Tư vấn bệnh suy giãn tĩnh mạch
Từ
ngày 7/7 đến 31/8, bác sĩ Lâm Duy Thùy Linh, khoa Nội tiết, Bệnh viện
Nhân dân Gia Định sẽ tư vấn cho độc giả kiến thức cũng như cách phòng
ngừa, điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mãn tính khá phổ biến ở người trưởng
thành. Vì bệnh rất hiếm khi gây tử vong nên trong một thời gian dài
không được sự chú ý của các y bác sĩ cũng như bệnh nhân. Những triệu
chứng của suy giãn tĩnh mạch thường được chẩn đoán lầm qua bệnh khớp,
thiếu canxi, chàm dị ứng…
Ở các nước phương Tây, tỷ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ở người trưởng
thành trên 30 tuổi là 25-33% ở nữ và 10-20% ở nam, một số quốc gia tỷ
lệ bệnh đến 10% dân số. Tại Việt Nam, 65% bệnh nhân không biết mình bị
bệnh tĩnh mạch cho đến khi đi đến khám bác sĩ (khảo sát mang tên Vein
Consult Program - Vietnam 2011). Do lối sống hiện đại nên tuổi mắc bệnh
ngày càng trẻ hóa, xuất hiện nhiều ở người dưới 20 tuổi.
Các nghiên cứu cho thấy, dù không gây tử vong nhưng bệnh ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống, khả năng lao động cũng như tiền bạc vì bệnh kéo
dài chi phí điều trị cao. Đây là bệnh lý đứng thứ 32 gây tàn tật vĩnh
viễn và cần trợ cấp tài chính từ cộng đồng. Ở Pháp, suy giãn tĩnh mạch
là nguyên nhân đứng thứ 8 làm bệnh nhân phải nhập viện.
Bác sĩ Lâm Duy Thùy Linh, khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
|
Suy giãn tĩnh mạch rất khó điều trị. Theo đó, loét do tĩnh mạch xảy ra
trên 0,3% dân số ở các nước phương Tây nhưng tỷ lệ chữa lành chỉ là 1%.
Không một phương pháp điều trị nào có thể làm giảm hoàn toàn các triệu
chứng ở các bệnh nhân. Tùy vào cơ địa mức độ mắc bệnh, các biện pháp
điều trị sẽ có tỷ lệ thành công khác nhau.
Như những bệnh mãn tính khác, việc điều trị suy giãn tĩnh mạch cần có
sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và người bệnh. Người bệnh phải biết về
bệnh lý, những phương pháp điều trị, cũng như biện pháp hỗ trợ điều trị.
Sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của người bệnh góp phần rất lớn trong
sự thành công. Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào
của cơ thể nhưng suy giãn tĩnh mạch chân ảnh hưởng đến người bệnh nhiều
nhất vì mức độ trầm trọng. Xác định bệnh, chẩn đoán và điều trị sớm, lựa
chọn phương pháp điều trị và các biện pháp hỗ trợ, cân nhắc về chi phí
là những vấn đề quan trọng đối với người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Để giúp độc giả VnExpress hiểu rõ hơn về nguyên nhân, các yếu tố hình
thành bệnh, các bệnh lý nguy hiểm liên quan, giải pháp phòng và điều
trị, chương trình tư vấn về suy giảm tĩnh mạch sẽ được thực hiện từ ngày
7/7 đến ngày 31/8 trên chuyên mục sức khỏe của báo VnExpress.
Đảm trách chuyên mục tư vấn "Suy giảm tĩnh mạch" là bác sĩ Lâm Duy Thùy Linh, khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét