Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Thay đổi dấu hiệu toàn thân thới kỳ mang thai

Hậu quả của sự ứ nước
a) Tăng khối lượng máu làm loãng máu.
b) Tăng giữ nước ngoài tế bào:
Hiện tượng này gặp trong tất cả các tổ chức và cơ quan. Sự tăng giữ nước ngoài tế bào hay gặp nên hiện tượng sinh lý hay gặp là phù, mặc dù phù bao giờ cũng đáng ngại ở người có thai. Ngoài ra, sự thấm nước trong khi có thai đã làm giảm trương lực và nhẽo các tạng một cách đặc biệt như:
- Đường tiêu hoá ( chướng bụng và táo bón).
- Bộ phận tiết niệu ( giãn niệu quản và ứ nước tiểu)
- Đặc biệt sự biến đổi khác nhau về các thớ sợi của bao khớp, và các dây chằng khớp, làm cho sự giãn khớp tăng lên, nhất là khớp mu.
Tăng chuyển hoá và thay đổi một số hằng số sinh lý
Quá trình chuyển hoá tổng hợp chiếm ưu thế so với quá trình chuyển hoá thoái hoá, thăng bằng nitơ dương tính mạnh. Qua những thay đổi này, một số hằng số sinh học có sự khác nhau giữa người có thai và những người không có thai. Sau đây là tóm tắt một số thay đổi quan trọng:
- Nhiệt độ: nhiệt độ trên 370C trong suốt 3 tháng đầu, nghĩa là tiếp tục nhiệt độ cao nguyên trong thời kỳ thứ hai của vòng kinh. Sau đó nhiệt độ giảm xuống dưới 370C.
- Mạch: hơi tăng nhẹ.
- Huyết áp: huyết áp động mạch hơi thấp, dưới những trị số gặp ngoài thời kỳ thai nghén. Huyết áp hơi thấp trong khi thai nghén mới bắt đầu, về sau tăng dần, những vẫn trong giới hạn bình thường. Nếu huyết áp trên 140/90 mmHg là bệnh lý.
- Các thành phần trong máu:
* Hematocrtit hơi giảm, giữa 30 và 40%.
* Hồng cầu thường dưới 4.000.000 trong 1 mm3. Số lượng hồng cầu và bạch cầu trong một phút bình thường. Đồng thời các xét nghiệm gây tăng đường huyết, thời gian máu chảy, đông máu, tỷ lệ protrombin bình thường.
* Bạch cầu từ 8 000 đến 16.000. Công thức bình thường.
* Tiểu cầu tăng từ 300.000 đến 400.000.
* Protit từ 60 đến 70 g/lit, tỷ lệ serin/globulin giảm.
* Canxi và sắt trong huyết thanh hơi giảm.
* Dự trữ kiềm giảm.
* pH huyết hơi cao = 7,6.
* Ngoài ra ure huyết, iôn-đồ và glucoza huyết thanh không đổi.

- Trọng lượng cơ thể: trong 3 tháng đầu tăng không quá 1,5 kg. Trong 3 tháng giữa trung bình mỗi tuần tăng 0,5 kg, tổng cộng khoảng 6 kg. Trong 3 tháng cuối tăng 4 – 5 kg.

Đặc biệt phải theo dõi cân nặng trong 3 tháng giữa. Nếu tăng đột ngột trong giai đoạn này phải nghi nhiễm độc thai nghén. Trong 3 tháng cuối tăng không đều. Thường tăng đột ngột 1 – 1,5 kg trong những tuần cuối.
- Nước tiểu: lượng nước tiểu đào thải tăng tuỳ người. Tỷ trọng nước tiểu thấp. Ure và iôn đồ trong nước tiểu không thay đổi.
- Các xét nghiệm khác:
Tốc độ máu lắng hơi tăng, từ 10 đến 30 mm trong những giờ đầu.
Độ thanh thải urê, PSP bình thường.

Thay đổi giải phẫu và sinh lý ở bộ phận sinh dục nữ trong khi mang thai

Những thắc mắc hay gặp khi mang bầu

Bà bầu cần lưu ý một số hoạt động hàng ngày

Ảnh hưởng của bệnh tim tới chuyển dạ và hậu sản

Những thói quen không tốt cho sức khỏe thai nhi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét