Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Bệnh Lậu Cấp

Nguyên nhân, đường lây, triệu chứng và biến chứng của Bệnh lậu

10/10/2011 4:31:41 PM
 Đại cương
- Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) hay gặp. Bệnh do song cầu Gram (-) có tên là Neisseria gonorrhoeae gây nên.
- Gần đây bệnh có xu hướng tăng.
- Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi.
- Biểu hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, cũng có thể ở các vị trí khác như họng, hậu môn.
- Bệnh lậu có triệu chứng thường thấy ở nam giới hơn là nữ giới.
- Bệnh có thể phối hợp với một số tác nhân khác, thường thấy nhất là Chlamydia trachomatis.
 
Căn nguyên
Bệnh lậu gây ra do song cầu khuẩn lậu được Neisseria tìm ra năm 1879. Song cầu khuẩn lậu có đặc điểm:
+ Hình hạt cà phê, sắp xếp thành từng cặp.
+ Bắt màu gram âm, nằm trong bạch cầu đa nhân.
+ Dài khoảng 1,6 m, rộng 0,8 m, khoảng cách giữa 2 vi khuẩn 0,1m
+ Nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc nước báng phát triển nhanh.
+ Sức đề kháng yếu: ra khỏi cơ thể chỉ tồn tại một vài giờ.
Hầu hết các trường hợp mắc lậu là do quan hệ tình dục với người bị bệnh.
 
Cách lây truyền
Hầu hết các tr­ường hợp mắc lậu là do quan hệ tình dục với ngư­ời bị bệnh.
Một số ít tr­ờng hợp có thể mắc lậu do dùng chung chậu, khăn hoặc qua quần áo nhiễm lậu cầu khuẩn.
Mẹ mắc lậu nếu không đ­ợc điều trị có thể gây viêm kết mạc mắt do lậu cho trẻ sơ sinh.
 
Biểu hiện lâm sàng
1.Lậu cấp ở nam:
Thời kỳ ủ bệnh trung bình 3-5 ngày, có thể sớm nhất 1 ngày chậm nhất là 2 tuần. Thời gian này không có triệu chứng gì nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác.
Triệu chứng lâm sàng:
- Sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái rắt.
- Ứa mủ; đái ra mủ. 
- Đái buốt, đái rắt.
- Khám: miệng sáo, qui đầu viêm đỏ, có mủ chảy ra tự nhiên hoặc chảy ra khi vuốt dọc từ gốc dương vật.
- Toàn thân: có thể sốt, mệt mỏi.
2.Lậu mạn
Th­ường do lậu cấp không đ­ược điều trị hoặc điều trị không đúng.
Biểu hiện làm sàng th­ường khó nhận biết hơn. Tuy nhiên, có thể thấy các triệu chứng:
- Đái ra mủ chỉ thấy vào buổi sáng (gọi là “giọt mủ ban mai”)
- Đái buốt không rõ ràng. Bệnh nhân có cảm giác nóng rát dọc niệu đạo.
- Đái dắt do viêm niệu đạo sau
- Có thể có các biến chứng như­ áp xe, viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh...
3.Lậu cấp ở nữ giới
Thời kỳ ủ bệnh ở nữ th­ường kéo dài hơn, trung bình 5-7 ngày. Biểu hiện lâm sàng thư­ờng âm thầm không rõ ràng. Khám bộ phận sinh dục thấy:
- Mủ ở âm hộ
- Lỗ niệu đạo viêm đỏ
- Các lỗ tuyến Skène, Bartholin đỏ.
- Cổ tử cung viêm đỏ có mủ nhày.
4.Lậu mạn:
Triệu chứng nghèo nàn. Ra “khí h­ư” giống bất cứ viêm nhiễm nào ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên có thể đ­a đến nhiều biến chứng nh­ư:
- Viêm niêm mạc tử cung.
-Áp xe phần phụ 2 bên.
- Viêm cổ tử cung lộ tuyến. 
- Viêm tắc vòi trứng.
5.Lậu ở một số vị trí khác
- Lậu ở họng, hầu : do quan hệ sinh dục - miệng
Biểu hiện lâm sàng là đau họng, ngứa họng.
Khám thấy họng đỏ, viêm họng mãn, có thể kèm giả mạc.
- Lậu hậu môn - trực tràng
Ở nam do quan hệ sinh dục- hậu môn
Ở nữ có thể do quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc do mủ chảy từ âm hộ xuống hậu môn.
Biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân mót rặn, buồn đi ngoài liên tục, lúc đầu còn có phân sau đó chỉ ra  chất nhày hoặc không.
 
