LHQ kêu gọi gọi gia tốc việc điều trị HIV tại châu Á-Thái Bình Dương
Liên Hiệp Quốc ca ngợi các nước châu Á Thái
Bình Dương về cách đáp ứng trước đại dịch HIV/AIDS, nhưng nói vẫn còn
những rào cản pháp lý và xã hội gây trở ngại đáng kể cho nỗ lực xóa bệnh
này. Từ cuộc họp khu vực ở Bangkok, thông tín viên VOA Daniel Schearf
gửi về bài tường thuật sau đây.
Hình: Reuters
Hôm nay, Ủy ban Kinh Xã Liên Hiệp Quốc đặc trách khu vực châu Á Thái
Bình Dương đã khai mạc hội nghị trong 3 ngày ca ngợi các thắng lợi đáng
kể đã đạt được trong những năm gần đây trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.
Bà Noeleen Heyzer, giám đốc UN ESCAP, nói với các giới chức và giới
tranh đấu của 34 quốc gia châu Á Thái Bình Dương rằng số người nhiều hơn
bao giờ hết đã tiếp cận được với việc điều trị HIV. Bà nói các vụ nhiễm
HIV mới đã giảm 20% kể từ năm 2001 và bà hy vọng sẽ đạt được một mục
tiêu bắt đầu chận đứng và đảo ngược sự lây lan HIV/AIDS trước năm 2015.
Bà Heyzer nói: “Những nước như Kampuchea, Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan đã đạt được thành quả giảm thiểu tỷ lệ nhiễm HIV với các chương trình phòng chống cấp tốc, và mở rộng, nhất là trong số những người mua bán dâm.”
Tuy nhiên, bà Heyzer nêu ra rằng các thành quả đạt được không đều, và vẫn còn những cách biệt trong mục tiêu mọi người đều được điều trị HIV.
Bà nói dịch bệnh HIV vượt quá khả năng đáp ứng.
Bà Heyzer cho biết: “Cứ một người bắt đầu điều trị thì lại vẫn còn gần như 2 trường hợp lây nhiễm mới. Những vụ lây nhiễm mới còn tập trung trong số người có rủi ro cao: những người mua bán dâm, những người chích ma túy, đàn ông có quan hệ tình dục với đàn ông và những người cải giới tính.”
Liên Hiệp Quốc đang hối thúc các nước tăng tốc nỗ lực ngăn chặn HIV trong khu vực.
Các giới chức nói 90% các nước châu Á Thái Bình Dương vẫn còn các rào cản trong việc điều trị HIV, kể cả các luật lệ coi những người hành nghề mãi dâm và những người dùng ma túy là tội phạm. Các giới chức nói những biện pháp đó gây khó khăn cho các nhóm mưu tìm sự điều trị.
Nhiều nước còn không chấp nhận, hay thậm chí đặt ra ngoài vòng pháp luật, những người đồng tính luyến ái hay cải giới tính.
Fiji vào năm 2010 đã trở thành đảo quốc Thái Bình Dương đầu tiên coi đồng tính luyến ái không phải là tội phạm và là nước duy nhất tài trợ cho việc điều trị chống vi rút. Fiji và Trung Quốc mới đây đã bãi bỏ việc hạn chế đi lại đối với những người nhiễm HIV.
Tổng thống Fiji Ratu Epeli Nailatikau đã phát biểu tại cuộc họp ở Bangkok hôm nay. Ông khuyến khích các đại biểu bảo đảm việc tài trợ đầy đủ cho các chương trình phòng chống HIV.
Tổng thống Fiji nói các nước và các chính phủ có trách nhiệm, sau tất cả các ưu tiên và cam kết đối nghịch nhau, phải bảo đảm cung cấp đầy đủ tài khoản cho các ngân sách quốc gia để đáp ứng với HIV/AIDS. Theo ông, rốt cuộc, trách nhiệm đạo đức của một chính phủ là cung cấp cho phúc lợi của dân chúng.
Bất kể các thành quả đã đạt được trong việc phòng chống HIV/AIDS, sự tài trợ của quốc tế dành cho các chương trình ở châu Á Thái Bình Dương đã sụt giảm trong những năm vừa qua và còn tiếp tục sụt xuống thêm.
Liên Hiệp Quốc nói một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Pakistan, Samoa và Thái Lan đã thành công trong việc tài trợ phần lớn cho các chương trình chống HIV riêng của họ bất kể sự sụt giảm từ phía các nước ngoài cấp viện. Bà Noeleen Heyzer kêu gọi các quốc gia khác trong khu vực theo gương các nước vừa kể.
Có 6 triệu người ở châu Á Thái Bình Dương sống với virut HIV, khoảng 15% tổng số trên toàn thế giới.
Bà Heyzer nói: “Những nước như Kampuchea, Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan đã đạt được thành quả giảm thiểu tỷ lệ nhiễm HIV với các chương trình phòng chống cấp tốc, và mở rộng, nhất là trong số những người mua bán dâm.”
Tuy nhiên, bà Heyzer nêu ra rằng các thành quả đạt được không đều, và vẫn còn những cách biệt trong mục tiêu mọi người đều được điều trị HIV.
Bà nói dịch bệnh HIV vượt quá khả năng đáp ứng.
Bà Heyzer cho biết: “Cứ một người bắt đầu điều trị thì lại vẫn còn gần như 2 trường hợp lây nhiễm mới. Những vụ lây nhiễm mới còn tập trung trong số người có rủi ro cao: những người mua bán dâm, những người chích ma túy, đàn ông có quan hệ tình dục với đàn ông và những người cải giới tính.”
Liên Hiệp Quốc đang hối thúc các nước tăng tốc nỗ lực ngăn chặn HIV trong khu vực.
Các giới chức nói 90% các nước châu Á Thái Bình Dương vẫn còn các rào cản trong việc điều trị HIV, kể cả các luật lệ coi những người hành nghề mãi dâm và những người dùng ma túy là tội phạm. Các giới chức nói những biện pháp đó gây khó khăn cho các nhóm mưu tìm sự điều trị.
Nhiều nước còn không chấp nhận, hay thậm chí đặt ra ngoài vòng pháp luật, những người đồng tính luyến ái hay cải giới tính.
Fiji vào năm 2010 đã trở thành đảo quốc Thái Bình Dương đầu tiên coi đồng tính luyến ái không phải là tội phạm và là nước duy nhất tài trợ cho việc điều trị chống vi rút. Fiji và Trung Quốc mới đây đã bãi bỏ việc hạn chế đi lại đối với những người nhiễm HIV.
Tổng thống Fiji Ratu Epeli Nailatikau đã phát biểu tại cuộc họp ở Bangkok hôm nay. Ông khuyến khích các đại biểu bảo đảm việc tài trợ đầy đủ cho các chương trình phòng chống HIV.
Tổng thống Fiji nói các nước và các chính phủ có trách nhiệm, sau tất cả các ưu tiên và cam kết đối nghịch nhau, phải bảo đảm cung cấp đầy đủ tài khoản cho các ngân sách quốc gia để đáp ứng với HIV/AIDS. Theo ông, rốt cuộc, trách nhiệm đạo đức của một chính phủ là cung cấp cho phúc lợi của dân chúng.
Bất kể các thành quả đã đạt được trong việc phòng chống HIV/AIDS, sự tài trợ của quốc tế dành cho các chương trình ở châu Á Thái Bình Dương đã sụt giảm trong những năm vừa qua và còn tiếp tục sụt xuống thêm.
Liên Hiệp Quốc nói một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Pakistan, Samoa và Thái Lan đã thành công trong việc tài trợ phần lớn cho các chương trình chống HIV riêng của họ bất kể sự sụt giảm từ phía các nước ngoài cấp viện. Bà Noeleen Heyzer kêu gọi các quốc gia khác trong khu vực theo gương các nước vừa kể.
Có 6 triệu người ở châu Á Thái Bình Dương sống với virut HIV, khoảng 15% tổng số trên toàn thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét