Phòng và trị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
Viêm
tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ do viêm
tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh xuất hiện
trong 2 năm đầu, với tần suất cao nhất vào 6 tháng tuổi và ở nhiều nơi
bệnh là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm trẻ phải nhập viện.
Trẻ nào dễ mắc bệnh?
Tác
nhân viêm tiểu phế quản ở trẻ thường là do các virut như: virut hợp bào
hô hấp (VRS), chiếm 30 – 50% các trường hợp mắc bệnh. Virut cúm và á
cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% số trẻ bị viêm tiểu phế quản. Ngoài ra
phải kể đến Adenovirus với 10% số mắc.
Nếu
trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do virut
hợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở cơ thể trẻ
còn quá yếu, nhất là trẻ đang ở tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa
mẹ.
Ngoài
ra, các trường hợp trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi bẩm sinh, sống
trong môi trường hút thuốc lá thụ động, không khí ô nhiễm, nhà ở ẩm
thấp, chật chội, hay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải
viêm tiểu phế quản.
Virut Respiratoire Syncytial (VRS) – virut hợp bào hô hấp gây viêm tiểu phế quản
Dấu hiệu để nhận biết
Viêm
tiểu phế quản là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, thường gặp
nhất là 3 – 6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm,
sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm
chí tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ
sẽ bị thiếu ôxy để thở.
Triệu
chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi
trong, sốt vừa hoặc cao. Bạn nên lưu ý vì sốt không phải triệu chứng
đặc trưng của bệnh. Trên thực tế, có rất nhiều trẻ viêm tiểu phế quản
không bị sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ. Trẻ có thể xuất hiện những cơn ho
ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường
thở khò khè hoặc khó thở, thậm chí ngừng thở, bú kém, hay bị nôn trớ.
Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày sau đó giảm dần rồi
khỏi hẳn. Cá biệt có một số trường hợp ho sẽ kéo dài hơn.
Viêm
tiểu phế quản là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhiễm khuẩn hô
hấp nặng ở trẻ nhỏ đặc biệt là các nước Âu – Mỹ vì bệnh có khả năng trở
thành dịch lớn. Ở Hoa Kỳ: 120.000 trẻ nhập viện vì viêm tiểu phế quản
hằng năm. Ở Việt Nam, theo một thống kê chưa đầy đủ cho thấy, đây cũng
là bệnh phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, với một con số ước tính khoảng 40%
số ca bệnh nhi phải điều trị tại các khoa hô hấp.
|
Biến
chứng nào có thể xảy ra?Nếu không được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị
tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng hô
hấp, xuất hiện từng cơn khó thở tái phát, viêm tiểu phế quản lan tỏa.
Nghiêm trọng hơn sẽ làm trẻ bị suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, viêm
phổi – trung thất, xẹp phổi và thậm chí tử vong.
Bệnh
sẽ có biến chứng nặng hơn ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non – nhẹ
cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn
dịch.
Điều trị và phòng bệnh
Với
các trường hợp nhẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà: tiếp tục cho trẻ bú hay ăn
uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước và làm
loãng đờm. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch
mũi cho trẻ. Để giảm ho, long đờm cho bé có thể sử dụng mật ong hấp với
quả quất còn xanh hoặc mật ong hấp lá hẹ. Nếu các biện pháp trên không
mang lại hiệu quả, cần đưa bé tới bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều
trị kịp thời.
Hình ảnh viêm tiểu phế quản xơ hóa tắc nghẽn trên phim chụp Xquang.
Những
trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái… hoặc có các yếu tố
nguy cơ như trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, có bệnh tim phổi bẩm
sinh, trẻ suy giảm miễn dịch thì cần nhập viện.
Để
phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không
để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không
cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá, mầm bệnh.
Tránh
cho trẻ tiếp xúc gần gũi với trẻ lớn, người lớn đang bị cảm lạnh cũng
như các trẻ bệnh khác. Cần rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ (vì
virut gây bệnh lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp). Cha mẹ nên
vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày.
Phòng
ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải
thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau
đó phơi nắng thật khô.
BS. Nguyễn Duy Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét