Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Khuyên bỏ thai nhi dị tật là đúng, nhưng quá nghiệt ngã'

Khuyên bỏ thai nhi dị tật là đúng, nhưng quá nghiệt ngã'

Bác sĩ Hồ Ngọc Linh, Trưởng Khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện đa khoa Kon Tum là người 2 lần siêu âm cho thai phụ Nguyễn Thị Thu Hoài với kết quả thai nhi dị tật, khẳng định tình trạng đa dị tật kể cả khi bé đã ra đời.
> Sinh non bé trai do siêu âm thai dị tật

Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Linh khẳng định: "Chúng tôi hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, có chứng cứ khoa học về hình ảnh thai nhi qua siêu âm trước khi đặt bút ký vào phiếu trả lời về tình trạng thai".
Theo bác sĩ Linh, thai phụ Hoài đã siêu âm rất nhiều lần ở nhiều nơi nhưng cùng chung kết quả chẩn đoán. Chỉ tính riêng hồ sơ lưu tại Bệnh viện đa khoa Kon Tum, kết quả siêu âm lần thứ nhất của thai phụ Hoài ở đây ngày 23/4 cho thấy thai nhi tương đương 28 tuần có bất thường tràn dịch màng bụng và màng tinh hoàn. Kết quả siêu âm ngày 8/5 do hai bác sĩ Hồ Ngọc Linh và Đặng Hoa Giang cùng thực hiện, thai nhi đa dị tật bẩm sinh: teo ruột, tràn dịch màng bụng, đa ối, phù gai nhau...
Kết quả siêu âm thai phụ Hoài ngày 8/5 do bác sĩ Hồ Ngọc Linh và bác sĩ Đặng Hoa Giang thực hiện. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Kết quả siêu âm thai phụ Hoài ngày 8/5 do bác sĩ Hồ Ngọc Linh và bác sĩ Đặng Hoa Giang thực hiện. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Sau đó, chị Hoài được gia đình đưa đi siêu âm ở 4 phòng mạch khác nhau tại Kon Tum trong đó có cả phòng mạch tư của bác sĩ Linh, kết quả cơ bản đều giống nhau.
Từ những kết quả siêu âm thai dị tật, gia đình sản phụ quyết định bỏ thai. Ngày 19/5 chị Hoài được hỗ trợ sinh non một bé trai nặng 2,6 kg, về mặt cảm quan tay chân bình thường không như chẩn đoán "tứ chi ngắn". Kết quả siêu âm cho thấy bé khiếm khuyết trong bụng: tràn dịch màng bụng bẩm sinh; không phát hiện được ruột non và đại tràng; dịch trong bụng không đồng nhất; không thấy hơi trong trực tràng; tràn dịch màng tinh hoàn bẩm sinh từ tuần lễ thứ 28; ống bẹn chưa kín…
Bác sĩ Ngọc Linh cũng là người trực tiếp thực hiện nhiều lần siêu âm cho bé sơ sinh con sản phụ Hoài. Theo đó, bé có đường kính lưỡng định (BPD) và chiều dài xương đùi (FL) không tương xứng. Cụ thể, BPD tương đương với 33 tuần tuổi, FL tương đương với 28 tuần tuổi, "nghĩa là có sự chênh lệch giữa 2 chỉ số trên đến 5 tuần tuổi, đồng nghĩa với chiều dài xương đùi ngắn hơn so với tuổi thai sinh lý".
"Những chỉ số chênh lệch tứ chi này khó có thể nhìn bằng mắt thường khi bé chào đời, mà sẽ thể hiện rõ trong thời gian bé phát triển", bác sĩ Linh giải thích.
Kết quả siêu âm tim con của sản phụ Hoài sau khi được hỗ trợ sinh non. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Kết quả siêu âm tim con của sản phụ Hoài sau khi được hỗ trợ sinh non. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
"Trong thời gian nằm ở khoa nhi cấp cứu, cháu được siêu âm tim còn phát hiện thêm dị tật ống động mạch (PDA) và hở van 3 lá có tăng áp phổi nặng. Rõ ràng cháu có đa dị tật rất nặng", bác sĩ Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện đa khoa Kon Tum nói. Em bé sau đó đã qua đời.
Cho rằng đã "làm đúng", bác sĩ Linh cũng chia sẻ cảm giác "rất buồn" mỗi lần phát hiện có thai nhi dị tật và trách nhiệm thông báo thực tế này với sản phụ bởi "quá nghiệt ngã". Tuy vậy, ông cho rằng sự việc con sản phụ Hoài giúp bác sĩ rút ra bài học kinh nghiệm là "việc lưu trữ tư liệu tối quan trọng, cần thiết thì phòng siêu âm có thể ghi clip để lưu lại sử dụng".
Bác sĩ Hồ Ngọc Linh có thâm niên gần 20 năm trong ngành siêu âm chẩn đoán hình ảnh, từng là một người lính ở chiến trường Campuchia, hiện là Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện đa khoa Kon Tum. Mọi trường hợp siêu âm chẩn đoán khó trên địa bàn đều được chuyển cho bác sĩ Linh xử lý.
Tham khảo những hình ảnh siêu âm thai của chị Hoài và em bé sau khi ra đời thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Kon Tum do VnExpress.net chuyển, nhiều chuyên gia đầu ngành của khoa chẩn đoán hình ảnh tại TP HCM cũng khẳng định chẩn đoán tình trạng đa dị tật bẩm sinh trong trường hợp này là chính xác.
Tùy

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Đặt vòng là cách tránh thai hiệu quả nhất

Đặt vòng là cách tránh thai hiệu quả nhất
Ảnh: NYDailynews.

Phụ nữ sử dụng thuốc, cao dán tránh thai hoặc đặt vòng âm đạo có khả năng mang thai ngoài ý muốn cao gấp 20 lần so với khi sử dụng các phương pháp tránh thai lâu dài như đặt vòng trong tử cung, một nghiên cứu mới đây tiết lộ.

Tờ NYDailynews đưa tin, nghiên cứu có sự tham gia của 7.500 người ở độ tuổi từ 14 đến 45 do các chuyên gia thuộc Đại học Y Washington, Mỹ thực hiện.
Đặc biệt, cũng theo nghiên cứu này thì cùng lựa chọn thuốc, miếng dán, đặt vòng âm đạo để tránh thai thì ở những cô gái trẻ dưới 21, nguy cơ mang thai ngoài ý muốn cao gấp đôi so với những phụ nữ có tuổi.
“Nghiên cứu này là bằng chứng tốt nhất cho thấy những phương pháp tránh thai lâu dài mang lại hiệu quả hơn nhiều so với thuốc hay miếng dán tránh thai”, Jeffrey Peipert, tác giả của nghiên cứu cho biết.
Mang thai ngoài ý muốn là một vấn đề sức khoẻ lớn tại Mỹ. Mỗi năm có khoảng 3 triệu phụ nữ mang thai và có đến một nửa trong số này là có bầu ngoài ý muốn, một tỷ lệ cao đối với một đất nước phát triển.
Mặc dù những biện pháp tránh thai lâu dài được chứng minh là cách tránh thai ít rủi ro nhất. Tuy nhiên thực tế, tại Mỹ chỉ rất ít phụ nữ cũng như vị thanh niên lựa chọn cách tránh thai này. Một trong những vấn đề cản trở là chi phí khá đắt đỏ khoảng 500 đô la Mỹ

Bệnh tay chân miệng tăng 10 lần

Bệnh tay chân miệng tăng 10 lần
TT - Tại cuộc họp trực tuyến phòng chống bệnh tay chân miệng do Bộ Y tế tổ chức hôm 25-5, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Nguyễn Văn Bình cho hay bệnh tay chân miệng đang bùng nổ.
Một ca mắc bệnh tay chân miệng đang được theo dõi tại phòng cấp cứu khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - Ảnh: minh đức
Báo cáo của ông Nguyễn Văn Bình cho hay chưa hết năm tháng đầu năm 2012, số ca mắc bệnh tay chân miệng cả nước đã lên đến trên 46.000 trường hợp, 27 bệnh nhi đã tử vong. So với cùng kỳ năm 2011, số mắc đã tăng 10,2 lần, số tử vong tăng 1,7 lần.
Đặc biệt, có những địa phương như Đà Nẵng số mắc tăng... 22,27 lần so với cùng kỳ năm 2011. TP Hải Phòng, địa phương không phải là trọng điểm tay chân miệng mùa dịch 2011, nhưng cũng tăng số mắc ngay từ đầu năm và đến nay đã có trên 4.000 trường hợp mắc bệnh, liên tục dẫn đầu cả nước về số mắc bệnh.
Tăng hơn 10,2 lần
Số liệu về bệnh tay chân miệng 5 tháng đầu năm
Tháng 1 có 4.385 ca mắc bệnh, tử vong 7; tháng 2 mắc 6.785, tử vong 4; tháng 3 mắc 13.608, tử vong 7; tháng 4 mắc 14.930, tử vong 4; tháng 5 mắc 6.569, tử vong 7.
So với các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực, số ca mắc bệnh tay chân miệng mùa dịch này ở VN cao hơn hẳn. Singapore là 13.289 ca (cùng kỳ 2011 có 4.044 ca, tăng 3,3 lần), Nhật Bản 6.036 ca (cùng kỳ 2011 có 5.685 ca, tăng 1,1 lần), Macau 302 ca (cùng kỳ có 71 ca, tăng 4,1 lần), Trung Quốc 99.052 ca (cùng kỳ có 34.709 ca, tăng 2,9 lần), VN có 46.277 ca, tăng 10,2 lần.
Tại cuộc họp trực tuyến, đại diện Bệnh viện Nhi Hải Phòng - cơ sở đã điều trị cho trên 3.200 bệnh nhi từ đầu năm đến nay - rất lo lắng khi triệu chứng bệnh tay chân miệng mùa dịch 2012 tỏ ra bất bình thường: tuổi mắc bệnh giảm xuống, xuất hiện bệnh nhi mắc tay chân miệng dưới 6 tháng tuổi, trong khi trước đây phải biết đi, biết nghịch ngợm hoặc đi học mẫu giáo mới có nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng bệnh không điển hình, nhiều trường hợp không có phát ban ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, chỉ sốt, viêm đường hô hấp rồi đột ngột chuyển sang thể nặng: co giật, khó thở sau 2-3 ngày. Tại Bệnh viện Nhi Hải Phòng, thời gian qua có 103 bệnh nhi thể nặng từ độ 3 trở lên và tất cả các em đều phải thở máy, hiện có hai trường hợp bệnh rất nặng, có tiên lượng tử vong.
Theo dõi diễn biến bệnh tay chân miệng năm tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay có nhiều địa phương đang đề nghị thành lập cơ sở riêng để điều trị bệnh tay chân miệng. Theo ông Long, rất cần theo dõi sát bệnh nhân, tránh bệnh chuyển sang thể nặng mà không kịp điều trị, như TP.HCM gần đây có hai trường hợp tử vong đều do đến viện quá muộn.
Ông Long cho rằng ngoại trừ tháng 5 chưa kết thúc, bệnh tay chân miệng đã tăng đều trong thời gian từ tháng 1-4, và lên đến đỉnh điểm ở tháng 4 với gần 15.000 trường hợp mắc mới, tương đương giai đoạn đỉnh của mùa dịch 2011. Trong tháng 5, tuy số mắc đã giảm nhưng số tử vong lại tăng thêm ba trường hợp.
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, phó giám đốc bệnh viện Trần Minh Điển cho hay có 50% bệnh nhi vào viện là bệnh nhi của Hà Nội, tỉ lệ nhiễm virút EV, dòng virút độc lực cao là 58,7% và hầu hết bệnh nhân ở thể nặng.
Nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng khiến Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) quá tải, một số bệnh nhi phải nằm ngoài hành lang - Ảnh: M.Đức
Truyền thông chưa đến nơi
Có rất nhiều tồn tại được mổ xẻ ở buổi giao ban trực tuyến hôm 25-5, trong đó có yếu tố truyền thông. Theo đại diện Bệnh viện Nhi Hải Phòng, dường như việc truyền thông chống dịch chưa đến đích, ở Hải Phòng có hiện tượng trẻ vào viện vì bệnh tay chân miệng nhưng có rất nhiều người đến thăm, người nào cũng muốn ôm hôn em bé, nắm tay, ngồi lên giường bệnh...
Theo ông Nguyễn Văn Bình, việc truyền thông chưa đến đúng đối tượng là người chăm sóc trẻ và các hộ gia đình có con nhỏ dưới 5 tuổi. Bà Ngô Thị Kim Yến, phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, đề xuất làm việc với Liên đoàn Lao động để đẩy mạnh việc truyền thông ở nhóm công nhân, người lao động thu nhập thấp vì họ hầu như không có thời gian xem tivi, báo chí...
Thống kê của Cục Y tế dự phòng tại sáu địa phương có tổ chức lễ phát động chiến dịch rửa tay sạch phòng chống dịch, số mắc tay chân miệng giảm đáng kể kể từ khi phát động chiến dịch. Cụ thể tại tỉnh Thái Bình, số mắc giảm từ mức 100 ca/tuần thời điểm phát động chiến dịch xuống 50-70 ca/tuần ở những tuần gần đây, nhưng đến nay còn đến tám địa phương vẫn đang ở giai đoạn... trình kế hoạch tổ chức lễ phát động, trong khi lễ phát động toàn quốc đã được tổ chức từ ngày 1-3-2012.
Mùa dịch 2011, số mắc bệnh tay chân miệng bắt đầu tăng từ tháng 4 và tăng vọt từ tháng 5, rồi giữ ở mức cao trong suốt sáu tháng. Năm nay, bước vào tháng 5, số mắc có giảm nhưng số tử vong lại tăng lên, cho thấy dự báo trong bảy tháng tới bệnh tay chân miệng vẫn là một điểm đáng báo động trong đời sống dân sinh.
Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, tỉ lệ tử vong trên nhóm bệnh nhân nặng (độ 3-4) đã giảm từ 41,6% còn 8,5% sau khi có phác đồ điều trị cập nhật. Cục đã giao Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM làm đầu mối xây dựng cẩm nang chẩn đoán, điều trị tay chân miệng, cụ thể hóa các thuốc sử dụng trong điều trị, các kỹ thuật hồi sức nhi khoa, các thủ thuật và theo dõi bệnh nhân tay chân miệng để hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới.
Trong khi đó, Cục Y tế dự phòng đề xuất nghiên cứu và thử nghiệm văcxin phòng chống bệnh tay chân miệng lần đầu tiên tại VN. Trước mắt sẽ cấp xà phòng, hóa chất, vật tư đến tận gia đình trong ổ bệnh. Năm 2011, sau tám năm xuất hiện bệnh nhân tay chân miệng đầu tiên tại VN, cơ quan hữu quan đã xác lập được một kỷ lục về số mắc, số tử vong. Nếu không muốn kỷ lục ấy lặp lại thì phải quyết liệt từ bây giờ, từ trung ương, địa phương, từ điều trị, dự phòng, chống dịch, dập dịch thì cơ may còn kịp.
LAN ANH
238 người mắc bệnh “lạ”
Chiều 25-5, ông Lê Hàn Phong, chủ tịch UBND huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), cho biết bệnh nhân mắc bệnh “lạ” Phạm Thị Ân (20 tuổi) thôn Làng Rêu, xã Ba Điền) đưa ra Bệnh viện Trung ương Huế điều trị trước đó nhưng không bớt bệnh, nên đã chuyển về Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi tiếp tục chữa trị.
Tuy nhiên, bệnh nhân Ân không chịu ở lại bệnh viện mà một mực yêu cầu bệnh viện giải quyết về Trung tâm Y tế Ba Tơ chữa bệnh. Bệnh viện buộc phải chuyển bệnh nhân Ân về Ba Tơ.
Theo bà Đặng Thị Phượng - giám đốc Trung tâm Y tế Ba Tơ, đến nay đã có thêm bốn trường hợp mắc bệnh “lạ” chuyển về trung tâm. Trong đó có một trường hợp bệnh nặng là cháu Phạm Văn Trinh (8 tuổi, ở xã Ba Điền). Khi nhập viện dù chưa có dấu hiệu rõ, nhưng nội tạng cháu Trinh có triệu chứng tổn thương rất nặng.
Theo số liệu của Phòng y tế huyện Ba Tơ, tính đến nay có 238 người mắc bệnh “lạ” (theo Sở Y tế là 211 ca), trong đó 48 ca đang điều trị tại các tuyến y tế. Trường hợp bệnh nhi mắc bệnh “lạ” Phạm Văn Thách (9 tuổi), điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM sức khỏe rất yếu, đang được cho lọc máu.
Cùng ngày, đoàn công tác của Viện Pasteur Nha Trang đã về vùng bệnh “lạ” xã Ba Điền tiếp tục lấy mẫu đất, mẫu nước để tìm nguyên nhân.

BỆNH VIÊM KẾT MẠC Ở TRẺ NHỎ.

Bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ

 Chảy nước mắt, đau mắt, đỏ mắt là những triệu chứng cho thấy con bạn có thể đã bị viêm kết mạc. Bệnh này gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và học tập, không những vậy, lại nằm trong nhóm bệnh về mắt phổ biến nhất. Bạn cần biết những gì để có thể chăm sóc con tốt nhất khi chẳng may bé bị bệnh thường gặp
(Bài viết của bác sĩ đa khoa Catherine Cearns.)
webtretho_mắt bị ngứa, đỏ
Hãy chú ý khi mắt con bị đỏ, chảy nước mắt hay bị ngứa (Ảnh: Inmagine)
Bệnh viêm kết mạc là tình trạng viêm nhiễm của kết mạc – lớp màng trong suốt bao bọc quanh củng mạc và bên trong mí mắt, tại lớp màng này tiết ra chất nhờn để bôi trơn bề mặt của mắt. Một khi kết mạc bị viêm, mắt sẽ bị đỏ, hay chảy nước mắt và ngứa. Đa số xảy ra ở một mắt trước rồi mới đến bên mắt còn lại.
Có 3 loại viêm kết mạc:
- Viêm kết mạc nhiễm trùng xảy ra khi kết mạc bị viêm nhiễm do vi rút hay vi khuẩn. Viêm kết mạc do vi rút là loại phổ biến nhất, và thường liên quan đến một cơn cảm lạnh hoặc nhiễm trùng tai. Viêm kết mạc do vi khuẩn ít phổ biến hơn, dịch tiết màu trắng giống mủ hơn, mắt đỏ rõ hơn.
- Viêm kết mạc kích ứng xảy ra khi bị một chất kích ứng ví dụ như chất clo trong hồ bơi hay một vật thể như lông mi xâm nhập vào mắt và gây đỏ mắt.
- Viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi có sự tiếp xúc với chất gây dị ứng chắng hạn như phấn hoa, khiến hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường.
Viêm kết mạc thường phổ biến ở những trẻ hơn 3 tháng tuổi vì khi này trẻ thường dụi tay vào mắt và miệng nhiều hơn, do đó dễ dàng làm cho nó lây lan. Đến lứa tuổi mẫu giáo, bệnh này lại càng phổ biến do sự tiếp xúc  thường xuyên. Vi khuẩn có thể lây lan từ mũi, cổ họng và dịch tiết từ mắt; ngoài ra vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào mắt sau khi tiếp xúc với khăn mặt và khăn tay đã bị nhiễm khuẩn.
Bệnh viêm kết mạc thỉnh thoảng có thể bị nhầm với bệnh “dính mắt”, một căn bệnh phổ biến ở những trẻ mới sinh do tuyến lệ đang phát triển và bị tắc; khi này mắt trẻ hay bị chảy nước. Bản thân mắt không bị viêm nên việc dùng nước nhỏ mắt kháng khuẩn là không cần thiết. Bệnh tắc tuyến lệ thường tự khỏi sau năm đầu tiên. Tuy nhiên, nếu trẻ mới sinh bị sưng mắt, đỏ mắt hay chảy ghèn, nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Dấu hiệu và triệu chứng

Triệu chứng cụ thể của bệnh viêm kết mạc thường bao gồm khô mắt, tròng trắng mắt bị đỏ, tiết dịch giống như mủ (thường thấy nếu nguyên nhân do vi khuẩn) hay chảy nước (thường thấy nếu nguyên nhân do vi rút và dị ứng), mắt bị ngứa và trên mí mắt sau khi ngủ qua đêm thường có một lớp vảy cứng đóng lại.
Viêm kết mạc không gây đau mắt nghiêm trọng, không dẫn đến mất thị giác hay nhạy cảm với ánh sáng. Nếu con bạn có bất cứ triệu chứng nào trong ba triệu chứng nêu trên, hãy nhanh chóng đưa bé đến khám bác sĩ.

Bạn có thể làm gì

Nếu nghi ngờ con bị viêm kết mạc, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được chỉ định có dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt hay không. Nếu là viêm kết mạc do vi khuẩn thì bác sĩ có thể kê đơn với thuốc nhỏ mắt kháng sinh; viêm kết mạc do dị ứng được điều trị với thuốc nhỏ mắt và si rô kháng histamin. Viêm kết mạc do vi rút có thể tự khỏi, thường là sau 3 đến 4 ngày, mà không cần dùng thuốc.
webtretho_phòng ngừa lây lan viêm kết mạc
Bạn có thể lau mắt con nhẹ nhàng bằng khăn, nhưng đừng dùng chung khăn nhé (Ảnh: Inmagine)
Bạn có thể dễ dàng làm dịu bớt những triệu chứng và sự khó chịu của bệnh viêm kết mạc bằng cách nhẹ nhàng lau sạch đi những dịch tiết hay lớp ghèn cứng bằng một miếng vải hay bông sạch với nước ấm. Hãy bắt đầu từ giữa mắt và nhẹ nhàng lau sạch ra ngoài, thực hiện như vậy một vài lần trong ngày. Nếu con bạn vẫn rất khó chịu, hãy thử đắp một miếng băng ấm trên mắt con.
Để tránh làm lây lan vi trùng hoặc tái nhiễm trùng, hãy thường xuyên rửa tay, đặc biệt là sau khi lau chùi vùng mắt bị nhiễm trùng. Dùng khăn sạch và tránh sử dụng chung khăn tắm, miếng nỉ lau, gối và ra giường. Khuyên con nên tránh sờ tay lên mắt. Ngoài ra, không được sử dụng thuốc đều trị mắt đã được chỉ định của một thành viên khác trong gia đình hoặc là đã quá hạn sử dụng.
Nếu con bạn bị viêm kết mạc và có nhiều dịch tiết từ mắt, hoặc con bị sốt, cảm thấy không khoẻ, bạn nên cho bé nghỉ học và không đến các nhóm chơi nơi có nhiều trẻ nhỏ khác cho đến khi dịch tiết hết sạch.
Nguồn: Webtretho (lược dịch) / Theo Littlies.co.nz

Thuốc chữa viêm kết mạc dị ứng

Thuốc chữa viêm kết mạc dị ứng


BS. Hoàng Cương (BV Mắt TW)
Viêm kết mạc dị ứng là một bệnh khá phổ biến. Tuy chưa có nghiên cứu nào về tỷ lệ hiện mắc nhưng con số ước chừng khoảng 70% dân số đã có lần bị viêm kết mạc dị ứng. Thời tiết nóng nực, bụi bặm, ô nhiễm, cơ địa dị ứng là những yếu tố làm bệnh khởi phát.
Ảnh: corbis

Ảnh: corbis

Biểu hiện rõ nhất và cũng gây khó chịu nhất cho người bệnh là ngứa (trong 100 bệnh nhân ngứa mắt thì có đến 80 bệnh nhân bị viêm kết mạc dị ứng). Do vậy những xét nghiệm trong labo như tế bào học kết mạc hay Prick test nhiều khi trở nên không cần thiết. Triệu chứng lâm sàng không nhiều và khá điển hình. Hình thái lâm sàng được chia làm 3 thể: Viêm kết mạc - giác mạc mùa xuân; Viêm kết mạc theo mùa hoặc quanh năm; Viêm kết mạc trên bệnh nhân có viêm da cơ địa
Việc điều trị bệnh cũng nên cẩn trọng và tôn trọng một số nguyên tắc.
Với các trường hợp viêm kết mạc theo mùa, liên quan đến mùa hoa nở
Nên dùng các thuốc chống giải phóng hạt từ dưỡng bào liên tục (allergysal, cromal, opantanol...) trong một tháng trong mùa dị ứng. Phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu nên áp dụng trước mùa dị ứng từ 1-2 tháng. Như vậy các triệu chứng dị ứng sẽ được giảm thiểu kể cả về tần suất xuất hiện lẫn cường độ. Lượng thuốc men cũng như gánh nặng chi phí cho điều trị cũng giảm tương ứng.
Nên tránh tiếp xúc tối đa với kháng nguyên. Nếu cơn ngứa cấp nếu vẫn xuất hiện có thể dùng thêm thuốc kháng histamin H1 loại nhỏ mắt (opcon - A), nước mắt nhân tạo, các chất bôi trơn bề mặt nhãn cầu.
Với các trường hợp viêm kết mạc - giác mạc mùa xuân
Nên khai thác tiền sử bệnh nhân cẩn thận trước khi đưa ra phác đồ điều trị.
 Hình ảnh viêm kết mạc dị ứng.
Ảnh: Optometric.com
Ngoài mùa cao điểm: nên dùng phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu, các thuốc bôi trơn nhãn cầu loại không có chất bảo quản. Trên nền tảng cơ bản như trên vẫn có thể dùng thuốc chống viêm hay kháng histamin nếu cần.
Trong mùa cao điểm: Nên đeo kính râm loại chặn tia cực tím (UV). Dùng thường xuyên các thuốc bôi trơn nhãn cầu, các thuốc ức chế giải phóng hạt từ dưỡng bào. Các thuốc chống viêm không corticoid cũng có thể dùng nhưng tác dụng của chúng rất hạn chế.
Các thuốc có chứa cortizol sẽ được kê cho những trường hợp có kèm viêm giác mạc nông, loét vô khuẩn cho tới khi các tổn thương này lành lại. Nên thông báo cho bệnh nhân và gia đình họ biết tác dụng phụ của thuốc để phối hợp với chuyên môn theo dõi các biến chứng nếu có.
Trong khi chờ đợi các thương phẩm có ciclosporine thì việc pha chế tại bệnh viện hoạt chất này với nồng độ 0,5-2% vẫn có thể tiến hành. Chế phẩm này do hiệu quả tốt, độc tính ít, dung nạp tốt nên có thể dùng lâu dài suốt mùa nóng. Các thuốc chống bạch cầu hạt hay tiêm corticoid vào diện kết mạc sụn có chỉ định rất hạn chế. Ngoài ra các phẫu thuật kinh điển như áp lạnh, ghép kết mạc vẫn có chỉ định cho những trường hợp nặng cá biệt.

Thuốc chữa viêm kết mạc dị ứng

Thuốc chữa viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng gây khó chịu với các biểu hiện như: nhìn mờ nhất thời, cảm giác khô rát, khó mở mắt buổi sáng, chảy nước mắt, ra gỉ nhiều, mắt bị ngứa, kích thích, cảm giác có sạn trong mắt... người bệnh thường hay có phản ứng dụi hoặc gãi... Biến chứng gây giảm thị lực chỉ do sẹo hay loét giác mạc.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Tháng 4, 5, 6 và 7 là những tháng đỉnh điểm hoành hành của căn bệnh này bởi lẽ các dị nguyên như phấn hoa, bụi cỏ, nấm mốc sẽ đạt đậm độ cao nhất trong môi trường. Bên cạnh đó là nhiệt độ và độ ẩm dao động mạnh. 80% bệnh nhân là những người trẻ, đang độ tuổi lao động.
Sử dụng thuốc trong trường hợp này sẽ giúp bạn sống thoải mái hơn với dị ứng chứ không giải quyết tận gốc vấn đề. Đa phần các bệnh nhân hài lòng với các thuốc kháng histamin và bền màng mastocyte loại nhỏ mắt như opconA, allergysal...
Cyclosporine loại nhỏ mắt tỏ ra an toàn và khá hiệu quả đã được dùng khoảng 7 năm nay, dành cho nhóm bệnh nhân khó tính hơn. Kết hợp với nước mắt nhân tạo các loại, các sản phẩm bôi trơn bề mặt nhãn cầu luôn là sự lựa chọn đúng cho căn bệnh này, vừa điều trị dị ứng, vừa chống khô mắt. Các sản phẩm có corticoid không nên dùng liên tục hay kéo dài, thêm nữa phải luôn thận trọng với các biến chứng của chúng như: glocom, đục thủy tinh thể. Rất ít bệnh nhân phải dùng thuốc đường toàn thân trừ khi bị kèm theo viêm mũi xoang hay hen suyễn.
BS. Hoàng Cương
(suckhoe&doisong)

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Nguyên nhân, Triệu chứng Lâm sàng , Xét nghiệm, và Phác đồ điều trị bệnh Giang Mai

Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
iang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Đường lây truyền của bệnh giang mai hầu nhưluôn luôn là qua đường tình dục, mặc dù có những ca thí dụ về bệnh giang mai bẩm sinh do truyền từ mẹ sang criminal trong tử cung hoặc khi sinh.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai rất nhiều, do đó trước khi phương pháp xét nghiệm huyết thanh học ra đời thì việc chẩn đoán chính xác bệnh giang mai rất khó khăn bởi vì nó thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác, đặc biệt là trong giai đoạn.
Bệnh giang mai f935f benh giang mai Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
xoắn khuẩn giang mai

I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH GIANG MAI:

