Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Bệnh Giang Mai

Bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng đắn, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người bệnh, đến cả thai. Bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây ra, trước tiên gây cho da và niêm mạc, sau vào các phủ tạng như tổ chức dưới da, xương, thần kinh và tim mạch. Nếu mẹ bị giang mai thì...
Bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng đắn, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người bệnh, đến cả thai. Bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây ra, trước tiên gây cho da và niêm mạc, sau vào các phủ tạng như tổ chức dưới da, xương, thần kinh và tim mạch. Nếu mẹ bị giang mai thì lây cho con khi mang thai và gây giang mai bẩm sinh. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, qua truyền máu và từ mẹ sang thai qua rau. Trẻ bị giang mai bẩm sinh bú nhờ có thể lây cho bà mẹ này. Thời gian ủ bệnh thường 3-4 tuần lễ.





Thank niên beat cẩn thận nhé !




Bệnh Chlamydia

Xuất bản: 00:19, Thứ Năm, 19/04/2012, [GMT+7]
.
Chlamydia là căn bệnh lây qua đường tình dục (STD) thường được ghi nhận nhất ở Mỹ, do một loại vi khuẩn được gọi là Chlamydia trachomatis.

Có khoảng 2,8 triệu người Mỹ được thống kê là bị mắc Chlamydia mỗi năm. Phụ nữ thường bị tái nhiễm nếu người bạn tình của họ không được điều trị. Sự tái nhiễm đặt người phụ nữ vào nguy cơ cao hơn các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản bao gồm cả việc bị vô sinh.

Bạn bị nhiễm Chlamydia như thế nào?

Những người phụ nữ và đàn ông hoạt động tình dục quá nhiều có thể bị nhiễm Chlamydia thông qua các quan hệ tình dục với một người đã bị nhiễm. Chlamydia có thể lây qua đường tình dục qua âm đạo, hậu môn hay miệng. Do thường không có triệu chứng nên người bị nhiễm có thể không nhận biết được rằng mình đã bị nhiễm Chlamydia từ người bạn tình.
Hình ảnh các vết tổn thương do Chlamydia gây ra (ảnh minh họa)
Hình ảnh các vết tổn thương do Chlamydia gây ra (ảnh minh họa)
Người mẹ bị nhiễm cũng có thể truyền Chlamydia qua cho đứa con khi sinh nở. Những đứa trẻ sinh ra từ những người mẹ bị nhiễm có thể bị viêm phổi hay các nhiễm trùng ở mắt, còn được gọi là chứng viêm kết mạc.

Một người càng có nhiều bạn tình thì nguy cơ bị nhiễm Chlamydia càng cao. Chlamydia thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh lậu, một loại STD khác. Bệnh lậu và Chlamydia có những triệu chứng giống nhau và có thể gây ra các biến chứng tương tự nhau nếu không được chữa trị. Nhưng hai loại này có biện pháp điều trị khác nhau.

Triệu chứng của Chlamydia

Bệnh nhiễm đầu tiên tấn công tử cung và cổ tử cung. Thậm chí nếu sự nhiễm trùng này lan từ cổ tử cung đến tử cung và vòi Fallope, một số phụ nữ có thể vẫn không có dấu hiệu hay triệu chứng nào. Nếu bạn thật sự có các triệu chứng, bạn có thể bị đau ở vùng bụng dưới, đau vùng lưng dưới, buồn nôn, sốt, đau khi giao hợp và chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.

Những người đàn ông có triệu chứng có thể có chất dịch tiết ra từ dương vật và cảm giác nóng bừng khi đi tiểu. Nam giới cũng có thể có cảm giác nóng và ngứa xung quanh lỗ ra của dương vật hay bị đau và sưng phồng ở mào tinh hoàn hay cả hai triệu chứng trên. Vi khuẩn cũng có thể nhiễm ở hầu họng thông qua tiếp xúc tình dục bằng miệng với người bạn tình bị nhiễm bệnh.

Chlamydia được chẩn đoán như thế nào?

Có các xét nghiệm để chẩn đoán Chlamydia. Một số xét nghiệm cần lấy một mẫu từ vùng bị nhiễm (cổ tử cung hay dương vật) để kiểm tra tìm vi khuẩn. Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể nói cho bạn biết bạn có bị nhiễm vi khuẩn hay không. Xét nghiệm Pap (xét nghiệm phết kính mỏng) không phải là xét nghiệm dành cho Chlamydia.

Biện pháp điều trị Chlamydia

Các kháng sinh được dùng để điều trị và chữa lành Chlamydia. Liều duy nhất của Azithromycin hay một tuần dùng Doxycycline là những biện pháp điều trị thường được dùng nhất. Tất cả những người bạn tình cũng nên được điều trị để tránh tái nhiễm. Bạn không nên quan hệ tình dục cho đến khi bạn và (những) người bạn tình đã hoàn thành việc điều trị. Có những kháng sinh an toàn để chữa Chlamydia trong khi đang mang thai.

Nếu bạn bị nhiễm Chlamydia thì bạn nên điều trị bệnh ngay lập tức. Nghiên cứu đề nghị rằng việc mắc một STD làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm HIV, loại virus gây bệnh AIDS. Tránh bất cứ hoạt động tình dục nào trong khi bạn đang được điều trị chlamydia. Kể cho bạn tình của bạn biết để họ cũng được điều trị.

Cách phòng ngừa Chlamydia

Đây là những điều mà bạn có thể làm để làm giảm nguy cơ bị Chlamydia:

Đừng quan hệ tình dục: Cách tốt nhất để ngừa Chlamydia hay các STD khác là thực hiện sự kiên nhịn, hay không có quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu mông hay miệng.

Hãy chung thủy: Nghĩa là bạn chỉ có quan hệ tình dục với nhau thôi và không với ai khác nữa.

Dùng bao cao su: Bao cao su có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm Chlamydia, nên hãy tự bảo vệ bạn bằng bao cao su mỗi khi bạn có quan hệ tình dục. Bao cao su nên được dùng cho bất cứ kiểu quan hệ tình dục nào cho mỗi người bạn tình. Đối với tình dục qua âm đạo, hãy dùng bao cao su thiên nhiên dành cho nam giới hay bao cao su nhựa tổng hợp dành cho nữ giới.

Đối với quan hệ tình dục qua hậu môn, hãy dùng bao cao su dành cho nam giới. Đối với quan hệ tình dục qua miệng, hãy dùng đê răng cao su. Một đê răng bằng cao su là một vật liệu bằng cao su có thể được đặt trên hậu môn hay âm đạo trước khi quan hệ.

Tránh thụt rửa: Phụ nữ không nên thụt rửa bởi vì nó làm giảm số lượng vi khuẩn tốt có trong âm đạo, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Bệnh dị ứng ngoài da lại mới

Chế ngự bệnh “ma cà rồng”

Thứ Năm, 12/04/2012 22:35

Lần đầu tiên ở nước ta, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã phát hiện và điều trị được một trường hợp mắc bệnh “ma cà rồng”






Hình ảnh vùng hàm mặt biến dạng và bọng nước chi chít trên da tay, chân của bệnh nhân Nguyễn Thu Tr.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết đầu năm 2012, bệnh viện này tiếp nhận bé gái Nguyễn Thu Tr. (5 tuổi, ngụ Hà Nội) bị chi chít các bọng nước phồng rộp, chứa dịch trong, có những vết trầy tiết dịch, vảy và sẹo trên vùng da từ mặt đến tay, chân.
Gặp nắng là phỏng
Cháu Tr. còn bị sẹo lồi với mật độ dày đặc ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng, rậm lông và phát triển thể chất không bình thường khiến khuôn mặt, tay, chân biến dạng kỳ dị.
Tr. là con thứ 4 trong gia đình, có người anh thứ 2 mắc bệnh tương tự và đã mất khi 7 tuổi. Từ khi chào đời, Tr. có nước tiểu màu hồng, răng màu nâu đỏ ngay khi mọc răng sữa. Tổn thương xuất hiện liên tục nhưng có dấu hiệu tăng vào mùa xuân, hè. Đây là lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận một trường hợp mắc bệnh lạ như vậy. Sau khi xét nghiệm, Tr. được chẩn đoán mắc bệnh Porphyrin bẩm sinh thể hiếm gặp.
Theo TS Nguyễn Duy Hưng, Tổng Thư ký Hội Da liễu Việt Nam, nhiều người gọi đây là bệnh “ma cà rồng” bởi đặc tính bùng phát tổn thương da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và để lại những vết sẹo gây biến dạng khủng khiếp; thậm chí gây co quắp, rụt các chi. Lớp da quanh môi mỏng hơn và co lại khiến răng dễ lộ ra. Khi da và lợi tổn thương, người bệnh dễ chảy máu ở khóe miệng, nước tiểu và răng chuyển sang màu nâu đỏ.
Chưa có thuốc đặc trị
Bác sĩ Thành cho biết với bệnh nhi này, sau điều trị thì các tổn thương trên da giảm dần, không xuất hiện tổn thương mới, các mụn nước cũng xẹp và đóng vảy nên bệnh nhân đã xuất viện.
Tuy nhiên, TS Hưng nói bệnh nhân vẫn phải tái khám định kỳ bởi đây mới chỉ là điều trị triệu chứng, gia đình phải chăm sóc nghiêm ngặt và nghiêm cấm mọi sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do chưa có thuốc đặc trị nên để hạn chế mức độ trầm trọng của bệnh, bệnh nhân nên mặc áo chống nắng, đội mũ rộng vành, bôi kem chống nắng... Chỉ cần một nguồn sáng trực tiếp lên vùng da hở sẽ kích thích sự xuất hiện trở lại những vết cháy nắng, bỏng rộp dẫn đến nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, ung thư da.
Lưu ý khi da dị ứng với ánh nắng
TS Nguyễn Duy Hưng cho biết hiện thế giới chỉ mới phát hiện khoảng 200 trường hợp mắc bệnh Porphyrin và chưa có phương pháp điều trị tận gốc ngoài cách cắt lá lách để giảm tình trạng thiếu máu, điều trị vùng da nhiễm khuẩn và một số trường hợp được cấy ghép tủy xương. Một số nước trên thế giới có thể phát hiện căn bệnh này bằng phương pháp chọc túi ối để xét nghiệm gien khi thai nhi 16 tuần tuổi. Theo y văn, nếu bệnh nhân được chăm sóc cẩn thận thì có thể sống tới 60 tuổi. Bệnh không lây nhiễm nhưng rất dễ nhầm sang một số loại bệnh khác về da như ly thượng bì bọng nước bẩm sinh, rối loạn sắc tố dầm dề… Do vậy, khi trên da có biểu hiện dị ứng với ánh nắng mặt trời thì nên tới các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Sùi mào gà

Sùi mào gà



Thông tin:
Sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà gây nên bởi một loại virut có tên là Human papova (HPV). Đây là một trong những bệnh lây qua đường tình dục. Thời kỳ ủ bệnh của bệnh sùi mào gà khá dài, có thể từ 2 - 9 tháng sau khi quan hệ tình dục với người có mang mầm bệnh HPV.
Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục là chính, ngoài ra nó cũng có thể lây qua đường tiếp xúc như khi massage, có thể lây từ người bệnh sang người lành thông qua mặc chung đồ lót....
Đầu tiên, virus xâm nhập vào cơ thể, ký sinh không gây triệu chứng trong vòng 1-9 tháng. Sau đó bệnh khởi phát tại bộ phận sinh dục hoặc xung quanh hậu môn.

- Triệu chứng lâm sàng:
+ Vị trí tổn thương: đàn ông thư ờng ở quy đầu, rãnh qui đầu, vùng hãm, bao qui đầu, thân dương vật và da bìu. Đàn bà thường ở môi lớn, môi bé, âm vật, vùng quanh niệu đạo, đáy chậu, âm đạo và cổ tử cung. Cả hai giới còn có thể bị ở đáy chậu, hậu môn, ống hậu môn, trực tràng, niệu đạo, bàng quang và hầu họng.
+ Tổn thương cơ bản: ban đầu là các sẩn nhỏ màu hồng hoặc màu trắng hồng. Sẩn tiến triển to dần, sùi lên tạo thành các khối giống hoa súp lơ hoặc dạng quả dâu, lúc đầu các sẩn chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim, về sau có thể to bằng quả táo, mật độ mềm, bề mặt gồ ghề. Sẩn có thể khô hoặc trượt, tiết dịch mùi hôi thối do cọ sát và bội nhiễm. Số lượng các sẩn có khi chỉ có một vài tổn th ương riêng rẽ, nhưng thường tập trung thành các đám.
+ Triệu chứng chức năng: thường không có triệu chứng gì trừ khi khối xùi làm bệnh nhân có cảm giác vướng víu khó chịu hoặc khi bị bội nhiễm gây đau nhẹ.

Sùi mào gà có thể nhầm với biểu hiện của một số bệnh sau đây:
+ Bệnh giang mai: Bệnh giang mai thường có 3 thời kỳ thì thời kỳ thứ 2 thường xuất hiện các sùi phẳng nhưng nền rắn, có màu hơi trắng trông giống bệnh sùi mào gà, tuy vậy sự thể hiện của dạng này ở giang mai thời kỳ 2 rất ít gặp.
+ Bệnh u hạt bẹn: Đây cũng là một bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh khởi đầu là một u nhỏ có màu đỏ, kích thước lớn dần và có thể làm hủy hoại tổ chức.
+ U mềm cũng là một bệnh lây qua đường tình dục. Tuy vậy các sùi phát triển tương đối nhiều ở ngay trên vùng da của bộ phận sinh dục và cả hậu môn, để phân biệt với sùi mào gà thì bệnh u mềm thường thấy các sẩn nhỏ, tròn và lõm ở trung tâm.

- Bệnh dễ tái phát và thường để lại di chứng biến dạng cơ quan sinh dục. Sùi mào gà ở thai phụ có thể gây những tai họa: Chảy máu khó cầm nguy hiểm đến tính mạng; phải mổ lấy thai; lây bệnh từ mẹ sang con trong khi sinh đẻ. Ngoài ra, người mẹ còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn. Vì vậy, cần điều trị khỏi bệnh trước khi sinh con.
- Đây là bệnh lây qua đường tình dục nên trong thời gian mang bệnh và sau khi điều trị khỏi hoàn toàn ít nhất là 3 tháng mới nên có quan hệ tình dục để tránh lây cho vợ (chồng hoặc bạn tình) hoặc dùng bao cao su đúng quy cách, an toàn. Ngoài việc điều trị bệnh sùi mào gà, người bệnh nên chủ động đi làm xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C, HIV, giang mai...
- Bạn nên đi khám ngay nếu thấy trên da dương vật nổi lên những nốt mụn hoặc nốt sùi dễ chảy máu. Ngay cả khi bạn chỉ thấy ở rãnh qui đầu có những nốt nổi lên xung quanh viền chỏm hơi sần sùi, nhỏ như những hạt vừng, nốt rôm, mầu trắng, không ngứa ngáy, không thấy đau thì cũng cần đến bác sĩ nam khoa để thầy thuốc phân biệt đó là mụn cóc sinh dục (nhiễm HPV) hay chỉ là chuỗi hạt ngọc lành tính quanh rãnh quy đầu. Nếu là chuỗi hạt ngọc thì những nốt nhỏ, nhẵn, tròn mầu hồng giống mầu niêm mạc qui đầu, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ một thời gian sau nó sẽ tự mất đi. Còn ở nữ giới thì nên đi khám phụ khoa định kỳ, bác sĩ sản khoa sẽ phát hiện giúp bạn
(Thông tin tổng hợp).



Đông y trị sùi mào gà thế nào?
Vận dụng thuốc Đông y ngồi tẩy rữa điều trị sùi mào gà, có tác dụng thanh khiết ngoại âm, có thể giảm nhẹ triệu chứng, giảm đau đớn, tác dụng phụ ít.
Dược lý hiện đại đã chứng minh, có nhiều vị thuốc Đông y thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết hóa ứ đều có tác dụng kháng virus, như Bản lam căn, Kim ngân hoa, Hoàng liên, Hoàng bá, Xà sàng tử, Liên kiều, Hổ trượng, Quán chúng, Dã cúc hoa, Đại thanh diệp v.v... Có thể chọn dùng một số thảo dược, trước xông hơi chổ bệnh, đến khi nước ấm ngâm rữa ngoại âm 10 ~15 phút, mỗi ngày 1 ~ 2 lần. Cùng với điều trị cục bộ nên chọn dùng một số thảo dược uống trong có tác dụng tăng cường sức đề kháng, kháng virus.

Phương thuốc rữa ngoài:
Bài 1:
- Thành phần: Mã xĩ hiện 30g, Bại tương thảo, Mang tiêu,  Thổ phục linh,  Bản lam căn. Biển súc đều 20g. 
- Cách dùng: Thuốc trên sắc lấy nước  500ml. Đổ vào trong chậu sạch, rữa ngâm chổ bệnh 10 phút. Sáng và tối đều 1 lần, 1 tuần là 1 liệu trình. 
- Công hiệu: Thanh nhiệt lợi thấp, tiêu ứ tán kết.

Bài 2: 
- Thành phần: Đài thanh diệp 20g, Bản lam căn 20g, Thương truật 10g, Hồng hoa 10g, Xà xàng tử 15g.
- Cách dùng: Sắc nước 2000ml, ngâm rữa chổ bệnh, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 phút.

Bài 3: 
- Thành phần: Hoàng bá, Bản lam căn, Tử thảo, Mộc tặc, Hương phụ, Ý dĩ nhân, Đào nhân, Hồng hoa, Đương qui, Xuyên khung, Mẫu lệ đều 10~ 15g
- Cách dùng: Sắc nước rữa chổ bệnh 1 ngày 2 lần, mỗi lần 15 ~ 20 phút.
- Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tán kết.

Phương thuốc uống trong:
Bài 1: 
- Thành phần: Thạch xương bồ, Hoàng cầm, Sanh địa, Kim ngân hoa, Liên kiều, 
Huyền sâm, Hoa phấn, Tử thảo, Đại thanh diệp, , Đào nhân, Hồng hoa, Đan bì, Xích thược, Ý dĩ
- Cách dùng: Sắc nước uống. 1 ngày 3 lần.
- Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, trừ thấp hóa ứ.

Bệnh nhân cần tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng bài thuốc.

Phòng khám Việt Pháp - ĐT 0466741651 - Tư vấn miễn phí và nhận điều trị sùi mào gà bằng Đông y

Điều trị HIV

LHQ kêu gọi gọi gia tốc việc điều trị HIV tại châu Á-Thái Bình Dương

Liên Hiệp Quốc ca ngợi các nước châu Á Thái Bình Dương về cách đáp ứng trước đại dịch HIV/AIDS, nhưng nói vẫn còn những rào cản pháp lý và xã hội gây trở ngại đáng kể cho nỗ lực xóa bệnh này. Từ cuộc họp khu vực ở Bangkok, thông tín viên VOA Daniel Schearf gửi về bài tường thuật sau đây.
Một người đàn ông đang được xét nghiệm HIV/AIDS tại một bệnh viện ở Bắc Kinh
Hình: Reuters
Một người đàn ông đang được xét nghiệm HIV/AIDS tại một bệnh viện ở Bắc Kinh
Hôm nay, Ủy ban Kinh Xã Liên Hiệp Quốc đặc trách khu vực châu Á Thái Bình Dương đã khai mạc hội nghị trong 3 ngày ca ngợi các thắng lợi đáng kể đã đạt được trong những năm gần đây trong cuộc chiến chống HIV/AIDS. Bà Noeleen Heyzer, giám đốc UN ESCAP, nói với các giới chức và giới tranh đấu của 34 quốc gia châu Á Thái Bình Dương rằng số người nhiều hơn bao giờ hết đã tiếp cận được với việc điều trị HIV. Bà nói các vụ nhiễm HIV mới đã giảm 20% kể từ năm 2001 và bà hy vọng sẽ đạt được một mục tiêu bắt đầu chận đứng và đảo ngược sự lây lan HIV/AIDS trước năm 2015.

Bà Heyzer nói: “Những nước như Kampuchea, Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan đã đạt được thành quả giảm thiểu tỷ lệ nhiễm HIV với các chương trình phòng chống cấp tốc, và mở rộng, nhất là trong số những người mua bán dâm.”

Tuy nhiên, bà Heyzer nêu ra rằng các thành quả đạt được không đều, và vẫn còn những cách biệt trong mục tiêu mọi người đều được điều trị HIV.

Bà nói dịch bệnh HIV vượt quá khả năng đáp ứng.

Bà Heyzer cho biết: “Cứ một người bắt đầu điều trị thì lại vẫn còn gần như 2 trường hợp lây nhiễm mới. Những vụ lây nhiễm mới còn tập trung trong số người có rủi ro cao: những người mua bán dâm, những người chích ma túy, đàn ông có quan hệ tình dục với đàn ông và những người cải giới tính.”

Liên Hiệp Quốc đang hối thúc các nước tăng tốc nỗ lực ngăn chặn HIV trong khu vực.

Các giới chức nói 90% các nước châu Á Thái Bình Dương vẫn còn các rào cản trong việc điều trị HIV, kể cả các luật lệ coi những người hành nghề mãi dâm và những người dùng ma túy là tội phạm. Các giới chức nói những biện pháp đó gây khó khăn cho các nhóm mưu tìm sự điều trị.

Nhiều nước còn không chấp nhận, hay thậm chí đặt ra ngoài vòng pháp luật, những người đồng tính luyến ái hay cải giới tính.

Fiji vào năm 2010 đã trở thành đảo quốc Thái Bình Dương đầu tiên coi đồng tính luyến ái không phải là tội phạm và là nước duy nhất tài trợ cho việc điều trị chống vi rút. Fiji và Trung Quốc mới đây đã bãi bỏ việc hạn chế đi lại đối với những người nhiễm HIV.

Tổng thống Fiji Ratu Epeli Nailatikau đã phát biểu tại cuộc họp ở Bangkok hôm nay. Ông khuyến khích các đại biểu bảo đảm việc tài trợ đầy đủ cho các chương trình phòng chống HIV.

Tổng thống Fiji nói các nước và các chính phủ có trách nhiệm, sau tất cả các ưu tiên và cam kết đối nghịch nhau, phải bảo đảm cung cấp đầy đủ tài khoản cho các ngân sách quốc gia để đáp ứng với HIV/AIDS. Theo ông, rốt cuộc, trách nhiệm đạo đức của một chính phủ là cung cấp cho phúc lợi của dân chúng.

Bất kể các thành quả đã đạt được trong việc phòng chống HIV/AIDS, sự tài trợ của quốc tế dành cho các chương trình ở châu Á Thái Bình Dương đã sụt giảm trong những năm vừa qua và còn tiếp tục sụt xuống thêm.

Liên Hiệp Quốc nói một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Pakistan, Samoa và Thái Lan đã thành công trong việc tài trợ phần lớn cho các chương trình chống HIV riêng của họ bất kể sự sụt giảm từ phía các nước ngoài cấp viện. Bà Noeleen Heyzer kêu gọi các quốc gia khác trong khu vực theo gương các nước vừa kể.

Có 6 triệu người ở châu Á Thái Bình Dương sống với virut HIV, khoảng 15% tổng số trên toàn thế giới.

Tin liên hệ

Bệnh tay chân miệng có thể bùng phát dữ dội hơn trong năm 2012

Bệnh tay chân miệng có thể bùng phát dữ dội hơn trong năm 2012

Từ đầu năm đến nay, vi rút gây bệnh tay chân miệng đã làm cho hơn 6,000 em bé ngã bệnh
Hình: Wikipedia Commons
Từ đầu năm đến nay, vi rút gây bệnh tay chân miệng đã làm cho hơn 6,000 em bé ngã bệnh
Giới hữu trách Việt Nam cho biết vụ bộc phát bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể trở nên dữ dội hơn trong năm nay.

Tin của AP đánh đi từ Hà Nội hôm thứ ba nói rằng từ đầu năm đến nay vi rút gây bệnh tay chân miệng đã làm cho hơn 6,000 em bé ngã bệnh, trong đó có 9 trường hợp tử vong vì vi rút EV 71.

Các giới chức Bộ Y tế cho biết số trẻ em nhiễm bệnh đã tăng gấp 7 lần so với 6 tuần lễ đầu của năm ngoái.

Tuy nhiên, tốc độ lây lan đã chậm lại kể từ khi lên tới cao điểm hồi tháng 9 với 3.000 trường hợp nhiễm bệnh mỗi tuần.

Năm ngoái bệnh này đã gây bệnh cho hơn 110.000 người và gây tử vong cho 166 người, hầu hết là các em bé.

Hướng dẫn mới về HIV cho các cặp chung sống

Hướng dẫn mới về HIV cho các cặp chung sống

Tổ chức Y Tế thế Giới, tức WHO, đã cho công bố những hướng dẫn mới cho những cặp vợ chồng hoặc sống chung có một trong hai người bị HIV dương tính. Hướng dẫn mới cho những cặp như thế đang được cơ quan phòng chống AIDS của Liên Hiệp Quốc, tổ chức Bác sỹ Không Biên Giới và những tổ chức khác ca ngợi.
Bác sĩ khám cho một phụ nữ có thai 7 tháng bi nhiễm HIV
Hình: MSF / Brendan Bannon
Bác sĩ khám cho một phụ nữ có thai 7 tháng bi nhiễm HIV
Tổ chức Y Tế Thế Giới, WHO, đề nghị chữa trị bằng thuốc đặc trị cho người bị HIV dương tính trong các cặp chung sống hay vợ chồng, ngay cả khi hệ thống miễn nhiễm của họ vẫn còn lành mạnh.

Các cuộc nghiên cứu cho hay trị liệu như vậy có thể giúp ngăn ngừa lây HIV sang cho người phối ngẫu hay chung sống không bị nhiễm vi rút.

Bác sỹ Bernhard Schwartlander thuộc tổ chức phòng chống AIDS của Liên Hiệp Quốc gọi đây là một thời đại hy vọng mới sau hơn 30 năm dịch bệnh này được phát hiện. Ông nói:

”Tôi đã làm việc với các bệnh nhân bệnh AIDS ngay từ đầu và đã từng chứng kiến rất nhiều bạn thân của tôi chết vì chúng tôi không có một thứ gì trong tay để giúp cho họ chống lại bệnh này. Tôi đã chứng kiến nhiều bạn bè của tôi bị lây nhiễm trước khi họ biết về bệnh dịch này nên chẳng thể làm được gì nhiều để chống lại căn bệnh. Với những tiến triển mới đây tôi cho là chúng ta đã có nhiều công cụ trong tay để tiếp sức cho những người lây nhiễm HIV. Chúng ta có thể tiếp sức mạnh cho những ai không thể trốn thoát khỏi nguy cơ biết cách bảo vệ chính họ, để bảo vệ cho người phối ngẫu hay người chung sống khỏi bị nhiễm HIV.

Nó cũng giúp để có thể giãi bày dễ dàng hơn. Thường những người mang HIV dương tính sợ hãi không muốn thổ lộ tình trạng của họ với người phối ngẫu hay người chung sống không bị nhiễm HIV.

Dùng trị liệu như một phương cách ngăn ngừa giúp cho những người phối ngẫu hay chung sống mang HIV lấy lại được phẩm giá.

Bác sỹ Schwartlander là giám đốc của phân bộ Bằng Chứng, Sách Lược và Kết Quả của tổ chức phòng chống AIDS của Liên Hiệp Quốc. Ông cho biết hướng dẫn mới của WHO có thể cứu mạng sống. Ông nói:

”Chúng tôi rất mừng khi hướng dẫn này được loan báo. Đây là đáp ứng trước những bằng chứng đã thu thập được trong năm qua cho thấy một người mang HIV nếu được chữa bằng thuốc đặc trị thì cơ nguy người này truyền vi rút sang cho người phối ngẫu hay người chung sống giảm thiểu được rất nhiều, và dĩ nhiên đây là một khám phá rất quan trọng. “

Bác sỹ Schwartlander lên tiếng từ Nairobi, Kenya. Khu vực dưới sa mạc Sahara ở Phi châu là nơi hầu hết người dân phải sống với HIV/AIDS và đây cũng là nơi mà phần lớn những cái chết vì HIV/AIDS đã diễn ra.
Bác sỹ Schwartlander cho biết tiếp:

”Chừng một nửa số người thuộc các cặp chung sống trên căn bản thường xuyên không bị nhiễm vi rút HIV, kể cả nam lẫn nữ. “

Bác sỹ Schwartlander thuộc tổ chức phòng chống AIDS của Liên Hiệp Quốc thừa nhận lời kêu gọi chữa trị rộng rãi cho nhiều người được đưa ra vào lúc nhiều ngân sách các chính phủ bị cắt giảm. Tuy nhiên ông nói mọi người hiện đã bị nhiễm rồi ra cũng phải cần được chữa trị. Chữa sớm cho họ trước khi hệ thống miễn nhiễm suy sụp sẽ ngăn ngừa được nhiều chứng nhiễm trùng do cơ thể suy yếu vì HIV và tiết kiệm được tiền về lâu về dài.

Hướng dẫn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng được Tổ chức Bác Sỹ Không Biên Giới ca ngợi. Tổ chức này gọi đây là một tiến bộ lớn xoay ngược được chiều hướng của dịch bệnh HIV/AIDS trên thế giới.

Bệnh lậu kháng thuốc ngày càng nhiều

Các nhà khoa học thế giới vừa phát hiện chủng khuẩn lậu kháng kháng sinh. Hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc cũng xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam.

Bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cảnh báo lậu là bệnh có tỷ lệ lây lan mạnh nhất trong tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Riêng Bệnh viện Da liễu Trung ương mỗi tháng tiếp nhận 10 - 20 bệnh nhân mắc lậu đến khám và điều trị. Trong đó, không hiếm những trường hợp đã kháng thuốc.

Lây truyền qua đường miệng

Bác sĩ Thành cho biết tình trạng vi khuẩn lậu lây truyền qua đường miệng đang có xu hướng gia tăng. Nguy hiểm hơn là nhiều bệnh nhân không biết mình đang mắc bệnh, bởi vi khuẩn lậu trú trong miệng có biểu hiện giống như bệnh viêm họng thông thường, nên có nguy cơ lây lan cho bạn tình là rất lớn.

Bác sĩ Thành chia sẻ đã từng gặp nhiều trường hợp bệnh nhân khăng khăng khẳng định không thể mắc bệnh lậu vì đã dùng bao cao su khi quan hệ. Tuy nhiên, khi bác sĩ hỏi kỹ họ mới thú nhận là có quan hệ bằng miệng. Hậu quả là nhiều bệnh nhân bị sưng tấy ở họng, mưng mủ hai lỗ amidan nhưng lại được chẩn đoán nhầm với bệnh viêm họng, phải điều trị dai dẳng mà không khỏi. Chỉ đến khi làm xét nghiệm phát hiện ra có vi khuẩn lậu, bệnh nhân mới được điều trị đúng.
Bệnh nhân không biết mình đang mắc bệnh, bởi vi khuẩn lậu trú trong miệng có biểu hiện giống như bệnh viêm họng thông thường (Ảnh minh họa)

Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới và nữ giới có sự khác biệt. Các triệu chứng ở nam giới mắc lậu tương đối cấp tính như ra mủ ở bộ phận sinh dục, đau, rát buốt khi đi tiểu... Thời gian khởi phát bệnh nhanh chỉ sau 3 - 4 ngày nhiễm vi khuẩn. Ở nữ giới, thời gian ủ bệnh khó xác định vì các triệu chứng lậu rất kín đáo, như chỉ ra dịch, khí hư nhiều giống như biểu hiện của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm, bệnh lậu sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở nữ giới như gây tắc vòi trứng, vô sinh. Thậm chí, phụ nữ mang thai bị lậu có nguy cơ lây lậu cho thai nhi khiến trẻ sinh ra bị mù bẩm sinh.

Tự điều trị, càng dễ kháng thuốc

“Việt Nam là nước tỷ lệ sử dụng kháng sinh bừa bãi rất cao. Bất kỳ người dân nào cũng có thể ra ngay hiệu thuốc gần nhà mua kháng sinh về uống mà không cần có đơn thuốc chỉ định của bác sĩ. Hậu quả là ngày càng có nhiều vi khuẩn kháng kháng sinh”, bác sĩ Thành cảnh báo.

Kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Da liễu Trung ương giai đoạn 2005-2010 cũng cho thấy, vi khuẩn lậu đã kháng với nhiều loại kháng sinh với tỷ lệ cao như ciprofloxacin 100%; penicillin 75,6%; tetracyline 46,5%; cefotaxim 4,7% .

Theo tiến sĩ Lê Văn Hưng, Phó trưởng khoa xét nghiệm, Bệnh viện Da liễu Trung ương, thuốc điều trị cho bệnh nhân lậu ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là ceftriaxon, thế hệ thứ 3 của kháng sinh cephalosporin đang được cảnh báo là bị vi khuẩn lậu đề kháng ở Thụy Điển, Nhật Bản vừa qua.

Theo phác đồ của Bộ Y tế, bệnh nhân lậu cấp chỉ cần tiêm một liều ceftriaxon 250mg có giá 60.000 đồng/lọ. Tuy nhiên, các cửa hàng thuốc trên thị trường chủ yếu bán ceftriaxon liều 1 gr có giá 300.000 đồng/lọ vì có lợi nhuận cao hơn. Rất nhiều bệnh nhân mắc lậu do e ngại, mặc cảm không dám đến bệnh viện, tự ý ra hiệu thuốc mua ceftriaxon 1 gr về điều trị với lời hứa của người bán hàng “liều càng cao mới trị dứt được bệnh”.

“Đến nay dù Việt Nam chưa phát hiện vi khuẩn lậu kháng thuốc ceftriaxon nhưng với tình trạng lạm dụng thuốc, tự ý điều trị của người bệnh như hiện nay, tôi e rằng  một ngày không xa vi khuẩn lậu sẽ kháng lại kháng sinh này giống như ở Thụy Điển, Nhật Bản”, tiến sĩ Hưng cảnh báo.
Để đề phòng bệnh lậu, mọi người cần sinh hoạt tình dục lành mạnh. Khi thấy chồng có biểu hiện dương vật sưng, có mủ, đái buốt hoặc vợ thấy ra khí hư bất thường, cần đến bệnh viện làm xét nghiệm phát hiện vi khuẩn lậu. Việc điều trị chỉ có hiệu quả khi cả vợ chồng đi khám.

Dấu hiệu nhận biết bạn mắc bệnh lậu

Dấu hiệu nhận biết bạn mắc bệnh lậu

Chia sẻ tin lên LinkHay.comshare to facebookshare to twister
Trong một lần quá chén, tôi đã trót dại với gái mại dâm. Sau 1 tuần, tôi đi tiểu thấy buốt, cậu nhỏ có mủ, người ngây ngấy sốt.
Có phải tôi đã mắc bệnh lậu? Xin bác sĩ cho biết triệu chứng của bệnh.
(Hoàng Văn Mạnh - Ninh Bình)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Bệnh lậu do một loại vi khuẩn hình cầu, ghép với nhau từng đôi, trên kính hiển vi cho hình ảnh giống như hạt cà phê, được gọi là song cầu lậu (Gonococcique). Bệnh được truyền từ người có bệnh sang người lành chủ yếu thông qua quan hệ tình dục, gây tổn thương chủ yếu tại bộ phận sinh dục.
Nữ giới mắc bệnh hầu như không có triệu chứng điển hình chỉ thấy đau khi đi tiểu, khí hư có màu, mùi. Nhưng với nam giới thì biểu hiện bệnh đặc trưng và rõ nét hơn đó là: đau khi đi tiểu, mủ tiết ra ở đầu dương vật. Khi mắc bệnh lậu, người bệnh đi tiểu ra mủ, rất đau, buốt, sốt.
Bệnh lậu ở nam giới cũng cần được chẩn đoán phân biệt với bệnh có các triệu chứng giống lậu nhưng không do lậu gây ra bởi các vi khuẩn Chalmydia và Mycoplasma.
Bệnh lậu nếu không được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả khôn lường như viêm bàng quang, chít hẹp niệu đạo, vô sinh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua việc dùng chung khăn tắm, quần áo lót có dây mủ niệu đạo, âm đạo của người bị lậu.
Để phòng bệnh không có cách gì khác là phải chung thủy một vợ một chồng; không quan hệ tình dục bừa bãi; không dùng chung quần áo, khăn tắm với người mắc bệnh lậu.
Theo BS Trần Phương Thu
Sức khỏe & Đời sốn

Chẩn đoán và điều trị bệnh Lậu

Chẩn đoán và điều trị bệnh Lậu

10/10/2011 4:38:35 PM
 Chẩn đoán
Tiền sử quan hệ tình dục với người bị bệnh.
Lâm sàng: đái rắt, đái buốt, đái mủ.
Xét nghiệm:
Nhuộm Gram thấy song cầu Gram (-) trong bạch cầu đa nhân trung tính
Nuôi cấy, kháng sinh đồ
PCR (Polymerase Chain Reaction) (+) (nếu có điều kiện)
 
Chẩn đoán phân biệt:
- Do Chlamydia: có nhiều chủng gây các bệnh khác nhau, chủng D,E, F, I, K gây viêm niệu đạo, tử cung, trực tràng...
Đây là căn nguyên thư­ờng gặp nhất trong các bệnh LTQĐTD với các đặc tính sau :
Hay phối hợp với lậu nên gây hội chứng viêm nhiễm sau lậu.
Thời gian ủ bệnh dài, trung bình từ 1-3 tuần. 
Lâm sàng :
Ở nam thư­ờng có nóng rát ở niệu đạo, có khi kèm theo ra mủ (số l­ượng ít giống lậu mạn) hoặc ra dịch nhày ở miệng sáo. Đái buốt th­ường ít, có khi thấy ngứa ở niệu đạo.
Ở nữ : biểu hiện lâm sàng th­ường kín đáo. Có thể gặp đái buốt, đái rắt, tiết dịch âm đạo.
Các xét nghiệm:
Miễn dịnh sắc ký
ELISA
PCR với Chlamydia
- Do trùng roi (Trichomonas vaginalis)
Th­ường gây viêm âm đạo với các triệu chứng:
+ Ngứa, khí hư­ âm đạo.
+ Khám âm đạo nhiều khí h­ư lỏng, có nhiều bọt nhỏ.
Trùng roi cũng có thể gây viêm niệu đạo ở nam giới như­ng triệu chứng kín đáo hơn. Có đái buốt, ít mủ nhày.
+ Xét nghiệm : soi t­ươi tìm trùng roi.
- Do nấm Candida: th­ường do Candida albicans (chiếm 80%). ở nam: triệu chứng thường kín đáo, không rõ ràng. Có thể thấy ít dịch nhày ở miệng sáo, ngứa hoặc viêm quy đầu. Lây truyền: do quan hệ với vợ/bạn tình bị nhiễm nấm âm đạo.
Ở nữ: triệu chứng rõ ràng hơn, khí h­ nhiều, màu trắng nh­ư vãng sữa (đặc và bột). Khám thấy khí hư­ nhiều, bám vào thành âm đạo.
Xét nghiệm:              
+ Soi nấm thấy bào tử nấm + giả sợi
+ Cấy nấm định loại trên môi tr­ờng Sabouraud
- Do tạp khuẩn
Vi khuẩn ­ưa khí :
Có thể xuất hiện sau phẫu thuật đ­ường tiết niệu, sinh dục, dị dạng đ­ường tiết niệu. Bệnh có ở cả nam và nữ.
+ Ở nam ra mủ giống lậu mạn, mủ ít, màu vàng xanh.
+ Ở nữ: ra khí h­ số l­ợng ít. Có thể kèm theo các biến chứng nh­ư viêm tiết niệu ng­ược dòng.
+ Xét nghiệm: nuôi cấy định loại và làm kháng sinh đồ.
Vi khuẩn yếm khí: gặp chủ yếu ở nữ gây viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial Vaginosis - BV)
Biểu hiện ra khí hư­ (mủ) ở âm hộ, âm đạo số l­ượng có thể ít hoặc nhiều khám âm đạo thấy khí hư­ giống kem láng đều thành âm đạo, cổ tử cung bình th­ường.
- Xét nghiệm:           + Test Sniff (+)
                                 + Tế bào Clue (+)
 
8.Điều trị
1.Nguyên tắc
- Điều trị sớm
- Điều trị đúng phác đồ
- Điều trị cả bạn tình
Tuân thủ chế độ điều trị: không quan hệ tình dục, không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống rượu bia và chất kích thích, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị.
Điều trị đồng thời Chlamydia.
 
2.Cụ thể
- Ceftriaxon (biệt dược Rocephine). Liều lượng: 250mg tiêm liều duy nhất, hoặc
- Spectinomycine (biệt dược Trobicin). Liều lượng : 2g liều duy nhất hoặc
- Cefixime (biệt dược Cedax) uống 400mg liều duy nhất.
Điều trị đồng thời Chlamydia với các thuốc sau:
- Doxycyclin 100mg x 2lần/ngày x 7 ngày, hoặc
- Tetracyclin/Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 7 ngày, hoặc
- Azithromycin (Zitromax) 1g liều duy nhất, hoặc
- Clarithromyxin (biệt dược Clacid) 250mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.
Lậu mạn (cả nam và nữ)
- Có biến chứng sinh dục tiết niệu: Ceftriaxon 1g/ngày x 5 – 7 ngày.
- Có biến chứng lan tỏa: cho bệnh nhân nằm điều trị nội trú. Ceftriaxon
      1-2 g/ngày. Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch x 10 – 14 ngày.
- Điều trị đồng thời Chlamydia bằng các thuốc sau:
+ Doxycyclin 100mg x 2lần/ngày x 14 ngày, hoặc
+ Tetracyclin/Erythromycin 500mg x 4 lần/ngày x 14 ngày, hoặc
+ Azithromycin (Zitromax) 1g / ngày x 2 ngày, hoặc
clarithromyxin(Clacid) 250mg x 2 lần/ngày x 14 ngày.
Lậu mắt ở trẻ sơ sinh
- Ceftriaxon 50mg/kg tiêm bắp liều duy nhất, tối đa không quá 125mg.
- Nhỏ mắt bằng n­ớc muối sinh lý
- Điều trị lậu cho mẹ.
- Phòng ngừa lậu mắt ở trẻ sơ sinh : rửa sạch mắt trẻ ngay sau khi đẻ. Nhỏ mắc bằng dung dịch Nitrat bạc 1% hoặc mỡ Tetracyclin 1% cho tất cả trẻ mới sinh.
Điều trị bạn tình giống như­ điều trị bệnh nhân.
 
Phòng bệnh
- Tuyên truyền, giáo dục y tế cho cộng đồng thấy được nguyên nhân, cách lây truyền, biến chứng và cách phòng bệnh.
- Tập huấn chuyên môn cho các bác sỹ đa khoa, chuyên khoa da liễu và sản phụ khoa.
- Hướng dẫn tình dục an toàn:
Chung thuỷ một vợ, một chồng
Tình dục không xâm nhập.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
 BSCK II. Nguyễn Thành - ĐHYHN