Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Viêm bàng quang khi mang thai

Viêm bàng quang khi mang thai


Phụ nữ mang thai dễ bị mắc viêm bàng quang. Viêm bàng quang là sự nhiễm khuẩn bàng quang. Ở phụ nữ bình thường, họ có nguy cơ mắc bệnh cao. Đây là bệnh mà thai phụ dễ mắc phải và có nguy cơ tái phát cao. Tuy nhiên, căn bệnh này không khó phòng ngừa.
Ở phụ nữ bình thường, họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới do niệu đạo ngắn, vi khuẩn từ vùng hậu môn dễ xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo. Với thai phụ, nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn. Chúng tôi đã trao đổi với bác sĩ Phạm Quốc Hùng, công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, TP. HCM, về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm, cách phòng ngừa bệnh.
Thai phụ có nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang cao hơn so với người bình thường. Nguyên nhân do đâu?
Thai phụ có nguy cơ cao hơn vì đây là giai đoạn thay đổi hormone mạnh mẽ. Thời kỳ này, đường tiểu của họ trở nên mềm hơn và dãn nở hơn, làm tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do tử cung lớn dần, bàng quang bị chèn ép làm nước tiểu ứ đọng là điều kiện để vi khuẩn sinh sôi như E.coli, Proteus mirabilis, Klebsiella pneumoinae… Các vi khuẩn này thường từ vùng hậu môn hoặc từ âm đạo qua niệu đạo rồi xâm nhập vào bàng quang gây viêm. Ngoài ra, không đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn khi thăm khám hoặc khi thực hiện các thủ thuật bằng dụng cụ… cũng dẫn đến viêm bàng quang.
Ngoài tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần, bệnh còn có dấu hiệu nhận biết đặc trưng nào?
Do niêm mạc bàng quang bị viêm, dễ bị kích thích nên bệnh nhân lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu, số lần đi tiểu tăng lên và tiểu gắt. Nước tiểu thường đục ở đầu bãi hoặc toàn bãi, đôi khi có máu. Người bệnh hay có cảm giác tức ở vùng dưới rốn (vùng tương xứng với vị trí của bàng quang), sốt cao (39-40 độ C), mạch đập nhanh, thể trạng suy sụp nhanh, đau vùng thắt lưng (đặc biệt là bên phải), buồn nôn và nôn, nhức đầu, phù toàn thân nhanh…
Mức độ nguy hiểm của viêm bàng quang đối với thai phụ như thế nào?
Thai phụ mắc bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hội chứng tiền sản giật/sản giật hay nhiễm độc thai nghén, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con????????
Việc điều trị cho thai phụ không giống bình thường. Thai phụ cần đến khoa sản của các bệnh viện để được điều trị đúng cách và theo dõi nhằm hạn chế những biến chứng. Thai phụ cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, trị bệnh dứt điểm để tránh nguy cơ kháng thuốc, bệnh sẽ tái phát.
Để phòng bệnh, thai phụ cần chú ý giữ vệ sinh cơ thể, vùng sinh dục (do môi trường âm đạo thay đổi khi có thai) để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
Thai phụ nên uống đủ nước, đi tiểu đều đặn, tiểu hết nước tiểu trong mỗi lần đi. Tránh nhịn tiểu lâu gây tình trạng nước tiểu ứ đọng ở bàng quang. Nên kiểm tra nước tiểu trong những lần khám định kỳ nhằm sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời.
nguồn Skds

Mẹ thừa cân khi mang thai liên quan tới béo phì ở trẻ em

Bà bầu nên nghe nhạc gì?

Ba tháng giữa thai kì nên ăn uống như thế nào?

Những vấn đề khi bà bầu làm việc tại văn phòng

Chăm sóc răng miệng ở phụ nữ mang thai

Phòng tránh bị cảm cúm cho các mẹ vào mùa đ

Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến


Bác sĩ Hồ văn HiềnBác sĩ Hồ văn Hiền
Chúng tôi có nhận được email của một thính giả ký tên là Phan Tấn Công hỏi về bệnh vẩy nến. Nhận thấy đây là một căn bệnh khá phổ biến mà nhiều người muốn biết thông tin, chúng tôi đã xin bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia giải thích cặn kẽ như sau:
Bịnh vẩy nến (Psoriasis)
Bịnh vẩy nến (psoriasis, tiếng Hy lạp, có nghĩa: ngứa) là một bịnh da mãn tính, do hiện tượng tự miễn nhiễm (autoimmune disease), hệ miễn nhiễm rối loạn chống lại chính cơ thể mình, làm một số tế bào da sanh sản quá nhanh, đồng thời gây ra các hiện tượng viêm (inflamation) trong da cũng như một số bộ phận khác như khớp xương và mắt. Chừng 1-3% dân số mắc bịnh này, tùy theo địa phương. Ảnh hưởng di truyền đóng vai trò quan trọng. Đa số phát bịnh lúc tuổi đã trưởng thành (trung bình 28 tuổi) tuy trẻ em cũng có thể mắc bịnh. Stress về tâm lý, thương tích ngoài da có thể làm bịnh bộc phát hoặc nặng thêm. Bịnh khó chữa dứt, hay tái đi tái lại.
Triệu chứng:
Dạng thường gặp là những mảng đỏ hồng (màu thịt cá hồi salmon), có lắn ranh rỏ rệt, trên mặt phủ bằng những vảy ly ty, màu bạc, có lẽ giống các vẩy đèn cầy (đèn sáp, nến) nên chúng ta gọi tên như vậy trong tiếng Việt. Thường gặp ở da đầu, cùi chỏ, đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân, và bộ phận sinh dục. Móng tay, móng chân lốm đốm những lổ nhỏ (pitting). Một số bịnh nhân còn bị viêm khớp (psoriatic arthritis). Một số bịnh nhân (10%) còn có triệu chứng ở mắt. Bịnh nhân psoriasis dễ bị trầm cảm (depression) cũng như dễ mắc chứng “hội chứng chuyển hóa” (metabolic syndrome, gồm áp huyết cao, mập, mỡ trong máu cao, đường máu cao, dễ bị bịnh tim mạch). Xin nhấn mạnh các điều sau đây chỉ có tính cách thông tin. Bịnh psoriasis khó trị, tia cực tím cũng như những thuốc được dùng có thể có phản ứng phụ, tác dụng qua lại với nhau. Bịnh nhân cần bác sĩ gia đình cũng như bs bịnh da định bịnh, chữa trị và theo dõi.
Trị liệu:
1) Bịnh nhẹ, với một số mảng nến (plaque) lớn, thường bác sĩ dùng những kem thoa có chất corticoid (hormone do vỏ tuyến thượng thận tiết ra, có khả năng làm giảm viêm) cực mạnh (ultra high potency corticosteroid) trong 2-3 tuần, sau đó dùng trong những “xung kích“ (pulse) ngắn cuối tuần, rồi dần dần chuyển qua corticoid loại trung bình, yếu hơn.
Tuy nhiên, corticoid chỉ cho thuyên giảm tạm thời, nên đồng thời người ta cũng dùng một thuốc thoa da (ointment, cream, lotion) thứ nhì tên calcipotriene (Dovonex) là một analog của vitamin D (vitamin D cũng làm psoriasis thuyên giảm, nhưng có tác dụng phụ nhiều hơn ở liều cao). Một số thuốc thoa kết hợp chất corticoid betamethasone với calcipotriol (Taclonex, Dovobet).
2) Đối với những mảng nhỏ phân phối rải rác ở một vùng rộng lớn hơn, thoa thuốc corticoid trở thành bất tiện và người ta dùng ánh sáng trị liệu bằng tia cực tím (photo therapy with ultraviolet light/UV). Đã từ lâu, người ta đã dùng nắng (ánh sáng mặt trời) để trị một số bịnh ngoài da như bịnh vẩy nến. Tác dụng của nắng nhờ tia cực tím trong ánh sáng mặt trời. Tia cực tím làm giảm độ sinh sản bất bình thường của tế bào ngoài da và làm giảm các hiên tượng viêm (là hai yếu tố chính gây nên psoriasis). Bs có thể dùng tia cực tím quang phổ hẹp (narrow band ultra violet (NB-UVB) (vd: 3 lần/ tuầnx 7 tuần), ở nhà hoặc khu ngọai chẩn (outpatient). Trường hợp bịnh nặng khó trị, bs có thể cho thoa thuốc như dầu hắc ‘crude coal tar’ trước khi rọi tia cực tím UVB, bịnh nhân được săn sóc trong những trung tâm đăt biệt..
3)Trường hợp nặng hơn, bs có thể dùng phương pháp kết hợp chất psoralen (thoa lên da hoặc uống rồi được hấp thụ rồi máu đem đến da) với rọi tia cực tím A (PUVA). Tia cực tím tác dụng lên trên chất psoralen trong da (photochemotherapy). Dùng PUVA lâu dài có thể tạo nguy cơ ung thư da, làm da già nhanh chóng (photoaging), bỏng da, cho nên bs bịnh da cần theo dõi bịnh nhân theo định kỳ.
4) Gần đây, người ta dùng excimer laser để chữa psoriasis (từ 1997). Tia cực tím trong tia laser tác động chính xác hơn vào các vết vảy nến.
5) Những thuốc có khả năng làm giảm hoạt động của các hiện tượng phòng thủ của cơ thể (thuốc ức chế miễn nhiễm/immunosuppressive agents) như

- methotrexate,
- acitretin (Soriatane) (2 chất này có thể độc gan),
- cyclosporine (có thể độc thận) được dùng trong những trường hợp nặng và tùy trường hợp có thể dùng song song với ánh sang trị liệu bằng tia cực tím.
- Đặc biệt dùng acitretin cần phải tránh có bầu trong 3 năm sau khi ngưng thuốc, vì khả năng gây quái thai (teratogenic).

6) Ngoài ra, trong những trường hợp nặng không thuyên giảm với các trị liệu trên, hoặc tránh các phản ứng phụ nguy hiểm của corticoid, có những thuốc mới hơn gọi là ‘biologic” (tác nhân sinh học).

Ví dụ: thuốc chống lại yếu tố “Tumor Necrosis Factor” (TNF là yếu tố gây viêm trong psoriasis)] như Remicade (infliximab), cần chích tĩnh mạch (truyền IV trong 2 tiếng, nhiều lần, và rất đắt tiền (trên 1000 dollars/liều).

7) Vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày như giải quyết các vấn đề gây stress, uống dầu cá (fish oil), vitamin A và D (liều vừa phải), tập thể dục, ra nắng, ngưng hút thuốc lá, cai rượu, giảm cân nếu quá mập đều có thể có tác dụng tốt trong việc chữa trị psoriasis.
(Re: American Academy of Dermatology: Guidelines of care for the management of psoriasis and psoriatic arthritis. 2010)
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.

Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.

Chữa hiếm muộn-không thể là cuộc chiến của một người

Chữa hiếm muộn-không thể là cuộc chiến của một người

Categories: Vô sinh
Dẫu vậy, tiếp xúc với chị vẫn thấy gương mặt chị Dung tràn đầy hy vọng về một ngày gần nhất sẽ có tin vui: “Có đi khám hiếm muộn và vô sinh, mới thấy hết mỗi người đúng là mỗi cảnh. Chị em nào đến đây cũng mang những nỗi lo lắng và khao khát có con khó nói thành lời. Nhiều trường hợp còn khó khăn hơn vợ chồng tôi gấp bội. Nhưng tất cả đều phải đang âm thầm cố gắng”.
Khám hiếm muộn – Không chỉ ngày 1 ngày 2
Mới đầu giờ chiều tại Phòng khám sản khoa Lan, một phụ nữ khoảng 27-28 tuổi với vẻ mặt trầm cảm, lo lắng đang ngồi chờ khám nhưng cũng cố nhấp nha nhấp nhổm. Chị nói rằng, cả ngày nay chị đã có mặt tại đây từ 4h30 sáng. Cứ ngỡ là người đến xếp hàng gần như đầu tiên và vào khám sớm nhất, nào ngờ khi lấy số khám bệnh, số của chị đã là 47.
Vì đây là lần đầu tiên chị đến phòng khám sản khoa nức tiếng này nên không nghĩ phòng khám lại đông đến thế. Suốt cả ngày hôm trước, chị cũng cẩn thận gọi điện đăng ký lấy số và xếp lịch khám trước. Nhưng lần gọi nào, máy của phòng khám cũng báo bận. Chị ngồi ôm máy điện thoại bàn và canh điện thoại suốt 1 tiếng đồng hồ mà không thể nào gọi điện đặt chỗ trước được. Thế là mới sáng tinh mơ, trời còn tối om, chị đã một mình vùng dậy chạy xe đến phòng khám. “Vì đã mang số 47 nên trường hợp của chị nghiễm nhiên bị gạt sang danh sách bệnh nhân khám buổi chiều. Nghe bác sĩ và nhân viên ở đây nói, buổi sáng các bác sĩ chuyên khoa chỉ kịp thăm khám và giải quyết cho khoảng 30 trường hợp thôi. Thôi đành mất ngày mất buổi mà được khám còn hơn là ra về và lại mệt mỏi gọi vì đặt lịch hẹn hay đến sớm lấy số”. – Chị nói.
Tiếp lời ca thán của người phụ nữ khám hiếm muộn không biết tên kia, chị Lan Anh – người đang đưa người nhà đi khám ngồi cạnh đấy cũng có vẻ rất am hiểu “lẽ đương nhiên phải mất ngày mất buổi khi khám hiếm muộn”. Với Lan Anh, việc khám hiếm muộn con phải trải qua một quy trình rất chặt chẽ và nhiều giai đoạn. Ở phòng khám này, chị đưa người nhà đi rất nhiều lần rồi nên biết rõ như lòng bàn tay quy trình cụ thể của nó như sau:
- Vào bàn phát số khai hồ sơ.
- Đợi đọc tên rồi tự tay điền vào hồ sơ đó.
- Đóng tiền siêu âm, xét nghiệm tế bào tử cung
- Đợi kết quả siêu âm rồi vào gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho giấy yêu cầu chồng (xét nghiệm máu và tinh dịch đồ) vợ đến thử máu vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Ngày thứ 7 của chu kì kinh thì vợ đến chụp tử cung vói trứng xem có bị tắc hay có vấn đề gì không
- Gặp bác sĩ và nhận được sự tư vấn.
Sau khi đọc vanh vách các bước mà người đi khám hiếm muộn phải trải qua khi đăng ký khám ở phòng khám này, chị cũng nói rằng: Nói chung việc đi khám hiếm muộn chưa tốn kém cho lắm với các khâu kiểm tra. Chỉ khi nào bắt đầu điều trị thì tùy thuộc theo tình trạng của vợ chồng mà tốn nhiều hay ít. Nhưng cái mà người nhà của chị và cả chính chị sợ nhất khi đi khám hiếm muộn ở đây cũng như các nơi khác là khâu lấy số, phát số và kiểm tra rất lâu. Thường phải chờ đợi từ sáng đến gần hết giờ chiều mới đến được bước siêu âm rồi gặp bác sĩ. Thậm chí có hôm chỉ có đi xét nghiệm máu mà phải mất cả ngày luôn. Đến sáng hôm sau mới quay lại lấy kết quả của tinh dịch đồ. Còn những kiểm tra khác chắc chắn chưa thể làm luôn được vì phải đợi đến ngày. Nếu không làm từng bước một thì cũng không thể biết đến bao nhiêu ngày mới xong”.
Chị Lan Anh nói thêm, năm trước chị cũng có đưa cô em họ đi khám hiếm muộn ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (Đê La Thành) nhưng ở đó còn đông hơn Viện Phụ sản Trung Ương (Tràng Thi) nữa. Theo chị thì vào các bệnh viện chuyên ngành yên tâm hơn các phòng khám tư vì ở đó phương tiện và máy móc luôn được trang bị tiên tiến hơn. Nhưng ngặt nỗi vào viện thì phải chờ đợi rất lâu. “Nói chung đã đi khám hiếm muộn thì dù ở xa hay gần cứ xác định phải rất mệt mỏi và kiên nhẫn, không thể trong ngày 1 ngày 2 được, mà thường phải kéo dài cả tuần, thậm chí cả tháng vì nó phụ thuộc vào yêu cầu xét nghiệm cho từng giai đoạn”.
Đọc tiếp:

Thủ thuật để sinh đẻ không đau

Thủ thuật để sinh đẻ không đau

Nhiều người sẽ đặt một câu hỏi chung rằng: sinh con tự nhiên có nguy hiểm không? Xin trả lời rằng, về cơ bản sinh con tự nhiên là an toàn. Nó chỉ trở nên nguy hiểm nếu người mẹ quên hoặc bỏ qua những khuyến cáo trong việc chăm sóc sức khỏe, hay từ chối sự can thiệp của bác sĩ khi tiến trình “lâm bồn” không như dự định ban đầu.


1. Sinh con trong nước

Sinh con dưới nước ấm từ 30 – 380 C là phương pháp được áp dụng phổ biến ở châu Âu và còn khá hạn chế ở Việt Nam, song nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy nó cực kỳ ưu việt so với sinh con theo phương pháp truyền thống. Trọng lực của nước sẽ giúp các cơ chân thả lỏng, điều hòa hơi thở giúp giảm bớt căng thẳng cho phụ nữ trong khi sinh.

Sinh con dưới nước là một thủ thuật được áp dụng phổ biến ở nước ngoài.
Bên cạnh đó việc sinh ra trong nước sẽ giúp em bé “chui” ra dễ dàng hơn, môi trường nước cũng gần với môi trường dung dịch nước ối khi bé trong bụng mẹ, tuy nhiên trong bụng mẹ phổi của bé không mở, bé không hô hấp bằng phổi, chính vì vậy sinh ra trong nước sẽ tạo bước đệm để bé làm quen dần với môi trường không khí bên ngoài. Với những bé bị nghẽn thở, nước sẽ giúp phổi bé mở và giúp bé tự hít thở không khí. Dĩ nhiên bạn vẫn phải có bác sĩ sản khoa bên cạnh để hỗ trợ và chỉ dẫn.

Tuy nhiên những thai phụ mắc những chứng bệnh dưới đây thì không nên áp dụng phương pháp này:
- Thai phụ bị mắc bệnh tim.
- Tâm lý không ổn định trước khi sinh.
- Bào thai quá lớn.
- Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng hoặc các bệnh liên quan đến vùng kín.
2. Chỉ cần một nữ hộ sinh

Bạn cũng có thể sinh con theo cách tự nhiên và ở nhà mà không cần đến bệnh viện. Chỉ cần có sự hỗ trợ của một nữ hộ sinh dày dạn chuyên môn, được đào tạo chính thức trong cả hai chuyên môn là điều dưỡng và nữ hộ sinh. Họ có thể giúp thai phụ trong lúc mang thai, sinh nở và ngay cả việc giáo dục, chăm sóc bé sau sinh…
Nữ hộ sinh sẽ trấn an tinh thần tốt cho bạn vì mang thai và sinh con vốn là một quá trình tự nhiên trong cuộc sống. Và nếu bạn thực sự có một cơ thể khỏe mạnh thì việc sinh nở không đến mức cần thiết phải cần đến những phương pháp quá hiện đại từ phòng sinh.

3. Áp dụng cách thở để giảm đau cho tiến trình chuyển dạ (Sophrologic Delivery)

Thở lần lượt theo 4 phương pháp: thở nông, thở sâu, thở hổn hển và thở nhẹ thư giãn. Kinh nghiệm của hầu hết phụ nữ vượt cạn an toàn và sinh con theo cách tự nhiên là đã thực hành thở theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa. Sophrologic Delivery được xem là phương pháp mới mẻ trong việc thực hành thở, thư giãn, yoga, thiền, bạn nên luyện tập và vận dụng chúng vào công cuộc “vượt cạn”.

4. Kỹ thuật Lamaze

Lamaze là một phương pháp làm giảm đau trong quá trình sinh con nhờ vào việc sử dụng chương trình hoat động tâm lý và thể chất. Nó bao gồm các kỹ thuật thở, thư giãn và liên tưởng. Kỹ thuật này cần phải được thực hành đầy đủ trong suốt thai kì vì khó mà đạt được chỉ trong một thời gian ngắn lúc chuyển dạ.
5. Kỹ thuật Bradley

Kỹ thuật này nhấn mạnh sự tham gia tích cực của người cha với vai trò là bà đỡ. Biện pháp này tập trung vào chế độ dinh dưỡng tốt và tập thể dục trong thai kì, cũng như việc thư giãn và thở sâu giúp bà bầu đối phó với những cơn co bóp dạ con. Tiến sĩ Robert A.Bradley tạo ra Phương pháp Bradley bởi vì ông tin rằng phụ nữ sinh ra là để sinh con theo cách tự nhiên.


6. Sinh không đau với thủ thuật gây tê màng cứng

Sinh không đau là một phương pháp dùng thủ thuật gây tê ngoài màng cứng tuỷ sống. Thủ thuật gây tê này làm thai phụ mất cảm giác từ thắt lưng trở xuống do đó sẽ có quá trình chuyển dạ không đau. Một vài nghiên cứu trước đây cho rằng, biện pháp gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng tới khả năng rặn đẻ và hậu quả là phải cần đến thủ thuật mổ đẻ.

Ngoài ra, thủ pháp này còn có thể làm chậm các cơn co thắt và ảnh hưởng đến tiến độ của ca đẻ, tuy nhiên kết quả cho thấy chỉ có 18% số người được gây tê ngoài màng cứng lúc bắt đầu chuyển dạ phải qua mổ đẻ, thấp hơn 3% so với số người được giảm đau thông thường. Đáng chú ý là thời gian trung bình từ lúc gây tê cho đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn là 295 phút, trong khi ở những hợp bình thường là 385 phút.

7. Thủ thuật thôi miên

Sinh con bằng phép thôi miên được giảng dạy trong các lớp học trên toàn thế giới. Theo HypnoBirthing Institute, trong vòng 2 tiếng rưỡi trên lớp, các bà mẹ mang thai học các kỹ thuật thư giãn để giảm bớt lo lắng, căng thẳng và đau đớn, để họ có thể tỉnh táo để sinh nở thành công trong trạng thái cơ thể và tâm trí thư giãn.

8. Sử dụng kỹ thuật châm cứu

Châm cứu vốn là một kỹ thuật cổ xưa đã được sử dụng ở Trung Quốc suốt gần 2.000 năm để ngăn chặn các cơn đau và tăng cường sức khỏe con người. Thầy thuốc sẽ châm những chiếc kim nhỏ khắp cơ thể bạn trong một thời gian nhất định. Châm cứu được cho là cân bằng “khí” và năng lượng của con người. Nhiều thai phụ sử dụng phương pháp châm cứu trong quá trình sinh nở để giảm đau, duy trì năng lượng, giữ cho huyết áp thấp hơn.

9. Sinh con không sợ hãi

Tiến sĩ sản khoa Grantly Dick-Read đã mất từ năm 1959, nhưng phương pháp giúp chế ngự cơn sợ hãi trong cơn sinh nở của ông luôn sống mãi. Ông cho rằng sợ hãi và căng thẳng gây nên đau đớn khi “lâm bồn” xảy ra đối với gần 95% phụ nữ sinh con. Vì thế cách thức để giúp họ “vượt cạn” nhẹ nhàng hơn là hãy trò chuyện, trấn an, thông cảm, khích lệ…để họ vượt qua nỗi sợ hãi mà hoàn thành thiên chức cao cả nhất của người phụ nữ.


Dấu hiệu sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh em bé



Khi ở giai đoạn cuối của thai kỳ, không thai phụ nào muốn tới bệnh viện quá sớm hoặc quá muôn. Làm thế nào để biết mình sắp sinh? Các bạn có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau:


Mẹ tròn con vuông là niềm hạnh phúc lớn nhất


Dấu hiệu chắc chắn


Đau bụng


Chắc chắn khi mang thai lần đầu tiên không ai có thể biết chắc chắn đau bụng như thế nào là bắt đầu chuyển dạ. Trong 3 tháng cuối thường xuất hiện các cơn đau bụng tự nhiên, chúng thường chỉ âm ỉ và diễn ra trong thời gian ngắn. Khi gần tới ngày sinh, bạn có thể cảm thấy cái gì đó như các cơn co, chúng gây cảm giác không thoải mái, đau bụng dưới, thời gian và cường độ hơn hẳn những cơn đau có trước đó. Có thể mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó. Bạn có thể thấy số lượng các cơn đau ngày càng nhiều, nghĩa là khoảng cách giữa các cơn đau ngày càng ngắn. Đó là sự khác biệt với cơn đau không phải chuyển dạ.

Có cơn đau thì bạn đã cần đến viện/ nhà hộ sinh chưa? Là chưa cần thiết nếu như nó mới đau và chưa có dấu hiệu ra nhày hồng hay vỡ ối. Tuy vậy, bạn cần phải xem xét cẩn thận xem sắp tới ngày dự kiến sinh chưa và phải quan tâm tới khoảng cách từ nhà bạn đến cơ sở y tế, phương tiện vận chuyển. Nếu là mang thai con rạ thì cần đến viện ngay.

Ra nhày hồng


Nhày hồng hay ra nhựa chuối là chất dịch đặc như keo, có màu xám, dính, chảy ra ở âm hộ khi bắt đầu chuyển dạ. Nó cũng là 1 dấu hiệu rất có giá trị. Nhày hồng chính là nút nhày nằm ở lỗ cổ tử cung, có tác dụng bảo vệ thai bằng cách ngăn các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào Tử cung qua lỗ cổ tử cung. Khi chưa sinh chúng bám rất chắc chắn ở cổ tử cung. Cơn co tử cung làm bong nút nhày ra và nó chảy ra ngoài theo đường âm đạo. Thường thì nó kèm theo ít máu nên có màu hồng và gọi là nhày hồng. Khi có cơn co, đau bụng và ra nhày hồng thì có nghĩa là bạn đang chuyển dạ.

Vỡ ối

Là dấu hiệu muộn hơn của chuyển dạ. Dấu hiệu của vỡ ối là thấy dịch chảy ra ở bên dưới. Có thể chảy mạnh hoặc ít một, nhưng liên tục. Điều gây bối rối ở đây là những phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu. Làm thế nào bạn biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra. Phải làm gì lúc đó? Một lần nữa, hãy gọi cho bác sĩ và nói rõ về màu của chất lỏng.

Vỡ ối cũng có nghĩa là bạn cần phải tới viện, đặc biệt trong trường hợp dịch ối phun ra nhanh và nhiều, vì nếu cạn nước ối thì việc sinh nở sẽ rất khó khăn, và ảnh hưởng đến thai nhi không thể lường trước được.

Vào giai đoạn cuối, việc dự đoán chính xác cảm giác và thời gian chuyển dạ là rất khó. Với người sinh con so càng khó hơn, Hiểu biết hơn về các dấu hiệu chuyển dạ giúp bạn biết mình cần phải làm gì và vào lúc nào.

Một số biểu hiện khác:


Bị tiêu chảy

Đôi khi, phụ nữ sẽ bị tiêu chảy 1 - 2 ngày trước khi chuyển dạ. Và nôn cũng là hiện tượng có khả năng xảy ra với bạn.

Bụng tụt xuống thấp


Là cảm giác bụng mình thấp hơn hoặc nhỏ hơn khá nhanh. Nó có thể diễn ra trong vài giờ. Nếu thấy dấu hiệu này thì hãy tìm xem bạn có những dấu hiệu đã nêu trên không.



Nếu đây không phải là lần sinh đầu tiên thì bạn đừng chần chừ nữa vì thời gian chuyển dạ có thể sẽ rất ngắn, nhiều khi chỉ 3-4h, hoặc tệ hơn nhanh tới mức "đẻ rơi". Người sinh con dạ phải luôn sẵn sàng đến viện bất cứ lúc nào.

Tốt nhất là gọi cho Bác sĩ nếu bạn có thể. Khi gọi cho bác sĩ, bạn nhớ nói về những biểu hiện của mình. Nếu bác sĩ bảo bạn cứ ở nhà thêm một lúc nữa, hãy cố thư giãn. Việc đó sẽ làm các cơ lỏng ra và giúp bạn bớt đau trong khi sinh.

--phanquj--
__________________

Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau đẻ

Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau đẻ

CHĂM SÓC BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH NGÀY ĐẦU SAU ĐẺ




1. Theo dõi - chăm sóc trong 2 giờ đầu.



Lưu ý: khi theo dõi/chăm sóc mẹ và con phải đảm bảo vệ sinh ở mức tối đa:
- Rửa tay nước sạch và xà phòng trước và sau mỗi lần chăm sóc.
- Dụng cụ chăm sóc phải vô khuẩn, không dùng chung cho các sản phụ hoặc trẻ sơ sinh khác.
- Tã, áo, khăn, đồ dùng cho mẹ và con phải khô, sạch.

2. Theo dõi từ giờ thứ ba đến hết ngày đầu.



Một số tình huống bất thường có thể xảy ra và cách xử trí:


Chăm sóc sản phụ sau đẻ

Những biểu hiện sinh lý của bà mẹ ngày đầu sau đẻ
-Khối cầu an toàn: xuất hiện trong vòng 2 giờ đầu sau đẻ
-Sự co bóp tử cung có thể gây nên hiện tượng đau bụng từng cơn
-Tắc mạch sinh lý ở diện rau bám
-Sản dịch ra nhiều, có thể làm cho bà mẹ có cảm giác lo lắng, hoảng sợ và lúng túng
-Tiết sữa non
-Rét run sau đẻ

Những biến cố dễ gặp trong ngày đầu sau đẻ:
-Sốc (choáng): do đau, mất máu, gắng sức trong quá trình đẻ, do các bệnh lý có sẵn
-Chảy máu do đờ tử cong, sót rau
-Chấn thương đường sinh dục khi đẻ: rách tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung, máu tụ đường sinh dục
Cách can thiệp: theo dõi sát, phát hiện sớm những bất thường thông báo cho bác sĩ

Mục đích các chăm sóc thời kỳ sau đẻ
-Phục hồi sức khoẻ cho bà mẹ nhanh chóng
-Làm tử cung co chắc hơn, giản mất máu
-Giảm các biến động không có lợi cho bà mẹ (rét run, bí đái)
-Giúp sự xuống sữa nhanh hơn, gây tăng tiết oxytocin nội sinh, làm tử cung co hồi tốt hơn, tăng tình cảm mẹ và con
-Giảm nguy cơ các tai biến trong thời kỳ sau đẻ (chảy máu, nhiễm khuẩn)
-Chuẩn bị cho người mẹ một cách tốt nhất cho việc chăm sóc cho bản thân và cho đứa trẻ sau này
-Đảm bảo một cách tích cực cho bà mẹ trong việc chăm sóc cho bản thân và đứa trẻ. Xem xét tất cả những lo lắng và sợ hãi của bà mẹ
-Tạo môi trường và bầu không khí thoải mái cho bà mẹ khi chăm sóc theo dõi, tư vấn và hướng dẫn.

Những lợi ích của việc sinh thường

Những lợi ích của việc sinh thường

Một trong những lợi ích của việc sinh thường là con bạn sẽ tránh bị tiếp xúc với một số loại thuốc không cần thiết, có khả năng gây nguy hiểm cho hệ thống thần kinh của trẻ. Trong quá trình sinh thường, em bé cũng không bị ảnh hưởng bởi thuốc giảm đau và ra đời sẽ nhanh có cảm giác hơn bé sinh thường.
Có nhiều thời gian để chuẩn bị “lâm bồn”
Khi bạn thực hiện các phương pháp sinh mổ, bạn sẽ bị giới hạn trên giường mổ với thuốc gây mê và sẽ không có cơ hội đi lại xung quanh cho tới lúc sinh nở. Trong thời gian đi lại này, bạn cũng sẽ cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể minh khi em bé sắp chào đời.
Cảm nhận được sức mạnh bản thân
Rất nhiều phụ nữ cảm nhận được sức mạnh phi thường khi đẻ và cảm giác thành công sau khi sinh. Và bất chấp việc phải chịu đựng cơn đau, họ vẫn chọn sinh thường trong lần sau. Với một số phụ nữ, việc được chủ động giúp giảm bớt ý thức về cơn đau.
Người mẹ không mất cảm giác
Không bị mất đi cảm giác hay sự tỉnh táo, bạn sẽ hoàn toàn chủ động trong khi quá trình sinh – vì vậy bạn có thể đi lại tự do, tìm kiếm những tư thế giúp bạn thoải mái khi đau đẻ và chủ động rặn đẻ.
Người chồng có thể được tham dự
Chồng bạn sẽ cảm thấy được tham dự khi cả hai cùng phối hợp để kiểm soát cơn đau.
Hạn chế dụng cụ tiếp xúc với bé
Bạn sẽ ít có khả năng phải dùng các dụng cụ hỗ trợ để lôi em bé ra.
Nhanh hồi phục sau sinh
Các bài tập thở, tưởng tượng và tự thôi miên có thể được thực hành trước và sau sinh. Rất nhiều bà mẹ trẻ lặp lại các kỹ thuật thư giãn khi mới cho con bú, xử lý các cơn đau sau sinh hoặc giải tỏa stress khi chăm sóc đứa con mới sinh.
Em bé nhanh tỉnh táo
Sử dụng phương pháp sinh tự nhiên sẽ giúp bé ít bị chệnh choạng và tỉnh táo hơn sau sinh. Em bé cũng nhanh bú mẹ hơn. Mẹ sinh thường, sữa cũng nhanh về hơn.
Mẹ có được những kinh nghiệm sinh nở
Mẹ sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu sau sinh để phục vụ cho lần thứ hai. Những trải nghiệm này là vô cùng thú vị mà nếu bạn sinh con bằng cách sinh mổ sẽ không thể cảm nhận được
Bên cạnh đó sinh thường cũng có một số hạn chế:
Không giống như khi gây tê ngoài màng cứng, các biện pháp này sẽ không loại bỏ cơn đau, vì vậy nếu bạn không muốn hoặc không thể chịu đau, bạn sẽ thích phương pháp gây tê màng cứng hơn. Ngoài ra, các biện pháp sinh thường sẽ không đủ để kiểm soát cơn đau nếu bạn gặp phải ca sinh phức tạp cần nhiều sự can thiệp, hoặc bạn bị kiệt sức sau khi đau đẻ quá lâu và cần phải ngủ. Nhưng bạn có thể thay đổi ý kiến và chọn gây tê màng cứng nếu không quá gần đến lúc sinh.
Đọc tiếp:

 Dấu hiệu sắp sinh em bé

Thủ thuật để sinh đẻ không đau

Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau đ

Phòng và trị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Phòng và trị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Categories: Trẻ nhỏ
Trẻ nào dễ mắc bệnh?
Tác nhân viêm tiểu phế quản ở trẻ thường là do các virut như: virut hợp bào hô hấp (VRS), chiếm 30 – 50% các trường hợp mắc bệnh. Virut cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% số trẻ bị viêm tiểu phế quản. Ngoài ra phải kể đến Adenovirus với 10% số mắc.
Nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do virut hợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở cơ thể trẻ còn quá yếu, nhất là trẻ đang ở tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ.
Ngoài ra, các trường hợp trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi bẩm sinh, sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động, không khí ô nhiễm, nhà ở ẩm thấp, chật chội, hay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải viêm tiểu phế quản.
 Virut Respiratoire Syncytial (VRS) – virut hợp bào hô hấp gây viêm tiểu phế quản
Dấu hiệu để nhận biết
Viêm tiểu phế quản là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, thường gặp nhất là 3 – 6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu ôxy để thở.
Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Bạn nên lưu ý vì sốt không phải triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trên thực tế, có rất nhiều trẻ viêm tiểu phế quản không bị sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ. Trẻ có thể xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, thậm chí ngừng thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày sau đó giảm dần rồi khỏi hẳn. Cá biệt có một số trường hợp ho sẽ kéo dài hơn.
Viêm tiểu phế quản là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp nặng ở trẻ nhỏ đặc biệt là các nước Âu – Mỹ vì bệnh có khả năng trở thành dịch lớn. Ở Hoa Kỳ: 120.000 trẻ nhập viện vì viêm tiểu phế quản hằng năm. Ở Việt Nam, theo một thống kê chưa đầy đủ cho thấy, đây cũng là bệnh phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, với một con số ước tính khoảng 40% số ca bệnh nhi phải điều trị tại các khoa hô hấp.
Biến chứng nào có thể xảy ra?Nếu không được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng hô hấp, xuất hiện từng cơn khó thở tái phát, viêm tiểu phế quản lan tỏa. Nghiêm trọng hơn sẽ làm trẻ bị suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi – trung thất, xẹp phổi và thậm chí tử vong.
Bệnh sẽ có biến chứng nặng hơn ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non – nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch.
Điều trị và phòng bệnh
Với các trường hợp nhẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà: tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước và làm loãng đờm. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Để giảm ho, long đờm cho bé có thể sử dụng mật ong hấp với quả quất còn xanh hoặc mật ong hấp lá hẹ. Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, cần đưa bé tới bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
 Hình ảnh viêm tiểu phế quản xơ hóa tắc nghẽn trên phim chụp Xquang.
Những trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái… hoặc có các yếu tố nguy cơ như trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch thì cần nhập viện.
Để phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá, mầm bệnh.
Tránh cho trẻ tiếp xúc gần gũi với trẻ lớn, người lớn đang bị cảm lạnh cũng như các trẻ bệnh khác. Cần rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ (vì virut gây bệnh lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp). Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày.
Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.
 BS. Nguyễn Duy Quang

Teo đường mật bẩm sinh dễ nhầm với vàng da sinh lý

Tủ thuốc gia đình và những điều lưu ý

Chẩn đoán & xử trí ngộ độc cấp ở trẻ em.

Dạy con tuổi lên 2

Kiểm tra các dấu hiệu khi bé ‘tè’

Thay đổi dấu hiệu toàn thân thới kỳ mang thai

Hậu quả của sự ứ nước
a) Tăng khối lượng máu làm loãng máu.
b) Tăng giữ nước ngoài tế bào:
Hiện tượng này gặp trong tất cả các tổ chức và cơ quan. Sự tăng giữ nước ngoài tế bào hay gặp nên hiện tượng sinh lý hay gặp là phù, mặc dù phù bao giờ cũng đáng ngại ở người có thai. Ngoài ra, sự thấm nước trong khi có thai đã làm giảm trương lực và nhẽo các tạng một cách đặc biệt như:
- Đường tiêu hoá ( chướng bụng và táo bón).
- Bộ phận tiết niệu ( giãn niệu quản và ứ nước tiểu)
- Đặc biệt sự biến đổi khác nhau về các thớ sợi của bao khớp, và các dây chằng khớp, làm cho sự giãn khớp tăng lên, nhất là khớp mu.
Tăng chuyển hoá và thay đổi một số hằng số sinh lý
Quá trình chuyển hoá tổng hợp chiếm ưu thế so với quá trình chuyển hoá thoái hoá, thăng bằng nitơ dương tính mạnh. Qua những thay đổi này, một số hằng số sinh học có sự khác nhau giữa người có thai và những người không có thai. Sau đây là tóm tắt một số thay đổi quan trọng:
- Nhiệt độ: nhiệt độ trên 370C trong suốt 3 tháng đầu, nghĩa là tiếp tục nhiệt độ cao nguyên trong thời kỳ thứ hai của vòng kinh. Sau đó nhiệt độ giảm xuống dưới 370C.
- Mạch: hơi tăng nhẹ.
- Huyết áp: huyết áp động mạch hơi thấp, dưới những trị số gặp ngoài thời kỳ thai nghén. Huyết áp hơi thấp trong khi thai nghén mới bắt đầu, về sau tăng dần, những vẫn trong giới hạn bình thường. Nếu huyết áp trên 140/90 mmHg là bệnh lý.
- Các thành phần trong máu:
* Hematocrtit hơi giảm, giữa 30 và 40%.
* Hồng cầu thường dưới 4.000.000 trong 1 mm3. Số lượng hồng cầu và bạch cầu trong một phút bình thường. Đồng thời các xét nghiệm gây tăng đường huyết, thời gian máu chảy, đông máu, tỷ lệ protrombin bình thường.
* Bạch cầu từ 8 000 đến 16.000. Công thức bình thường.
* Tiểu cầu tăng từ 300.000 đến 400.000.
* Protit từ 60 đến 70 g/lit, tỷ lệ serin/globulin giảm.
* Canxi và sắt trong huyết thanh hơi giảm.
* Dự trữ kiềm giảm.
* pH huyết hơi cao = 7,6.
* Ngoài ra ure huyết, iôn-đồ và glucoza huyết thanh không đổi.

- Trọng lượng cơ thể: trong 3 tháng đầu tăng không quá 1,5 kg. Trong 3 tháng giữa trung bình mỗi tuần tăng 0,5 kg, tổng cộng khoảng 6 kg. Trong 3 tháng cuối tăng 4 – 5 kg.

Đặc biệt phải theo dõi cân nặng trong 3 tháng giữa. Nếu tăng đột ngột trong giai đoạn này phải nghi nhiễm độc thai nghén. Trong 3 tháng cuối tăng không đều. Thường tăng đột ngột 1 – 1,5 kg trong những tuần cuối.
- Nước tiểu: lượng nước tiểu đào thải tăng tuỳ người. Tỷ trọng nước tiểu thấp. Ure và iôn đồ trong nước tiểu không thay đổi.
- Các xét nghiệm khác:
Tốc độ máu lắng hơi tăng, từ 10 đến 30 mm trong những giờ đầu.
Độ thanh thải urê, PSP bình thường.

Thay đổi giải phẫu và sinh lý ở bộ phận sinh dục nữ trong khi mang thai

Những thắc mắc hay gặp khi mang bầu

Bà bầu cần lưu ý một số hoạt động hàng ngày

Ảnh hưởng của bệnh tim tới chuyển dạ và hậu sản

Những thói quen không tốt cho sức khỏe thai nhi

Tổng quan về sự phát triển của thai trong bụng mẹ

Tổng quan về sự phát triển của thai trong bụng mẹ



Thai kỳ phát triển của bào thai có thể được chia làm ba giai đoạn.

Giai đoạn thụ thai kéo dài khoảng hai tuần đầu của thai kỳ. Từ tuần 3 đến tuần 8 (hai tháng) gọi là thời kỳ phôi. Giai đoạn còn lại (từ tuần thứ chín đến khi sinh) em bé trong bụng mẹ được gọi là bào thai.


Các bộ phận của thai không được hình thành cùng lúc. Não và tim bắt đầu phát triển trước đường tiêu hóa, bộ xương và các cơ. Những chi tiết như tóc và mi mắt xuất hiện chậm hơn nhiều.
Nhưng phần lớn các cơ quan quan trọng đều đc hình thành và sắp xếp vị trí trong 12 tuần đầu. Vì thế những thay đổi của môi trường trong và ngoài cơ thể người mẹ trong thời gian này đều tác động đến sự hình thành và phát triển các cơ quan, dị tật phát sinh trong giai đoạn này thường rất nặng. Ðó là tại sao một số bệnh cúm xảy ra trong 12 tuần đầu có thể dẫn đến những sự bất thường nghiêm trọng.

Ví dụ: Ngón tay, ngón chân được hình thành từ tuần lễ thứ sáu đến thứ tám của thai kỳ. Nếu có điều gì đó can thiệp vào sự phát triển của chúng thì chúng sẽ không sửa chữa được sau này.

Thời kỳ thụ thai (hai tuần đầu)

Tính từ khi trứng được thụ tinh (hoặc 2 tuần sau khi bắt đầu kỳ kinh cuối cùng với người phụ nữ có vòng kinh đều, khoảng 26-30 ngày)
Nếu tinh trùng gặp và xuyên thủng được vỏ trứng thì sự thụ tinh sẽ bắt đầu. Gọi nôm na là "cấn thai". Ở thời điểm này, bộ gene đã được xác lập, trong đó có cả giới tính của đứa trẻ. Trong 3 ngày sau thụ thai, tế bào trứng đã được thụ tinh sẽ phân chia không ngừng, di chuyển theo ống vòi trứng xuống thành tử cung và thêm 3 ngày nữa trứng mới bắt đầu làm tổ trong tử cung. Lúc này trứng trở thành phôi nang. Đến cuối tuần thứ 2, những gai rau đầu tiên được hình thành, kết nối bé vào mẹ.


Thai nhi 2 tuần tuổi


Video bắt đầu hình thành bào thai

Sự thụ tinh, làm tổ và phát triển của trứng

1. ĐẠI CƯƠNG
- Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa một tế bào đực (tinh trùng) và một tế bào cái (noãn) để hình thành một tế bào mới là trứng được thụ tinh.
- Sự thụ thai là sự thụ tinh kèm theo sau đó là sự làm tổ của trứng.
- Sau khi làm tổ trứng phát triển thành thai và các phần phụ của thai (bánh rau, màng rau, dây rau và nước ối).

2. SỰ THỤ TINH

2.1. Sự phát triển của giao tử
Giao tử là tế bào sinh dục, được biệt hoá cao, giữ một nhiệm vụ duy nhất là sinh sản và không giống với bất kỳ một tế bào nào khác. Tế bào sinh dục có kích thước khá lớn (25-30m), bào tương nhạt, giàu Lipid, có nhân và một thể Idiosome (gồm 2 trung thể và bộ máy Golgy). Giao tử đực là tinh trùng mang bộ nhiễm sắc thể (NST) đơn bội. Giao tử cái là noãn cũng mang bộ NST đơn bội.

2.1.1. Sự sinh tinh
Tinh trùng được sản sinh trong ống sinh tinh. Ra khỏi ống sinh tinh, tinh trùng có hình dạng cố định nhưng chưa di động, chưa thụ tinh được, chúng chỉ có khả năng trên sau khi đi qua ống mào tinh. Tinh trùng được dự trử tại mào tinh, ống tinh và phần lớn ở túi tinh. Sự sinh tinh trải qua nhiều giai đoạn để một tinh nguyên bào biến thành tinh trùng có khả năng thụ tinh. Qua trung gian của 5 lần phân chia, một tế bào cho ra 32 tinh trùng, quá trình kéo dài 74 ngày. Sự sinh tinh trùng là liên tục bắt đầu từ tuổi dậy thì (khoảng 200 triệu mỗi ngày).
Cấu trúc tinh trùng:
Tinh trùng là một tế bào đã được biệt hoá cao độ gồm có đầu thân và đuôi. Đầu là một khối nhân (chất nhiễm sắc) có hình tròn. Đầu được bảo vệ 3/4 phía trước bởi một cấu trúc đặc biệt gọi là thể cực đầu. Thể cực đầu chứa nhiều loại men có ảnh hưởng lên các loại protein của vỏ noãn như Hyaluronidase, Fertilysine. Đuôi nối tiếp với đầu qua trung gian đoạn cổ. Đuôi gồm có đoạn trung gian, đoạn chính và đoạn cuối. Trục của đuôi có cấu tạo đặc biệt gồm nhiều cặp ống ngoại vi và một cặp ống trung tâm, đó là bộ máy tạo ra sự cử động của đuôi. Tinh trùng được đẩy tới bởi các đợt sóng do đuôi tạo ra.
Các đặc điểm của tinh trùng:
- Chiều dài 65µm.
- Số lượng 60-120 triệu/ml tinh dịch
- Tỷ lệ hoạt động lúc mới phóng tinh >80%.
- Tốc độ di chuyển 1,5 - 2,5mm/phút.
- Thời gian sống trung bình trong đường sinh dục nữ tuỳ thuộc độ pH: ở âm đạo pH toan sống được < 2 giờ; ở ống cổ tử cung pH > 7,5 sống được 2-3 ngày; trong vòi tử cung tinh trùng sống thêm được 2-3 ngày.


Hình 1. Sự sinh tinh trùng

2.1.2. Sự sinh noãn
Noãn hình thành từ các nang trứng. Phần lớn các noãn trong thời kỳ bào thai và sau khi sinh đã bị thoái hoá còn lại từ 400-450 đạt tới mức độ chín sau tuổi dậy thì. Bề mặt noãn có nhiều vi mao xuyên qua màng trong suốt, bào tương tích luỹ nhiều Mucopolysacharide, Phosphatase kiềm và ARN. Phần lớn ARN tập trung thành từng vùng đặc biệt.
Mỗi tháng 2 buồng trứng thay phiên nhau rụng một noãn từ tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh. Sự rụng trứng thường xảy ra khoảng giữa ngày thứ 12 và 14 của chu kỳ kinh và chia chu kỳ thành 2 giai đoạn: Giai đoạn nang trứng (trước rụng trứng) và giai đoạn hoàng thể (sau rụng trứng). Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, sự thoái triển của hoàng thể dẫn đến kinh nguyệt.
Giữa thời điểm cuối kỳ kinh trước và khởi đầu giai đoạn nang trứng, khoảng vài chục nang trứng đi vào giai đoạn tăng trưởng bằng cách tăng thể tích dịch nang và hốc nang lớn dần. Vào ngày thứ 6 chỉ có một nang duy nhất đạt tới tình trạng chín cần thiết: Đó là nang trội, số nang còn lại bị thoái triển. Khoảng 36 giờ trước khi rụng trứng có một sự gia tăng tối đa hormone LH (Luteinizing Hormone) thúc đẩy trứng chín nhanh. Noãn rụng kèm theo màng trong suốt, tế bào gò noãn, tế bào vòng tia, tế bào hạt, tất cả đi vào loa vòi tử cung.


Hình 2. Sự sinh noãn từ noãn nguyên bào cho đến lúc thụ tinh

2.1.3. Những bất thường trong sự sinh giao tử
- Sự sinh tinh là một quá trình liên tục, mỗi ngày có hàng trăm triệu tinh trùng được tạo ra, 50% mang NST X và 50% mang NST Y.
- Sự sinh noãn là một quá trình không liên tục, từng chu kỳ sinh ra những tế bào không bằng nhau (mặc dù trong cùng một lần phân bào), chỉ có một noãn hữu ích còn 2 cực cầu vô dụng.
- Các quá trình phức tạp trên có thể là nguyên nhân gây bất thường về hình thái hoặc bất thường về NST:
+ Bất thường về hình thái: rất khó quan sát những bất thường về hình thái ở noãn, nhưng đối với tinh trùng thì có thể thấy rõ hơn (ví dụ: tinh trùng hai đầu, …).
+ Bất thường về NST: bất thường trong sự phân chia NST thường và NST giới tính.

2.2. Sự thụ tinh
Sự hợp nhất cấu trúc tinh trùng và noãn xảy ra ở 1/3 ngoài của ống dẫn trứng. Thực chất đây là sự hoà lẫn giữa 2 bộ NST của noãn và tinh trùng.
Có khoảng 200 triệu tinh trùng trong mỗi lần phóng tinh vào âm đạo. Cổ tử cung trước đó được bịt kín bởi một nút chất nhầy đặc quánh, dưới ảnh hưởng của estradiol được sinh ra từ nang trứng trong quá trình phát triển sẽ trở nên loãng hơn vào giai đoạn trước rụng trứng cho phép những tinh trùng di động nhanh nhất và mạnh nhất đi qua, số còn lại nằm lại vùng cổ tử cung và túi cùng âm đạo.
Nói chung, có khoảng vài triệu tinh trùng đến được gần noãn trong thời gian thích hợp vì tinh trùng có thể sống tới 1 tuần sau khi phóng còn noãn chỉ sống được hai ngày sau khi rụng.
Khi tinh trùng vượt qua màng trong suốt của noãn, một sự hoà hợp vỏ bọc noãn và vỏ bọc thân tinh trùng xảy ra, nhân tinh trùng hoàn toàn được đưa vào trong bào tương noãn, đuôi rời khỏi đầu bị giữ lại bên ngoài màng trong suốt, một phản ứng vỏ noãn sẽ ngăn chặn không cho một tinh trùng nào khác được lọt vào chất noãn. Xuất hiện trong noãn một tiền nhân đực và một tiền nhân cái. Hai tiền nhân này tiếp tục phát triển riêng rẽ, sau đó xích lại gần nhau và hoà lẫn thành một sau khi cởi bỏ hoàn toàn màng bọc nhân. Ta có một hợp tử và sự phân cắt thành phôi bào bắt đầu.
Kết quả của sự thụ tinh:
- Tái lập bộ NST của loài (2n).
- Xác định giới tính của phôi: nếu tinh trùng mang NST Y thì phôi nang mang tính đực, nếu tinh trùng mang NST X thì phôi nang mang tính cái.
- Chuẩn bị để hợp tử phân cắt.

Hình 3. Sự thụ tinh, hình thành tiền nhân

3. SỰ DI CHUYỂN VÀ LÀM TỔ CỦA TRỨNG ĐÃ THỤ TINH

3.1. Sự di chuyển của trứng
Sau khi thụ tinh thường xảy ra ở 1/3 ngoài vòi tử cung, trứng tiếp tục di chuyển trong vòi tử cung để đến làm tổ ở buồng tử cung. Trứng di chuyển trong phần còn lại của vòi tử cung mất 3-4 ngày, sau đó còn sống tự do trong buồng tử cung thêm 2-3 ngày nữa mới bắt đầu quá trình làm tổ. Có 3 cơ chế tham gia vào sự di chuyển của trứng:
- Nhu động của vòi tử cung.
- Hoạt động của nhung mao niêm mạc vòi tử cung.
- Luồng dịch chảy từ phía loa vòi tử cung vào buồng tử cung.
Trên đường di chuyển trứng phân bào rất nhanh, từ một tế bào ban đầu phân chia thành 2 rồi 4 tế bào mầm bằng nhau, sau đó phân chia thành 8 tế bào: 4 tế bào mầm to và 4 tế bào mầm nhỏ. Các tế bào mầm nhỏ phát triển nhanh hơn các tế bào mầm to và bao quanh các tế bào mầm to, tạo nên phôi dâu, có hình dạng bên ngoài giống hình quả dâu. Các tế bào mầm nhỏ tạo thành lá nuôi có tác dụng nuôi dưỡng bào thai; các tế bào mầm to nằm ở giữa sẽ trở thành các lá thai, sẽ phát triển thành thai nhi. Ở giai đoạn phôi dâu nhóm tế bào trung tâm lớn hơn sẽ cho ra cúc phôi, nhóm tế bào ngoại vi nhỏ hơn ở giai đoạn 32 tế bào sẽ tiết dịch, tạo thành xoang đẩy cúc phôi về một góc.

3.2. Sự làm tổ
Ở giai đoạn phôi dâu khi đã lọt vào khoang tử cung (vào khoảng ngày thứ 5 - 6 sau thụ tinh) hình thành một hốc nhỏ trong lòng phôi dâu nơi cúc phôi sẽ phát triển, những tế bào nhỏ giãn ra xung quanh hốc, tạo thành phôi nang. Phôi nang sẽ làm tổ vào nội mạc tử cung (khoảng ngày thứ 6 sau thụ tinh). Lúc này màng trong suốt đã biến mất.
Sự phát triển bình thường đòi hỏi sự hiện diện của 2 bộ NST của bố và mẹ mà vai trò không giống nhau. Bộ NST của bố sẽ cần thiết cho sự phát triển các phần phụ và bộ NST mẹ cần cho sự phát triển của cúc phôi.
Phôi nang hình thành vào ngày thứ 5, phần lớn tế bào ngoại vi tạo thành lá nuôi. Cúc phôi chứa 2 loại tế bào, một loại có số lượng ít sẽ là nguồn gốc bản phôi, phần khác sẽ cho ra những phần phụ ngoài phôi cần thiết để duy trì phôi. Phôi nang bắt đầu làm tổ vào ngày thứ 6 hoặc thứ 7 và làm tổ ở mặt đáy của cúc phôi nhờ hoạt động phân giải của lá nuôi hợp bào bằng cách bào mòn và xâm nhập dần dần vào nội mạc tử cung. Vào giai đoạn này, cúc phôi bắt đầu tách rời khỏi lá nuôi.
Vị trí làm tổ thường ở mặt sau đáy tử cung, nhưng cũng có thể "lạc chỗ". Quá trình diễn biến như sau:
- Ngày thứ 6-8: hiện tượng dính và bám rễ của phôi: phôi nang dính vào niêm mạc tử cung, các chân giả xuất phát từ các tế bào nuôi bám vào biểu mô, một số liên bào bị tiêu huỷ và phôi nang chui qua lớp biểu mô
- Ngày thứ 9-10: phôi qua lớp biểu mô trụ, chưa nằm sâu trong lớp đệm và bề mặt chưa được biểu mô phủ kín.
- Ngày thứ 11-12: phôi nằm hoàn toàn trong lớp đệm nhưng lỗ chui qua vẫn chưa được phủ kín.
- Ngày thứ 13-14: phôi nằm hoàn toàn trong lớp đệm, được biểu mô phủ kín. Trung sản mạc được biệt hoá thành hai loại tế bào và hình thành những gai rau đầu tiên.
Trước sự làm tổ, nội mạc tử cung dưới ảnh hưởng của progesterone và các yếu tố kích thích nội mạc mạch máu (Vascular Endothelial Growth Factor - VEGF) phát triển để đủ điều kiện để đón nhận hợp tử. Trong giai đoạn phát triển nội mạc giàu mạch máu, lớp đệm xung huyết, phù nề, tuyến phát triển dài và cong queo, tích luỹ nhiều Glycogen và chất nhầy trong lòng tuyến và trong tế bào.


Hình 4. Sự phát triển của phôi trong quá trình di chuyển

3.3. Những bất thường trong sự làm tổ
Thông thường phôi làm tổ ở mặt trước và mặt sau thân tử cung. Các vị trí bất thường có thể gặp: vòi tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, trong ổ bụng, đó là thai "lạc chỗ" hay còn gọi là thai ngoài

. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG ĐÃ THỤ TINH

Về phương diện tổ chức quá trình phát triển của trứng được chia làm hai phần:
- Phần trứng sau này trở thành thai
- Phần trứng sau này trở thành các phần phụ của thai.
Về phương diện thời gian quá trình phát triển của trứng được chia làm hai thời kỳ:
- Thời kỳ sắp xếp tổ chức: bắt đầu từ lúc thụ tinh đến hết tháng thứ hai.
- Thời kỳ hoàn thiện tổ chức: từ tháng thứ ba trở đi.

4.1. Thời kỳ sắp xếp tổ chức

4.1.1. Sự hình thành bào thai

Trong quá trình di chuyển từ nơi thụ tinh đến nơi làm tổ, trứng đã thụ tinh tiếp tục phát triển qua giai đoạn phôi dâu và đến khi làm tổ ở giai đoạn phôi nang. Các tế bào mầm to tiếp tục phân chia và phát triển thành bào thai với hai lớp tế bào: lá thai ngoài và lá thai trong. Vào ngày thứ 6-7 sau thụ tinh bắt đầu biệt hoá thành lá thai trong, ngày thứ 8 biệt hoá thành lá thai ngoài, vào tuần thứ 3 giữa hai lá sẽ phát triển thêm lá thai giữa. Các lá thai này tạo ra phôi thai và từ tuần lễ thứ 8 phôi thai được gọi là thai nhi.
Ở phôi thai mới thành lập người ta phân biệt 3 vùng: vùng trước là đầu, vùng giữa nhô ra để trở thành bụng, lưng có rãnh thần kinh, vùng sau là phần đuôi và có mạng lưới thần kinh. Vùng trước và sau dần dần phình ra để tạo hình chi trên và chi dưới. Cuối thời kỳ phôi thai phần đầu phôi to một cách không cân đối, đã có phác hình của mắt, mũi, miệng, tai ngoài; tứ chi trở nên rõ nét (có chồi ngón), các bộ phận chính như tuần hoàn tiêu hoá cũng được thành lập ở thời kỳ này. Bào thai cong hình lưng tôm, phía bụng phát sinh ra nang rốn để cung cấp các chất dinh dưỡng. Từ các cung động mạch của thai các mạch máu phát ra đi vào nang rốn, đem chất dinh dưỡng nuôi thai. Đây là hệ tuần hoàn thứ nhất hay còn được gọi là hệ tuần hoàn nang rốn. Về sau ở phía đuôi và bụng bào thai mọc ra một túi khác gọi là nang niệu, trong nang này có phần cuối của động mạch chủ.


Hình 5. Nguồn gốc và sự hình thành các bộ phận

4.1.2. Sự phát triển của phần phụ
- Nội sản mạc: về phía lưng của bào thai một số tế bào của lá thai ngoài tan đi, tạo thành một buồng gọi là buồng ối, trong chứa nước ối, thành của màng ối là một màng mỏng gọi là nội sản mạc.
- Trung sản mạc: các tế bào mầm nhỏ phát triển thành trung sản mạc, bao gồm hai lớp: lớp ngoài là hội bào, lớp trong là các tế bào Langhans, trung sản mạc tạo thành các chân giả bao quanh trứng, được gọi là thời kỳ trung sản mạc rậm (thời kỳ rau toàn diện).
- Ngoại sản mạc: trong khi trứng làm tổ niêm mạc tử cung phát triển thành ngoại sản mạc. Người ta phân biệt 3 phần:
+ Ngoại sản mạc tử cung: chỉ liên quan đến tử cung
+ Ngoại sản mạc trứng: chỉ liên quan đến trứng
+ Ngoại sản mạc tử cung - rau: là phần ngoại sản mạc nằm giữa lớp cơ tử cung và trứng.

4.2. Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức

4.2.1. Sự phát triển của thai
Thời kỳ này phôi thai được gọi là thai nhi, bắt đầu có đủ các bộ phận và tiếp tục phát triển tới khi hoàn chỉnh tổ chức. Bộ phận sinh dục được nhận biết rõ rệt vào tháng thứ 4, thai cũng bắt đầu vận động vào cuối tuần thứ 16. Cuối tháng thứ 6 da thai còn nhăn, được bao bọc bởi chất gây, sang tháng thứ 7 da bớt nhăn do nhiều mỡ dưới da; xuất hiện móng tay và móng chân. Các điểm cốt hoá ở đầu dưới xương đùi xuất hiện vào tuần thứ 36 và ở đầu trên xương chày vào tuần thứ 38.
Trong thời kỳ này thai sống bằng hệ tuần hoàn thứ hai hay hệ tuần hoàn nang niệu. Nang niệu lôi kéo dần các mạch máu của nang rốn sang, nang rốn teo dần đi. Cuối cùng tuần hoàn nang niệu thay thế hoàn toàn tuần hoàn nang rốn, rối dần dần nang niệu cũng teo đi, chỉ còn lại các mạch máu, đó là động mạch rốn và tĩnh mạch rốn.


Hình 6. Kích thước thai theo tuổi thai

4.2.2. Sự phát triển của các phần phụ
- Nội sản mạc: ngày càng phát triển, buồng ối ngày càng rộng ra và bao quanh thai nhi, thai nhi như con cá nằm trong nước.
- Trung sản mạc: các chân giả sẽ tan đi, trung sản mạc trở thành nhẵn, chỉ còn lại phần bám vào tử cung sẽ tiếp tục phát triển thành gai rau với hai loại tế bào là hội bào và tế bào Langhans; trong lòng gai rau có tổ chức liên kết và các mao mạch của mạch máu rốn. Lớp hội bào đục thủng niêm mạc tử cung tạo thành các hồ huyết, chứa hai loại gai rau:
+ Gai rau dinh dưỡng lơ lửng trong hồ huyết, có nhiệm vụ trao đổi chất giữa thai và mẹ.
+ Gai rau bám sẽ bám vào nóc hoặc vách hồ huyết, giữ cho rau bám vào niêm mạc tử cung.
- Ngoại sản mạc: ngoại sản mạc trứng và ngoại sản mạc tử cung teo mỏng dần, đến gần đủ tháng hai màng này hợp làm một và chỉ còn ở một số vùng. Ngoại sản mạc tử cung - rau tiếp tục phát triển và bị đục thành các hồ huyết, có máu mẹ từ các nhánh của động mạch tử cung chảy tới; sau khi trao đổi dinh dưỡng máu theo các nhánh của tĩnh mạch tử cung trở về tuần hoàn mẹ.


Hình 7. Ngoại sản mạc