Bệnh giang mai gây nên do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum) do Schaudinn và Hoffmann phát hiện ra năm 1905. Đây là 1 loại xoắn khuẩn hình lò xo có 6-10 vòng xoắn, đư­ờng kính ngang không quá 0,5µ, dài 6-15µ. Xoắn khuẩn có thể  có 3 loại di động:
-         Di động theo trục dọc kiểu vặn đinh ốc.
-         Di động qua lại nh­ưmột quả lắc đồng hồ.
-         Di động l­ợn sóng.
Ở môi trư­ờng ẩm ­ớt cả 3 loại di động này có thể tồn tại và kéo dài đến  2 ngày .
Xoắn khuẩn giang mai là 1 loại vi khuẩn yếu, ra ngoài cơ thể nó không sống quá đư­ợc vài tiếng đồng hồ, nó chết nhanh chóng ở nơi khô, ở nơi ẩm ­ớt nó sống dai dẳng hơn. ở trong nư­ớc đá và độ lạnh -20ºC  nó vẫn di động đ­ược rất lâu.Ở 45ºC nó bị bất động và có thể sống đ­ược 30 phút. Xà phòng có thể giết đ­ược xoắn khuẩn sau vài phút.Xoắn khuẩn vào cơ thể qua chỗ da và niêm mạc bị xây xát thư­ờng là do tiếp xúc trực tiếp do giao hợp,đ­ường sinh dục,đư­ờng hậu môn grain đ­ường miệng. Từ đó xoắn khuẩn đi vào hạch và 1 vài giờ sau  nó đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể.
Nguồn bệnh và đ­ường lây:
Những năm gần đây bệnh giang mai đã tăng ở nhiều n­ước. Bệnh tăng rõ rệt ở các nư­ớc nhiệt đới và các n­ước phát triển.
Hình thái lâm sàng có khác nhau tuỳ theo giống ng­ười. Thí dụ: ở ng­ười da đen thư­ờng grain có biểu hiện viêm nhiều hạch trong giang mai sớm hoặc grain có sẩn hình nhẫn, mụn mủ, viêm xư­ơng khớp, viêm mống mắt hoặc trong giang mai muộn thì grain gặp biến chứng tim mạch. Ngư­ợc lại giang mai thần kinh, ( tabes) liệt toàn thân lại rất hiếm gặp ở ng­ười da đen.
Ở Việt Nam trư­ớc năm 1945 và trong thời kỳ Pháp tạm chiếm cho đến năm 1954, bệnh giang mai đứng hàng thứ 2 sau lậu. Phần nhiều bệnh nhân tự chữa hoặc đến thầy thuốc t­ nhân nên số liệu không chính xác.
Từ 1956-1964 ở Miền Bắc giải phóng, đời sống ổn định, ở các nhóm có nguy cơ cao đư­ợc kiểm tra. Đã phát hiện trong những năm đầu là 1000-1500 ca/năm. Tỷ lệ so với dân số là 0,1/1000.
Số l­ượng giảm dần, cho đến 1963-1964 mỗi năm chỉ phát hiện khoảng 20 ca (tỷ lệ so với dân số lúc đó là 0,01/1000). Bệnh giang mai cũng nh­ các bệnh LTQĐTD  khác đã giảm 10 lần so với năm 1954.
Từ 1965-1975 là  thời kỳ chiến tranh, trật tự và nếp sống bị đảo lộn, tâm lý sinh hoạt không bình th­ường, y tế khó khăn, các bệnh hoa liễu tăng lên ở miền Bắc và đặc biệt đến  năm 1975 khi đất n­ước đ­ược thống nhất, số ng­ười bị mắc bệnh giang mai đã lên tới 160.000 ca, tỷ lệ là 5/1000 (so với tổng số dân lúc đó là 45 triệu).
Số gái mãi dâm tăng, ở thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30.000 ng­ời   (64% trong số này có thử nghiệm huyết thanh  + ).
Tỷ lệ giang mai bẩm sinh: 1,25%.
Tỷ lệ sản phụ bị giang mai: 4,5%.
Nguồn bệnh: là ng­ười mắc bệnh giang mai kể cả giang mai kín, giang mai. Ngoài ra không có nguồn nào khác nh­ từ động vật hoặc côn trùng.
Đư­ờng lây truyền: là đ­ường trực tiếp tiếp xúc giữa ng­ười bệnh và ngư­ời  lành hoặc gián tiếp qua đồ vật. Ta có thể khái quát có 3 đ­ường chính sau:
- Lây truyền qua đ­ường tình dục.
- Lây truyền qua đ­ường máu(tiêm truyền máu hoặc tiêm chích matriarch tuý mà bơm tiêm không vô khuẩn).
- Truyền từ mẹ sang criminal (qua nhau thai từ tháng thứ 4 trở đi).
II. CHUẨN ĐOÁN BỆNH GIANG MAI:
Bệnh giang mai phát triển theo bốn giai đoạn chính: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn 3

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Khoảng 3-90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình 21 ngày), sẽ xuất hiện tổn thương da ở các điểm tiếp xúc. Vết loét xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng.Tổn thương này, được gọi là hạ cam, là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông, hình tròn grain bầu dục kích thước 0.3 đến 3cm, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau. Các triệu chứng trên có thể tự biến đi sau 3 đến 6 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1. Giai đoạn này có rất nhiều biểu hiện khác nhau, ví dụ như: nốt anathema đối xứng, màu hồng nhưhoa đào (đào ban) không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân, hình ảnh đào anathema màu đỏ hồng hoặc hồng tím nhưcánh hoa đào, ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy và tự mất đi. Thường khu trú hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên. Đào anathema xuất hiện dần trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1 -3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.
Hoặc bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc. Mảng sẩn, sẩn các loại, có nhiều kích thước khác nhau, như bằng hạt đỗ, đinh gim, hoặc sẩn hình liken, ranh giới rõ ràng màu đỏ như quả dâu, không liên kết với nhau, thường grain bong vảy và có viền da ở xung quanh sẩn, nếu các sẩn có liên kết với nhau sẽ tạo thành các mảng, grain sẩn mảng, các sản ở kẽ da do bị cọ sát nhiều có thể bị trợt ra, chảy nước, trong nước này có chứa rất nhiều xoắn khuẩn nên rất dễ lây khi tiếp xúc với những bệnh nhân này. Sẩn mủ ít gặp hơn đào anathema và các loại sẩn trên, chủ yếu ở những người nghiện rượu, trông giống như viêm da mủ nông và sâu. Tại các khu vực ẩm ướt của cơ thể (thường là âm hộ hoặc bìu), phát anathema trở nên bằng phẳng, rộng, màu trắng, hoặc các thương tổn giống như mụn cóc.  Các triệu chứng khác thường gặp ở giai đoạn này bao gồm sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Một số trường hợp hiếm gặp có thể kèm theo viêm gan, thận, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng bồ đào, và viêm giác mạc kẽ.  Các triệu chứng này thường tự biến mất sau 3-6 tuần

Giai đoạn tiềm ẩn

Giang mai tiềm ẩn được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Giai đoạn này chia làm 2 loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 (sớm) và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 (muộn). Giang mai tiềm ẩn sớm có thể tái phát các triệu chứng bệnh, giang mai tiềm ẩn muộn không có triệu chứng và không lây bằng giang mai tiềm ẩn sớm.

Giai đoạn 3

Giang mai giai đoạn 3 có thểxảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củgiang mai (15%). Những người bịbệnh giang mai giai đoạn này không lây bệnh
  • Củ giang maixuất hiện từ 1-46 năm sau khi nhiễm bệnh (trung bình 15 năm), có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, mật độ chắc, ranh giới rõ ràng, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất chậm lành và ít lây hơn, sau khi khỏi thường để lại sẹo. Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân.
  • Giang mai thần kinhlà bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương. Nó có thể xảy ra sớm: không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng bằng viêm màng não, grain sự phân ly giữa biến đổi dịch não tủy đã rõ rệt và triệu chứng lâm sàng còn thô xơ. Hoặc xảy ra muộn: gây ra tổn thương ngoài viêm màng não, mạch máu não, còn tổn thương não khu trú hoặc tổn thương thoái hóa ở não. Giang mai thần kinh thường xảy ra 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh. Bệnh có thể gây suy nhược trầm cảm, rối loạn ý thức từng thời kỳ, động kinh, đột quỵ grain gây ra ảo giác đối với người bệnh.
  • Giang mai tim mạchthường xảy ra 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh. Các biến chứng thường gặp nhất là phình mạch.

III. ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAI:

Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng có thuốc điều trị khỏi hẳn với hiệu quả cao, miễn là phải được phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
Giai đoạn đầu
Lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị các bệnh giang mai không biến chứng là một liều duy nhất penicillin G tiêm bắp. Doxycycline và tetracycline cũng là sự lựa chọn thay thế, tuy nhiên không thể sử dụng ở phụ nữ mang thai.. Ceftriaxone có thể có hiệu quả tương tự nhưđiều trị bằng penicillin
Giai đoạn biến chứng
Do penicillin G ít xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương cho nên đối với những bệnh nhân giang mai thần kinh nên được tiêm penicillin liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu là 10 ngày. Nếu bị dị ứng với penicilline thì có thể được sử dụng cetriaxone thay thế. Điều trị tại thời điểm này sẽ hạn chế sự tiến triển hơn nữa của bệnh, nhưng không thể cải thiện các thiệt hại do bệnh đã gây ra
Phản ứng Jarisch-Herxheimer
Một trong những tác dụng phụ của điều trị là phản ứng Jarisch-Herxheimer. Phản ứng phụ thường bắt đầu trong vòng một giờ sau khi tiêm thuốc và kéo dài trong 24 giờ với các triệu chứng sốt, đau cơ, nhức đầu, và nhịp tim nhanh.

Phòng ngừa bệnh giang mai:

Hiện negative vẫn chưa vác xin chủng ngừa có hiệu quả cho công tác phòng chống. Không nên quan hệ tình dục grain tiếp xúc vật lý trực tiếp với một người bị bệnh để tránh lây truyền bệnh giang mai, có thể sử dụng bao cao su đúng cách, tuy nhiên vẫn có thể không hoàn toàn an toàn. Giang mai không lây qua nhà vệ sinh, các hoạt động hàng ngày, bồn tắm, grain dụng cụ ăn uống hoặc quần áo.

Dịch tễ học

12 triệu người nhiễm giang mai vào năm 1999 với hơn 90% trường hợp ở các nước đang phát triển. Nó ảnh hưởng từ 700.000 và 1.600.000 thai phụ mỗi năm dẫn đến xẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, và giang mai bẩm sinh. Trong vùng Sahara ở châu Phi, giang mai góp phần làm tử vong khoảng 20% trẻ sơsinh.
Trong thế giới phát triển, các ca nhiễm bệnh giang mai đã suy giảm cho đến năm 1980 và 1990 do sử dụng rộng rãi các thuốc kháng sinh. Từ năm 2000, tỷ lệ giang mai đã gia tăng tại Mỹ, Anh, Australia và châu Âu chủ yếu ở nam giới quan hệ tình dục với nam giới (đồng tính luyến ái) do thực hành tình dục không an toàn.
Tại Hoa Kỳ, nhân viên y tế báo cáo khoảng 32.000 người mắc bệnh giang mai trong năm 2002, phần lớn ở tuổi 20–39. Cao nhất ở nữ tuổi 20–24 và nam tuổi 35–39. Năm 2001 có 492 trẻ sơ sinh bị cha mẹ truyền bệnh giang mai, năm 2002 số này tụt xuống một chút – 412.

Triệu chứng và điều trị bệnh “tay chân miệng”

Triệu chứng và điều trị bệnh “tay chân miệng”

Bệnh chân tay miệng benh chan tay mieng 1 0 Triệu chứng và điều trị bệnh “tay chân miệng”
Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi. Một điểm cần lưu ý là trong một đợt dịch bệnh, trẻ có thể bị mắc bệnh tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi được 5 tuổi mới có miễn dịch hoàn toàn với bệnh. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Các ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, màu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân – Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.
Nguyên nhân gây bệnh
• Tác nhân gây bệnh TCM trước đây được biết là vi-rút coxsackie. Khảo sát tại bệnh viện nhi đồng đã xác nhận sự hiện diện của enterovirus 71 và vi-rút Coxsakie trong các đợt dịch bệnh tại TP.HCM.
Sự lây truyền bệnh
• Vi-rút gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng.Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh: Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi; hoặc do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh. Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu.
• Vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triễn rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.
Biểu hiện của bệnh
• Loét miệng: là các bóng nước có đường kính 2-3 mm, thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vở rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt
• Bóng nước: từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục.
• Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
• Bóng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộn hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.
• Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẻ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.
Diễn tiến của bệnh TCM
• Bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn:
• Giai đoạn 1; các trường hợp ít bóng nước thường có biến chứng
• Giai đoạn 2:
- Vim mng no: trẻ cĩ biểu hiện run chi, giật mình nhưng chưa thay đổi tri giác (vẫn tỉnh, không mê).
- Vim no: vật vả, kích thích, chới với, thay đổi tri giác, yếu chi, liệt mặt
• Giai đoạn 3:
- Giảm chức năng co bóp thất trái trên siêu âm
- Ph phế nang, si bọt hồng, ph phổi
• Giai đoạn 4:
- Hồi phục, di chứng hay tử vong
Biến chứng
• Các biến chứng thường gặp là: viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh
• Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng 1 bệnh nhân.
• Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.
• Theo các nghiên cứu tại Đài loan cho thấy biến chứng nặng thường do Enterovirus 71.
Biểu hiện biến chứng viêm não màng não
• Không có biểu hiện mê sâu
• Biểu hiện ban đầu bằng các triệu chứng quấy khóc, ngủ nhiều, hoảng hốt hay giật mình run chi, yếu chi, đứng không vững, đi loạng chọang.
• Diễn tiến rất nhanh đến co giật, khó thở, suy hô hấp, rối loạn vận mạch, sốc thần kinh.
• Lưu ý: biến chứng viêm não màng não vẫn có thể xuất hiện khi các nốt phỏng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy.
Cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm vão màng não và đưa trẻ đến bênh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của biến chứng để được cấp cứu kịp thời.
Điều trị bệnh tay chân miệng
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng.
• Đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây :
+ Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước
+ Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.
+ Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
+ Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
+ Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tự hết, đi loạng choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên đây cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tả, làm vệ sinh cho trẻ.
2. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc tây).
3. Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.
4. Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày).

Triệu chứng bệnh tay chân miệng

Triệu chứng bệnh tay chân miệng

1. Lâm sàng:
1.1. Triệu chứng lâm sàng:
a) Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
b) Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
c) Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.
- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm.
- Sốt nhẹ.
- Nôn.
- Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
- Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
d) Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
1.2. Các thể lâm sàng:
- Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê co giật dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ.
- Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.
- Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.
2. Cận lâm sàng:
2.1. Các xét nghiệm cơ bản:
- Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường.
- Protein C phản ứng (CRP) (nếu có điều kiện) trong giới hạn bình thường (< 10 mg/L).
2.2. Các xét nghiệm theo dõi phát hiện biến chứng:
- Đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi.
- Khí máu khi có suy hô hấp
- Troponin I, siêu âm tim khi nhịp tim nhanh ≥ 150 lần/phút, nghi ngờ viêm cơ tim hoặc sốc.
- Dịch não tủy: 
+ Chỉ định chọc dò tủy sống khi có biến chứng thần kinh.
+ Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng nhẹ, số lượng tế bào trong giới hạn bình thường hoặc tăng nhẹ bạch cầu đơn nhân. Trong giai đoạn sớm có thể tăng bạch cầu từ 100-1000 bạch cầu/mm3, với tỉ lệ đa nhân chiếm ưu thế.
- Chụp cộng hưởng từ não: Tổn thương tập trung ở thân não. Chỉ thực hiện khi có điều kiện và khi cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý ngoại thần kinh.
2.3. Xét nghiệm phát hiện vi rút: Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân do EV71 hay Coxsackievirus A16.
3. Chẩn đoán xác định: Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học.
- Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian.
- Lâm sàng: Sốt kèm theo phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
- Xét nghiệm xác định có vi rút gây bệnh.
4. Chẩn đoán phân biệt:
4.1. Các bệnh có biểu hiện loét miệng:
Viêm loét miệng (áp-tơ): Vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát.
4.2. Các bệnh có phát ban da:
- Sốt phát ban: hồng ban xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.
- Dị ứng: hồng ban đa dạng, không có phỏng nước.
- Viêm da mủ: Đỏ, đau, có mủ.
- Thuỷ đậu: Phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.
- Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm
- Sốt xuất huyết Dengue: Chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.
4.3. Viêm não-màng não:
- Viêm màng não do vi khuẩn
- Viêm não-màng não do vi rút khác

Người mẫu Hồng Hà

Người mẫu Hà Nội bán dâm, người mẫu công ty Elit bán dâm, người mẫu sinh năm 1989 bán dâm, đọc báo Hà Nội, chân dài bán dâm, chuyện người mẫu Việt Nam.
Người mẫu sinh năm 1989 tự xưng là của công ty Elit đã bị bắt khi đang bán dâm cho khách với giá 1000USD

Theo xác định ban đầu của cơ quan điều tra, đường dây gái gọi này chỉ tuyển người mẫu, diễn viên và những sinh viên có nhan sắc và chỉ phục vụ những khách làng chơi có nhiều tiền, giá trung bình mỗi lượt bán dâm là từ 700 USD đến 1.000 USD.
Ngoài ra, khi các đại gia có nhu cầu đưa gái gọi đi nghỉ hay du lịch nước ngoài, cứ 4 ngày, phải trả, các đại gia phải chi từ 50 đến 60 triệu đồng, không kể chi phí ăn ở, đi lại cho các gại gọi cao cấp này.
Diễn viên Hồng Hà từng góp mặt vào các bộ phim như: Ai, Giấc mơ biển, Một thời ta đuổi bóng, Pha lê không dễ vỡ của đạo diễn Trương Dũng, và Mùa thu đi một nửa của đạo diễn Võ Việt Hùng.
Theo thông tin bước đầu, cơ quan điều tra cũng bắt giữ một tú ông tên Kiên – là phụ trách một CLB người mẫu ở Hà Nội. Đây là đối tượng môi giới cho người mẫu H.H bán dâm, thuộc đường dây tuyển người mẫu, diễn viên, sinh viên và chỉ phục vụ đại gia với giá trung bình 700 USD – 1.000 USD/lượt “tàu nhanh”.
Như vậy, sau vụ lùm xùm về nghi án tình – tiền của ca sĩ Cao Thái Sơn, mặc hở của Thu Minh, phát ngôn “ngoan” của Ngọc Trinh, Vĩnh Thụy chịu tù treo vì buôn lậu… showbiz Việt lại thêm một mảng màu buồn khi các cô người mẫu phải đối mặt với vết đen bởi có đồng nghiệp bị bắt vì bán dâm.
Một số hình ảnh của cô người mẫu Hồng Hà đăng tải trên mạng:
Cô gái trẻ Hồng Hà dần dần từng bước tạo dựng cho mình những bước đi vững chắc hơn trong con đường diễn xuất của mình.
Sở hữu gương mặt ưa nhìn, cộng vóc dáng khá chuẩn mực của một người mẫu, xong bản thân Hà cũng mong muốn rằng, bằng sự đam mê và nỗ lực của chính bản thân.
Cô luôn mong muốn mình sẽ trở thành gương mặt gần gũi và thân quen hơn nữa với người xem trong các vai diễn tiếp theo.