Chữa hiếm muộn-không thể là cuộc chiến của một người
Dẫu vậy, tiếp xúc với chị vẫn thấy
gương mặt chị Dung tràn đầy hy vọng về một ngày gần nhất sẽ có tin vui:
“Có đi khám hiếm muộn và vô sinh, mới thấy hết mỗi người đúng là mỗi
cảnh. Chị em nào đến đây cũng mang những nỗi lo lắng và khao khát có
con khó nói thành lời. Nhiều trường hợp còn khó khăn hơn vợ chồng tôi
gấp bội. Nhưng tất cả đều phải đang âm thầm cố gắng”.
Khám hiếm muộn – Không chỉ ngày 1 ngày 2
Mới đầu giờ chiều tại Phòng khám sản
khoa Lan, một phụ nữ khoảng 27-28 tuổi với vẻ mặt trầm cảm, lo lắng
đang ngồi chờ khám nhưng cũng cố nhấp nha nhấp nhổm. Chị nói rằng, cả
ngày nay chị đã có mặt tại đây từ 4h30 sáng. Cứ ngỡ là người đến xếp
hàng gần như đầu tiên và vào khám sớm nhất, nào ngờ khi lấy số khám
bệnh, số của chị đã là 47.
Vì đây là lần đầu tiên chị đến phòng
khám sản khoa nức tiếng này nên không nghĩ phòng khám lại đông đến thế.
Suốt cả ngày hôm trước, chị cũng cẩn thận gọi điện đăng ký lấy số và
xếp lịch khám trước. Nhưng lần gọi nào, máy của phòng khám cũng báo
bận. Chị ngồi ôm máy điện thoại bàn và canh điện thoại suốt 1 tiếng
đồng hồ mà không thể nào gọi điện đặt chỗ trước được. Thế là mới sáng
tinh mơ, trời còn tối om, chị đã một mình vùng dậy chạy xe đến phòng
khám. “Vì đã mang số 47 nên trường hợp của chị nghiễm nhiên bị gạt sang
danh sách bệnh nhân khám buổi chiều. Nghe bác sĩ và nhân viên ở đây
nói, buổi sáng các bác sĩ chuyên khoa chỉ kịp thăm khám và giải quyết
cho khoảng 30 trường hợp thôi. Thôi đành mất ngày mất buổi mà được khám
còn hơn là ra về và lại mệt mỏi gọi vì đặt lịch hẹn hay đến sớm lấy
số”. – Chị nói.
Tiếp lời ca thán của người phụ nữ khám
hiếm muộn không biết tên kia, chị Lan Anh – người đang đưa người nhà đi
khám ngồi cạnh đấy cũng có vẻ rất am hiểu “lẽ đương nhiên phải mất ngày
mất buổi khi khám hiếm muộn”. Với Lan Anh, việc khám hiếm muộn con phải
trải qua một quy trình rất chặt chẽ và nhiều giai đoạn. Ở phòng khám
này, chị đưa người nhà đi rất nhiều lần rồi nên biết rõ như lòng bàn
tay quy trình cụ thể của nó như sau:
- Vào bàn phát số khai hồ sơ.
- Đợi đọc tên rồi tự tay điền vào hồ sơ đó.
- Đóng tiền siêu âm, xét nghiệm tế bào tử cung
- Đợi kết quả siêu âm rồi vào gặp bác
sĩ. Bác sĩ sẽ cho giấy yêu cầu chồng (xét nghiệm máu và tinh dịch đồ)
vợ đến thử máu vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Ngày thứ 7 của chu kì
kinh thì vợ đến chụp tử cung vói trứng xem có bị tắc hay có vấn đề gì
không
- Gặp bác sĩ và nhận được sự tư vấn.
Sau khi đọc vanh vách các bước mà người
đi khám hiếm muộn phải trải qua khi đăng ký khám ở phòng khám này, chị
cũng nói rằng: Nói chung việc đi khám hiếm muộn chưa tốn kém cho lắm
với các khâu kiểm tra. Chỉ khi nào bắt đầu điều trị thì tùy thuộc theo
tình trạng của vợ chồng mà tốn nhiều hay ít. Nhưng cái mà người nhà của
chị và cả chính chị sợ nhất khi đi khám hiếm muộn ở đây cũng như các
nơi khác là khâu lấy số, phát số và kiểm tra rất lâu. Thường phải chờ
đợi từ sáng đến gần hết giờ chiều mới đến được bước siêu âm rồi gặp bác
sĩ. Thậm chí có hôm chỉ có đi xét nghiệm máu mà phải mất cả ngày luôn.
Đến sáng hôm sau mới quay lại lấy kết quả của tinh dịch đồ. Còn những
kiểm tra khác chắc chắn chưa thể làm luôn được vì phải đợi đến ngày.
Nếu không làm từng bước một thì cũng không thể biết đến bao nhiêu ngày
mới xong”.
Chị Lan Anh nói thêm, năm trước chị
cũng có đưa cô em họ đi khám hiếm muộn ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (Đê
La Thành) nhưng ở đó còn đông hơn Viện Phụ sản Trung Ương (Tràng Thi)
nữa. Theo chị thì vào các bệnh viện chuyên ngành yên tâm hơn các phòng
khám tư vì ở đó phương tiện và máy móc luôn được trang bị tiên tiến
hơn. Nhưng ngặt nỗi vào viện thì phải chờ đợi rất lâu. “Nói chung đã đi
khám hiếm muộn thì dù ở xa hay gần cứ xác định phải rất mệt mỏi và kiên
nhẫn, không thể trong ngày 1 ngày 2 được, mà thường phải kéo dài cả
tuần, thậm chí cả tháng vì nó phụ thuộc vào yêu cầu xét nghiệm cho từng
giai đoạn”.
Đọc tiếp:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét