Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Khuyên bỏ thai nhi dị tật là đúng, nhưng quá nghiệt ngã'

Khuyên bỏ thai nhi dị tật là đúng, nhưng quá nghiệt ngã'

Bác sĩ Hồ Ngọc Linh, Trưởng Khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện đa khoa Kon Tum là người 2 lần siêu âm cho thai phụ Nguyễn Thị Thu Hoài với kết quả thai nhi dị tật, khẳng định tình trạng đa dị tật kể cả khi bé đã ra đời.
> Sinh non bé trai do siêu âm thai dị tật

Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Linh khẳng định: "Chúng tôi hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, có chứng cứ khoa học về hình ảnh thai nhi qua siêu âm trước khi đặt bút ký vào phiếu trả lời về tình trạng thai".
Theo bác sĩ Linh, thai phụ Hoài đã siêu âm rất nhiều lần ở nhiều nơi nhưng cùng chung kết quả chẩn đoán. Chỉ tính riêng hồ sơ lưu tại Bệnh viện đa khoa Kon Tum, kết quả siêu âm lần thứ nhất của thai phụ Hoài ở đây ngày 23/4 cho thấy thai nhi tương đương 28 tuần có bất thường tràn dịch màng bụng và màng tinh hoàn. Kết quả siêu âm ngày 8/5 do hai bác sĩ Hồ Ngọc Linh và Đặng Hoa Giang cùng thực hiện, thai nhi đa dị tật bẩm sinh: teo ruột, tràn dịch màng bụng, đa ối, phù gai nhau...
Kết quả siêu âm thai phụ Hoài ngày 8/5 do bác sĩ Hồ Ngọc Linh và bác sĩ Đặng Hoa Giang thực hiện. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Kết quả siêu âm thai phụ Hoài ngày 8/5 do bác sĩ Hồ Ngọc Linh và bác sĩ Đặng Hoa Giang thực hiện. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Sau đó, chị Hoài được gia đình đưa đi siêu âm ở 4 phòng mạch khác nhau tại Kon Tum trong đó có cả phòng mạch tư của bác sĩ Linh, kết quả cơ bản đều giống nhau.
Từ những kết quả siêu âm thai dị tật, gia đình sản phụ quyết định bỏ thai. Ngày 19/5 chị Hoài được hỗ trợ sinh non một bé trai nặng 2,6 kg, về mặt cảm quan tay chân bình thường không như chẩn đoán "tứ chi ngắn". Kết quả siêu âm cho thấy bé khiếm khuyết trong bụng: tràn dịch màng bụng bẩm sinh; không phát hiện được ruột non và đại tràng; dịch trong bụng không đồng nhất; không thấy hơi trong trực tràng; tràn dịch màng tinh hoàn bẩm sinh từ tuần lễ thứ 28; ống bẹn chưa kín…
Bác sĩ Ngọc Linh cũng là người trực tiếp thực hiện nhiều lần siêu âm cho bé sơ sinh con sản phụ Hoài. Theo đó, bé có đường kính lưỡng định (BPD) và chiều dài xương đùi (FL) không tương xứng. Cụ thể, BPD tương đương với 33 tuần tuổi, FL tương đương với 28 tuần tuổi, "nghĩa là có sự chênh lệch giữa 2 chỉ số trên đến 5 tuần tuổi, đồng nghĩa với chiều dài xương đùi ngắn hơn so với tuổi thai sinh lý".
"Những chỉ số chênh lệch tứ chi này khó có thể nhìn bằng mắt thường khi bé chào đời, mà sẽ thể hiện rõ trong thời gian bé phát triển", bác sĩ Linh giải thích.
Kết quả siêu âm tim con của sản phụ Hoài sau khi được hỗ trợ sinh non. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Kết quả siêu âm tim con của sản phụ Hoài sau khi được hỗ trợ sinh non. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
"Trong thời gian nằm ở khoa nhi cấp cứu, cháu được siêu âm tim còn phát hiện thêm dị tật ống động mạch (PDA) và hở van 3 lá có tăng áp phổi nặng. Rõ ràng cháu có đa dị tật rất nặng", bác sĩ Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện đa khoa Kon Tum nói. Em bé sau đó đã qua đời.
Cho rằng đã "làm đúng", bác sĩ Linh cũng chia sẻ cảm giác "rất buồn" mỗi lần phát hiện có thai nhi dị tật và trách nhiệm thông báo thực tế này với sản phụ bởi "quá nghiệt ngã". Tuy vậy, ông cho rằng sự việc con sản phụ Hoài giúp bác sĩ rút ra bài học kinh nghiệm là "việc lưu trữ tư liệu tối quan trọng, cần thiết thì phòng siêu âm có thể ghi clip để lưu lại sử dụng".
Bác sĩ Hồ Ngọc Linh có thâm niên gần 20 năm trong ngành siêu âm chẩn đoán hình ảnh, từng là một người lính ở chiến trường Campuchia, hiện là Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện đa khoa Kon Tum. Mọi trường hợp siêu âm chẩn đoán khó trên địa bàn đều được chuyển cho bác sĩ Linh xử lý.
Tham khảo những hình ảnh siêu âm thai của chị Hoài và em bé sau khi ra đời thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Kon Tum do VnExpress.net chuyển, nhiều chuyên gia đầu ngành của khoa chẩn đoán hình ảnh tại TP HCM cũng khẳng định chẩn đoán tình trạng đa dị tật bẩm sinh trong trường hợp này là chính xác.
Tùy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét