Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Bệnh Lậu Cấp

Nguyên nhân, đường lây, triệu chứng và biến chứng của Bệnh lậu

10/10/2011 4:31:41 PM
 Đại cương
- Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) hay gặp. Bệnh do song cầu Gram (-) có tên là Neisseria gonorrhoeae gây nên.
- Gần đây bệnh có xu hướng tăng.
- Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi.
- Biểu hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, cũng có thể ở các vị trí khác như họng, hậu môn.
- Bệnh lậu có triệu chứng thường thấy ở nam giới hơn là nữ giới.
- Bệnh có thể phối hợp với một số tác nhân khác, thường thấy nhất là Chlamydia trachomatis.
 
Căn nguyên
Bệnh lậu gây ra do song cầu khuẩn lậu được Neisseria tìm ra năm 1879. Song cầu khuẩn lậu có đặc điểm:
+ Hình hạt cà phê, sắp xếp thành từng cặp.
+ Bắt màu gram âm, nằm trong bạch cầu đa nhân.
+ Dài khoảng 1,6 m, rộng 0,8 m, khoảng cách giữa 2 vi khuẩn 0,1m
+ Nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc nước báng phát triển nhanh.
+ Sức đề kháng yếu: ra khỏi cơ thể chỉ tồn tại một vài giờ.
Hầu hết các trường hợp mắc lậu là do quan hệ tình dục với người bị bệnh.
 
Cách lây truyền
Hầu hết các tr­ường hợp mắc lậu là do quan hệ tình dục với ngư­ời bị bệnh.
Một số ít tr­ờng hợp có thể mắc lậu do dùng chung chậu, khăn hoặc qua quần áo nhiễm lậu cầu khuẩn.
Mẹ mắc lậu nếu không đ­ợc điều trị có thể gây viêm kết mạc mắt do lậu cho trẻ sơ sinh.
 
Biểu hiện lâm sàng
1.Lậu cấp ở nam:
Thời kỳ ủ bệnh trung bình 3-5 ngày, có thể sớm nhất 1 ngày chậm nhất là 2 tuần. Thời gian này không có triệu chứng gì nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác.
Triệu chứng lâm sàng:
- Sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái rắt.
- Ứa mủ; đái ra mủ. 
- Đái buốt, đái rắt.
- Khám: miệng sáo, qui đầu viêm đỏ, có mủ chảy ra tự nhiên hoặc chảy ra khi vuốt dọc từ gốc dương vật.
- Toàn thân: có thể sốt, mệt mỏi.
2.Lậu mạn
Th­ường do lậu cấp không đ­ược điều trị hoặc điều trị không đúng.
Biểu hiện làm sàng th­ường khó nhận biết hơn. Tuy nhiên, có thể thấy các triệu chứng:
- Đái ra mủ chỉ thấy vào buổi sáng (gọi là “giọt mủ ban mai”)
- Đái buốt không rõ ràng. Bệnh nhân có cảm giác nóng rát dọc niệu đạo.
- Đái dắt do viêm niệu đạo sau
- Có thể có các biến chứng như­ áp xe, viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh...
3.Lậu cấp ở nữ giới
Thời kỳ ủ bệnh ở nữ th­ường kéo dài hơn, trung bình 5-7 ngày. Biểu hiện lâm sàng thư­ờng âm thầm không rõ ràng. Khám bộ phận sinh dục thấy:
- Mủ ở âm hộ
- Lỗ niệu đạo viêm đỏ
- Các lỗ tuyến Skène, Bartholin đỏ.
- Cổ tử cung viêm đỏ có mủ nhày.
4.Lậu mạn:
Triệu chứng nghèo nàn. Ra “khí h­ư” giống bất cứ viêm nhiễm nào ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên có thể đ­a đến nhiều biến chứng nh­ư:
- Viêm niêm mạc tử cung.
-Áp xe phần phụ 2 bên.
- Viêm cổ tử cung lộ tuyến. 
- Viêm tắc vòi trứng.
5.Lậu ở một số vị trí khác
- Lậu ở họng, hầu : do quan hệ sinh dục - miệng
Biểu hiện lâm sàng là đau họng, ngứa họng.
Khám thấy họng đỏ, viêm họng mãn, có thể kèm giả mạc.
- Lậu hậu môn - trực tràng
Ở nam do quan hệ sinh dục- hậu môn
Ở nữ có thể do quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc do mủ chảy từ âm hộ xuống hậu môn.
Biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân mót rặn, buồn đi ngoài liên tục, lúc đầu còn có phân sau đó chỉ ra  chất nhày hoặc không.
 
 
6.Lậu mắt
- Lậu mắt ở trẻ sơ sinh : 
Biểu hiện lâm sàng: bệnh th­ường xuất hiện sau đẻ từ 1-3 ngày. Có thể bị một hoặc cả hai mắt. Mắt s­ưng nề không mở đ­ược, có rất nhiều mủ từ mắt chảy ra, kết mạc giác mạc viêm đỏ và loét.
- Lậu mắt ở ng­ười lớn: có thể lây do dùng chung khăn, chậu rửa mặt với ng­ười bị nhiễm lậu hoặc do chính bệnh nhân gây ra (đi tiểu không rửa tay sạch). Biểu hiện lâm sàng: viêm kết mạc, giác mạc có mủ, mắt sưng nề.
Viêm âm hộ do lậu: có thể gặp ở trẻ gái bị cư­ỡng dâm, bé gái bò lê la d­ới đất hay do dùng chung khăn, chậu bị nhiễm lậu khi vệ sinh bộ phận sinh dục. Biểu hiện lâm sàng: âm hộ viêm đỏ có mủ vàng xanh kèm theo đái buốt.
 
Biến chứng của Lậu
1.Ở nam giới
- Xơ hóa và hẹp niệu đạo: biểu hiện bằng tiểu tiện khó, đái rắt. Sờ niệu đạo thấy xơ cứng (nh­ư chiếc đũa), niệu đạo hẹp nhỏ.
- Áp xe tuyến Littre: d­ương vật s­ưng nề biến dạng.
- Viêm tiền liệt tuyến: bệnh nhân th­ường có sốt cao, mệt mỏi; tiểu tiện dắt. Khám tiền liệt s­ưng to và đau
- Viêm túi tinh: th­ường kín đáo, có thể thấy
+ Xuất tinh đau buốt
+ Tinh dịch lẫn máu.
- Viêm mào tinh hoàn + tinh hoàn: thư­ờng bị 1 bên.
+ Mào tinh hoàn to không sờ thấy rãnh giữa mào tinh hoàn và tinh hoàn.
+ Tinh hoàn to đau.
+ Sốt.
+ Vô sinh
2.Ở nữ giới
- Áp xe tuyến Skène, tuyến Bartholin: các tuyến viêm s­ưng đau tạo thành túi mủ vỡ ra ngoài, hoặc xơ hóa thành đám xơ cứng.
- Viêm cổ tử cung lộ tuyến
- Viêm niêm mạc tử cung: bệnh nhân có sốt đau bụng d­ưới. Khám thấy tử cung to đau, ra máu bất th­ường ở âm đạo .
- Viêm phần phụ, áp xe phần phụ 2 bên (gồm vòi trứng, buồng trứng). Sốt 38-390 C. Đau 2 hố chậu, tiến triển mạn tính gây xơ hóa hẹp vòi trứng, dẫn đến vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung.
 
3.Biến chứng ở cả 2 giới
- Viêm kết mạc - giác mạc.
- Vô sinh
- Viêm tiết niệu ng­ợc dòng, viêm bàng quang, thận và bể thận.
- Nhiễm lậu lan tỏa:
+ Nhiễm khuẩn huyết do lậu
+ Viêm ngoại tâm mạc, nội tâm mạc
+ Viêm gan
+ Viêm khớp
+ Hội chứng Reiter
 BSCK II. Nguyễn Thành - ĐHYHN

Những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất

Những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất

Hiện nay, có khoảng trên 20 căn bệnh lây qua đường tình dục, nhưng phổ biến hơn cả là các bệnh lậu, giang mai, HIV/AIDS, sùi mào gà, viêm gan virut và viêm âm đạo do trùng roi.

1. Bệnh lậu

- Bệnh lậu do một loại vi khuẩn hình cầu, ghép với nhau từng đôi, trên kính hiển vi cho hình ảnh giống như hạt cà phê, được gọi là song “cầu khuẩn lậu"

- Bệnh được truyền từ người có bệnh sang người lành chủ yếu thông qua quan hệ tình dục, gây tổn thương chủ yếu tại bộ phận sinh dục nhưng cũng có thể ở mắt (trẻ sơ sinh bị nhiễm vi khuẩn lậu của mẹ khi đẻ), ở mồm và ở hậu môn.

- Thời gian ủ bệnh (từ lúc nhiễm vi khuẩn đến khi phát bệnh) ngắn: 2-6 ngày.

- Triệu chứng chính là đái dắt, đái đau, đái buốt (nam giới rõ rệt và mức độ rầm rộ hơn nữ giới), có mủ chảy ra từ lỗ đái. Phụ nữ ra nhiều khí hư. Có thể sốt mệt mỏi. Vi khuẩn lậu có thể lan xa hơn trong đường sinh dục gây viêm mào tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền hệt, đường dẫn tinh ở nam giới, gây vô sinh nam; có thể gây viêm, ứ mủ tại ống dẫn trứng, viêm buồng trứng, viêm tiểu khung ở nữ, cũng rất dễ dẫn đến vô sinh nữ.

- Hiện nay một số thuốc có thể chữa khỏi bệnh lậu nhanh chóng với một liều duy nhất nhưng phải do thầy thuốc chuyên khoa da liễu điều trị vì có nhiều thuốc chữa lậu đã bị vi khuẩn kháng thuốc, không còn tác dụng. Ngoài người bệnh ra, việc điều trị cần phải tiến hành cho tất cả những người có quan hệ tình dục với người đó.


2. Bệnh giang mai

- Bệnh giang mai do một loại vi khuẩn hình xoắn như lò xo gọi là xoắn khuẩn giang mai gây nên. Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục và bệnh tích ban đầu (vết loét giang mai) cũng chủ yếu tại đây. Nếu không được điều trị thì các giai đoạn sau của giang mai bệnh sẽ lan ra toàn thân và trong các phủ tạng.

- Thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 4 tuần, sau đó bệnh giang mai diễn biến theo ba giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 - Rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Biểu hiện chính là vết loét giang mai tại bộ phận sinh dục như ở quy đầu (với nam), môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung (với nữ). Vết loét có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch 2 bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau. Vết loét này có thể tự biến đi sau 6 đến 8 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.

+ Giai đoạn 2 – Thường bắt đầu sau khi có vết loét từ 6 đến 9 tháng, chủ yếu biểu hiện bằng các tổn thương trên da với các nốt ban màu hồng như hoa đào (đào ban), vết sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc.

+ Giai đoạn 3 - Giang mai phát triển trong các phủ tạng như não, gan, cơ bắp tim mạch..: gây nên các bệnh cảnh khác nhau tùy bộ phận cơ thể bị nhiễm giang mai.

- Giang mai ở phụ nữ có thể gây sảy thai, làm thai chết trong tử cung, gây thai dị dạng và có thể gây giang mai bẩm sinh cho thai ngay khi còn trong bụng mẹ.

- Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng có thuốc điều trị khỏi hẳn với hiệu quả cao, miễn là phải được phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ dẫn của thầy thuốc. 

3. Bệnh HIV AIDS

- AIDS là bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải do virut (còn gọi là siêu vi khuẩn) có tên là HIV gây nên. Virut HIV được truyền từ người bệnh sang người lành qua các đường tình dục, tiêm chích, truyền máu (có mang mầm bệnh) và từ mẹ sang con (khi mang thai, trong khi đẻ và khi cho con bú).

- Người bị nhiễm HIV thời gian đầu không hề có triệu chứng gì, từ 3 đến 6 tháng sau nếu làm xét nghiệm máu mới phát hiện là có HIV nhưng cơ thể người này vẫn bình thường. Phải vài năm sau, có khi phải tới 10-15 năm bấy giờ bệnh AIDS mới phát ra gây tử vong cho người bệnh. Điều nghiêm trọng là ngay khi chưa phát bệnh, HIV trong máu và trong các dịch cơ thể của người bệnh (như tinh dịch, dịch tiết âm đạo...) vẫn có thể truyền sang cho người lành làm cho người đó nhiễm HIV và cũng sẽ trở thành nạn nhân của AIDS trong tương lai.

- HIV/AIDS hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi bệnh; cũng chưa có thuốc phòng ngừa; vì vậy vấn đề quan trọng nhất là phải tự phòng tránh bằng cách không để bị nhiễm HIV do tiêm chích, do truyền máu và do quan hệ tình dục không an toàn (quan hệ tình dục với người có nhiều bạn tình, với gái bán dâm, không dùng bao cao su hoặc dùng nhưng không đúng cách).

4. Bệnh sùi mào gà

- Đây là bệnh do một loại virut thuộc nhóm HPV gây ra. Bệnh tích chủ yếu ở bộ phận sinh dục, biểu hiện bằng các nốt sùi mọc ra dưới da hay trong niêm mạc đường sinh dục.


- Các nốt sùi này có thể mọc ở ngoài da của bộ phận sinh dục nam và nữ. ở phụ nữ, sùi mào gà còn mọc trong âm đạo hoặc cổ tử cung. Nụ sùi có thể nhỏ như đầu đanh ghim, có thể to như hạt đỗ, hạt ngô và khi nằm sát nhau ghép lại có khi sùi to như hoa "súp lơ". Sùi mào gà không đau, không ngứa, khi có nhiều nụ sùi có thể ẩm ướt dễ nhiễm khuẩn và khi ấy tổn thương tiết dịch, hôi, dễ chảy máu và gây đau.

Điều trị sùi mào gà có thể dùng thuốc bôi tại chỗ, có thể đốt thương tổn bằng điện, laser hay áp lạnh tại các khoa da liễu hay khoa phụ sản.

5. Bệnh viêm gan virut

- Virut gây viêm gan có nhiều loại nhưng phổ biến hiện nay virut gây bệnh qua đường tình dục là các virut B và C. Hai virut này gây bệnh toàn thân (sốt, vàng da, mệt mỏi, chán ăn, gan to…) do gan của người bệnh bị thương tổn. Ngoài đường lây qua quan hệ tình dục, viêm gan virut B và C còn lây qua đường tiêm chích, truyền máu và từ mẹ sang con giống như với HIV/AIDS.

- Cần biết là có những người bị nhiễm virut mà vẫn bình thường, không có biểu hiện bệnh (gọi là người lành mang mầm bệnh) nhưng nguy hiểm ở chỗ họ vẫn có thể lây nhiễm sang người khác qua quan hệ tình dục hoặc có sự tiếp xúc của máu hai người với nhau (tiêm chích bằng bơm tiêm có dính máu của người mang mầm bệnh, truyền máu người có mầm bệnh cho người lành). Người nhiễm virut viêm gan có nguy cơ bị viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.

- Bệnh viêm gan do virut chưa có thuốc chữa nhưng ở nước ta đã chế tạo được vacxin phòng bệnh viêm gan B; hiện nay vacxi này đã được tiêm cho trẻ ngay từ khi mới sinh và có thể tiêm cho bất cứ ai muốn phòng ngừa để khộng bị nhiễm virut viêm gan B.

6. Bệnh viêm âm đạo do trùng roi

- Viêm âm đạo ở phụ nữ có thể do nhiều mầm bệnh khác nhau gây nên như viêm do vi khuẩn thông thường, viêm do nấm và viêm do ký sinh trùng roi (loại Trichomonas). Trong các loại đó, viêm âm đạo trùng roi là loại bệnh lây lan qua đường tình dục.

- Trùng roi là một loại ký sinh trùng đơn bào, ở đầu và đuôi có những sợi nhỏ dài như cái roi, nhờ đó nó di động được dễ dàng trong khí hư nên gọi là trùng roi. Trùng roi có thể sống ký sinh trong đường sinh dục nam và nữ nhưng ở nam giới ít có triệu chứng nên khó phát hiện và là nguồn lây thường xuyên cho phụ nữ.

- Phụ nữ bị viêm âm đạo do trùng roi thường có cảm giác ngứa ngáy bên trong âm đạo, khí hư loãng, tanh và có bọt, lấy khí hư soi trên kính hiển vi sẽ thấy trùng roi đang cử động.

- Bệnh có thể điều trị bằng thuốc uống và thuốc đặt tại chỗ nhưng cần phải chưa cho cả người có quan hệ tình dục với người bệnh thì mới tránh được tái nhiễm.

Bệnh Giang Mai và bệnh lậu

Bệnh Giang Mai và bệnh lậu

Bệnh giang mai đăng bởi: vào Feb 16, 2012 | Đăng phản hồi
Bệnh Giang Mai và bệnh lậu
Bệnh giang mai 58(2) Bệnh Giang Mai và bệnh lậu
Có phải giang mai và bệnh lậu là những bệnh hoa liễu nghiêm trọng nhất?
Từ khi được xác nhận tại Âu Châu (khoảng thế kỷ 15), bệnh giang mai được mô tả là kẻ “phá hoại vĩ đại”, tàn phá một cách mù quáng người vô tội cũng như kẻ có tội, không cần phân biệt, làm đầy nghẹt các bệnh viện tâm thần, để lại những thi thể lở lói và đầu óc mê loạn. Khi bị tấn công, bất cứ ai cũng phải mắc bệnh. Một khi đã mắc bệnh, anh ta ngã quỵ theo sự tiến triển của bệnh. Không một điều gì có thể xa sự thật hơn.
Hiển nhiên giang mai và bệnh lậu là những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi được xem xét một cách khách quan, có một vài sự kiện đáng quan tâm về ảnh hưởng của chúng đối với con người.
Lấy bệnh giang mai làm ví dụ: Nó thường được trình bày như một điển hình thê thảm của một bệnh khủng khiếp. Các nhà đạo đức thường viện dẫn bệnh giang mai để minh họa cái giá của tội lỗi. Nếu vậy thì hiện nay tội lỗi có cái giá quá rẻ! Sự thật là nếu 100 người nhiễm bệnh giang mai trong cùng một ngày (giả định rằng không một ai được chạy chữa) thì 50 người không bao giờ phải chịu bất cứ một ảnh hưởng nào cả. Nói cách khác, một nửa những người nhiễm bệnh “khủng khiếp” này sẽ không bao giờ thấy một triệu chứng nào của bệnh, thậm chí không biết rằng mình mắc bệnh.
Khoảng 25 người khác có một vài triệu chứng nhỏ nhưng không bị suy nhược. Số còn lại có thể xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng, kể cả sự tàn phế và cái chết. Những con số thống kê này dựa trên sự. Nếu được điều trị ngay, cả 100 người sẽ hoàn toàn khỏi bệnh.
Bệnh lậu thậm chí còn có những lợi thế hơn. Khoảng 50% loài người miễn dịch với bệnh lậu một cách tự nhiên. Ngay cả khi tiếp xúc nhiều với nguồn bệnh, họ cũng vẫn không bị gì cả. Một nửa còn lại ở nam giới nếu có nhiễm bệnh thì kết cục cũng khá tốt đẹp. Chỉ 10% phải chịu những vấn đề nghiêm trọng. Sự tàn phế nghiêm trọng hoặc cái chết do bệnh lậu là điều gần như chưa hề được biết đến. Bệnh đáp ứng nhanh với những loại thuốc đơn giản và rẻ tiền.
Có thể nhiễm bệnh giang mai không qua sự giao hợp không, như ngồi chung bồn cầu chẳng hạn?
Nếu bạn có thói quen ngồi bồn cầu theo cách khiến cơ quan sinh dục bị ép chặt vào bồn cầu, bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh giang mai (dĩ nhiên là nếu người ngồi cùng bồn cầu đó trước bạn đã nhiễm bệnh này). Các bác sĩ và y tá thường xuyên tiếp xúc với người bệnh giang mai cũng có thể nhiễm bệnh nếu không cẩn thận trong việc xử lý các dụng cụ và kim tiêm từ bệnh nhân.
Bệnh giang mai bắt đầu như thế nào?
Ở một người đàn ông bình thường, nhọt giang mai xuất hiện trên dương vật. Ở một người đàn bà bình thường, nó xuất hiện trên các tiểu âm thần. Ở những người hay tò mò, nhọt có thể xuất hiện trên đầu ngón tay. Ngực phụ nữ cũng là một vị trí thường xuất hiện nhọt giang mai. Môi cũng “có phần” trong chuyện này. Ở những người đồng tính luyến ái, nhọt có thể được tìm thấy ở hậu môn.
Không cần thuốc men gì cả, những cái nhọt vẫn tự biến mất. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn tiếp tục truyền bệnh cho những người mới.
Như vậy bệnh giang mai luôn luôn bắt đầu bằng một cái nhọt đâu đó trên cơ thể phải không?
Không phải luôn luôn như vậy. Một nửa số phụ nữ mắc bệnh giang mai đã nhiễm bệnh là từ những người đàn ông không bị một cái nhọt nào (1/3 bệnh nhân nam không có nhọt). Ở những người đàn ông này, các triệu chứng có thể không xuất hiện, hoặc có những triệu chứng thứ phát sau 2 hay 3 tháng nhiễm bệnh. Đó là các tổn thương giống như rôm sảy nhẹ, vết sưng trên các màng nhầy của miệng hoặc các cơ quan sinh dục hoặc những mụn nhỏ, dẹt chung quanh âm đạo hoặc hậu môn.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân phải chịu một triệu chứng kép: Có cả chứng mụn nhọt nguyên phát lẫn chứng rôm sảy thứ phát.

Cháu sắp chết vì bệnh lậu?

Cháu sắp chết vì bệnh lậu?

Bệnh lậu55171869 hanhdttbenhlau1 300x210 Cháu sắp chết vì bệnh lậu?
“Cháu bị lậu, đái buốt, chảy mủ từ niệu đã 3 năm nay, sức khỏe giảm sút nhiều. Liệu còn chữa được nữa không? Cháu còn sống được bao lâu nữa? Xin hãy nói thật cho cháu biết”.
Trả lời:
Bệnh lậu trước đây là bệnh nan y nhưng nay có thể chữa rất nhanh và có hiệu quả. Tuy nhiên, việc điều trị nhất thiết phải tiến hành ngay chứ không phải để kéo dài như cháu. Cháu cần đến bệnh viện để thử kháng sinh đồ (để xem kháng sinh nào có hiệu quả nhất) và xin được điều trị ngay. Nếu không, cháu có thể bị biến chứng dẫn đến viêm mào tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến.
Các thuốc chữa lậu có hiệu quả hiện nay là:
- Ceftriaxone (Rocephine) 250 mg, tiêm bắp liều duy nhất.
- Spectinomycin (Trobicin) 2 g, tiêm bắp liều duy nhất.
- Cefotaxxime (Claforan) 1 g, tiêm bắp liều duy nhất.
- Ciplofloxacin (Carobay) 500 mg, uống viên duy nhất.
Bệnh không đến nỗi tử vong đâu, cháu hãy đi chữa ngay nhé. Chúc cháu chóng lành bệnh.

Vợ chồng trẻ thề thốt trong sáng khi cùng mắc... bệnh lậu

Vợ chồng trẻ thề thốt trong sáng khi cùng mắc... bệnh lậu

(Phòng the)- Khi biết hai vợ chồng bị lậu, chị Hoa và anh Long đều thề thốt họ hoàn toàn trong sáng, chưa một lần đi với người thứ 3 tuy nhiên kết quả bệnh lậu vẫn treo trên đầu họ.

Tưởng bệnh lao hóa ra lậu

Mới đây, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội (38 Cảm Hội, Hà Nội) vừa tiếp nhận trường hợp của anh Nguyễn Hoàng Long 27 tuổi, vợ Nguyễn Thị Hoa (27 tuổi) điều trị bệnh lậu cầu.

Anh Long cho biết mình bị ho khoảng hơn một tháng nay, anh dùng đủ thứ thuốc nhưng không khỏi. Anh vào bệnh viên tai mũi họng nội soi các bác sĩ cũng chỉ bảo viêm họng hạt không ra bệnh.

Sau đó, anh Long đến các bệnh viện lao để khám vì sợ bị ho lao nhưng bên bệnh viện đó cho biết triệu chứng không phải lao và giới thiệu anh đến khám nam khoa.

Anh than thở với bác sĩ “hôm trước cháu lên mạng tìm hiểu, nghe nói ho, viêm họng lâu ngày cũng có thể do các bệnh viêm nhiễm sinh dục khác. Thấy lo quá nên cháu đến nhờ các bác khám tìm ra bệnh. Nhưng cháu cũng không nghĩ mình mắc lậu mà chỉ thử cho yên tâm thôi”.

Tuy nhiên, anh Long chết đứng khi các xét nghiệm đờm đều có vi khuẩn song lậu cầu hình hạt cà phê. Các bác sĩ kết luận anh Long bị mắc lậu và yêu cầu vợ anh cũng có mặt ở trung tâm để khám. Sau khi thử cả dịch niệu đạo của chồng, dịch âm đạo của vợ, kết quả hai vợ chồng anh đều mắc khuẩn Gram (-) dương tính.
 
Bị bệnh lậu nhưng cả hai vợ chồng anh Long đều không biết vì sao nên hai vợ chồng nghi ngờ lẫn nhau
Bị bệnh lậu nhưng cả hai vợ chồng anh Long đều không biết vì sao nên hai vợ chồng nghi ngờ lẫn nhau (ảnh minh họa)
Hai vợ chồng anh Long nghi ngờ nhau chuyện ai đi với người thứ 3. Anh Long thề thốt từ ngày lấy vợ anh chưa lần nào “léng phéng” bên ngoài. Mọi sinh hoạt của hai vợ chồng đều rất trong sáng. Còn vợ anh Long cũng thanh minh mình không có người thứ 3.

Cả hai vợ chồng chẳng ai nhìn mặt ai từ hôm ở phòng khám về nhà. Chị Hoa cho biết “hai vợ chồng cùng điều trị bệnh cho dứt điểm, tuy nhiên chẳng ai nói chuyện với ai vì ai cũng nghi ngờ người kia có tình nhân, hơn 3 tháng trị bệnh hai vợ chồng như người dưng”.

“Tôi tìm hiểu kỹ rồi, hai vợ chồng quan hệ trong sáng thì không bao giờ mắc bệnh, đằng này chắc cô đi đâu nên mới rước bệnh về nhà” – đó là những câu đay nghiến của anh Long khiến tim chị Hoa như nghẹt thở vì đời chị chưa bao giờ có người  đàn ông thứ hai ngoài anh.

Lậu chưa xong, vô cảm tình dục đã đến

Hai vợ chồng cứ nghi ngờ nhau như vậy nên chị Hoa và chồng hoàn toàn mất khoái cảm tình dục vì cho rằng mình bị phản bội. Hàng tuần chị vẫn một mình đi tiêm kháng sinh, còn chồng chị cũng có phòng khám khác của riêng mình để trị bệnh.

Than thở với bác sĩ, chị Hoa khai hai vợ chồng có quan hệ bằng miệng vì muốn thay đổi tư thế, cảm giác. Tuy nhiên, việc quan hệ ngoài luồng là không bao giờ có. Việc bị chồng nghi ngờ khiến chuyện chăn gối  của chị và anh Long “chết” đứng.

Sau hơn ba tháng điều trị, kết quả bệnh lậu cầu của anh chị tạm thời đẩy lui. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo nếu không giữ gìn bệnh sẽ tái phát. Chưa kịp vui mừng vì bệnh hết, anh Long lại mắc chứng rối loạn cương dương vì sau khi chữa xong bệnh anh không còn muốn “yêu”. Mỗi khi gần vợ, cậu nhỏ không đứng dậy nổi.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, Phòng khám nam khoa của trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội cho biết, vợ chồng anh vô cảm tình dục vì luôn nghi ngờ nhau người kia có người tình.

Ngoài việc cho anh Long sử dụng viagra các bác sĩ cũng giải thích cho anh chị bệnh lậu có thể lây trong môi trường tiếp xúc. Đơn giản, anh Long chỉ cần đi toilet ở công ty hoặc khách sạn, nhà hàng, dương vật chạm vào thành toilet cũng có thể lây lậu nếu trước đó một người mắc lậu đã sử dụng.
Bệnh lậu có thể lây qua khăn rửa mặt, bàn chải đánh răng, chỉ cần ở đâu có vi trùng lậu nếu gặp môi trường hở bệnh sẽ lây.

Hai vợ chồng anh Long và chị Hoa sau khi nghe bác sĩ giải thích họ cũng xuôi xuôi. Tuy nhiên, việc điều trị chứng “ xỉu” của anh Long còn tùy thuộc vào tâm lý của anh đã thoải mái khi gần vợ chưa hay còn nghi ngờ, thuốc chỉ hỗ trợ một phần nào đó.
  • Hiếu Ngọc

Viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu

Viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu
Từ điển Y khoa - Bệnh lý [ 25/9/2008 | 14:53 GMT+7 ]
GiaoDucSucKhoe.net (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) là vi khuẩn hình hạt cà phê, xếp thành cặp nên gọi là song cầu khuẩn bắt màu gram (âm). Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất hiện nay ở nước ta. Nhiễm lậu cầu khuẩn có thể biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng trên lâm sàng. Thường bệnh biểu hiện ở bộ phận sinh dục gây viêm niệu đạo ở cả hai giới, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lậu mạn tính với nhiều biến chứng. Trong bài này chúng tôi đề cập tới một thể bệnh hay gặp trên lâm sàng là viêm khớp do lậu, đây là nguyên nhân gây viêm khớp thường gặp nhất ở người lớn (chiếm 70% nhiễm khuẩn khớp ở người lớn dưới 40 tuổi).

Hình ảnh viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu  cầu.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Có hai bệnh cảnh lâm sàng trong viêm khớp do lậu cầu là hội chứng nhiễm khuẩn do lậu cầu (disseminated gonococcal infection syndrome- chiếm 2/3 trường hợp) và viêm khớp thực sự do lậu cầu (true gonococcal septic arthritis - chiếm tỷ lệ 1/3).
Trong hội chứng nhiễm khuẩn do lậu cầu, các triệu chứng thường gặp là sốt, rét run, ban đỏ và mụn mủ ngoài da cùng các biểu hiện tại khớp. Viêm khớp thường ở khớp nhỏ có tính chất di chuyển kèm viêm bao hoạt dịch - gân ở gối, cổ tay, bàn tay, cổ chân và mắt cá chân. Một số ít bệnh nhân có ban ở thân mình hoặc ở mặt duỗi của chân phát triển thành mụn mủ xuất huyết. Tổn thương ở da và khớp được xem là do phản ứng miễn dịch của cơ thể với sự xuất hiện của lậu cầu trong máu và lắng đọng phức hợp miễn dịch tại mô hơn là do bản thân vi khuẩn. Chính vì vậy cấy dịch khớp thường âm tính. Cấy máu cho tỷ lệ dương tính với lậu cầu ở 45% trường hợp. Thường tràn dịch khớp với số lượng dịch ít, lượng tế bào dịch khớp khoảng từ 10.000-20.000 bạch cầu/ml.
Trong trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn thực sự do lậu cầu, thường tổn thương một khớp lớn đơn độc như háng, gối, cổ tay, cổ chân với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Toàn thân sốt cao, rét run. Xét nghiệm dịch khớp có nhiều tế bào hơn, khoảng 50.000 bạch cầu/ml, lượng dịch cũng nhiều hơn. Cấy dịch khớp trong môi trường Martin- Thayer, Martin- Lewis (điều kiện nuôi cấy 3-10% CO2, nhiệt độ 35-37o, độ ẩm 70%, pH 7,3), phát hiện lậu cầu trên 40% trường hợp, nhuộm có thể dương tính (song cầu hình hạt cà phê bắt màu gram âm). Cấy dịch từ tổn thương da, dịch đường sinh dục cho kết quả dương tính cao (50-80% trường hợp). Cấy máu thường âm tính.
Vi khuẩn lậu cầu dưới kính hiển vi.
Điều trị và những lưu ý quan trọng
Cần thực hiện ngay việc cấy máu, lấy bệnh phẩm đường sinh dục (nếu có viêm niệu đạo), lấy dịch khớp làm xét nghiệm nhanh bằng phương pháp soi tươi nhuộm gram tìm vi khuẩn, nuôi cấy trước khi cho thuốc kháng sinh. Lưu ý việc sử dụng kháng sinh tiêm trực tiếp vào khớp là không cần thiết vì tác dụng không tốt hơn, thậm chí có thể gây nên tình trạng viêm khớp do tinh thể thuốc. Viêm mủ khớp gối do lậu cầu thường chỉ cần phối hợp kháng sinh kết hợp với hút dịch khớp là đủ, hiếm khi cần nội soi rửa khớp hoặc phẫu thuật mở khớp. Khác với bệnh lậu đường sinh dục không biến chứng thường chỉ dùng kháng sinh ngắn ngày (liều duy nhất), điều trị viêm khớp do lậu cần dùng kháng sinh dài ngày hơn (thường từ 7- 14 ngày).
- Trường hợp lậu cầu nhạy cảm penicillin có thể dùng amoxicillin uống 1.500 mg/ngày chia 3 lần, hoặc dùng ciprofloxacin uống 1.000 mg chia 2 lần/ngày.
- Trường hợp nghi ngờ lậu cầu kháng penicillin: khởi đầu ceftriaxon 1g tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 7 ngày. Hoặc spectinomycin 2g tiêm bắp mỗi 12 giờ/ngày trong 7 ngày. Một khi triệu chứng tại chỗ và toàn thân kiểm soát tốt có thể chuyển sớm sang dùng ciprofloxacin uống 500 mg, 2 lần/ngày.
Phối hợp với một trong các loại thuốc sau để điều trị đồng thời nhiễm Chlamydia trachomatis, rất thường gặp cùng với bệnh lậu: doxycyclin 100mg uống 2viên/ngày, hoặc tetraxyclin 500mg uống 4 viên/ngày, hoặc erythromycin 500mg uống 4 viên/ngày, thời gian điều trị thường trong 7 ngày. Hoặc azithromycin (zithromax) 500mg, uống 2 viên liều duy nhất. Lưu ý không dùng doxycyclin và tetracyclin cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ dưới 7 tuổi.
An toàn tình dục để phòng bệnh
Chưa có vacxin phòng bệnh đặc hiệu. Cần an toàn trong quan hệ tình dục: sử dụng bao cao su, chung thủy một vợ một chồng. Giáo dục truyền thông trong cộng đồng về tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, giáo dục sức khỏe giới tính học đường. Khi phát hiện viêm niệu đạo do lậu cầu cần điều trị sớm, tích cực ngay từ đầu tránh chuyển bệnh thành mạn tính, gây nhiều biến chứng. Lưu ý tư vấn cho bệnh nhân thông báo cho bạn tình tình trạng bệnh để đi khám và điều trị đồng thời, có như vậy sẽ giúp cho việc điều trị khỏi bệnh và phòng lây nhiễm.

Bệnh lậu và cách phòng ngừa

Bệnh lậu và cách phòng ngừa

Bệnh lậu (Gonorrhea) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Đây là một loại bệnh dễ lây lan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Ở nước ta, trong những năm gần đây, bệnh lậu có xu hướng gia tăng rất nhanh.

Đặc điểm của lậu cầu
Vi khuẩn lậu có hình hạt cà phê, xếp thành từng cặp nên còn gọi là song cầu, có chiều dài khoảng 1,6cm, rộng 0,8cm, trên kính hiển vi, vi khuẩn bắt màu Gram âm. Lậu cầu tồn tại rất ngắn ngoài cơ thể người (khoảng 5 phút), nhiệt độ lạnh và khô làm cho vi khuẩn lậu chết nhanh (tuy nhiên người ta có thể nuôi cấy được lậu từ nhà vệ sinh bị nhiễm số lượng lớn trong vòng 24 giờ, nên lậu cầu cũng có thể lây qua vật dụng dùng chung). Ngược lại, lậu cầu sống rất mãnh liệt ở môi trường ẩm của cơ thể, vì thế giao hợp vẫn là cách lây bệnh chủ yếu.
Con đường lây bệnh
Người là ký chủ tự nhiên duy nhất của lậu cầu. Lây truyền chính là do tiếp xúc trực tiếp qua đường sinh dục do giao hợp, lậu cầu có thể lây qua vật dụng dùng chung trong môi trường ẩm như khăn tắm, đồ lót... lậu mắt lây qua tiếp xúc với cơ quan sinh dục của người mẹ khi sinh.
Thời gian ủ bệnh: trung bình 3 - 7 ngày, nhiều nhất là 3 tuần.
Biến chứng
Sau khi lậu cầu xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, vi khuẩn có khuynh hướng ưa thích tế bào mô bì trụ ở niệu mạc đường tiết niệu, đưa đến phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo bạch cầu đa nhiễm đến để thực bào, từ đó trở thành tổ chức hoại tử trong quá trình viêm, được thoát ra ngoài theo nước tiểu, màu trắng hơi vàng gọi là tiểu ra mủ, vi khuẩn tiếp tục phát triển và đi dọc theo chiều dài của niệu đạo, đi đến đâu gây viêm đến đó, gây viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm ống dẫn trứng, buồng trứng ở nữ giới và là nguyên nhân gây vô sinh.
Nếu mắc bệnh do quan hệ tình dục qua đường miệng, gây đau họng, nuốt đau và sưng đỏ vòm họng, amidan.
Nếu vi khuẩn lan truyền vào mắt do tiếp xúc, mắt có thể bị viêm, đau, sưng đỏ. Trẻ sơ sinh có thể bị lây từ đường sinh dục của mẹ bị nhiễm lậu cầu trong quá trình sinh. Lậu mắt có thể gây mù.
Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn lậu có thể theo máu trong hệ tuần hoàn lan tràn và gây nhiễm ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể bạn. Sốt, nổi mẩn, đau cứng khớp là các triệu chứng thường gặp. Có thể gây thương tổn van tim, suy tim.
Triệu chứng lâm sàng
Về triệu chứng lâm sàng lậu ở nam và nữ có khác nhau, do niệu đạo của nam giới dài gấp 5 lần, giai đoạn cấp tính lậu ở nam giới có tính chất rầm rộ, còn ở nữ thì âm thầm, dễ bỏ qua, vì thế lậu là nguồn lây nhiễm rất đáng quan tâm. Thời gian nung bệnh trung bình 3 – 5 ngày, nhưng có thể kéo dài 2 – 3 tuần, thời gian nung bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng và thời gian càng dài bệnh nhẹ hơn.
Lậu ở nam
Giai đoạn cấp tính
Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân thấy hơi ngứa, nhồn nhột ở đường tiểu, sau vài giờ thì tiết ra chất dịch trong, sau đó đục dần rồi thành mủ, màu vàng hơi trắng. Tiếp theo đó, hai mép miệng sáo đỏ, sưng nề, khi đi tiểu bệnh nhân có cảm giác tiểu nóng rát, tiểu gắt, tiểu buốt, đau như dao cắt, mủ chảy ngày càng nhiều, trường hợp nặng có thể tiểu ra máu.
Toàn thân giai đoạn này bệnh nhân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau mình mẩy.
Giai đoạn mạn tính
Ở giai đoạn cấp tính, nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, triệu chứng trên cũng giảm dần, nhưng vi khuẩn vẫn còn và chuyển sang giai đoạn mạn tính, vi khuẩn từ niệu đạo trước, xâm nhập sâu dần đến các tuyến và niệu dạo sau, để tiếp tục sinh sôi và phát triển, các triệu chứng trên sẽ mất dần chỉ còn lại là tiểu ra giọt đục buổi sáng, và tăng lên khi lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia…
Lậu ở nữ: Thời gian ủ bệnh thường rất khó xác định.
Giai đoạn cấp tính
Triệu chứng thường âm thầm, không rõ như nam giới. Theo thống kê có khoảng 97% không có triệu chứng, chỉ có 3% còn lại mới có triệu chứng tiểu rát, tiểu buốt, khó chịu.
Giai đoạn mạn tính
Không có triệu chứng gì đặc biệt, thường chỉ có huyết trắng, hoặc có những biểu hiện của biến chứng mà thôi.
Lậu ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị viêm kết mạc mắt do tiếp xúc với dịch ở âm đạo của mẹ bị nhiễm lậu cầu lúc sinh, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 21, mắt bé bị sưng phù, đỏ và có mủ vàng. Tình trạng này có thể phòng, bằng cách nhỏ mắt bằng Nitrat bạc lúc sinh. Ngoài ra, lậu ở đường sinh dục nam và nữ còn gây bệnh ở các cơ quan khác như: lậu ở tim, khớp, cổ họng, amidan, hậu môn, trực tràng…
Phương pháp điều trị
Khi phát hiện có các dấu hiệu mắc bệnh, hoặc sau khi quan hệ tình dục không lành mạnh với người có dấu hiệu mắc bệnh lậu, bạn cần kịp thời đi khám để phát hiện bệnh và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Nguyên tắc điều trị
- Lậu cầu cứ 15 phút phân chia một lần, do đó lan nhanh, vì vậy cần điều trị sớm.
- Điều trị đúng thuốc – đủ liều.
- Điều trị cả với người tiếp xúc sinh lý.
- Điều trị cho nữ bao giờ cũng dùng thuốc và thời gian gấp đôi liều nam giới.
- Chỉ được kết luận là khỏi bệnh, khi cấy hai lần liên tiếp âm tính, hoặc không còn tiết dịch niệu đạo với nghiệm pháp kích thích, (cho bệnh nhân lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia. Sáng hôm sau, lấy dịch xét nghiệm lúc bệnh nhân chưa đi tiểu).
Các loại thuốc điều trị
Thông thường, các bác sĩ sẽ dùng các loại kháng sinh để điều trị bệnh này. Tuy nhiên, bởi vì càng ngày càng có nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc nên nhất thiết bạn phải thực hiện đúng và đầy đủ tiến trình điều trị hoàn chỉnh. Các thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng đau buốt, rát khi đi tiểu mà không thể tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn gây bệnh.
Theo dõi điều trị
Nếu điều trị đúng thuốc, đủ liều thì triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần sẽ giảm nhanh sau 24 – 48 giờ, riêng tiểu ra mủ sẽ hết chậm hơn sau 48 - 72 giờ. Các triệu chứng chung sẽ biến mất hoàn toàn sau 5 – 7 ngày.
Phòng ngừa
• Bạn nên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, đặc biệt là với người bạn tình mới. Bệnh lậu rất dễ lây nhiễm ngay cả ở những người không có triệu chứng.
• Nếu bạn đã bị nhiễm lậu, hãy tránh quan hệ tình dục trước khi được điều trị bằng kháng sinh và quá trình điều trị chấm dứt. Bạn vẫn có thể tiếp tục bị nhiễm lậu trở lại, vì vi khuẩn lậu không gây được đáp ứng miễn dịch vĩnh viễn.
• Cần thăm khám ở bác sĩ thường xuyên sau khi được điều trị bằng kháng sinh để đảm bảo rằng vi khuẩn lậu đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
• Quan hệ tình dục lành mạnh, thuỷ chung một vợ một chồng là cách tốt nhất để vợ chồng bạn tránh được nguy cơ mắc lậu.
• Không mặc chung đồ lót, dung chung khăn tắm với người khác.
Mời quản

Bệnh lậu không nên chủ quan

Bệnh lậu không nên chủ quan

Bệnh lậu (Gonorrhea) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Ở nước ta, trong những năm gần đây, bệnh lậu có xu hướng gia tăng rất nhanh.
Bệnh lậu không nên chủ quan

1 Đặc điểm của vi khuẩn lậu cầu
Vi khuẩn lậu có hình hạt cà phê, xếp thành từng cặp nên còn gọi là song cầu, có chiều dài khoảng 1,6cm, rộng 0,8cm, trên kính hiển vi, vi khuẩn bắt màu Gram âm. Lậu cầu tồn tại rất ngắn ngoài cơ thể người (khoảng 5 phút), nhiệt độ lạnh và khô làm cho vi khuẩn lậu chết nhanh (tuy nhiên người ta có thể nuôi cấy được lậu từ nhà vệ sinh bị nhiễm số lượng lớn trong vòng 24 giờ, nên lậu cầu cũng có thể lây qua vật dụng dùng chung). Ngược lại, lậu cầu sống rất mãnh liệt ở môi trường ẩm của cơ thể, vì thế giao hợp vẫn là cách lây bệnh chủ yếu.
2. Các đường lây truyền của bệnh
Người là ký chủ tự nhiên duy nhất của lậu cầu. Lây truyền chính là do tiếp xúc trực tiếp qua đường sinh dục do giao hợp, lậu cầu có thể lây qua vật dụng dùng chung trong môi trường ẩm như khăn tắm, đồ lót... lậu mắt lây qua tiếp xúc với cơ quan sinh dục của người mẹ khi sinh.
Thời gian ủ bệnh: trung bình 3 - 7 ngày, nhiều nhất là 3 tuần.
3 Biến chứng thường gặp
Sau khi lậu cầu xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, vi khuẩn có khuynh hướng ưa thích tế bào mô bì trụ ở niệu mạc đường tiết niệu, đưa đến phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo bạch cầu đa nhiễm đến để thực bào, từ đó trở thành tổ chức hoại tử trong quá trình viêm, được thoát ra ngoài theo nước tiểu, màu trắng hơi vàng gọi là tiểu ra mủ, vi khuẩn tiếp tục phát triển và đi dọc theo chiều dài của niệu đạo, đi đến đâu gây viêm đến đó, gây viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm ống dẫn trứng, buồng trứng ở nữ giới và là nguyên nhân gây vô sinh.
Nếu mắc bệnh do quan hệ tình dục qua đường miệng, gây đau họng, nuốt đau và sưng đỏ vòm họng, amidan.
Nếu vi khuẩn lan truyền vào mắt do tiếp xúc, mắt có thể bị viêm, đau, sưng đỏ. Trẻ sơ sinh có thể bị lây từ đường sinh dục của mẹ bị nhiễm lậu cầu trong quá trình sinh. Lậu mắt có thể gây mù.
Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn lậu có thể theo máu trong hệ tuần hoàn lan tràn và gây nhiễm ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể bạn. Sốt, nổi mẩn, đau cứng khớp là các triệu chứng thường gặp. Có thể gây thương tổn van tim, suy tim.
4. Triệu chứng lâm sàng
Về triệu chứng lâm sàng lậu ở nam và nữ có khác nhau, do niệu đạo của nam giới dài gấp 5 lần, giai đoạn cấp tính lậu ở nam giới có tính chất rầm rộ, còn ở nữ thì âm thầm, dễ bỏ qua, vì thế lậu là nguồn lây nhiễm rất đáng quan tâm. Thời gian nung bệnh trung bình 3 – 5 ngày, nhưng có thể kéo dài 2 – 3 tuần, thời gian nung bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng và thời gian càng dài bệnh nhẹ hơn.
Lậu ở nam
- Giai đoạn cấp tính
Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân thấy hơi ngứa, nhồn nhột ở đường tiểu, sau vài giờ thì tiết ra chất dịch trong, sau đó đục dần rồi thành mủ, màu vàng hơi trắng. Tiếp theo đó, hai mép miệng sáo đỏ, sưng nề, khi đi tiểu bệnh nhân có cảm giác tiểu nóng rát, tiểu gắt, tiểu buốt, đau như dao cắt, mủ chảy ngày càng nhiều, trường hợp nặng có thể tiểu ra máu.
Toàn thân giai đoạn này bệnh nhân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau mình mẩy.
- Giai đoạn mạn tính
Ở giai đoạn cấp tính, nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, triệu chứng trên cũng giảm dần, nhưng vi khuẩn vẫn còn và chuyển sang giai đoạn mạn tính, vi khuẩn từ niệu đạo trước, xâm nhập sâu dần đến các tuyến và niệu dạo sau, để tiếp tục sinh sôi và phát triển, các triệu chứng trên sẽ mất dần chỉ còn lại là tiểu ra giọt đục buổi sáng, và tăng lên khi lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia…
Lậu ở nữ: Thời gian ủ bệnh thường rất khó xác định.
- Giai đoạn cấp tính
Triệu chứng thường âm thầm, không rõ như nam giới. Theo thống kê có khoảng 97% không có triệu chứng, chỉ có 3% còn lại mới có triệu chứng tiểu rát, tiểu buốt, khó chịu.
- Giai đoạn mạn tính
Không có triệu chứng gì đặc biệt, thường chỉ có huyết trắng, hoặc có những biểu hiện của biến chứng mà thôi.
Lậu ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị viêm kết mạc mắt do tiếp xúc với dịch ở âm đạo của mẹ bị nhiễm lậu cầu lúc sinh, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 21, mắt bé bị sưng phù, đỏ và có mủ vàng. Tình trạng này có thể phòng, bằng cách nhỏ mắt bằng Nitrat bạc lúc sinh. Ngoài ra, lậu ở đường sinh dục nam và nữ còn gây bệnh ở các cơ quan khác như: lậu ở tim, khớp, cổ họng, amidan, hậu môn, trực tràng…
5. Phương pháp điều trị hiện nay
Khi phát hiện có các dấu hiệu mắc bệnh, hoặc sau khi quan hệ tình dục không lành mạnh với người có dấu hiệu mắc bệnh lậu, bạn cần kịp thời đi khám để phát hiện bệnh và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Nguyên tắc điều trị
- Lậu cầu cứ 15 phút phân chia một lần, do đó lan nhanh, vì vậy cần điều trị sớm.
- Điều trị đúng thuốc – đủ liều.
- Điều trị cả với người tiếp xúc sinh lý.
- Điều trị cho nữ bao giờ cũng dùng thuốc và thời gian gấp đôi liều nam giới.
- Chỉ được kết luận là khỏi bệnh, khi cấy hai lần liên tiếp âm tính, hoặc không còn tiết dịch niệu đạo với nghiệm pháp kích thích, (cho bệnh nhân lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia. Sáng hôm sau, lấy dịch xét nghiệm lúc bệnh nhân chưa đi tiểu).
Các loại thuốc điều trị
Thông thường, các bác sĩ sẽ dùng các loại kháng sinh để điều trị bệnh này. Tuy nhiên, bởi vì càng ngày càng có nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc nên nhất thiết bạn phải thực hiện đúng và đầy đủ tiến trình điều trị hoàn chỉnh. Các thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng đau buốt, rát khi đi tiểu mà không thể tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn gây bệnh.
Theo dõi điều trị
Nếu điều trị đúng thuốc, đủ liều thì triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần sẽ giảm nhanh sau 24 – 48 giờ, riêng tiểu ra mủ sẽ hết chậm hơn sau 48 - 72 giờ. Các triệu chứng chung sẽ biến mất hoàn toàn sau 5 – 7 ngày.
6. Cách phòng ngừa bệnh
• Bạn nên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, đặc biệt là với người bạn tình mới. Bệnh lậu rất dễ lây nhiễm ngay cả ở những người không có triệu chứng.
• Nếu bạn đã bị nhiễm lậu, hãy tránh quan hệ tình dục trước khi được điều trị bằng kháng sinh và quá trình điều trị chấm dứt. Bạn vẫn có thể tiếp tục bị nhiễm lậu trở lại, vì vi khuẩn lậu không gây được đáp ứng miễn dịch vĩnh viễn.
• Cần thăm khám ở bác sĩ thường xuyên sau khi được điều trị bằng kháng sinh để đảm bảo rằng vi khuẩn lậu đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
• Quan hệ tình dục lành mạnh, thuỷ chung một vợ một chồng là cách tốt nhất để vợ chồng bạn tránh được nguy cơ mắc lậu.
• Không mặc chung đồ lót, dung chung khăn tắm với người khác.

Mắc Bệnh Lậu từ vợ

Ảnh minh họa.
Tôi năm nay 37 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Nói về địa vị trong xã hội tôi cũng làm một nghề cao quí và được mọi người thừa nhận là Luật sư. Tôi viết lên diễn đàn này mong mọi người chia sẽ mỗi đau của tôi đang phải gánh chịu. Nhất là những người đàn ông cùng cảnh ngộ như tôi!
Tôi mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh lậu) mà người lây cho tôi lại là người vợ đã qua 15 năm chung sống, đã có với nhau 2 đứa con. Trời ơi, sao lại như vậy! Tôi gần như gục ngã hoàn toàn. Tất cả niềm tin vào cuộc sống gần như đã chết trong tôi. Nghề nghiệp của tôi không cho phép khẳng định một vấn đề gì khi không có căn cứ chính xác. Tôi đã mời bác sĩ đến khám cho cả hai vợ chồng chúng tôi và xét nghiệm đúng như căn bệnh tôi đã nói. Tôi hoàn toàn khẳng định nguồn lây bệnh này do vợ tôi vì tôi không có quan hệ ngoài hôn nhân.
Và vợ tôi đã thừa nhận việc này, thú nhận với tôi do một lần không làm chủ được bản thân và sự cám dỗ ép buộc của sếp cô ấy (cô ấy làm nhân viên văn phòng của một cơ quan lớn tại Hà Nội). Vợ tôi đã cầu xin tôi tha thứ và vì hai đứa con. Cô ấy nói rất yêu tôi. Hành vi này do bị ép buộc chứ cô ấy không bao giờ muốn phản bội tôi. Tôi đã như người phát điên và cầm dao đến trước cửa nhà kẻ đã gieo tai hoạ cho gia đình tôi, lúc đó tôi hoàn toàn mất hết suy nghĩ, chỉ mong sao giết chết kẻ thù thôi các bạn ạ. Vậy mà tôi không làm được, tôi là thằng hèn có phải không các bạn?
Vợ tôi đã cho con gái gọi điện cho tôi vừa khóc vừa gọi bố về. Sau đó tôi đã trực tiếp gặp kẻ đã phá hoại gia đình tôi cảnh cáo và cho gửi mạng sống của nó đến khi con tôi trưởng thành tôi sẽ lấy mạng nó. Kẻ thù của tôi đã cầu xin tôi tha thứ (vợ tôi xưng hô với kẻ thù là chú cháu).
Các bạn ạ, khi nhìn một người đáng tuổi là cha chú cầu xin tha thứ cho một tỗi lỗi nhơ bẩn. Tôi đã không thèm có hành động trả thù với mức độ nhẹ hơn, tôi thừa mành khoé để làm được việc đấy, như gặp vợ anh ta, đến cơ quan, viết đơn tố cáo... Tôi sẽ quyết tâm lấy mạng kẻ thù vào một thời gian thích hợp. Thời gian này tôi sống như đã chết, tất cả chỉ vì chăm lo cho hai cháu, tôi vẫn tham gia các phiên toà hình sự, vẫn bảo vệ cho các bị cáo. Không biết thời gian nào tôi sẽ rời bỏ vị trí luật sư sang vị trí của bị cáo! Mong các bạn cho tôi những tình cảm chia sẻ!
Công Lý

Không nên chủ quan với bệnh lậu

Không nên chủ quan với bệnh lậu
Lậu là một bệnh gặp chủ yếu ở đường sinh dục - tiết niệu, ngoài ra còn gặp lậu ở kết mạc mắt, khớp và hiếm gặp hơn là nhiễm trùng huyết. Bệnh lậu do vi khuẩn lậu (Neisseria gonorrheae) gây ra. Bệnh lậu cho đến nay là một bệnh chiếm tỷ lệ khá cao.
Đây là một bệnh lây truyền chủ yếu theo đường tình dục. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là tuổi đang hoạt động tình dục.
Biểu hiện
Bệnh lậu thường có hai giai đoạn: Lậu cấp tính và lậu mạn tính.
- Lậu cấp tính: Bệnh lậu cấp tính thể hiện ở nam giới và nữ giới có khác nhau.
Ở nam giới: Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 6 ngày đa số các trường hợp có triệu chứng của viêm niệu đạo cấp tính: đau dọc theo niệu đạo, rát, nóng, buốt khi đi tiểu. Mủ tự chảy ra hoặc tiểu ra lẫn với nước tiểu (nước tiểu đục). Mủ đặc có màu vàng.
Ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh rất khó xác định vì các triệu chứng lậu ở nữ giới rất kín đáo nhất là bệnh biểu hiện ở âm đạo, cổ tử cung.Vì vậy ít có triệu chứng gì biểu hiện sự cấp tính của bệnh lậu ở nữ giới. Có thể thấy có tiểu dắt, đau vùng xương mu sau khi giao hợp. Khám thấy viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo (viêm tấy đỏ, có mủ).
- Lậu mạn tính:
Ở nam giới biểu hiện tiểu dắt, tiểu buốt, ít khi thấy tiểu mủ. Đa số các trường hợp thấy có chất nhầy như nhựa chuối chảy ra ở niệu đạo vào sáng sớm, lúc ngủ dậy, khi đi tiểu. Nam giới bị lậu nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì dễ chuyển thành mạn tính và khi đã trở thành lậu mạn tính thì rất khó điều trị. Bệnh lậu ở nam giới cũng cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh có triệu chứng giống lậu nhưng gây ra bởi các vi khuẩn khác như chalmydia và mycoplasma.
Ở nữ giới đa số bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính ngay từ đầu, có rất ít triệu chứng ngoài dấu hiệu ra khí hư màu vàng. Bệnh có khi gây viêm cả hậu môn (do mủ kèm theo vi khuẩn lậu chảy vào hậu môn). Điểm quan trọng của lậu mạn tính ở phụ nữ là làm lây bệnh trong cả quá trình dài nhiều tháng, nhiều năm trong thời kỳ hoạt động tình dục đặc biệt là gái mại dâm.
Để chẩn đoán xác định lậu mạn tính ở nữ giới (kể cả ở nam giới) cần làm xét nghiệm tìm vi khuẩn nhiều lần, nhiều loại bệnh phẩm khác nhau và nhiều phương pháp khác nhau. Bệnh lậu mạn tính ở nữ cũng cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh cũng gây viêm âm hộ, âm đạo do vi khuẩn chlamydia trachomatis, mycoplasma, trùng roi, nấm candida albicans, tạp khuẩn để điều trị có hiệu quả.
Lây lan
Bệnh lậu chủ yếu lây qua đường tình dục. Ngoài ra có thể thấy lây qua việc dùng chung khăn tắm, quần áo lót có dính mủ niệu đạo, âm đạo của người bị lậu nhưng tỷ lệ mắc bệnh theo hình thức lây lan này rất thấp.
Bên cạnh bệnh lậu gặp ở đường sinh dục-tiết niệu còn có thể gặp bệnh lậu do viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh. Trường hợp này là do người mẹ mắc bệnh lậu, khi đứa trẻ sinh đi qua cổ tử cung, âm đạo mà bị lây bệnh. Biểu hiện là trẻ lọt lòng mắt nhắm nghiền, kết mạc sưng to, chảy mủ vàng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời đứa trẻ có thể bị mù.
Một số trường hợp bị lậu mà không phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn lậu, viêm khớp do lậu, tuy nhiên các tỷ lệ này thấp.
Biến chứng
Hậu quả của bệnh lậu có rất nhiều vấn đề cần lưu tâm:
- Đối với nam giới gây chít hẹp niệu đạo là biến chứng thường hay gặp nhất và cũng là vấn đề làm cho bệnh nhân mắc lậu mạn tính buồn phiền nhất do gây tiểu khó, bí tiểu rất khó chịu và đến lúc không thể chịu được. Nhiều trường hợp chít hẹp niệu đạo phải thông tiểu nhiều lần đưa đến viêm đường tiết niệu ngược dòng rất phức tạp cho điều trị.
- Đối với nữ giới: Gây viêm âm hộ và các tuyến ở vùng âm hộ, âm đạo tạo thành các túi mủ. Đang tuổi sinh đẻ nếu có thai thì rất dễ lây cho con sau khi sinh đặc biệt là gây viêm kết mạc mắt có thể dẫn đến mù lòa. Cũng cần lưu ý rằng mắc lậu mạn tính rất dễ gây vô sinh do lây nhiễm gây viêm cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng và tiểu khung mà để khắc phục điều đó (chữa vô sinh) thật không đơn giản chút nào.Ngoài ra có thể gây viêm bàng quang biểu hiện tiểu dắt, buốt.
Phòng ngừa
- Tuyên truyền giáo dục để người dân biết tác hại của bệnh lậu đặc biệt là gái mại dâm, người đồng tính luyến ái.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi, thủy chung một vợ một chồng.
- Không dùng chung quần áo, khăn tắm với người mắc bệnh lậu.
- Những người bị bệnh lậu cần được khám và điều trị dứt điểm. Cần điều trị cho cả cặp vợ chồng hoặc cho từng cặp tình nhân.
PGS. TS. BÙI KHẮC HẬU
Báo Sức khỏe & Đời sống