 
6.Lậu mắt
- Lậu mắt ở trẻ sơ sinh : 
Biểu hiện lâm sàng: bệnh th­ường xuất hiện sau đẻ từ 1-3 ngày. Có thể bị một hoặc cả hai mắt. Mắt s­ưng nề không mở đ­ược, có rất nhiều mủ từ mắt chảy ra, kết mạc giác mạc viêm đỏ và loét.
- Lậu mắt ở ng­ười lớn: có thể lây do dùng chung khăn, chậu rửa mặt với ng­ười bị nhiễm lậu hoặc do chính bệnh nhân gây ra (đi tiểu không rửa tay sạch). Biểu hiện lâm sàng: viêm kết mạc, giác mạc có mủ, mắt sưng nề.
Viêm âm hộ do lậu: có thể gặp ở trẻ gái bị cư­ỡng dâm, bé gái bò lê la d­ới đất hay do dùng chung khăn, chậu bị nhiễm lậu khi vệ sinh bộ phận sinh dục. Biểu hiện lâm sàng: âm hộ viêm đỏ có mủ vàng xanh kèm theo đái buốt.
 
Biến chứng của Lậu
1.Ở nam giới
- Xơ hóa và hẹp niệu đạo: biểu hiện bằng tiểu tiện khó, đái rắt. Sờ niệu đạo thấy xơ cứng (nh­ư chiếc đũa), niệu đạo hẹp nhỏ.
- Áp xe tuyến Littre: d­ương vật s­ưng nề biến dạng.
- Viêm tiền liệt tuyến: bệnh nhân th­ường có sốt cao, mệt mỏi; tiểu tiện dắt. Khám tiền liệt s­ưng to và đau
- Viêm túi tinh: th­ường kín đáo, có thể thấy
+ Xuất tinh đau buốt
+ Tinh dịch lẫn máu.
- Viêm mào tinh hoàn + tinh hoàn: thư­ờng bị 1 bên.
+ Mào tinh hoàn to không sờ thấy rãnh giữa mào tinh hoàn và tinh hoàn.
+ Tinh hoàn to đau.
+ Sốt.
+ Vô sinh
2.Ở nữ giới
- Áp xe tuyến Skène, tuyến Bartholin: các tuyến viêm s­ưng đau tạo thành túi mủ vỡ ra ngoài, hoặc xơ hóa thành đám xơ cứng.
- Viêm cổ tử cung lộ tuyến
- Viêm niêm mạc tử cung: bệnh nhân có sốt đau bụng d­ưới. Khám thấy tử cung to đau, ra máu bất th­ường ở âm đạo .
- Viêm phần phụ, áp xe phần phụ 2 bên (gồm vòi trứng, buồng trứng). Sốt 38-390 C. Đau 2 hố chậu, tiến triển mạn tính gây xơ hóa hẹp vòi trứng, dẫn đến vô sinh hoặc chửa ngoài tử cung.
 
3.Biến chứng ở cả 2 giới
- Viêm kết mạc - giác mạc.
- Vô sinh
- Viêm tiết niệu ng­ợc dòng, viêm bàng quang, thận và bể thận.
- Nhiễm lậu lan tỏa:
+ Nhiễm khuẩn huyết do lậu
+ Viêm ngoại tâm mạc, nội tâm mạc
+ Viêm gan
+ Viêm khớp
+ Hội chứng Reiter
 BSCK II. Nguyễn Thành - ĐHYHN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét