Xuất bản: 00:19, Thứ Năm, 19/04/2012, [GMT+7]
.
Chlamydia
là căn bệnh lây qua đường tình dục (STD) thường được ghi nhận nhất ở
Mỹ, do một loại vi khuẩn được gọi là Chlamydia trachomatis.
Có khoảng 2,8 triệu người Mỹ được thống kê là bị mắc Chlamydia mỗi năm. Phụ nữ thường bị tái nhiễm nếu người bạn tình của họ không được điều trị. Sự tái nhiễm đặt người phụ nữ vào nguy cơ cao hơn các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản bao gồm cả việc bị vô sinh. Bạn bị nhiễm Chlamydia như thế nào? Những người phụ nữ và đàn ông hoạt động tình dục quá nhiều có thể bị nhiễm Chlamydia thông qua các quan hệ tình dục với một người đã bị nhiễm. Chlamydia có thể lây qua đường tình dục qua âm đạo, hậu môn hay miệng. Do thường không có triệu chứng nên người bị nhiễm có thể không nhận biết được rằng mình đã bị nhiễm Chlamydia từ người bạn tình.
Một người càng có nhiều bạn tình thì nguy cơ bị nhiễm Chlamydia càng cao. Chlamydia thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh lậu, một loại STD khác. Bệnh lậu và Chlamydia có những triệu chứng giống nhau và có thể gây ra các biến chứng tương tự nhau nếu không được chữa trị. Nhưng hai loại này có biện pháp điều trị khác nhau. Triệu chứng của Chlamydia Bệnh nhiễm đầu tiên tấn công tử cung và cổ tử cung. Thậm chí nếu sự nhiễm trùng này lan từ cổ tử cung đến tử cung và vòi Fallope, một số phụ nữ có thể vẫn không có dấu hiệu hay triệu chứng nào. Nếu bạn thật sự có các triệu chứng, bạn có thể bị đau ở vùng bụng dưới, đau vùng lưng dưới, buồn nôn, sốt, đau khi giao hợp và chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Những người đàn ông có triệu chứng có thể có chất dịch tiết ra từ dương vật và cảm giác nóng bừng khi đi tiểu. Nam giới cũng có thể có cảm giác nóng và ngứa xung quanh lỗ ra của dương vật hay bị đau và sưng phồng ở mào tinh hoàn hay cả hai triệu chứng trên. Vi khuẩn cũng có thể nhiễm ở hầu họng thông qua tiếp xúc tình dục bằng miệng với người bạn tình bị nhiễm bệnh. Chlamydia được chẩn đoán như thế nào? Có các xét nghiệm để chẩn đoán Chlamydia. Một số xét nghiệm cần lấy một mẫu từ vùng bị nhiễm (cổ tử cung hay dương vật) để kiểm tra tìm vi khuẩn. Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể nói cho bạn biết bạn có bị nhiễm vi khuẩn hay không. Xét nghiệm Pap (xét nghiệm phết kính mỏng) không phải là xét nghiệm dành cho Chlamydia. Biện pháp điều trị Chlamydia Các kháng sinh được dùng để điều trị và chữa lành Chlamydia. Liều duy nhất của Azithromycin hay một tuần dùng Doxycycline là những biện pháp điều trị thường được dùng nhất. Tất cả những người bạn tình cũng nên được điều trị để tránh tái nhiễm. Bạn không nên quan hệ tình dục cho đến khi bạn và (những) người bạn tình đã hoàn thành việc điều trị. Có những kháng sinh an toàn để chữa Chlamydia trong khi đang mang thai. Nếu bạn bị nhiễm Chlamydia thì bạn nên điều trị bệnh ngay lập tức. Nghiên cứu đề nghị rằng việc mắc một STD làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm HIV, loại virus gây bệnh AIDS. Tránh bất cứ hoạt động tình dục nào trong khi bạn đang được điều trị chlamydia. Kể cho bạn tình của bạn biết để họ cũng được điều trị. Cách phòng ngừa Chlamydia Đây là những điều mà bạn có thể làm để làm giảm nguy cơ bị Chlamydia: Đừng quan hệ tình dục: Cách tốt nhất để ngừa Chlamydia hay các STD khác là thực hiện sự kiên nhịn, hay không có quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu mông hay miệng. Hãy chung thủy: Nghĩa là bạn chỉ có quan hệ tình dục với nhau thôi và không với ai khác nữa. Dùng bao cao su: Bao cao su có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm Chlamydia, nên hãy tự bảo vệ bạn bằng bao cao su mỗi khi bạn có quan hệ tình dục. Bao cao su nên được dùng cho bất cứ kiểu quan hệ tình dục nào cho mỗi người bạn tình. Đối với tình dục qua âm đạo, hãy dùng bao cao su thiên nhiên dành cho nam giới hay bao cao su nhựa tổng hợp dành cho nữ giới. Đối với quan hệ tình dục qua hậu môn, hãy dùng bao cao su dành cho nam giới. Đối với quan hệ tình dục qua miệng, hãy dùng đê răng cao su. Một đê răng bằng cao su là một vật liệu bằng cao su có thể được đặt trên hậu môn hay âm đạo trước khi quan hệ. Tránh thụt rửa: Phụ nữ không nên thụt rửa bởi vì nó làm giảm số lượng vi khuẩn tốt có trong âm đạo, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét