khoa, bệnh này được gọi là “ổ nhớp lộ ngoài”. Từ khi mới sinh, bé tiểu tiện và đại tiện ở chung một đường, thoát ra ở cùng một lỗ nhỏ trên thành bụng.
Từ năm 2007, khi được 2 tuổi, Tú đã trải qua vài lần phẫu thuật để tạo hậu môn, bàng quang giả nhưng không thành công, lúc thì bàng quang lộ ra ngoài, lúc thì đại tiểu tiện không tự chủ. Em cũng không có khung xương bẹn để giữ bàng quang trong cơ thể và bị dị tật bẩm sinh ở khung xương nên không thể đi lại. Bố và mẹ Tú người làm thợ hồ, người làm công nhân nên gia đình vô cùng khó khăn, tuy vậy, họ vẫn quyết tâm chữa bệnh cho con.  
Sau lần đầu tiên Tú được bác sĩ Roberto DeCastro khám và phẫu thuật vào tháng 6/2012, hiện tại, em vừa trải qua ca phẫu thuật lần 2 tại BV Nhi đồng 2, TP HCM và đang được chăm sóc tại viện. 
"Tôi vẫn nhớ rất rõ ngày biết tin về chương trình "Thiện Nhân và những người bạn". Con tôi đăng ký thứ 26. Từ ngày đó, gia đình tôi bắt đầu nuôi dưỡng hy vọng có ngày con sẽ hoàn toàn lành lặn", anh Du tâm sự.
Chị Trần Mai Anh cho biết, khuyết tật bộ phận sinh dục không đơn thuần chỉ là khiếm khuyết về mặt cơ thể mà liên quan đến tất cả bộ phận khác. Trong đó, tâm lý là một trong những vấn đề mà các em phải đối mặt và cần được gia đình, cộng đồng giúp đỡ. 
Trung là một cậu bé quê ở Đồng Nai. Trung sinh ra với bộ phận ngoài là nữ. Vài tháng sau, mẹ Trung phát hiện khi con khóc thì có hạt gì đó gần bộ phận sinh dục nổi lên. Kết quả siêu âm cho thấy đó là tinh hoàn. Bố mẹ Trung đưa con đi xét nghiệm nhiễm sắc thể thì được xác định bé là nam. Bé được phẫu thuật lần đầu để đưa 2 tinh hoàn ẩn xuống bìu, nhưng tình trạng bệnh vẫn phức tạp.
Tháng 8/2011, Trung được bác sĩ DeCastro lần đầu thăm khám tại Hà Nội. Tháng 11, em được phẫu thuật lần đầu. Tuy vậy để có được bộ phận sinh dục như một bé trai bình thường, Trung cần phải trải qua nhiều ca phẫu thuật nữa. Hiện tại, em vừa mổ lần thứ năm và đã xuất hiện, với tình trạng sức khỏe ổn định. 
Mẹ Trung kể, cậu con trai 17 tuổi của chị bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì nên chị rất lo lắng. Mỗi lần đi học, Trung mặc cảm vì mình là con trai nhưng phải đi tiểu ngồi. "Tôi chỉ luôn nhắc con rằng, có rất nhiều bạn còn bị bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng tới tính mạng, để cháu lạc quan hơn và tiếp tục cố gắng học tập, đợi khi được phẫu thuật hoàn thiện", chị nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét