Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ

Các bệnh phụ khoa thông thường là các loại viêm nhiễm thường gặp ở đường sinh dục dưới, dễ chẩn đoán, xử trí, không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng để lại nhiều hậu quả





Viêm âm hộ:
Nguyên nhân: Do thiêu vệ sinh phụ nữ trong sinh hoạt hàng ngày hay trong hoạt động tình dục.
Biểu hiện: Có hai hình thái:
Cấp tính: thường gặp ở những người trẻ mới lấy chồng. Quanh lỗ niệu đạo và màng trinh tấy đỏ, chạm vào đau. Có khí hư ở các môi lớn, môi nhỏ, tuyến Bertholin có thể bị viêm làm cho các môi lớn sưng đau, nắn có mủ chảy ra ở lỗ tiết của tuyến. Thường do tụ cầu, lậu cầu và trực khuẩn coli.
Mãn tính: ít gặp hơn, thường gặp ở những người đã mãn kinh hoặc những người bị cấp tính nhưng không điều trị đúng và đủ. Biểu hiện ngứa dẫn đến gãi gây nên nhiều vết xước trên mặt vùng âm hộ. Âm hộ đỏ, có các mụn nhỏ, có mủ ở các lỗ chân lông vùng âm hộ.
Xử trí: Rửa sạch vùng âm hộ bằng dung dịch thuốc tím 1/5000-1/6000 hay bằng dung dịch mercry lauryle. Trường hợp viêm thường điều trị bằng kháng sinh toàn thân và kết hợp với thuốc diệt khuẩn.

Viêm âm đạo:
Nguyên nhân: Do yếu tố kháng khuẩn tự nhiên của âm đạo bị giảm ở tuổi già tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong giao hợp kém dẫn đến nhiễm kí sinh trùng, trùng roi, nấm...
Viêm âm đạo do tạp khuẩn:
Biểu hiện: Có khí hư trắng hay hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ.
Điều trị: Rửa âm hộ bằng nước diệt khuẩn như dung dịch mercryl laucryle. Dùng kháng sinh và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ trước khi đi ngủ.
Viêm âm đạo do kí sinh trùng:
Biểu hiện: Ngứa nhiều vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh. Khí hư có màu trắng đục, loãng, có bọt, âm đạo viêm đỏ.
Phòng và Điều trị: Cần điều trị cả hai vợ chồng. Thường dùng kháng sinh uống hoặc đặt âm đạo như Metronidazol, Flaygyl. Trong khi điều trị khoảng 7 ngày cần kiêng giao hợp. Không tắm nước ao hồ, khi vệ sinh phụ nữ dùng chậu riêng.
Viêm âm đạo do nấm:
Biểu hiện: Ngứa nhiều vùng âm hộ vào giữa chu kỳ kinh, khi hư đặc như bột, có ánh trắng, âm đạo có màu đỏ tím.
Điều trị: Thường đặt thuốc âm đạo như Nystatin 0.07g hoặc Bicarbonat 1%. Tuy nhiên việc điều trị cần được tiến hành tại cơ sở chuyên khoa và tuân thủ đúng quá trình điều trị phù hợp với từng người
Viêm lộ tuyến tử cung:
Nguyên nhân: Do viêm hay sang chấn: rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại lớp biểu mô lát kép quanh cổ tử cung và biểu mô trụ từ trong cổ tử cung lan ra thay thế nên gây nên lộ tuyến, biểu mô trụ này sẽ gặp phải môi trường axit của âm đạo nên dễ bị viêm.
Biểu hiện: Xuất hiện khí hư, khi khám sẽ thấy cổ tử cung không nhẵn bóng và màu hồng mà có màu đỏ thẫm, khí hư nhầy bao phủ.
Điều trị: Đặt kháng sinh chống viêm âm đạo và cổ tử cung như sunfamit,penixilin đặt trong 10-15 ngày. Nếu tổn thương rộng cần điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt hoặc đốt điện.

Viêm tuyến Bertholin:
Nguyên nhân: Thường do nhiễm khuẩn do vệ sinh không tốt.
Biểu hiện: Bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau vùng âm hộ và tăng lên khi đi lại. Nắn môi nhỏ giữa ngón trỏ và ngón cái sẽ thấy một khối to căng, rắn, tròn đều. Nắn thấy đau và có mủ chảy ra ở cửa tuyến ở mặt trong môi nhỏ và màng trinh.
Điều trị:
Cấp tính: Dùng kháng sinh toàn thân đến khi hết viêm tấy thì sẽ tiến hành chích mủ dẫn lưu. Sau đó 3-6 tháng mổ bóc tách túi tuyến.
Mạn tính: Mổ bóc tách cả khối tuyến Bertholin.

Viêm tử cung:
Nguyên nhân: Sau sảy thai, sau đẻ, nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt. Do sót rau, do dụng cụ đỡ đẻ, do không vô khuẩn tốt khi bóc rau. Do thao tác nạo hút thai, lấy vòng không vô khuẩn. Do bế sản dịch sau đẻ.
Biểu hiện: Xuất hiện 3-4 ngày sau đẻ hoặc sau sảy thai: người bệnh ăn uống kém, mất ngủ, bứt rứt trong người, mạch nhanh. Sau 1-2 ngày sốt cao, đau bụng vùng hạ vị, sản dịch ra nhiều, lẫn mủ, có mùi hôi. Tử cung to, mềm, đau. Nếu tiến triển mạn tính thì khí hư nhiều có khi có lẫn máu, sau đó viêm có thể lan sang các phần phụ như buồng trứng, ống dẫn trứng.
Điều trị: Dùng kháng sinh toàn thân liều cao theo chỉ định của bác sĩ. Nâng cao thể trạng và điều trị tích cực và đúng cách.
Viêm phần phụ: (ống dẫn trứng, buồng trứng).
Cấp tính: Thường do lậu cầu hay gặp sau khi giao hợp với người có bệnh. Biểu hiện: đau bụng vùng hạ vị hoặc hố chậu, sốt cao hay thấp, từng cơn hay liên tục. Khí hư nhiều, mùi hôi lẫn mủ.
Mạn tính: Người bệnh đau ở hai hố chậu, âm ỉ và tăng nhiều khi đi lại. Khí hư nhiều và có mùi hôi, có khi làm mủ kèm theo rong huyết. Nắn thấy tử cung ít di động, có thể thấy bên cạnh tử cung khối viêm gồm cả ống dẫn trứng và buồng trứng dính vào nhau và rất đau.
Điều trị: Điều trị bằng kháng sinh liều cao theo chỉ định của bác sĩ. Nghỉ ngơi, chườm đá vùng viêm. Điều trị bằng liệu pháp sóng ngắn.
Nguồn : BS. Phan Hồng Anh - GV. Khoa YTCC

Bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm khoảng từ 2-3% các bà mẹ mang thai. Trong số đó, khoảng 90% những trường hợp là bệnh ĐTĐ thai kỳ.
ĐTĐ thai kỳ thường không có những triệu chứng rõ ràng, có bạn khi mang thai khát nước, hoặc đi tiểu tiện nhiều, tình cờ đi khám mới phát hiện ra.
Các biến chứng có thể gặp
Trước khi sử dụng liệu pháp insulin, các biến chứng của bệnh ĐTĐ cho cả mẹ và thai nhi rất cao. Mặc dù hiện nay việc điều trị bằng insulin đã giảm nguy cơ biến chứng, ở phụ nữ mang thai bị ĐTĐ vẫn còn liên kết với một số nguy cơ gia tăng của các yếu tố bất lợi như: tiền sản giật, bệnh ĐTĐ ketoacidosis, bệnh thận nặng lên, bệnh võng mạc nặng lên, đa ối, nguy cơ phải mổ lấy thai, xuất huyết sau sinh, nguy cơ tử vong.
Bà mẹ mang thai bị ĐTĐ cũng có thể gây biến chứng cho thai: sảy thai; thai chết lưu không rõ nguyên nhân; tử vong chu sinh vào khoảng 2 - 5% (thấp hơn đáng kể khoảng 65% trước khi điều trị bằng insulin); dị tật bẩm sinh, có thể chiếm tới 50% gây ra tử vong chu sinh; bất thường sự tăng trưởng thai nhi trong tử cung; biến chứng ở trẻ sơ sinh, bao gồm hội chứng suy hô hấp, hạ đường huyết (ĐH), hạ canxi máu, chứng tăng hồng cầu và tăng bilirubine máu.
Khi người mẹ bị bệnh ĐTĐ trong kỳ mang thai có các nguy cơ: gia tăng nguy cơ thai to; gia tăng nguy cơ tiền sản giật; tăng tỷ lệ thai chết lưu, nếu không kiểm soát ĐH được; dị tật thai nhi thường không tăng lên.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán như thế nào?
Nếu như bạn không có tiền sử ĐTĐ thì việc tầm soát bệnh ĐTĐ thai kỳ thường được thực hiện từ 24 - 28 tuần tuổi thai, bằng cách xét nghiệm máu chỉ số ĐH (glycemia) và HBA1C. Thời gian này sẽ có khả năng xác định bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ hay không và sẽ giúp BS đánh giá và can thiệp để giảm bớt hậu quả có khả năng bất lợi của chứng rối loạn này.
ĐH lúc đói cao hơn 126mg/dl trong cả 2 hay nhiều test được thực hiện vào những ngày khác nhau có thể cho thấy bệnh nhân bị ĐTĐ, nếu giá trị đo được nằm trong khoảng 100 - 125 mg/dL (5,6 - 6,9mmol/) thì được chẩn đoán là "rối loạn ĐH lúc đói"(Impaired fasting glucose). Test chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose: sau xét nghiệm ĐH lúc đói, bạn sẽ được uống 75g glucose (100g cho bệnh nhân mang thai). Mẫu máu sẽ được lấy tiếp sau một khoảng thời gian nhất định (1h, 2h, 3h) để đo lượng ĐH. Để kết quả chính xác, trong buổi sáng hôm xét nghiệm, bạn không nên ăn hay uống gì khác.
Test dung nạp glucose uống có thể dẫn đến một trong các chẩn đoán sau:
- Đáp ứng bình thường: một người được xem là đáp ứng bình thường khi mức glucose 2 giờ (sau khi uống 75g glucose) dưới 140mg/dl và tất cả các giá trị giữa 0 và 2 giờ dưới 200mg/dl.
- Rối loạn dung nạp glucose: một người bị rối loạn dung nạp glucose khi ĐH lúc đói dưới 126mg/dl và mức ĐH 2 giờ nằm giữa 140 và 199mg/dl.
- Một bệnh nhân bị ĐTĐ khi mức ĐH đo được trong những ngày khác nhau đều cao.
- ĐTĐ thai kì: một bệnh nhân bị ĐTĐ thai kỳ khi có 2 triệu chứng bất kỳ trong số những triệu chứng sau:
ĐH đói hơn 95mg/dl, ĐH 1 giờ hơn 180mg/dl, ĐH 2 giờ hơn 155mg/dl, ĐH 3 giờ hơn 140mg/dl.
Bác sĩ sẽ xử lý như thế nào?
Trước khi thụ thai: nếu như bạn bị ĐTĐ trước khi mang thai, bạn nên trình bày với BS đang điều trị nội khoa cho mình ý kiến sẽ dự định có thai, để BS sẽ có hướng điều trị và chế độ theo dõi thích hợp.
Trong kỳ mang thai: các BS sẽ theo dõi định kỳ: ĐH, HbA1C, đánh giá chức năng tim, gan, thận, mắt... kiểm tra alpha fetoprotein (AFP) huyết thanh mẹ ở tuần thứ 15 - 20 để đánh giá các nguy cơ bất thường về ống thần kinh của thai; siêu âm định kỳ giúp đánh giá các dị tật thai nhi nếu có và sự phát triển của thai.
Thời điểm sinh: khi thai của bạn đủ 38 tuần, BS có thể chỉ định sinh con theo hình thức sinh chỉ huy hoặc sinh thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố (tình trạng sức khỏe của mẹ, kiểm soát ĐH của mẹ và tình trạng sức khỏe của thai) mà BS sản khoa sẽ tư vấn cho bạn chọn lựa.
Trong quá trình chuyển dạ: BS sẽ thường xuyên theo dõi ĐH của bạn để đảm bảo ĐH ở mức 4 - 7 mmol/l, nếu cần, BS có thể chỉ định truyền insulin theo đường tĩnh mạch để duy trì ĐH ổn định. Sau khi vừa sinh xong, BS sẽ theo dõi ĐH của bạn liền để chỉ định liều phù hợp, do tăng nguy cơ hạ ĐH sau sinh, đặc biệt nếu có cho con bú. (nên bạn có thể ăn trước hoặc trong khi cho con bú).
Theo dõi sau sinh: nếu như bạn bị chứng ĐTĐ thai kỳ, cần được kiểm tra thường xuyên và theo dõi bệnh ĐTĐ (có thể hết sau khi sinh hoặc không). Nếu bạn bị ĐTĐ thai kỳ, bạn có nhiều khả năng bị tái phát ở thai kỳ tiếp trong tương lai. Theo thời gian, bạn cũng có nhiều khả năng tiến triển bệnh ĐTĐ - thường là ĐTĐ týp 2. Tuy nhiên, nếu như bạn chọn lối sống lành mạnh như: ăn thức ăn lành mạnh và tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 trong tương lai.
Bạn sẽ được BS tư vấn về dinh dưỡng sau khi chẩn đoán và được đặt trên một chế độ ăn uống thích hợp. Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng là: đạt được mức bình thường của ĐH; ngăn chặn nhiễm toan ceton; cung cấp đầy đủ năng lượng để tăng cân hợp lý; giúp cho thai nhi phát triển bình thường.
Các yếu tố chính để xem xét khi tạo ra một chế độ dinh dưỡng cho bạn là số lượng calo, lượng carbohydrate, và phân phối calorie.
Chế độ ăn uống và tập thể dục nên được điều chỉnh từ từ để đạt được mức ĐH bình thường của bạn.
Thuốc sẽ được bác sĩ sử dụng như thế nào?
Nếu ĐH của bạn không thể duy trì được bởi biện pháp dinh dưỡng, thì các BS bắt đầu sử dụng thuốc. Có hai lựa chọn ở những bệnh nhân mang thai có nhu cầu điều trị nhằm kiểm soát ĐH: insulin (và một số chất tương tự insulin), và các chất làm hạ ĐH dưới dạng uống được sử dụng.
Insulin có nhiều loại: như loại tác dụng nhanh, tác dụng bán chậm, loại insulin pha trộn hoặc tác dụng kéo dài. Liều lượng và loại insulin được sử dụng được tính toán dựa trên các bất thường cụ thể của ĐH trong quá trình theo dõi mà BS sẽ chọn phác đồ thích hợp cho bạn.
Các thuốc Tolbutamide hoặc chlorpropamide dùng để điều trị ĐTĐ không được khuyến khích ở phụ nữ bị chứng ĐTĐ thai kỳ, bởi vì các thuốc này đi qua nhau thai và có thể gây tăng insulin bào thai (hyperinsulinemia), có thể dẫn đến hạ ĐH sơ sinh, thai to. Hiện nay, Hiệp hội ĐTĐ của Mỹ không xác nhận việc sử dụng các thuốc làm hạ ĐH dạng uống khi mang thai và liệu pháp như vậy đã không được sự chấp thuận của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ để điều trị chứng ĐTĐ thai kỳ.
Nhưng hiện nay có glyburide: thuốc hạ ĐH dưới dạng uống, đang được dùng để điều trị ĐTĐ thai kỳ và đang trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, theo các báo cáo cần có những nghiên cứu hơn nữa về thuốc này.
Nhờ vào sự tiến bộ trong Y học, việc theo dõi và chăm sóc các bà mẹ mang thai bị ĐTĐ nay đã tốt hơn và việc phát hiện ra những sản phụ bị ĐTĐ thai kỳ để có chế độ chăm sóc theo dõi, can thiệp cũng tốt hơn. Điều này có được là nhờ sự phối hợp giữa các BS chuyên khoa nội tiết, dinh dưỡng, sản khoa, và ngay cả với BS nhi khoa, làm cho cuộc sống hay quá trình mang thai của bạn trở nên không quá căng thẳng.
BS. NGÔ HỮU LỘC

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Bạn có bị nghiện sex?

Bạn có bị nghiện sex?


Mọi thứ chỉ đẹp khi dừng ở một mức độ nào đó, nếu đi quá sẽ làm hỏng suy nghĩ của nàng về bạn. Vậy làm thế nào để phát hiện ra mình có nghiện sex không?

Ảnh minh họa
Hãy tự kiểm tra mình bằng 12 câu trắc nghiệm này xem:
1. Bạn có luôn giữ những bí mật về những hoạt động tình dục hay những hành động lãng mạn vì bạn nghĩ nó quan trọng với bạn?
2. Những ham muốn tình dục có dẫn bạn đến việc khao khát quan hệ đối với bất kì ai không?
3. Bạn có bị kích thích từ những tranh ảnh hay những bài báo viết về sex trên các phương tiện truyền thông không?
4. Bạn có thấy những ham muốn về tình dục ảnh hưởng đến những mối quan hệ của bạn không? Chúng có gây khó khăn khi đối mặt với các vấn đề không?
5. Bạn có thường bỏ rơi bạn tình sau khi làm chuyện đó không? Bạn có thường cảm thấy ăn năn, xấu hổ, hay cảm thấy tội lỗi sau khi “hành sự” không?
6. Bạn có thường cảm thấy xấu hổ về thân hình mình và về khả năng của mình không? Thể hiện ở chỗ bạn không muốn đối phương động chạm vào bạn.
7. Những mối quan hệ mới có gợi cho bạn nhớ lại sự đổ vỡ với người cũ không?
8. Mối tình mới có đem lại cho bạn sự đa dạng và thường xuyên hơn? Có đem đến sự hứng khởi nhiều hơn?
9. Bạn đã bao giờ bị bắt hay có nguy cơ bị bắt bởi những tội danh quấy rối không?
10. Sex có làm ảnh hưởng không tốt đến những niềm tin hay sự thăng tiến của bạn không?
11. Những hành vi sex của bạn có bao gồm những yếu tố: Rủi ro, đe doạ, hay bệnh tật, có thai, cưỡng ép?
12. Những hành vi sex đã bao giờ khiến bạn cảm thấy tuyệt vọng, bị thần kinh hay trầm uất dẫn đến ý nghĩ tự tử chưa?
Nếu bạn trả lời hơn quá nửa là “có” thì đó là lúc nên xem lại mình. Hãy tham gia các hoạt động tập thể nhiều hơn, chơi thể thao đều đặn để tìm về với cuộc sống lành mạnh.

Nhiễm HPV dễ bị ung thư dương vật

Nhiễm HPV dễ bị ung thư dương vật


Ngăn ngừa lây nhiễm HPV (human papilloma virus) qua đường sinh dục có thể giúp giảm nguy cơ bị ung thư dương vật. Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), có khoảng 26.300 ca mắc mới ung thư dương vật mỗi năm trên thế giới.
Kết luận này được rút ra từ một nghiên cứu tổng hợp về ung thư dương vật trong 22 năm (1986-2008). Có đến 100 loại virus HPV khác nhau, tuy nhiên chỉ một số ít trong đó có khả năng lây lan qua đường sinh dục. Đặc biệt là HPV-16 và HPV-18 thuộc nhóm nguy cơ cao gây ung thư. Nó có khả năng gây ra khoảng 50% các trường hợp ung thư dương vật.
Theo các nhà nghiên cứu, biện pháp phòng ngừa nhiễm loại virus này là sử dụng bao cao su. Tuy nhiên khả năng bảo vệ không hoàn toàn do HPV có thể sống ở những vùng khác của cơ thể như hậu môn. Đã có văcxin ngừa virus này ở nữ giới nhưng vẫn chưa được chấp thuận sử dụng cho nam giới.
BS NGUYỄN TẤT BÌNH

Quan hệ đồng tính nam lây HIV cao gấp 20 lần mại dâm

Quan hệ đồng tính nam lây HIV cao gấp 20 lần mại dâm

Nguy cơ nhiễm HIV ở đồng tính nam có thể cao gấp 20 lần so với tỷ lệ nhiễm HIV ở đối tượng ma tuý và mại dâm (Ảnh minh hoạ)
Mới đây, ông Trần Nguyên Đức, điều phối viên Ban quản lý dự án phòng chống HIV/AIDS cho biết, đơn vị này vừa tiến hành khảo sát nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của 300 đối tượng MSM (Men sex men, quan hệ tình dục đồng tính nam) tại TP Biên Hoà (Đồng Nai).
Kết quả cho thấy, có 27 người (chiếm 9%) dương tính với HIV/AIDS. Khảo sát cho thấy, nguy cơ nhiễm HIV ở nhóm này cao gấp 10- 20 lần so với tỷ lệ nhiễm HIV ở đối tượng ma tuý và mại dâm.
Theo đó, nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS cao do một MSM thường có nhiều bạn tình, vì nhu cầu tình dục của họ rất lớn. Các đối tượng này thường giới thiệu người mới quen cho nhau và cùng quan hệ, nên chỉ cần 1 người nhiễm HIV thì sẽ nhanh chóng lây lan sang các đối tượng khác.
Bên cạnh đó, các MSM thường quan niệm sai lầm rằng, chỉ có quan hệ khác giới mới bị nhiễm HIV, hoặc chỉ phụ nữ mới bị giang mai, mào gà, còn đồng tính thì không. Do tâm lý e ngại nên những người đồng tính ít khi sử dụng các biện pháp phòng tránh khi quan hệ tình dục, một số đối tượng chỉ sử dụng bao cao su với bạn tình mới quen lần đầu, khi thân rồi họ không đề phòng nữa.
Trao đổi với BS Võ Thị Kim Loan, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Đồng Nai được biết: Hiện nay, Đồng Nai đã phát hiện 5.803 trường hợp nhiễm HIV/AIDS tại 171/171 xã, phường trong tỉnh. Về vấn đề đồng tính nam, do việc tiếp cận các đối tượng MSM là rất khó nên các địa phương chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhất là các MSM bị nhiễm HIV/AIDS. Điều này dẫn đến trung tâm không quản lý được các MSM bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, hiện ước tính trong địa bàn tỉnh có khoảng 1.500 đối tượng đồng tính nam.

Lây nhiễm virút HPV ở đàn ông

Lây nhiễm virút HPV ở đàn ông


Gần đây, giới y học khuyến cáo nên tiêm phòng vắcxin phòng ngừa siêu virút HPV cho các bé gái từ 13 tuổi trở lên, nhất là nhóm người có cuộc sống tình dục sôi động để ngừa bệnh ung thư cổ tử cung.
Qua nghiên cứu và điều trị cho thấy, virút HPV không chỉ gặp ở phụ nữ mà còn cả ở đàn ông, bệnh lây lan qua đường tình dục, phát sinh bệnh mụn cóc, bệnh mào gà.
 Riêng đàn ông tuy nhẹ hơn phụ nữ nhưng tỷ lệ mắc virút HPV ngày càng tăng, đặc biệt là bệnh mụn cóc sinh dục, xuất hiện trên háng, dương vật, tinh hoàn và hậu môn. Dưới đây là một số điều cần biết về bệnh HPV ở đàn ông.
 1. Dấu hiệu mắc bệnh mụn cóc sinh dục có thể nhận biết bằng việc phát triển mạnh các mụn nhỏ trên háng, dương vật, tinh hoàn hoặc hậu môn. Những mụn cóc này không gây đau và có hình dạng khác nhau, kể cả phẳng, nổi rõ, dạng vẩy sần hoặc có hình như hoa súp lơ.
 2. Mụn cóc cũng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể cả trên mặt, tay, mắt..., ngay sau vài tuần cho đến hàng tháng sau khi quan hệ tình dục với người đã nhiễm, kể cả quan hệ đồng tính và khác giới.
 3. Lan truyền virút HPV gây ra mụn cóc, mào gà nhưng có thể điều trị khỏi bằng thuốc, bằng kỹ thuật lạnh đông hoặc qua phẫu thuật.
 4. Trường hợp mụn cóc ở mắt thường có tỷ lệ cao ở nam giới, làm cho mắt bị biến dạng, nếu không điều trị có thể gây ảnh hưởng lớn đến thị lực.
5. Theo thống kê, virút HPV ở nam giới có thể gây ra trên 100 loại mụn cóc khác nhau, bộ phận sinh dục được xem là phổ biến nhưng cũng không đồng nhất.
 6. Thông kê của Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) thì hiện nay chưa có phương pháp xét nghiệm HPV ở nam giới. Riêng Mỹ có khoảng 50% đàn ông nhiễm phải loại virút này. Năm 2009, khoa học đã nghiên cứu sản xuất thành công loại vắcxin ngừa virút HPV cho đàn ông, chủ yếu là phòng ngừa bệnh mụn cóc tình dục.
7. Virút HPV được lây truyền thế nào? HPV cũng lây qua con đường tiếp xúc trực tiếp da với da, sinh hoạt tình dục là môi trường thuận lợi để truyền virút HPV từ người sang người, kể cả qua âm đạo, hậu môn hoặc bằng đường miệng.
8. Làm gì để ngăn ngừa bệnh lan truyền virút HPV ở đàn ông? Dùng bao cao su để bảo vệ những loại bệnh lây lan qua con đường tình dục (STD), kể cả mụn cóc. Tuy nhiên phương pháp này đôi khi lại không bảo vệ hết vùng da nằm ngoài vùng che phủ của bao cao su. Một khi nghi ngờ mắc bệnh thì nên đi khám sớm để có phương pháp can thiệp, điều trị càng sớm càng tốt.

Khám sức khỏe cơ quan, đơn vị

Trước tiên, Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Việt Pháp xin trân trọng gửi đến Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên của Quý Cơ quan/Công ty lời chúc sức khỏe và thành đạt.
 
   Ngày nay, nguồn nhân lực được xem là tài sản quý giá và là nhân tố không thể thiếu, quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Họ sẽ làm việc hiệu quả khi có một môi trường lao động an toàn và một sức khỏe tốt. Vì vậy, việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ và cung cấp những kiến thức y học cơ bản về các kỹ năng sơ cấp cứu, các bệnh nghề nghiệp cũng như các bệnh thường gặp cho nhân viên là một trong những hoạt động thiết yếu.
   Xuất phát từ nhu cầu trên, Phòng Khám Đa Khoa Hữu Nghị Việt Pháp đã triển khai công tác Khám sức khỏe định kỳ, tổ chức các lớp bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu và tư vấn về bệnh nghề nghiệp cho các Cơ quan, công ty, xí nghiệp, trường học và các đơn vị có nhu cầu. Với đội ngũ Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, chúng tôi tin chắc sẽ đem đến sự hài lòng cho Quý Cơ quan/Công ty cũng như thay mặt Quý Cơ quan/Công ty thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến nhân viên của mình.
   Đặc biệt, Quý Cơ quan/Công ty với số lượng từ 150 nhân viên trở lên, Bệnh viện chúng tôi có đội ngũ bác sĩ và nhân viên chuyên trách sẽ đến khám và tư vấn sức khỏe cho từng nhân viên  tại Quý Cơ quan/Công ty. Công tác tổ chức khám sức khỏe này sẽ giúp Quý Cơ quan/Công ty tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.
Quý Cơ quan/Công ty có nhu cầu xin liên hệ:
Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
Công Ty Cổ Phần Y học Việt Pháp
Địa chỉ:  112,Phố Mai dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0466741651 - 0988410350
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý Cơ quan/Công ty.

Hướng dẫn sau mổ Cắt tử cung

Tại bệnh viện:
Vết mổ :
Thường đau nhất vào ngày đầu, ê ẩm ở cửa mình hoặc khắp bụng kèm cảm giác
quặn ruột. Luôn có thuốc giảm đau ít nhất 2 cữ / ngày và thuốc uống trước khi ngủ
Thay băng vết mổ mỗi buổi sáng tại phòng thay băng.
 
Phục hồi nhu động ruột : Bệnh nhân sẽ phục hồi nhu động ruột (đánh rắm, xì hơi)
khoảng ngày thứ 2 sau mổ.
Ăn uống :
- Ngày 1 - 2 : Ăn lỏng (uống nước đường, nước súp, ăn cháo loãng)
- Sau khi trung tiện (đánh rắm, xì hơi) : Ăn đặc (cháo đặc có thịt, có cá, sau đó tập
ăn cơm)
- Uống nhiều nước : để bù lại lượng nước mất trong phẫu thuật và trong thời gian nằm
phòng lạnh
Vệ sinh cá nhân:
-
Sự đi tiểu : tự tập tiểu sau khi rút sonde tiểu. Không nhịn tiểu để tránh viêm nhiễm
đường tiết niệu
- Trang phục : mặc quần lót giấy, lót băng vệ sinh mỏng, thay băng ít nhất 2 lần / ngày.
Tốt nhất nên mặc váy để dễ vận động, vệ sinh cá nhân, khi thăm khám
- Ra huyết âm đạo : hồng lợt hoặc nâu trong tháng đầu sau mổ
Vận động :
-
Ngày 1 : xoay trở tư thế tại giường. Buổi chiều tập ngồi dậy với sự trợ giúp của
người nhà
- Từ ngày 2 : tập đi lại ban đầu với sự trợ giúp của người nhà. Đến chiều nên tự tập đi
trong phòng

Sau khi xuất viện :
Ăn uống :
bình thường. Tránh bón.
Sinh hoạt : đi lại như bình thường từ khoảng 1 tuần sau khi mổ. Có thể đi làm lại sau 2 tuần
sau mổ
Giao hợp : lại sau 3 tháng
Tái khám : sau 1 tháng
Trở lại bệnh viện : ngay khi có các biểu hiện
- Vết thương không lành : sốt, ớn lạnh kéo dài trên 3 ngày, đau, ra nhiều dịch đục,
hôi ở cửa mình
- Đau bụng nhiều
- Ra huyết âm đạo nhiều
- Hoặc bất cứ những biểu hiện làm người bệnh khó chịu

Mọi thắc mắc:
Xin vui lòng liên hệ Bệnh viện Đại Học Y Dược 215 Hồng Bàng, Q.5, TP Hồ Chí Minh ĐT: 8554269 hoặc đến trực tiếp phòng Cấp cứu tại tầng trệt để được săn sóc và hướng dẫn thêm

Thuốc lá và bệnh lú lẫn

Thuốc lá và bệnh lú lẫn

Những người hút nhiều thuốc lá có nhiều nguy cơ mắc bệnh lú lẫn lúc về già
Những người hút nhiều thuốc lá có nhiều nguy cơ mắc bệnh lú lẫn lúc về già
Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy những người hút nhiều thuốc lá có nhiều nguy cơ mắc bệnh lú lẫn lúc về già.

Cuộc nghiên cứu được thực hiện trên 21.000 người tại California, kéo dài trong những năm 1970 và 1980. Các câu hỏi liên quan đến thói quen hút thuốc của họ.

Nhiều năm sau đó, hồ sơ y học của những người này được duyệt lại để xem có dấu hiệu nào về bệnh Alzheimer hoặc các dạng lú lẫn khác không.

Bà Rachel Whitmer của tổ chức y tế Kaiser Permanente, nơi thực hiện cuộc nghiên cứu, nói rằng người hút nhiều thuốc lá, ít nhất hai bao một ngày, có gấp đôi rủi ro mắc bệnh này trong khoảng thời gian trung bình 23 năm sau.

Bà nói tiếp: “Không phải chỉ có những người hút nhiều thuốc lá mới bị. Người nào hút từ 1 đến 2 bao mỗi ngày có 44% rủi ro mắc bệnh lú lẫn. Người nào hút từ nửa bao đến một bao có 37% rủi ro.”

Lý do tại sao vẫn chưa rõ rệt, nhưng các nhà nghiên cứu nói có thể do nhiều yếu tố. Bà Whitmer nói các cuộc nghiên cứu trước đây cũng đưa ra lý do khác của bệnh lú lẫn, ví dụ béo mập hoặc cao máu:

“Có nhiều yếu tố làm mắc bệnh này không thay đổi, ví dụ tuổi tác hoặc người trong gia đình đã từng mắc. Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những gì không tốt cho tim thì cũng không tốt cho óc. Do đó, khi nghĩ đến những yếu tố có hại cho tim, ta có thể nghĩ rằng các yếu tố này cũng có thể dẫn đến bệnh lú lẫn.”

Sáng kiến mới của Hoa Kỳ nhằm vào bệnh Alzheimer

Sáng kiến mới của Hoa Kỳ nhằm vào bệnh Alzheimer

Một bệnh nhân Alzheimer
Một bệnh nhân Alzheimer
Chính quyền Obama đã phát động một sáng kiến để tìm những phương thức chữa trị hữu hiệu hơn chứng bệnh Alzheimer, nói rằng bệnh rối loạn hủy hoại não bộ gây tử vong này là một trong những thách đố về sức khỏe nghiêm trọng nhất mà Hoa Kỳ phải đối phó.

Chiến lược đầy cao vọng gồm hai bậc này nhằm tìm được phương cách hữu hiệu nhất chữa trị căn bệnh này hạn chót là năm 2025, cũng như cung cấp những trợ giúp cần thiết cho những gia đình của những bệnh nhân hiện phải chịu đựng chứng rối loạn ngày càng trầm trọng.

Bệnh Alzheimer là một tình trạng suy thoái tấn công vào những tế bào thần kinh trong óc và đưa đến tình trạng mất trí nhớ trầm trọng, thay đổi thái độ và cách suy nghĩ, mất khả năng ngôn ngữ và cuối cùng là tử vong.

Chưa có đồng thuận trong giới y khoa về nguyên nhân của bệnh Alzheimer và chưa có phương thuốc chữa lành.

Kế hoạch Alzheimer Quốc gia bao gồm việc tài trợ cho hai thử nghiệm lâm sàng chính; triển khai huấn luyện tiên tiến và thông tin cho các bác sĩ; một chiến dịch giáo dục quần chúng mới; và một trang mạng mới thật sâu rộng, với những thông tin về dịch vụ, hỗ trợ và nguồn lực cho các gia đình và người chăm sóc cho những bệnh nhân Alzheimer và các bệnh mất trí khác.

Khi loan báo về sáng kiến này tại một hội nghị thượng đỉnh y khoa về bệnh Alzheimer gần Washington, Bộ trưởng Y tế và Xã hội Kathleen Sebelius hôm thứ Ba gọi những mục tiêu của kế hoạch này là “nền tảng của  một nỗ lực lịch sử chống bệnh Alzheimer.”

Chính quyền Obama cung cấp cho Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Sức khỏe thêm 50 triệu đôla trong năm nay cho việc nghiên cứu bệnh Alzheimer. Tổng thống Barack Obama sẽ yêu cầu Quốc hội chấp thuận 100 triệu đô la cho kế hoạch quốc gia trong ngân sách 2013 được đề nghị.

Chính phủ Hoa Kỳ phỏng chừng hiện có khoảng 5,1 triệu người tại Mỹ mắc bệnh Alzheimer. Các chuyên gia nói con số này có thể tăng gấp đôi trong những năm tới.

Bệnh Alzheimer là một hình thức của mất trí, hay mất chức năng trí thức khi con người già đi. Tuy nhiên các bác sĩ nhấn mạnh là trái với tin tưởng thông thường, bệnh Alzheimer không phải là một phần bình thường của tiến trình lão hóa.

Bệnh Alzheimer được đặt theo tên bác sĩ Alois Alzheimer người Đức ở đầu thế kỷ 20. Ông được ghi công là người đầu tiên nhận ra những chất protein tụ lại trong thần kinh và tế bào não, hai đặc tính được biết hiện nay của căn bệnh.