Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

DỊ TẬT BÀN CHÂN Ở TRẺ SƠ SINH VÀ VAI TRÒ CỦA VẬT LÝ TRỊ LIỆU

DỊ TẬT BÀN CHÂN Ở TRẺ SƠ SINH VÀ VAI TRÒ CỦA VẬT LÝ TRỊ LIỆU

Đơn vị Vật lý Trị liệu Nhi, thuộc Khoa Sơ sinh, bệnh viện Phụ sản MêKông cung cấp các dịch vụ:
  • - Vật lý trị liệu hô hấp dành cho các trẻ bị ứ đọng đàm nhớt do viêm đường hô hấp, giúp trẻ thông thoáng đường thở hơn.
  • - Vật lý trị liệu điều trị các tật về vận động, vẹo cổ, bàn chân khoèo, trật khớp hông, yếu tay, liệt mặt, chậm phát triển vận động.
  • - Chỉnh sửa dáng đi bằng giày chỉnh hình.
Tại đây chúng tôi đã sớm phát hiện, hỗ trợ và điều trị kịp thời, hiệu quả các dị tật của trẻ bằng phương pháp tập vật lý trị liệu.

Một số thông tin cần biết về dị tật bàn chân ở trẻ sơ sinh:

Clubfoot-300x225.jpgDị tật bàn chân là một trong những dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh. Sau sinh 24-48 giờ, người mẹ cần kiểm tra bàn chân của trẻ, nếu có nghi ngờ có thể dùng bàn chải mềm kích thích vùng bên hông từ gót chân đến ngón chân út để quan sát cử động bàn chân của trẻ, nếu có bất thường hoặc khó xác định thì cần đi khám chuyên khoa.
Các dị tật bàn chân cần được phát hiện và điều trị sớm để đạt được kết quả tốt nhất, trường hợp phát hiện trễ hoặc điều trị không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự phát triển vận động sau này của trẻ.

Nguyên nhân của các dị tật bàn chân thường do tư thế trong tử cung, trong thời kỳ mang thai, bàn chân bị chèn ép trong tử cung do nhiều yếu tố như thai lớn ký, khung chậu của người mẹ hẹp, sinh đôi,… Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới còn cho thấy dị tật này có thể do yếu tố gia đình, tư thế của sản phụ trong thời gian mang thai khi ngồi làm việc hoặc sinh hoạt hằng ngày,…

Các trẻ có dị tật bàn chân đôi khi còn kèm theo các dị tật khác như loạn sản khớp hông, ưỡn khớp gối, vẹo cổ, tay khoèo, cứng đa khớp bẩm sinh…
 


Phân loại các biến dạng bàn chân thường gặp:

1. Bàn chân đụng gót: là biến dạng thường gặp, dễ chữa khỏi và hầu như không tái phát. Là bàn chân gập lưng quá mức, có hoặc không có kèm nghiêng ngoài bàn chân kèm theo gót vẹo ngoài. Khi quan sát có thể dễ dàng nhìn thấy mặt mu bàn chân gần như chạm sát vào mặt trước vùng cẳng chân của trẻ.

Bàn chân
gập lưng
Screen Shot 2013-01-14 at 11.58.43 AM.png
Bàn chân
nghiêng ngoài
 
  2.    Nhóm bàn chân có biến dạng đưa vào trong: gồm
  2.1. Bàn chân trước áp 
         Là bàn chân với phần nửa bàn chân trước áp vào trong, đặc biệt là ngón chân cái. Khi sờ vùng cạnh ngoài thấy gờ xương bàn ngón V (ngón út) nhô cao. 
  



 













 2.2. Bàn chân nghiêng trong                                        2.3. Bàn chân lật trong



2.4. Bàn chân khoèo bẩm sinh: tỷ lệ mắc 1/1000 trẻ sơ sinh và tỷ lệ nam so với nữ là 2:1
Là một tật bẩm sinh của bàn chân bị nhón gót-vẹo trong, bao gồm 4 biến dạng: gập lòng, vẹo trong, áp và biến dạng vòm bàn chân (do bàn chân trước bị quay sấp gây ra).
Th
ường kèm theo co rút gân gót, giới hạn tầm vận động khớp cổ chân và bàn chân.






 
3. Ngón IV bàn chân (ngón áp út) áp và gập lòng:
 
Các phương pháp điều trị:
1.  Vận động trị liệu:
  • - Di động làm mềm các vùng cơ co thắt    
  • - Kéo dãn gân gót
  • - Nắn chỉnh bàn chân bằng tay
  • - Tập mạnh nhóm cơ gập mặt lưng, gập lòng cổ chân
2.  Điều trị sử dụng băng chỉnh hình: được thực hiện vào những ngày đầu sau sinh
     Với phương pháp này, bàn chân trẻ sẽ được giữ ở vị thế đúng bằng đế giày nhựa cùng với băng dính.

 
 
3.  Điều trị sử dụng băng Kinesio
     Băng Kinesio được áp dụng đối với các biến dạng bàn chân đụng gót hoặc bàn chân trước áp.

     Cần kết hợp tập luyện Vật Lý Trị Liệu trong khi sử dụng băng Kinesio để đạt hiệu quả
tối ưu.







4.  Bó bột nắn chỉnh Ponseti : thường áp đụng đối với các dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh và chân khoèo phức tạp.
 
Hình ảnh GS.Ponseti và phương pháp bó bột mang tên ông (2005)  

5.  Nẹp hoặc giày nẹp chỉnh hình: thường được áp dụng đối với những trẻ có bàn chân khoèo sau bó bột chỉnh hình.
Nẹp hay giày nẹp cần phải mang liên tục thời gian đầu và thay đổi theo chỉ định của người điều trị. Trong thời gian mang giày cần duy trì các bài tập VLTL để đạt được hiệu quả tốt hơn.









 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét