Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ THAI NGOÀI TỬ CUNG - Phác đồ điều trị Bv Từ Dũ

CHẨN ĐOÁN
Phụ nữ tuổi sanh đẻ có đau bụng hay ra huyết
- Nếu HCG dương tính và SA trong TC không có thai, ± u cạnh TC đều chẩn đoán thai ngoài TC.
- Thấy túi thai trong TC loại trừ thai ngoài TC, trừ trường hợp có kèm thai trong với thai ngoài TC (1/30.000).
- HCG thấp so với tuổi thai kèm với SA nghi ngờ, có thể nội soi chẩn đoán.
- Quyết định nội soi dựa trên:
+ yếu tố nguy cơ (bảng 1), tiền căn thai ngoài TC, thụ tinh trong ống nghiệm, phẫu thuật tai vòi, có vòng, có chóng mặt, . .
+ trên SA có khối cạnh TC nghi ngờ, có dịch ổ bụng.
Bảng 1. Các yếu tố nguy cơ thai ngoài TC
Yếu tố
Nguy cơ tương đối
Tiền căn TNTC
3,9
Phẫu thuật tai vòi
2,4
Hút thuốc
1,26 –2,42
Kích thích rụng trứng
1,66
Nhiễm Chlamydia
1,50
Có vòng
1,34
VMC cắt ruột thừa
1,25
ĐIỀU TRỊ
Nhằm 4 Mục Đích:
- Giải quyết khối TNTC
- Giảm tối đa tỉ lệ tử vong
- Ngừa tái phát TNTC
- Duy trì khả năng sinh sản
1. Thai ngoài tử cung vỡ có choáng:
- Hồi sức chống choáng tích cực:
- Truyền dịch, truyền máu hoặc dung dịch cao phân tử
- Vừa hồi sức vừa phẫu thuật:
- Chọn phương pháp kiểm soát chảy máu nhanh nhất.
- Cắt triệt để tai vòi để làm giảm tái phát
- Nếu TNTC đoạn kẽ, phải xén góc TC, khâu lại bằng chỉ catgut chromic 0 hoặc 1(0) hoặc chỉ Vicryl
- Đoạn sản nếu có chỉ định.
Thai ngoài TC vỡ nhưng chưa có dấu hiệu choáng có thể phẫu thuật nội soi.
2. Huyết tụ thành nang:
- Nếu khối huyết tụ nhỏ (≤ 8 cm): mổ nội soi.
- Nếu khối huyết tụ lớn (> 8 cm): mở bụng lấy khối huyết tụ.
3. Thai ngoài tử cung chưa vỡ:
- Mở bụng hoặc PT nội soi
- Nội soi khi không có chống chỉ định.
- Mở bụng khi có chống chỉ định của PT nội soi hoặc không có điều kiện nội soi
- Cắt tai vòi hoặc điều trị bảo tồn.
4. Thai trong ổ bụng
- Thai chết, phải phẫu thuật lấy khối thai ra.
- Thai sống, phẫu thuật ngay vì nguy cơ gây xuất huyết nội. Lúc mổ khi lấy nhau chỉ lấy phần dễ lấy, không cố gắng lấy phần dính chặt vào các cơ quan trong ổ bụng vì nguy cơ gây chảy máu nhiều. Phần nhau còn lại sẽ tự hủy không cần can thiệp, hoặc có thể dùng methotrexate để đẩy nhanh quá trình hủy nhau. Không dẫn lưu.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA NỘI SOI TRONG TNTC

Hoang mang không biết có bị thai ngoài tử cung

Hoang mang không biết có bị thai ngoài tử cung

Không biết là em có thai chưa? Và liệu có thai ngoài tử cung không? Em rất hoang mang. Xin bác sĩ tư vấn và trả lời sớm cho em.
Bác sĩ ơi,
Em 25 tuổi, lấy chồng được 6 tháng rồi... Trước em có dùng thuốc tranh thai hàng ngày của N., mới ngưng thuốc khoảng 4 tháng. Sau khi em bỏ thuốc, kinh nguyệt lúc thì tháng rưỡi lúc thì 2 tháng (trước đây khi chưa uống thuốc cũng vậy).
Tháng này, em chậm kinh 12 ngày, người mệt mỏi, rất buồn ngủ, ngực căng. Siêu âm ngày 7/8 kết quả như sau:
- Tử cung hơi ngả sau, niêm mạc 14mm
- Phần phụ trái : bình thường
- Phần phụ phải: bình thường
- Buồng trứng có nhiều nang noãn nhỏ
- Túi cùng Douglas: có nhiều dịch (dày 6.5mm)
BS nói có khi em chửa ngoài tử cung và yêu cầu xét nghiệm máu thì bêta HCG là 23,6 UI/l. BS hẹn em 1 tuần sau khám lại.
Không biết là em có thai chưa? Và liệu em có thai ngoài tử cung không? Em chưa nạo phá thai bao giờ và BS cũng không nói em bị viêm nhiễm gì cả. Em rất hoang mang... Xin bác sĩ tư vấn và trả lời sớm cho em.
(ege rge - bupbekhong...@yahoo.com)
http://www.askamum.co.uk/upload/9292/images/woman-looking-worried-450.jpg
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào em,
Trước khi lập gia đình và sau khi ngưng thuốc ngừa thai dạng uống hàng ngày, kinh nguyệt của em không đều (1,5 – 2 tháng mới có một lần), nên khó xác định có thai dựa vào ngày kinh.
Các triệu chứng trễ kinh, mệt mỏi, rất buồn ngủ, ngực căng và chạm vào thì đau là những triệu chứng không đặc hiệu, chỉ gợi ý chứ chưa thể chẩn đoán chắc chắn là bạn có thai. Trễ kinh trên một người có kinh nguyệt không đều là một triệu chứng không đáng tin cậy.
Siêu âm có nội mạc tử cung dày, buồng trứng có nhiều nang noãn nhỏ, túi cùng Douglas: có nhiều dịch (dày 6,5mm), bêta hCG trong máu là 23,6 UI/l. Qua kết quả siêu âm không thấy túi thai trong lòng tử cung, nội mạc dày phù hợp với trễ kinh, túi cùng có dịch là một bất thường cần được theo dõi sát.
Xét nghiệm beta hCG trong máu là xét nghiệm định lượng và kết quả là chính xác, trừ trường hợp bạn có khối u chế tiết beta hCG. Nếu nồng độ hCG trong nước tiểu > 25 IU/L hay beta hCG trong máu > 5 mIU/ml được xem như là thử thai dương tính, như vậy xét nghiệm beta hCG của em là dương tính.
Nồng độ beta hCG thông thường tăng gấp đôi sau mỗi 2 ngày trong 40 ngày đầu tiên sau thụ thai. Nếu có nghi ngờ thì cần xét nghiệm beta hCG sau 2 ngày để xem nồng độ beta hCG tăng như thế nào. Nếu sau 7 ngày mới tăng gấp đôi và không thấy túi thai trong buồng tử  cung thì khả năng thai ngoài tử cung là rất cao.
Nếu nghi ngờ thai ngoài tử cung, em nên thử lại beta hCG sau 2 ngày, trường hợp siêu âm lại vẫn không thấy túi thai, sẽ làm tiếp nong và nạo lấy mẫu mô từ nội mạc tử cung cho thấy không có mô của thai hoặc nội soi ổ bụng là phương pháp quan sát trực tiếp có thể thấy được thai ngoài tử cung.
Do đó, em cần phải theo dõi sát ở bệnh viện sản khoa cho đến khi xác định có thai trong buồng tử cung. Nguyên nhân gây thai ngoài tử cung có rất nhiều, không phải chỉ hút nạo thai mới gây thai ngoài tử cung em nhé.
Thân mến!

Chửa ngoài tử cung

Chửa ngoài tử cung - chi tiết



Chửa ngoài tử cung là một cấp cứu phụ khoa hay gặp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng , ngày nay chửa ngoài tử cung có xu hướng tăng lên ước tính tỷ lệ chửa ngoài tử cung chiếm khoảng 1,3 % số thai nghén.
http://thainghen.net

1- Định nghĩa :

Chửa ngoài tử cung là trường hợp trứng không làm tổ ở buồng tử cung mà trứng làm tổ ở bất kì nơi nào trên đường đi của nó .
Như vậy vị trí thường gặp là:

- Vòi trứng chiếm 95%
- Chửa trên bề mặt buồng trứng chiếm 3%
- Chửa trong ổ bụng chiếm 2%

2- Nguyên nhân :

- Do viêm nhiễm vòi trứng đặc biệt là viêm lòng vòi trứng làm chít hẹp vòi trứng
- Do vòi trứng dị dạng bẩm sinh (kém phát triển, quá dài hoặc túi thừa)
- Do khối u chèn ép vào vòi trứng, lạc nội mạc tử cung vào trong lòng vòi trứng Do tạo hình vòi trứng trong trường hợp chữa vô sinh ( nối hoặc thông vòi).
- Dính vòi trứng do hậu quả của của viêm tiểu khung
- Dụng cụ tử cung cũng làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung .


Các vị trí di chuyển của trứng

3. Giải phẫu bệnh

3.1. Phân loại theo vị trí giải phẫu

_ Chửa ở vòi trứng hay gặp nhất :
+ Chửa loa vòi trứng chiếm khoảng 5 %
+ Chửa đoạn bóng vòi trứng chiếm khoảng 75-80 %
+ Chửa đoạn eo vòi trứng gặp khoảng 10 %
+ Chửa đoạn kẽ vòi trứng khoảng 2 %
_ Chửa ở buồng trứng ít gặp hơn chiếm khoảng 1% các trường hợp
_ Chửa trong ổ bụng chiếm khoảng 1 %
_ Chửa ống cổ tử cung chiếm khoảng 0,3 -0,5 %

3.2 Trứng có thể phát triển bất kỳ phần nào của vòi trứng

Gây ra chửa ngoài ở đoạn bóng , đoạn eo và đoạn kẽ của vòi trứng bởi vì trứng có xu hướng đào sâu để làm tổ, do vòi trứng không có lớp dưới niêm mạc . Lớp nguyên bào nuôI của trứng chế tiết men ăn mòn tổ chức xung quanh , xâm nhập phá huỷ tổ chức và phá huỷ lớp cơ của vòi trứng .

- Cấu trúc của lớp cơ vòi trứng gồm 2 lớp: lớp trong cơ vòng, lớp ngoài cơ dọc, niêm mạc lòng vòi được chụm lại có nhiều nếp. Lớp niêm mạc chỉ có 1 lớp TB có nhung mao và chế tiết, không có lớp dưới niêm mạc.

- Khi thụ tinh vùng niêm mạc vòi là nơi làm tổ của trứng, trứng làm tổ ở giữa 2 nếp niêm mạc của vòi trứng, nó bám vào niêm mạc vòi, lớp này rất nông, ít mạch máu nên các tế bào nuôi phát triển mạnh , chúng sẽ ngoạm vào niêm mạc vòi ăn sâu xuống lớp cơ vòi đục thủng vào các mạch máu, khối thai ngày càng lớn lên càng làm lớp cơ vòi trứng bị tổn thương.

3.3 Các thay đổi ở tử cung

- Niêm mạc tử cung vẫn tăng sinh chuyển thành màng rụng giống như ở trường hợp có thai bình thường, dưới tác dụng của nội tiết Ostrogen và Progesteron của rau thai thì màng rụng vẫn tăng sinh cho đến khi rau thai bị tách khỏi vì trứng hoặc bị thoái hoá không còn hoạt động thì lượng nội tiết giảm xuống, lúc này thì màng rụng trong buồng tử cung rụng xuống và bị đẩy ra ngoài thành từng mảnh làm người ta nhầm tưởng tới sảy thai.

- Kích thước tử cung cũng thay đổi cổ tử cung mềm ra thân tử cung to lên nhưng không tương ứng với tuổi thai

3.4 Tiến triển của chửa ngoài tử cung

_ Vỡ vòi trứng có thể gặp ở bất kỳ đoạn nào của vòi trứng , tuỳ theo vị trí trứng làm tổ , thời điểm vòi trứng bị vỡ có thể xẩy ra sớm hay muộn gây chảy máu ngập lụt vào ổ bụng Sẩy qua loa vòi trứng : trứng bong ra khỏi vòi trứng bị đẩy qua loa vòi vào ổ bụng hậu quả là trứng bị đẩy qua loa vòi sẩy vào ổ bụng.

_ Thể huyết tụ : từ chỗ trứng bị bong máu chảy rỉ rả qua loa vòi tích tụ lại thành khối máu tụ , khối máu tụ này được các mạc nối bao lại

_ Chửa trong ổ rất hiếm gặp có thể tiên phát hay thứ phát sau sẩy qua loa vòi đôi khi có trường hợp thai sống phát triển đến đủ tháng .
Triệu chứng

1-
Triệu chứng lâm sàng
Cơ năng

Trước hết phải có dấu hiệu có thai:

- Chậm kinh
- Nghén: Buồn nôn, nôn, vú căng, mệt mỏi,
- Thử thai: dương tính
Dấu hiệu ra máu âm đạo:

- Ra máu ít một
- Máu đỏ hoặc nâu, đen
- Kéo dài dai dẳng
- Khác với máu kinh
Đau bụng hạ vị

- Đau âm ỉ
- Có khi thành cơn
- Sau mỗi cơn thường kèm theo ra huyết âm đạo
Ngất:
là triệu chứng hay gặp nhưng ít có giá trị, thường do quá đau.

Thực thể
Đặt mỏ vịt:

- CTC tím
- Đóng kín
- Có ít máu đen từ lỗ cổ tử cung
Thăm bằng tay

- Cổ và thân tử cung mềm
- TC to hơn bình thường nhưng nhỏ hơn so với tuổi thai
- Có thể sờ thấy một khối cạnh TC với các tính chất : mềm, ranh giới không rõ, ấn vào thì bệnh nhân rất đau
- Túi cùng sau: nếu có máu chảy xuống thì ấn vào rất đau

2-
Triệu chứng CLS

Chẩn đoán có thai


- Que thử nhanh dương tính
- Định lượng hCG: nếu có thai bình thường thì lượng beta-hCG sẽ tăng gấp đôi sau 48h(2 ngày) song nếu là chửa ngoài TC thì beta-hCG tăng ít hoặc không tăng, thậm chí giảm đi.

Siêu âm thai


- Hình ảnh túi thai ngoài tử cung và không có trong tử cung. Bình thường khi nồng độ bta-hCG đạt 1000UI/l (một số nghiên cứu là 700) thì bắt đầu có thể thấy hình ảnh túi phôi trên siêu âm qua đầu dò âm đạo và siêu âm qua thành bụng khi beta-hCG trên 3000UI/l

- Các hình ảnh thấy trên siêu âm cho phép nghĩ tới chửa ngoài tử cung:
Không thấy hình ảnh túi thai trong buồng tử cung

Cạnh tử cung có một vùng âm vang thai : không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước từ 2-4cm

Dịch ở túi cùng đồ: trong trường hợp tử cung có rỉ máu
Một số trường hợp có thể thấy cả tim thai

Soi ổ bụng


- Là phương pháp cho phép chẩn đoán sớm ở những trường hợp khó ( lâm sàng và xét nghiệm đều không rõ ràng để cho phép chẩn đoán chửa ngoài tử cung)

- Hình ảnh thấy khi soi ổ bụng là một khối tím thẫm, căng phồng, có khi rỉ máu. Hình ảnh dồi lợn do khối thai đẩy phồng ống dẫn trứng lên.

Nạo, sinh thiết niêm mạc tử cung:
Mục đích để chẩn đoán phân biệt và chẩn đoán xác định xảy thai không hoàn toàn.

- Gửi giải phẫu bệnh không thấy hình ảnh gai rau, chỉ có hình ảnh màng rụng

- Xét nghiệm lại beta-hCG sau 24h thấy không giảm thì nghĩ nhiều tới chửa ngoài tử cung, nếu giảm trên 50% thì là xảy thai.

Chẩn đoán


Dựa vào

- Lâm sàng: triệu chứng cơ năng (có thai, ra máu) và khám thấy tử cung nhỏ, có khối cạnh tử cung.

- Cận LS:
Định lượng beta-hCG
Siêu âm thai

Chẩn đoán phân biệt


- Các bệnh có biểu hiện có thai

Thai chết lưu
Chửa trứng
Sảy thai
Có thai trong BTC + u xơ TC
Có thai trong BTC + đau bụng do sỏi niệu quản

- Viêm phần phụ:

U nang BT xoắn
Vỡ nang De Graff

- Bệnh nhiễm trùng ổ bụng

Viêm ruột thừa
Viêm phần phụ
Xử trí

Khi đã chẩn đoán được CNTC thì có hai hướng xử trí là Ngoại khoa và nội khoa

Ngoại khoa
Nguyên tắc chung:
Nếu chẩn đoán là CNTC thì nên mổ sớm để tránh tai biến vỡ khối chửa gây chảy máu ổ bụng
Cụ thể
- Có 2 phương pháp mổ: Nội soi và mổ mở (nếu có điều kiện về trang thiết bị và kinh nghiệm thì nên mổ nội soi

Kĩ thuật thực hiện:

a- Điều trị bảo tồn
Rạch dọc bờ tự do của vòi trứng – lấy khối chửa, tiến hành cầm máu và khâu lại vết rạch theo chiều ngang
Nếu vòi trứng đủ dài (≥ 24cm) thì cắt bỏ cả khối chửa, nối hai đầu vòi trừng theo phương pháp tận – tận bằng 1 lớp chỉ tiêu – mũi rời.
Sau mổ: theo dõi beta-hCG và chụp tử cung – vòi trứng kiểm tra lưu thông. Nếu hCG không giảm hoặc tăng lên cần phải kiểm tra lại.

b- Cắt đoạn vòi trứng
Cắt toàn bộ khối chửa cùng đoạn vòi trứng sau đó khâu đóng kín mỏm vòi trứng còn lại. Lưu ý để lại buồng trứng
Lau rửa sạch ổ bụng, đóng bụng 2 lớp, không cần dẫn lưu
Ở những phụ nữ luống tuổi, đã đủ con, sau khi cắt đoạn nên triệt sản bên đối diện vì khả năng bị lại khá cao

Nội khoa
Điều trị nội khoa (điều trị bảo tồn) Chỉ áp dụng chọn lọc cho một số ít đối tượng: phụ nữ trẻ chưa có con muốn bảo tồn vòi trứng, người không muốn phẫu thuật và tại cơ sở có đủ điều kiện điều trị NK
Chỉ định: beta-hCG dưới 5000UI/l
Siêu âm: khối chửa nhỏ hơn 3,5cm, cùng đồ ít dịch
BN đau ít
Phương pháp: tiêm 3 mũi Methotrexat
- Mũi đầu tiên: 50mg (tiêm bắp)
- Nằm tại viện theo dõi LS (dọa vỡ)
- Sau 5 ngày định lượng lại beta-hCG nếu giảm trên 30% là kết quả tốt---à tiến hành tiêm mũi thứ 2

- Thành công khi: (thường sau 3 tháng)
LS hết ra máu hết đau bụng
Beta-hCG giảm còn dưới 5 UI/l
- Thất bại: Biến chứng vỡ
Beta-hCG không giảm
Cần chụp vòi trứng kiểm tra s

Hiểu biết về hCG trong thời kì thai nghén

Hiểu biết về hCG trong thời kì thai nghén


hCG là một hormone được sản xuất trong quá trình mang thai. Dựa vào chỉ số hCG, bác sĩ có thể chẩn đoán người mẹ đã mang thai chưa, có mang thai ngoài tử cung hay không... thainghen.net





Quote:
Là 1 sialoglycoprotein có cấu trúc hóa học khá phức tạp, khá giống LH, FSH và TSH do tế bào lá nuôi bài tiết ngay sau khi có hiện tượng làm tổ của trứng. Nồng độ hCG tăng tối đa khoảng tuần thứ 8-9 sau đó giảm dần, đến tuần thứ 20 thì duy trì đến lúc đẻ
- Nồng độ hCG tăng lên gấp đôi sau mỗi 48-72h ở khoảng 85% thai phụ. Ở giai đoạn muộn hơn, (khi nồng độ hCG đã cao hơn trước), phải mất nhiều thời gian hơn để nó tăng gấp đôi (sau khoảng mỗi 96 giờ).

- Một thai kỳ có thể có nồng độ hCG thấp nhưng thai nhi vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

- Nồng độ hormone hCG được tính theo đơn vị milli-international units (đơn vị quốc tế) trên mỗi mili-lít (ký hiệu là mIU/ml).

- Nồng độ hCG thấp hơn 5mIU/ml được xem là âm tính đối với thai kỳ, nếu như nó cho kết quả trên 25mIU/ml thì được xem là dương tính.

- Chỉ một kết quả hCG duy nhất không cung cấp đủ thông tin cho bác sĩ để chẩn đoán tình hình sức khỏe của thai phụ. Khi có băn khoăn về sức khỏe của thai phụ, bác sĩ có thể sẽ cho thực hiện nhiều xét nghiệm hCG cách nhau 1-2 ngày để giúp chẩn đoán chính xác hơn.

- Không nên dùng nồng độ hCG để tính tuổi thai, do những con số này có độ thay đổi rất lớn.

- Có 2 loại xét nghiệm hCG thường gặp:

+ Xét nghiệm
Định tính:để tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Có hCG hiện diện trong máu không?"

+ Xét nghiệm
định lượng: để tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Lượng hCG trong máu là bao nhiêu?"

KẾT QUẢ

Nếu mực hCG thấp (so với bình thường)

Hàm lượng hCG khi không có thai luôn ở mức thấp, ngoài ra có những khả năng sau:


- Chửa ngoài tử cung.


- Có thể xảy thai hoặc thai chết lưu.


- Tính nhầm tuổi thai.


- Thai bị Down

Nếu mực hCG cao
(so với bình thường)Hàm lượng hCG ở mức cao, xảy ra một trong số những khả năng sau:

- Song thai / đa thai.


- Tính nhầm tuổi thai.


- Chửa trứng (thai trứng).


- Thai bị dị tật bẩm sinh ( hội chứng Edwards, Patau)

Nồng độ hCG khi không còn mang thai

Nồng độ hCG có thể quay trở lại bằng mức độ của những người không mang thai trong vòng từ 4-6 tuần, sau khi chấm dứt thai kỳ. Nồng độ này có thể khác nhau; chẳng hạn, tự nhiên sảy thai; nạo thai, phá thai hay sinh nở bình thường. Các bác sĩ thường sẽ tiếp tục theo dõi nồng độ hCG sau khi thai kỳ chấm dứt để bảo đảm chúng quay trở về <5.0.

Yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng hCG

Những loại thuốc chứa hCG sẽ ảnh hưởng đến mực hCG trong cơ thể. Những loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hCG

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Phá thai bằng thuốc

PHÁ THAI BẰNG THUỐC ƯU ĐIỂM TỶ LỆ THÀNH CÔNG CAO
Phá thai bằng thuốc (PTBT) là một phương pháp phá thai rất phổ biến trên thế giới bởi nó an toàn cho chị em. Tuy nhiên trên thực tế, việc PTBT chưa thực sự mặn mà với chị em bởi những yếu tố về kinh tế cũng như những rắc rối mà họ có thể gặp phải.

Báo KH&DT đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Đức Hinh (ảnh) - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương xung quanh vấn đề này.

Tiện lợi, tỷ lệ thành công cao

So với việc can thiệp bằng thủ thuật thì PTBT được xem là tiện lợi, nhanh chóng; tránh được những tai biến rách hay nhiễm trùng tử cung... do việc phải đưa dụng cụ vào buồng tử cung. Đặc biệt, phương pháp này có tỷ lệ thành công khá cao khoảng 92% cho thai dưới 49 ngày tuổi.

Theo dự kiến, việc PTBT đang được nghiên cứu để kéo dài tới 63 ngày. Để phá thai dưới 49 ngày tuổi, cần có 2 loại thuốc kết hợp là Mifepristone và Misoprostol (Cytotec). Tuy chỉ là uống thuốc để gây sẩy thai tự nhiên, nhưng quy trình uống phải được quản lý chặt: Bệnh nhân sẽ uống viên đầu (Mifepristone 200mg) dưới sự giám sát của bác sĩ, 15 phút sau khi uống thuốc bệnh nhân mới được rời cơ sở y tế. Sau 48 giờ phải quay trở lại để uống tiếp 2 viên Misoprostol (mỗi viên 200mg) và phải ở lại bệnh viện khoảng 4 giờ để theo dõi.

Mặc dù việc lưu hành thuốc chỉ được phép trong các cơ sở y tế ở tuyến tỉnh và trung ương nhưng trên thực tế, người dân vẫn có thể mua được ở ngoài thị trường loại thuốc Misoprostol (Cytotec). Nếu chỉ dùng thuốc Misoprostol (Cytotec) thì sẽ phá thai từ 13 tuần tuổi.

Còn thuốc Mifepristone thì được quản lý chặt chẽ hơn, chỉ có trong bệnh viện (BV). Theo quy định trong quyển “Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản“ từ năm 2002 đến nay vẫn còn giá trị: việc PTBT chỉ áp dụng cho thai dưới 49 ngày; chỉ được phép triển khai ở những BV tuyến trung ương, tuyến tỉnh và nhất thiết phải uống thuốc dưới sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của bác sĩ ngay từ BV.

Tuy nhiên, hiện nay, không chỉ có các BV tuyến tỉnh và tuyến trung ương, mà còn có một số phòng khám tại Hà Nội và Hải Phòng thuộc Hội kế hoạch hóa gia đình (VINAFPA) cũng thực hiện việc phá thai này (theo dự án nghiên cứu phá thai). Trường hợp phá thai này áp dụng cho thai dưới 56 ngày tuổi.

... nhưng chị em không mặn mà

Mặc dù đây là một phương pháp rất tiện lợi, bớt ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của chị em so với biện pháp nạo hút, song trên thực tế, không phải ai cũng ưa thích. Lý do thứ nhất là tất cả những bệnh nhân khi dùng phương pháp này bao giờ cũng phải cam kết nếu thất bại, bắt buộc phải phá thai bằng hút, không được phép để lại, vì các thuốc phá thai này có nguy cơ gây dị dạng thai nhi.

Bên cạnh đó là vấn đề kinh phí. Nếu như một ca hút thai chỉ tốn khoảng 80 nghìn đồng thì việc PTBT sẽ phải mất từ 300 - 350 nghìn đồng. Đó cũng chính là lý do vì sao tỷ lệ sử dụng phương pháp PTBT chỉ chiếm từ 1/3 - 1/4 trường hợp đến phá thai tại BV.

Một vấn đề nữa là thời gian. Hút thai chỉ mất có 15 phút trong BV, trong khi uống thuốc phá thai thì phải đến BV 2-3 lần vì cần phải theo dõi kết quả sau khi uống thuốc. Hạn chế của PTBT còn là khách hàng lại phải chịu đau đớn trong một thời gian do thuốc gây ra hiện tượng sẩy thai tự nhiên.

Mặt khác, dù tỷ lệ tai biến do PTBT thấp hơn so với can thiệp bằng thủ thuật, nhưng không phải là không có. Tai biến thường gặp là xuất huyết ồ ạt sau khi uống thuốc, bắt buộc người sử dụng phương pháp này phải ở cách cơ sở y tế - nơi thực hiện PTBT - không quá 30 phút di chuyển. Hiện vẫn chưa có kết luận về sự ảnh hưởng của những trường hợp dùng quá nhiều thuốc phá thai.

Xu hướng thế giới hiện nay ngày càng nhiều người sử dụng PTBT, hạn chế phá thai bằng thủ thuật. Ở nhiều nước, người ta còn cho phép cả nữ hộ sinh cũng được thực hiện PTBT. Chính vì thế, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đang đề xuất cho điều chỉnh “chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản“ trong việc sử dụng PTBT. Cụ thể là BV tuyến huyện thực hiện PTBT dưới 49 ngày, tuyến tỉnh dưới 56 ngày và tuyến trung ương dưới 63 ngày. Còn việc nữ hộ sinh thì còn đang tranh luận.

  Đề tìm hiểu thông tin và được tư vấn chính xác :Bạn có thể đến Phòng  Khám  Đa Khoa Hữu  Nghị  Vệt Pháp Đt : 0466741651, mail : vietphapclinic@yahoo.com hoặc wsite : Vietphapclinic.com

Địa chỉ phá thai bằng thuốc

Phá thai 3 tháng đầu bằng thuốc (Mifepristone và Misoprostol)
Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ.

Khoa KHHGĐ
BV Từ Dũ

Phá thai ba tháng đầu bằng thuốc được thực hiện cho ai?

Phương pháp này được thực hiện cho những phụ nữ:
- Có thai 7 tuần tuổi trở xuống (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng).
- Muốn chấm dứt thai nghén.

Phương pháp này có an toàn và hiệu quả không ?
- Phá thai bằng thuốc là phương pháp sử dụng thuốc để chấm dứt thai nghén một cách an toàn và tin cậy.

- Phương pháp này an toàn khi người cung cấp dịch vụ là các cán bộ y tế đã được đào tạo và có đủ kỹ năng thực hiện phương pháp phá thai này.

- Phá thai bằng thuốc có hiệu quả tới 96-99%.

Phương pháp này diễn ra thế nào?
- Nhân viên y tế sẽ thực hiện khám khung chậu.

- Nhân viên y tế sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về sức khoẻ của bạn, giải thích về quá trình phá thai và tư vấn cho bạn về các biện pháp tránh thai.

- Bạn cần ký vào một bản cam kết phá thai.

- Sau đó nhân viên y tế sẽ đưa cho bạn một viên thuốc tên Mifepristone (Mifestad®200) để uống tại cơ sở. Mifepristone (Mifestad®200) sẽ làm thai bạn ngừng phát triển.

- Có thể bạn sẽ cảm thấy vẫn bình thường sau khi uống viên thuốc này nhưng cũng có thể thấy ra máu âm đạo.

- Bạn sẽ về nhà sau khi uống viên thuốc này.

- Bạn sẽ uống loại thuốc tiếp theo là Misoprostol: uống 2 viên Misoprostol sau khi uống Mifepristone 2 ngày. Bạn có thể quay lại cơ sở y tế để uống Misoprostol.

- Thông thường trong vòng 30 phút đến 4 giờ sau khi uống Misoprostol, bạn sẽ đau bụng, ra máu nhiều và ra máu cục khi thai được tống ra ngoài.

- Phần lớn phụ nữ ra máu như hành kinh trong vòng 10 ngày kể từ khi uống thuốc, tuy nhiên một số ít phụ nữ có thể ra máu nhẹ kéo dài hơn 1 tháng.

Có tác dụng phụ khác không?
- Bạn có thể thấy buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa trong quá trình sảy thai. Những triệu chứng này gây khó bạn nhưng không phải là vấn đề bất thường và sẽ qua đi trong thời gian ngắn, không cần điều trị đặc biệt gì.

- Bạn sẽ được kê đơn thuốc giảm đau, như Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm cơn đau bụng.

- Bạn cũng có thể dùng chai nước nóng hoặc khăn ấm để chườm bụng.

- Bạn có thể thấy đau đầu và chóng mặt sau khi uống Misprostol. Hãy uống nhiều nước hoặc nước hoa quả - không uống cà phê hoặc rượu và uống thuốc giảm đau nếu cần thiết.

- Một số phụ nữ bị sốt trong vài giờ, đôi khi kèm theo ớn lạnh. Triệu chứng này sẽ nhanh chóng qua đi và không nguy hiểm.

Tôi phải làm gì khii thực hiện phương pháp này?
- Thay băng vệ sinh thường xuyên như trong kỳ kinh bình thường cho đến khi hết ra máu.

- Bạn có thể tắm bình thường.

- Bạn không cần ăn kiêng bất kỳ loại thức ăn nào.

Nếu phương pháp này thất bại thì sao?
- Thai nhi có thể bị khuyết tật nếu bào thai tiếp tục phát triển. Do đó, khi bạn đã dùng Mifepristone, bạn không thể giữ được thai nữa.

- Nếu phá thai bằng thuốc thất bại, cần tiến hành hút thai.

Có thể xảy ra tai biến không?

Phá thai ba tháng đầu bằng thuốc là thủ thuật an toàn hơn nhiều so với phương pháp nạo bằng thìa, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ các tai biến có thể xảy ra.

Những tai biến nào có thể xảy ra?

Rất hiếm khi khách hàng gặp tai biến và biến chứng như:
- Ra máu quá nhiều cần phải hút thai bằng phương pháp hút chân không.
- Nhiễm trùng cần dùng thuốc kháng sinh.
- Ra máu quá nhiều gây mệt mỏi hoặc chóng mặt, cần tiếp máu.

Khi nào tôi nên quay lại cơ sở y tế?

Nếu bạn thấy:
- Đau bụng liên tục sau giai đoạn ra máu ban đầu.

- Ra máu âm đạo quá nhiều(mỗi giờ thấm hết 2 băng vệ sinh dày trong 2 giờ liền).

- Sốt 380C trở lên và kéo dài trên một ngày sau khi uống Misoprostol.

- Không ra máu trong vòng 24 giờ sau khi uống thuốc Misoprostol.

(Chú ý: có thể ra máu kéo dài trong vài tuần nhưng phải giảm dần về lượng)
- Quay lại khám kiểm tra trong vòng 2 tuần để khẳng định đã sảy thai hoàn toàn. Lần tái khám này là vô cùng quan trọng.

Tôi phải làm gì để tránh có thai ngoài ý muốn?

Phương pháp phá thai bằng thuốc sẽ chấm dứt thai nghén lần này nhưng bạn có thể có thai trong vòng 2 tuần sau đó nếu có quan hệ tình dục và không dùng biện pháp tránh thai. Vì vậy, bạn cần sử dụng một biện pháp tránh thai hiện đại để tránh có thai ngoài ý muốn.

Những biện pháp tránh thai hiện tại nào là phổ biến?

Nhân viên y tế sẽ cung cấp thông tin, giúp bạn lựa chọn và hướng dẫn bạn cách sử dụng một biện pháp tránh thai phù hợp.

Siêu âm Phương pháp chẩn đoán ban đầu phát hiện dị tật thai nhi

Để phát hiện sớm dị tật ở thai nhi
Thai nghén luôn luôn là niềm mong ước của các cặp vợ chồng trẻ đang muốn có con, nhất là với những cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên thai nghén và sinh đẻ cũng là mối lo lắng cho các cặp vợ chồng và gia đình họ. Làm thế nào để có những đứa trẻ khỏe mạnh; Làm thế nào để “mẹ tròn con vuông“... là những câu hỏi thường trực của thai phụ trong suốt chín tháng mười ngày. Hiện nay, với các phương tiện thăm dò và xét nghiệm hiện đại, các thầy thuốc chuyên khoa có thể giúp cặp vợ chồng trả lời hầu hết các câu hỏi đó.

Lợi ích của các chẩn đoán trước sinh


Ở nước ta hiện nay, tại các cơ sở điều trị sản khoa tuyến trung ương và một số bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh đã có thể thực hiện được các phương pháp thăm dò phát hiện dị tật thai trước đẻ sau đây:

- Sàng lọc bằng siêu âm ít nhất ba lần: Lần đầu: tuổi thai từ 11 - 13 tuần; Lần 2: tuổi thai từ 18 - 22 tuần; Lần 3: tuổi thai từ 28 - 32 tuần. Tốt hơn cả là dùng máy siêu âm ba chiều.

Siêu âm kiểm tra tình trạng của thai nhi.
Với ba lần làm siêu âm chẩn đoán, có thể phát hiện hầu hết các dị tật bẩm sinh cả trong nội tạng và bên ngoài như tim bẩm sinh, đảo ngược phủ tạng, thoát vị cơ hoành, não úng thủy, thoát vị rốn, thoát vị bàng quang, sứt môi, tay chân khoèo, chi báo biển (do thalidomit). Làm siêu âm với tuổi thai 13 tuần trở đi, nếu thấy lớp da vùng gáy dày hơn bình thường có thể nghĩ đến thai nhi bị hội chứng Down (tất nhiên cần làm thêm các xét nghiệm về sinh hóa và nhiễm sắc đồ mới có thể khẳng định chắc chắn).

- Xét nghiệm sinh hóa máu bà mẹ với ba xét nghiệm (triple test) là bê-ta hCG, anpha fetoprotein và estriol để xác định nguy cơ bị dị tật thần kinh (vô sọ, hở đốt sống) hoặc nguy cơ rối loạn thể nhiễm sắc (tam bội thể 21 hoặc 18).

- Chọc hút nước ối khi tuổi thai 20 tuần để xét nghiệm sinh hóa, nuôi cấy tế bào làm nhiễm sắc đồ phát hiện các bệnh di truyền rối loạn thể nhiễm sắc...

- Sinh thiết gai rau...

Những trường hợp nào cần chẩn đoán trước sinh?

Khi có thai, không ai có thể chắc chắn thai nhi trong bụng mẹ sẽ hoàn toàn bình thường. Ngay cả với các cặp vợ chồng còn trẻ, khỏe mạnh, đã từng sinh con bình thường cũng vẫn có nguy cơ sinh con dị tật, có điều tỷ lệ này thấp (khoảng 1-2% số trẻ sơ sinh). Vì thế nếu có điều kiện thì nên thực hiện chẩn đoán trước sinh cho mọi trường hợp thai nghén. Điều này được đặc biệt lưu ý đối với những trường hợp thai nghén có nguy cơ sau đây:

- Bà mẹ từ 35 tuổi trở lên: các nghiên cứu đã cho thấy các bà mẹ từ tuổi này trở đi, càng lớn tuổi thì tỷ lệ sinh con bị dị tật các loại càng nhiều, đặc biệt là các bệnh do rối loạn thể nhiễm sắc như bệnh Down (tam bội thể số 21).

- Bà mẹ đã từng sinh con dị tật lần thai nghén trước.

- Trong gia đình (cả bên chồng cũng như bên vợ) có người đã sinh con bất thường.

- Những cặp vợ chồng có nguy cơ do tiếp xúc nhiều và lâu dài với hóa chất độc hại như chất dioxin trong chiến tranh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các thuốc đã biết có thể gây ảnh hưởng cho thai (như thuốc an thần thalidomit), thuốc hoặc tia xạ chữa ung thư... Có tài liệu đã cho biết nếu dùng thuốc điều trị có corticoid từ 1 tháng trước khi có thai đến 3 tháng đầu của thai nghén thì tỷ lệ sứt môi của trẻ sơ sinh tăng hơn 5 lần so với nhóm các bà mẹ không dùng thuốc.

Các thuốc thuộc nhóm aminoglycoside (streptomycin, gentamycin...) có thể gây hư hại thần kinh thính giác của thai, gây điếc bẩm sinh và do điếc, trẻ lớn lên cũng bị câm luôn.

Mỗi cơ quan, bộ phận của thai nhi cũng có mức độ nhạy cảm đối với các loại thuốc mà bà mẹ sử dụng ở các tuổi thai khác nhau, ví dụ ở mắt từ tuần thứ 4 đến 8; tim từ tuần thứ 3 - 6; thần kinh từ tuần 3 - 5; tay chân từ tuần 4 - 7; răng - miệng từ tuần 7 - 8; tai từ tuần 4 - 9 và bộ phận sinh dục ngoài từ tuần 7 - 9... Từ 12 tuần trở ra, các cơ quan, bộ phận của thai đã được tạo hình hoàn chỉnh thì các yếu tố gây dị tật không còn tác động nữa nhưng thai vẫn có thể bị nhiễm độc do thuốc hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm virut hoặc ký sinh trùng (như sốt rét chẳng hạn) từ người mẹ.

- Những phụ nữ bị sốt do nhiễm virut như cúm, sởi, quai bị, đặc biệt bị nhiễm virut Rubella trong thời gian ba tháng đầu tiên mang thai là giai đoạn phôi đang phát triển việc hình thành và hoàn thiện các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Các yếu tố bệnh lý nói trên tùy loại có thể gây dị tật cho một số cơ quan, bộ phận cơ thể của thai.

Như vậy với những cặp vợ chồng có nguy cơ nêu ở phần trên, khi có thai nên đến các cơ sở y tế sản khoa tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Nếu không phát hiện điều gì bất thường thì có thể yên tâm chờ đợi cháu bé lành lặn ra đời; trường hợp không may nếu phát hiện thai có vấn đề bất thường sẽ được các thầy thuốc chuyên khoa tư vấn và hội chẩn đưa ra cách xử trí phù hợp nhất và cũng sẽ tư vấn đầy đủ cho thai phụ và gia đình về thai nghén những lần sau.

Quy trình phá thai bằng thủ thuật từ 13 đến 17 tuần

 PHÁ THAI TỪ TUẦN THỨ 13 ĐẾN HẾT TUẦN THỨ 17 BẰNG PHƯƠNG PHÁP NONG VÀ GẮP
Nong và gắp là phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách sử dụng thuốc Misoprostol và que nong để chuẩn bị cổ tử cung, sau đó dùng bơm hút chân không kết hợp với kẹp gắp thai để lấy thai ra, áp dụng cho tuổi thai từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 18.

TUYẾN ÁP DỤNG:

Các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố và tuyến trung ương.

NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP THỰC HIỆN:

Bác sĩ sản khoa đã thành thạo kỹ thuật phá thai 12 tuần bằng phương pháp phá thai ngoại khoa 3 tháng đầu và được đào tạo kỷ thuật phá thai bằng phương pháp nong và gắp.

CHỈ ĐỊNH:

Thai từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 18.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

- Có các bệnh nội khoa cấp tính.

- Dị dạng sinh dục.

- Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính. Những trường hợp này cần được điều trị.

- Tiền sử dị ứng với Misoprostol.

Thận trọng: cần thận trọng với những trường hợp có u tử cung hoặc sẹo mổ tử cung.

QUI TRÌNH KỶ THUẬT:

1. Tư vấn:

Được thực hiện 3 giai đoạn: trước, trong và sau thủ thuật (xem phần tư vấn).

2. Cơ sở vật chất:

- Phòng kỷ thuật: bảo đảm tiêu chuẩn quy định.

- Phương tiện dụng cụ:

+ Bộ dụng cụ nong, gắp thai: kẹp dài sát khuẩn, kẹp cổ tử cung, nong từ 5- 17, kẹp gắp thai Sopher và Bierre, thià nạo cùn.

+ Bộ hút thai chân không với ống hút số 12- 14.

+ Phương tiện cấp cứu.

+ Máy siêu âm.

+ Khay đựng tổ chức thai và rau.

+ Các phương tiện xử lý dụng cụ va hất thải.

- Thuốc giảm đau, tiền mê và chống sốc.

3. Chuẩn bị khách hàng:

- Hỏi tiền sử bệnh về nội, ngoại, sản khoa.

- Khám toàn thân.

- Xác định tuổi thai.

- Xác định tuổi thai dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng.

- Khám phụ khoa loại trừ chống chỉ định.

- Siêu âm.

- Xét nghiệm máu: công thức máu, nhóm máu, máu chảy, máu đông.

- Cam kết tự nguyện phá thai( dưới 18 tuổi phải có đơn cam kết của bố hoặc mẹ,

người giám hộ).

- Ngậm vào bên má 400 mcg thuốc Misoprostol và đưa vào phòng theo dõi chỡ

4 -6 giờ. Dùng tiếp liều khác nếu cần.

4. Người thực hiện thủ thuật:

- Rửa tay bằng xà phòng dười vòi nước chảy.

- Trang phục y tế: áo choàng, quần, mũ, khẩu trang, đeo kính bảo hộ.

5. Các bước tiến hành thủ thuật:

- Giảm đau toàn thân.

- Khám xác định kích thước và tư thế tử cung.

- Thay găng vô khuẩn.

- Sát khuẩn ngoài, trải khăn sạch dưới mông.

- Đặt van, bộc lộ cổ tử cung và sát khuẩn cổ tử cung, âm đạo.

- Gây tê tại cổ tử cung.

- Kẹp cổ tử cung.

- Nong cổ tử cung.

- Dùng bơm với ống hút để hút nước ối và kéo phần thai xuống thấp.

- Tiến hành gắp thai.

- Nếu gặp khó khăn khi lấy thai thì sử dụng siêu âm để xác định vị trí kích thước của thai.

- Kiểm tra các phần thai và rau lấy ra để đánh giá thủ thuật hoàn thành hay chưa.

- Xử lý dụng cụ và chất thải.

6. Tai biến và xử trí:

- Tai biến: thủng tử cung, rách cổ tử cung, chảy máu, sót phần thai, rót rau, ứ máu trong tử cung, sốc, nhiễm khuẩn.

- Xử trí theo phác đồ cho từng tai biến ( xem tài liệu huấn luyện).

7. Theo dõi và chăm sóc:

– Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, ra máu âm đạo, đau bụng, co hồi tử cung trong vòng 4 giờ sau thủ thuật.

– Dùng kháng sinh.

– Tư vấn sau thủ thuật.

– Hẹn khám lại sau 2 tuần.

TƯ VẤN:

– Thảo luận về quyết định chấm dứt thai ngén.

– Sự nguy hiểm, tai biến và hậu quả có thể xảy ra khi phá thai to.

– Các biện pháp phá thai to.

– Các bước nong và gắp.

– Các dấu hiệu cần khám lại ngay sau khi nong và gắp.

– Hồi phục sức khoẻ và khả năng sinh sản sau khi nong và gắp.

– Thông tin về các biện pháp tránh thai, hướng dẫn chọn lựa biện pháp thích hợp và sử dụng đúng để tránh phá thai lần nữa.

– Các dấu hiệu thai nghén sớm dễ nhận biết để tránh phá thai to.
Phác đồ điều trị sót rau thai
KHÁM VÀ HỎI BỆNH:

1. Hỏi bệnh

– Thời điểm hút thai lần trước

– Nơi hút thai lần trước ( Tại Viện hay ngoại viện)

– Tuổi thai lần hút trước

2. Khám bệnh

– Tổng trạng: Đánh giá tình trạng nhiễm trùng ( Sốt, đau bụng, dịch âm đạo hôi, môi khô, lưỡi dơ…)

– Xác định tư thế và kích thước tử cung

– Xác định độ đau tử cung

– Đánh giá độ mở CTC

– Đánh giá mức độ ra huyết âm đạo

SIÊU ÂM:

– Xác định tình trạng sót nhau

– Đánh giá mức độ sót nhau

Lưu ý:

– Siêu âm thực tế không thể chẩn đoán phân biệt giữa ứ dịch lòng tử cung và sót nhau.

– Dó đó, những trường hợp siêu âm phát hiện khối echo hổn hợp trong lòng tử cung kích thước dưới 3x3 cm và không đau bụng, không ra huyết âm đạo nhiều, cổ TC đóng, có thể thử điều trị nội trong 03 ngày

ĐIỀU TRỊ:

1. Nội khoa:

– Chỉ định:

+ Ứ dịch lòng tử cung

+ Nghi sót nhau kích thước nhỏ ( dưới 3x3cm)

– Điều trị

+ Oxytocine 5 đv 1-2 ống tiêm bắp x 3 ngày

+ Kháng sinh ngừa nhiễm trùng

2. Ngoại khoa

– Chỉ định:

Sót nhau hay ứ dịch lòng tử cung lượng nhiều

– Điều trị:

+ Hút kiểm tra buồng tử cung

+ ( Thực hiện các bứơc như hút thai theo yêu cầu, tuy nhiên nên được thực hiện bởi kỷ thuật viên có kinh nghiệm)

+ Gửi giải phẩu bệnh lý mô sau hút

+ Kháng sinh dự phòng

+ Thuốc tăng co hồi tử cung nếu cần
Phác đồ nạo hút thai đến hết 12 tuần
HỎI BỆNH:

– Bệnh sử:

Xác định ngày kinh chót, Tính số ngày trể kinh

– Tiền sử sản phụ khoa:

Số con đã có - Tuổi con nhỏ nhất. Số lần đi điều hoà kinh nguyệt

Tiền căn mổ lấy thai, bóc nhân xơ tử cung

– Tiền căn bệnh nội ngoại khoa

Bệnh lý tim mạch, Cường giáp

KHÁM:

Xác định vị thế tử cung, Xác định thai trong tử cung và tuổi thai

Đánh giá các bệnh lý ở đường sinh dục: viêm nhiễm, u xơ TC, u nang BT

Lưu ý:

– Những trường hợp kích thước tử cung không tương xứng với tuổi thai, có thể xác định thêm bằng siêu âm

– Những trường hợp viêm nhiễm cấp tính mức độ nặng đường sinh dục dưới, đặc biệt nhiễm Gonorrhea và Trichomonas, nên điều trị một đợt viêm trước khi thực hiện thủ thuật hút thai

TƯ VẤN:

Tư vấn trước và sau hút thai

Tư vấn các biện pháp tránh thai sau hút thai

( Thời gian có thể mang thai lại sau hút thai là 10-14 ngày sau hút thai)

KHÁCH HÀNG ĐƯỢC GIẢI THÍCH RÕ RÀNG các nguy cơ của hút thai và tự nguyện ký tên vào tờ cam kết hút thai theo yêu cầu

UỐNG THUỐC GIẢM ĐAU trước khi làm thủ thuật đối với những trường hợp vô cảm bằng tê cạnh cổ TC ( 400mg Ibuprofen 30 phút trước làm thủ thuật)

THỦ THUẬT:

– Sát trùng âm hộ ( kềm I)

– Sát trùng âm đạo, CTC ( Kềm II)

– Gây tê mép trước CTC ( Vị trí 12g với 1ml Lidocain 1%)

– Kẹp CTC bằng kềm Pozzi

– Gây tê cạnh CTC với 4ml Lidocain 1% ở vị trí 4 và 7g hay 5 và 8g

– Nong CTC bằng ống hút nhựa ( nếu trường hợp khó có thể sử dụng bộ nong bằng kim loại Hégar hay Pratt)

– Chọn ống hút thích hợp với tuổi thai

– Hút thai ( bằng máy hay bằng tay), đánh giá hút sạch buồng tử cung

– Mở kềm Pozzi, lau sạch CTC và âm đạo

– Kiểm tra mô và tổ chức sau hút thai

– Chuyển khách hàng sang buồng hồi phục

THEO DÕI SAU THỦ THUẬT:

– Theo dõi sinh hiệu, huyết âm đạo, đau bụng dưới

– Hướng dẫn sử dụng toa thuốc sau thủ thuật

– Hẹn ngày tái khám và các dấu hiệu bất thường cần tái khám ngay

– Hướng dẫn ngừa thai tránh mang thai ngoài ý muốn

– Hướng dẫn cách chăm sóc sau thủ thuật
Phác đồ phá thai bằng thuốc
Phá thai bằng thuốc là phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách sử dụng thuốc Mifepristone và Misoprostol gây sẩy thai đối với thai đến hết 7 tuần (49 ngày) kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.

TUYẾN ÁP DỤNG

- Tuyến tỉnh, trung ương.

- Người áp dụng phương pháp này cần ở gần cơ sở y tế ( khoảng cách từ nơi ở đến cơ sở y tế thực hiện không quá 60 phút).

NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP THỰC HIỆN

- Bác sĩ sản phụ khoa được huấn luyện về phá thai bằng thuốc.

CHỈ ĐỊNH

- Phụ nữ tự nguyện chọn sử dụng thuốc để chấm dứt thai.

- Có thai từ 49 ngày trở xuống kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Bệnh lý tuyến thượng thận.

- Rối loạn đông máu.

- Đang điều trị bằng Corticoid hoặc thuốc chống rối loạn đông máu.

- Có tiền sử dị ứng với Mifepristone hoặc Misoprostol.

- Đang cho con bú.

- Tiền căn dị ứng

- Ung thư đường sinh dục

QUY TRÌNH KỶ THUẬT

1. Tư vấn

- Thảo luận về quyết định chấm dứt thai nghén.

- Tư vấn về các biện pháp phá thai hiện có taị cơ sở .

- Tư vấn về phương pháp phá thai bằng thuốc.

- Tư vấn về các tai biến có thể xảy ra và tác dụng phụ của thuốc.

- Tư vấn về theo dõi sau phá thai bằng thuốc.

- Các dấu hiệu cần khám lại ngay.

- Sự cần thiết của việc khám lại sau 2 lần.

- Các dấu hiệu bình thường sau khi dùng thuốc.

- Các dấu hiệu phụ hồi sức khoẻ và khả năng sinh sản sau phá thai.

- Thông tin về các biện pháp tránh thai, hướng dẫn chọn lựa biện pháp thích hợp và sử dụng đúng để tránh phá thai lần nữa.

2. Chuẩn bị khách hàng

- Hỏi tiền sử để loại trừ chống chỉ định.

- Khám toàn thân.

- Khám phụ khoa để xác định có thai.

- Tính tuổi thai dựa vào ngày đần tiên của kỳ kinh cuối cùng.

- Siêu âm xác định chính xác tuổi thai và loại trừ thai ngoài tử cung

- Ký cam kết tự nguyện phá thai)

3. Quy trình kỷ thuật

- Cho khách hàng uống 1 viên Mifepristone 200mg dưới sự quan sát của thầy thuốc tại cơ sở y tế, theo dõi mạch, huyết áp, tình trạng toàn thân của khách hàng trong vòng 15 phút, sau đó có thể cho khách hàng về nhà.

- Sau 24- 48 giờ, khách hàng trở lại cơ sở y tế, cho khách hàng uống 300mcg Misoprostol dưới sự quan sát cuả thầy thuốc tại cơ sở y tế hay uống tại nhà.

4. Tai biến và sử trí

- Ra máu ồ ạt.

Xử trí: hút hoặc na cầm máu.

- Đau bụng nhiều

Xử trí: Uống Paracetamol hay Ibuprofen

- Nôn hay tiêu chảy

Xử trí: bù nước và điện giải, không cần can thiệp gì đặc hiệu vì thường nhẹ và thoáng qua

5. Theo dõi sau khi dùng thuốc

Khám lại sau 2 tuần

- Nếu thai đã sẩy và ra hết máu: kết quả tốt, kết thúc theo dõi.

- Nếu thai đã sẩy,còn ra máu nhưng không có dấu hiệu sót nhau: tiếp tục theo dõivà điều trị hỗ trợ

- Nếu sót nhau: hút kiểm tra buồng tử cung

- Nếu thai vẫn tiếp tục phát triển hay thai lưu: hút thai.

6. Tư vấn

- Thảo luận về quyết định chấm dứt thai nghén.

- Tư vấn về các biện pháp phá thai hiện có taị cơ sở .

- Tư vấn về phương pháp phá thai bằng thuốc.

- Tư vấn về các tai biến có thể xảy ra và tác dụng phụ của thuốc.

- Tư vấn về theo dõi sau phá thai bằng thuốc.

- Các dấu hiệu cần khám lại ngay.

- Sự cần thiết của việc khám lại sau 2 lần.

- Các dấu hiệu bình thường sau khi dùng thuốc.

- Các dấu hiệu phụ hồi sức khoẻ và khả năng sinh sản sau phá thai.

- Thông tin về các biện pháp tránh thai, hướng dẫn chọn lựa biện pháp thích hợp và sử dụng đúng để tránh phá thai lần nữa.

Chửa Ngoài Tử Cung

Mẹ mang thai

Mang thai ngoài tử cung – dấu hiệu, phòng ngừa và điều trị

Ngày: 12-01-2011
Mang thai ngoài tử cung xuất hiện với tỷ lệ từ 1-2% trong tổng số những trường hợp mang thai. Riêng tại Bệnh viện Hùng Vương, tỷ lệ này hơn 2,5%. Tình trạng mang thai ngoài tử cung ngày càng gia tăng, có lẽ do tình trạng viêm nhiễm sinh dục, nạo phá thai ngày càng nhiều. Thống kê tại Mỹ cho thấy tỷ lệ này ở thập kỷ 80 đã tăng gấp 5 lần so với thập kỷ 70.

Mang thai ngoài tử cung là gì? Tại sao bị mang thai ngoài tử cung?

Tử cung hay còn gọi là dạ con, là cơ quan sinh sản của người phụ nữ, khi mang thai thì bào thai sẽ phát triển tại đó. Tử cung có 2 vòi hai bên, gọi là vòi trứng, nối với 2 buồng trứng hai bên, là nơi trứng sau khi thụ tinh (kết hợp với tinh trùng của người nam) sẽ đi ngược vào lòng tử cung để phát triển thành thai. Vì một lý do nào đó, chẳng hạn như vòi trứng bị hẹp hay tắc, hoặc do trứng di chuyển chậm hơn bình thường, trứng đã thụ tinh sẽ nằm lại bên ngoài tử cung và phát triển tại đó, khi đó có tình trạng thai nằm ngoài tử cung (gọi tắt là mang thai ngoài tử cung).
Mang thai ngoài tử cung - dấu hiệu, phòng ngừa và điều trị
Mang thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng (thường gặp nhất), hoặc bám phía trên buồng trứng, thậm chí nằm trong ổ bụng hay nằm tại cổ tử cung. Mang thai ngoài tử cung ở vị trí ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung (gọi là thai đoạn kẽ, thai sừng hay thai góc tử cung) là nguy hiểm nhất vì khó chẩn đoán được sớm, gây mất máu nhiều và nhanh khi thai vỡ, ảnh hưởng nhiều đến khả năng có thai sau này.
Một số trường hợp viêm nhiễm sinh dục sẽ làm tắc, hẹp vòi trứng và dễ gây ra mang thai ngoài tử cung. Viêm nhiễm sinh dục thường dễ xuất hiện và phát triển âm thầm sau nạo phá thai và gây ra biến chứng này. Vòi trứng cũng có thể bị tắc hay hẹp do bẩm sinh, hoặc do một can thiệp trước đó trên vòi trứng. Những lần mổ ở vùng bụng cũng có thể gây viêm dính (bên trong hay bên ngoài vòi trứng) và làm thay đổi hướng đi của vòi trứng (vòi trứng bị kéo dài, bị gập góc…).

Diễn tiến của mang thai ngoài tử cung

Khối thai phát triển bên ngoài tử cung sẽ theo nhiều diễn tiến khác nhau. Nếu khối thai nằm bên trong vòi trứng, khi thai phát triển sẽ làm vòi trứng bị giãn to dần và căng phồng (gây đau thường xuyên vùng bụng dưới) và có thể bị rạn nứt (gây chảy máu ít, âm ỉ trong bụng). Khối thai có thể bị vỡ ra khi vượt quá khả năng căng dãn của vòi trứng, khi đó sẽ làm chảy máu nhiều trong ổ bụng. Trường hợp này cần phải mổ cấp cứu để cầm máu. Ở một số trường hợp khác, khối thai sẽ bị tống xuất qua vòi trứng vào trong ổ bụng, tạo nên một khối bên trong ổ bụng gây chảy máu muộn sau đó (gọi là huyết tụ thành nang). Hiếm hơn, khối thai sẽ tự tiêu biến đi sau một thời gian.

Làm cách nào để phát hiện mang thai ngoài tử cung?

Các dấu hiệu thực thể:

Trễ kinh, đau bụng và chảy máu âm đạo là 3 dấu hiệu thường gặp nhất ở người phụ nữ có tình trạng mang thai ngoài tử cung.
- Bệnh nhân có dấu hiệu trễ kinh, thử nước tiểu cho thấy dấu hiệu có thai, thậm chí có thể gặp các dấu hiệu ốm nghén.
- Chảy máu âm đạo xuất hiện muộn hơn, thường là lượng máu ít, đen sậm và kéo dài. Có khi chảy máu xuất hiện gần với ngày có kinh (theo chu kì), làm cho người bệnh lầm tưởng là mình đang có kinh, hay đang bị rong kinh và đến bệnh viện để điều trị tình trạng rong kinh này.
- Đau bụng, thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn, đau có thể giảm tạm thời với các thuốc giảm đau nhưng sẽ đau trở lại sau khi thuốc giảm đau hết thời gian tác dụng. Hiếm hơn, có người có cảm giác đau vùng vai, do có hiện tượng tích tụ dịch hay máu trong ổ bụng, gây phản xạ trên thần kinh vùng bụng và gây ra đau vai.
Chú ý: Khi có tình trạng vỡ vòi trứng, sẽ có cơn đau dữ dội, da xanh xao và cảm giác mệt lả người hay ngất xỉu. Tình trạng này sẽ càng ngày càng trầm trọng do máu chảy nhiều trong ổ bụng và không thể tự cầm được, có thể dẫn tới tử vong.
Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ khám được tình trạng đau vùng bụng dưới, có khi sờ được khối đau hay khắp bụng có phản ứng căng cứng (khi có chảy máu nhiều trong bụng).

Các dấu hiệu trên xét nghiệm:

Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu sẽ cho kết quả là có thai.
Siêu âm vùng bụng sẽ thấy có khối bên cạnh tử cung nhưng không thấy thai trong lòng tử cung dù xét nghiệm máu (hay nước tiểu) cho kết quả có thai. Tuy nhiên, siêu âm có thể thấy tình trạng chảy máu trong ổ bụng.
Có khi bệnh nhân được đề nghị làm thủ thuật chọc dò ổ bụng qua ngã bụng hoặc qua ngã âm đạo để kiểm tra xem có tình trạng chảy máu trong ổ bụng hay không.

Có thể lầm mang thai ngoài tử cung với bệnh lý gì?

Mang thai ngoài tử cung có thể lầm với những trường hợp bệnh lý sau đây:
- Rong kinh hay rối loạn kinh nguyệt: đây là trường hợp thường gặp nhất
- Có thai giai đoạn sớm: cũng có thể bị ra máu và đau ít hay trằn nặng vùng bụng dưới. Có thai ở giai đoạn quá sớm khi siêu âm cũng sẽ không thấy được túi thai trong lòng tử cung, tương tự như hình ảnh siêu âm của mang thai ngoài tử cung.
- Đe dọa sảy thai: cũng có tình trạng đau bụng và chảy máu âm đạo.
- Thai hư (thai lưu) ở giai đoạn sớm sẽ có tình trạng ra máu dây dưa kéo dài, khi sắp bị sảy tự nhiên cũng có đau bụng.
- Bệnh lý của các cơ quan khác trong ổ bụng (tùy thuộc vị trí mang thai ngoài tử cung bám vào hoặc gây đau).

Hậu quả của mang thai ngoài tử cung đối với sức khỏe sinh sản của người phụ nữ

Hậu quả tức thì: khối thai ngoài tử cung khi vỡ, có thể gây chảy máu ồ ạt trong bụng, nếu không cấp cứu kịp thời có thể bị mất máu nhiều, choáng và tử vong.
Hậu quả về sau:
- Khả năng tiếp tục có thai ngoài tử cung lại ở những lần có thai sau
- Khả năng bị vô sinh hoặc khó có thai (nếu cả hai vòi trứng đã từng bị thai ngoài tử cung bám hoặc đã bị phẫu thuật cắt bỏ)

Nguyên tắc điều trị mang thai ngoài tử cung

Khối thai nằm ngoài tử cung sẽ khó có thể phát triển thành thai bình thường, đủ ngày đủ tháng được vì không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai phát triển. Khối thai sẽ vỡ ra và chảy máu, thời điểm sớm hay muộn tùy thuộc vào vị trí của khối thai. Vì vậy, nguyên tắc điều trị là phải làm sao lấy đi khối thai, hoặc làm cho khối thai không tiếp tục phát triển sai vị trí và tự tiêu biến đi.
Ngoài ra, còn phải tùy theo tình trạng mất máu của người bệnh để có những xử trí cấp cứu kịp thời và đúng cách (như truyền máu).

Các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung hiện nay

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật): nhằm lấy đi khối thai, có thể gồm mổ bụng hở hay mổ qua nội soi. Phẫu thuật nội soi là mở một vài lỗ nhỏ ở thành bụng, đưa dụng cụ phẫu thuật vào và qua các dụng cụ này sẽ thực hiện các thao tác để lấy khối thai. Phẫu thuật nội soi cần nhiều điều kiện về kỹ thuật, trang bị, nhân sự, nhưng có lợi cho bệnh nhân nhiều hơn vì sẽ ít gây dính vùng bụng sau mổ hơn là mổ bụng hở. Tuy nhiên, khi khối thai đã vỡ, hay khi có quá nhiều máu trong ổ bụng, không thể tiến hành mổ nội soi được thì buộc phải mổ hở. Điều trị phẫu thuật là cách điều trị chủ yếu từ trước tới nay.
Điều trị nội khoa (dùng thuốc): dùng một chất gây độc tế bào tiêm vào cơ thể hay vào khối thai, mục đích làm chết các tế bào của khối thai.
Chất hiện đang được dùng là Methotrexate, là một chất cạnh tranh với acid folic (là thành phần quan trọng trong chu trình làm việc và tăng trưởng của tế bào, giúp tế bào sinh sôi và phát triển). Methotrexate cũng là một trong những thuốc được dùng để điều trị ung thư. Tại Mỹ, thuốc đã được dùng từ những năm 1950 trong điều trị ung thư, và từ những năm 1980 trong điều trị thai ngoài tử cung.
Có nhiều cách dùng thuốc: chích thuốc vào bắp cơ một lần duy nhất, hoặc nhiều lần, hoặc chích thẳng vào khối thai. Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như viêm dạ dày, viêm da, ảnh hưởng gan, tuy nhiên, trong trường hợp điều trị thai ngoài tử cung, do liều dùng thấp, nên hầu như các tác dụng này không đáng ngại (thông thường, với một liều chích vào mạch máu, sau 24 giờ, 90% thuốc đã được thải qua đường thận). Sau khi tiêm thuốc, bệnh nhân được theo dõi để đánh giá tình trạng khối thai, thời gian này kéo dài hơn so với điều trị phẫu thuật (từ 3-4 tuần). Cũng có khi khối thai vẫn tiếp tục phát triển sau dùng thuốc, buộc phải chuyển sang phẫu thuật.
Cách điều trị này được áp dụng tại các bệnh viện chuyên khoa sản trong vòng 10 năm trở lại đây. Cách sử dụng thuốc phổ biến hiện nay là dùng Methotrexate 1 liều, tiêm bắp, có thể lặp lại tối đa 3 liều. Những trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ, kích thước dưới 3cm, tim thai chưa có hoạt động, thường được chọn lựa cho điều trị bằng thuốc. Theo dõi sau đó bao gồm theo dõi tình trạng đau trên lâm sàng và trên siêu âm không thấy có tình trạng dịch ổ bụng do khối thai bị rạn nứt hay vỡ, diễn tiến nhỏ dần của khối thai và theo dõi trên xét nghiệm máu, đánh giá sự giảm dần nồng độ Beta HCG, là một chất do nhau thai tiết ra, chứng tỏ nhau thai đã bị thoái hoá dần dần. Bệnh nhân được yêu cầu không có thai ít nhất là 2 tháng sau điều trị nội khoa.
Điều trị bảo tồn hay không bảo tồn: là có giữ lại được vòi trứng hay không. Khi khối thai đã vỡ thì thường phải cắt bỏ vòi trứng. Nếu bệnh nhân chỉ còn lại một bên vòi trứng thì vẫn còn khả năng có thai. Tuy nhiên, nếu lần sau vẫn bị thai ngoài tử cung, thì có nhiều khả năng sẽ mất cả vòi trứng còn lại. Do đó, khi khối thai chưa vỡ, người ta thường đặt vấn đề bảo tồn vòi trứng, đặc biệt trên người chưa đủ con. Phẫu thuật lúc này sẽ là mở vòi trứng, lấy khối thai và cầm máu. Cũng có khả năng tái phát thai ngoài tử cung ngay trên chỗ mở vòi trứng, nhưng dù sao, bệnh nhân vẫn giữ được vòi trứng thì khả năng có thai sẽ vẫn tốt hơn là chỉ còn một bên vòi trứng. Có thể thực hiện bảo tồn qua mổ nội soi hay mổ bụng hở. Còn khi điều trị nội khoa thành công thì đương nhiên giữ lại được vòi trứng, hơn nữa, khả năng tái phát trên vòi trứng nếu điều trị nội khoa sẽ thấp hơn khi phẫu thuật.
Điều trị tại chỗ: dùng thuốc hay một số chất đặc biệt tiêm thằng vào khối thai, mục đích làm cho tế bào nhau và thai chết đi, có thể dùng Methotrexate, dung dịch đường ưu trương, Clorua kali … Tuy nhiên, đây là cách điều trị không phổ biến, chỉ sử dụng trong một vài trường hợp hạn hữu.

Việc lựa chọn các phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào:

- Khối thai to hay nhỏ, đã vỡ hay chưa vỡ
- Tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, khả năng kinh tế, sự thông hiểu của bệnh nhân (nhất là khi điều trị nội khoa: cần sự kiên trì theo dõi, tái khám nhiều lần và chấp nhận có thể thất bại phải chuyển sang phẫu thuật)
- Tình trạng của cơ sở y tế, có trang thiết bị và nhân sự được đào tạo.

Sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung, khả năng có thai lại như thế nào? Khả năng thai ngoài tử cung tái phát?

Sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung ổn định, vẫn có thể có thai lại. Thời gian để có thai lại tuỳ thuộc vào tình trạng lần thai ngoài tử cung, tình trạng mất máu gây ảnh hưởng sức khoẻ và phương pháp điều trị đã được sử dụng (điều trị bằng thuốc cần thời gian lâu hơn).
Nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát có thể trên 10%, tuy nhiên, còn tuỳ thuộc vào nguyên nhân, nếu do bị viêm nhiễm gây tắc hẹp vòi trứng thì khả năng này khá cao. Thai ngoài tử cung tái phát có thể lặp lại trên vòi trứng còn lại, trên chỗ mở của vòi trứng lần trước (nếu đã mổ bảo tồn) hay trên mỏm cụt của vòi trứng đã cắt.

Nguy cơ hiếm gặp:

- Tình trạng còn sót lại tế bào nhau thai sau điều trị (có thể gặp dù điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật, có bảo tồn hay không bảo tồn). Các tế bào nhau thai vẫn tiếp tục phát triển trong ổ bụng, hay trong vòi trứng, chất Beta HCG tiếp tục gia tăng.
- Thai ngoài tử cung vẫn tiếp tục phát triển trong ổ bụng: thường là khi thai nằm ở vòi trứng hay buồng trứng rồi tự rơi vào trong ổ bụng, sau đó bám vào một vị trí bất kỳ trong ổ bụng và phát triển tiếp tục hay sẽ tự chết đi và thoái hoá tạo thành khối vật lạ trong ổ bụng, đòi hỏi phải can thiệp phẫu thuật sau một khoảng thời gian muộn hơn. Rất hiếm trường hợp thai có thể phát triển tới lúc thai trưởng thành và có thể sống độc lập khỏi cơ thể mẹ.

Phòng ngừa mang thai ngoài tử cung như thế nào?

- Giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, nhất là trong giai đoạn sau sanh và cho con bú
- Sử dụng các biện pháp phòng tránh thai hiện nay
- Hạn chế nạo phá thai
- Nên đi khám thai sớm:
  • Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có thai (thử que nước tiểu hoặc có các dấu hiệu ốm nghén)
  • Khi bị đau bụng hay ra máu bất thường vào giai đoạn sớm của thai kì
  • Nếu có thai ở những người đã từng bị thai ngoài tử cung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó
- Khi phát hiện hay nghi ngờ có thai ngoài tử cung, người phụ nữ nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán rõ ràng và điều trị kịp thời. Phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong do thai ngoài tử cung, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng – duy trì khả năng có thai lại bình thường.
- Khi có viêm nhiễm sinh dục nên đi khám bệnh để được điều trị đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính gây tắc vòi trứng, nguy hại cho khả năng sinh sản về sau.
- Cuối cùng, người phụ nữ mang thai khi đi khám bệnh dù bất kì bệnh lý gì cũng nên thông báo cho bác sĩ và nhân viên Y tế về tình trạng có thai của mình, tránh việc chẩn đoán lầm và dùng thuốc không thích hợp.
Mẹ và Bé | Mẹ Yêu ConTrong thời gian qua, Mẹ Yêu Con đã nhận được sự quan tâm của đông đảo thành viên ủng hộ, xin rất cảm ơn các bạn. Tuy nhiên hệ thống hỏi đáp dưới dạng bình luận/phản hồi trên website không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của quý độc giả. Vì vậy Mẹ Yêu Con sẽ chuyển hoàn toàn việc tư vấn sang một hệ thống mới → Mẹ Yêu Con - Hỏi Đáp kết hợp với Mạng xã hội Mẹ Yêu Con với nhiều tính năng mới để các thành viên có thể giao lưu, chia sẻ, kết bạn... Toàn bộ các câu hỏi các bạn đã gửi trên hệ thống hiện tại do thời gian Tết vừa qua Mẹ Yêu Con chưa trả lời được như mong đợi, vì vậy các bạn nếu chưa có câu trả lời vui lòng đặt lại câu hỏi trên hệ thống mới. Mẹ Yêu Con xin trân trọng cảm ơn

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

NHỮNG NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP GÂY VÔ SINH Ở NỮ GIỚI

Có ba nhóm nguyên nhân khiến phụ nữ khó mang thai, do vậy, chị em cần đến gặp các thầy thuốc chuyên khoa sớm để tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng mới mang lại hiệu quả.
Không rụng trứng
Để biết có rụng trứng hay không, bạn có thể dựa vào các triệu chứng như: kinh nguyệt có đều hay không, ra chất nhầy giữa chu kỳ kinh, nhiệt độ cơ thể, siêu âm sự phát triển nang noãn và xét nghiệm máu định lượng nội tiết. Trong đó, định lượng nội tiết, siêu âm hoặc nội soi ổ bụng sẽ giúp chẩn đoán.
Khoảng 70 – 80% phụ nữ không rụng trứng do mắc hội chứng buồng trứng đa nang với biểu hiện: kinh thưa, mất kinh hoặc mọc nhiều trứng cá, lông rậm, béo bệu và kèm theo nhiều nang nhỏ được phát hiện khi siêu âm. Bên cạnh đó, phụ nữ đến tuổi sinh sản không rụng trứng còn do suy yếu vùng dưới đồi – tuyến yên ở não bộ vốn là cơ quan kích thích buồng trứng hoạt động, hoặc do tăng tiết prolactin dẫn tới ức chế buồng trứng. Do vậy, lời khuyên đầu tiên cho chị em là hãy cố gắng thư giãn, thoải mái, tin tưởng vào thầy thuốc, điều này đóng góp 50% vào sự thành công trong điều trị vô sinh.
vo sinh Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới
Tắc vòi trứng
Đây là nguyên nhân chiếm đến 40% các trường hợp vô sinh ở nữ giới và có liên quan đến tiền sử hút và nạo thai. Do vậy, phụ nữ cần thiết phải sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Nếu lỡ có thai thì nên đến hút và nạo thai ở các cơ sở y tế chuyên khoa bảo đảm an toàn. Phương pháp nội soi ổ bụng để gỡ dính tắc vòi trứng, mở thông vòi hoặc nối lại vòi… sẽ mang lại hiệu quả tốt trong các trường hợp bị tổn thương ít và nhẹ. 70% các trường hợp còn lại chỉ có thể có thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.

Tổn thương dính ở cổ tử cung, hoặc ở buồng tử cung
Nguyên nhân vô sinh này thường liên quan tới tiền sử hút thai và nạo thai. Dính buồng tử cung (TC) ở mức độ nhẹ là dính một phần niêm mạc buồng TC. Khi bị dính buồng TC có biểu hiện kinh ít và thưa, đau bụng khi hành kinh. Tuy nhiên, cũng có thể dính toàn bộ buồng TC với biểu hiện là mất kinh hoàn toàn sau nạo hút thai. Có những phụ nữ may mắn hơn chỉ dính một phần ngoài ống TC, không bị tổn thương đến niêm mạc TC. Trong trường hợp này, việc điều trị đơn giản hơn. Với trường hợp bị dính TC, dù một phần hay toàn bộ thì việc điều trị cũng phức tạp và tỷ lệ tái phát rất cao.
Ngày nay, với tiến bộ của y học, các tổn thương dính buồng TC đã được giải quyết bằng phẫu thuật nội soi. Để tránh dính sau mổ, bác sĩ cũng có thể đặt vòng chống dính và cho uống thuốc nội tiết để tạo kinh nhân tạo từ 4 – 5 tháng, tùy theo tình trạng tổn thương dính. Mặc dù kết quả điều trị dính buồng trứng TC đã có nhiều tiến bộ và khả quan trong những năm gần đây, nhưng nguyên nhân này cũng là nguyên nhân khiến nhiều bác sĩ chuyên ngành vô sinh trăn trở, đặc biệt là các bệnh nhân bị dính buồng TC toàn bộ.
Theo SKDS