Bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ
Chảy nước mắt, đau mắt, đỏ mắt là những triệu chứng cho thấy con bạn có thể đã bị viêm kết mạc. Bệnh này gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và học tập, không những vậy, lại nằm trong nhóm bệnh về mắt phổ biến nhất. Bạn cần biết những gì để có thể chăm sóc con tốt nhất khi chẳng may bé bị bệnh thường gặp
(Bài viết của bác sĩ đa khoa Catherine Cearns.)
Bệnh viêm kết mạc là tình trạng viêm
nhiễm của kết mạc – lớp màng trong suốt bao bọc quanh củng mạc và bên
trong mí mắt, tại lớp màng này tiết ra chất nhờn để bôi trơn bề mặt của
mắt. Một khi kết mạc bị viêm, mắt sẽ bị đỏ, hay chảy nước mắt và ngứa.
Đa số xảy ra ở một mắt trước rồi mới đến bên mắt còn lại.
Có 3 loại viêm kết mạc:
- Viêm kết mạc nhiễm trùng
xảy ra khi kết mạc bị viêm nhiễm do vi rút hay vi khuẩn. Viêm kết mạc
do vi rút là loại phổ biến nhất, và thường liên quan đến một cơn cảm
lạnh hoặc nhiễm trùng tai. Viêm kết mạc do vi khuẩn ít phổ biến hơn,
dịch tiết màu trắng giống mủ hơn, mắt đỏ rõ hơn.
- Viêm kết mạc kích ứng xảy ra khi bị một chất kích ứng ví dụ như chất clo trong hồ bơi hay một vật thể như lông mi xâm nhập vào mắt và gây đỏ mắt.
- Viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi có sự tiếp xúc với chất gây dị ứng chắng hạn như phấn hoa, khiến hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường.
Viêm kết mạc thường phổ biến ở những
trẻ hơn 3 tháng tuổi vì khi này trẻ thường dụi tay vào mắt và miệng
nhiều hơn, do đó dễ dàng làm cho nó lây lan. Đến lứa tuổi mẫu giáo,
bệnh này lại càng phổ biến do sự tiếp xúc thường xuyên. Vi khuẩn có
thể lây lan từ mũi, cổ họng và dịch tiết từ mắt; ngoài ra vi khuẩn cũng
có thể xâm nhập vào mắt sau khi tiếp xúc với khăn mặt và khăn tay đã bị
nhiễm khuẩn.
Bệnh viêm kết mạc thỉnh thoảng có thể
bị nhầm với bệnh “dính mắt”, một căn bệnh phổ biến ở những trẻ mới sinh
do tuyến lệ đang phát triển và bị tắc; khi này mắt trẻ hay bị chảy
nước. Bản thân mắt không bị viêm nên việc dùng nước nhỏ mắt kháng khuẩn
là không cần thiết. Bệnh tắc tuyến lệ thường tự khỏi sau năm đầu tiên.
Tuy nhiên, nếu trẻ mới sinh bị sưng mắt, đỏ mắt hay chảy ghèn, nên
nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Dấu hiệu và triệu chứng
Triệu chứng cụ thể của bệnh viêm kết
mạc thường bao gồm khô mắt, tròng trắng mắt bị đỏ, tiết dịch giống như
mủ (thường thấy nếu nguyên nhân do vi khuẩn) hay chảy nước (thường thấy
nếu nguyên nhân do vi rút và dị ứng), mắt bị ngứa và trên mí mắt sau
khi ngủ qua đêm thường có một lớp vảy cứng đóng lại.
Viêm kết mạc không gây đau mắt nghiêm
trọng, không dẫn đến mất thị giác hay nhạy cảm với ánh sáng. Nếu con
bạn có bất cứ triệu chứng nào trong ba triệu chứng nêu trên, hãy nhanh
chóng đưa bé đến khám bác sĩ.
Bạn có thể làm gì
Nếu nghi ngờ con bị viêm kết mạc, bạn
hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được chỉ định có dùng thuốc kháng sinh nhỏ
mắt hay không. Nếu là viêm kết mạc do vi khuẩn thì bác sĩ có thể kê đơn
với thuốc nhỏ mắt kháng sinh; viêm kết mạc do dị ứng được điều trị với
thuốc nhỏ mắt và si rô kháng histamin. Viêm kết mạc do vi rút có thể tự
khỏi, thường là sau 3 đến 4 ngày, mà không cần dùng thuốc.
Bạn có thể dễ dàng làm dịu bớt những
triệu chứng và sự khó chịu của bệnh viêm kết mạc bằng cách nhẹ nhàng
lau sạch đi những dịch tiết hay lớp ghèn cứng bằng một miếng vải hay
bông sạch với nước ấm. Hãy bắt đầu từ giữa mắt và nhẹ nhàng lau sạch ra
ngoài, thực hiện như vậy một vài lần trong ngày. Nếu con bạn vẫn rất
khó chịu, hãy thử đắp một miếng băng ấm trên mắt con.
Để tránh làm lây lan vi trùng hoặc tái
nhiễm trùng, hãy thường xuyên rửa tay, đặc biệt là sau khi lau chùi
vùng mắt bị nhiễm trùng. Dùng khăn sạch và tránh sử dụng chung khăn
tắm, miếng nỉ lau, gối và ra giường. Khuyên con nên tránh sờ tay lên
mắt. Ngoài ra, không được sử dụng thuốc đều trị mắt đã được chỉ định
của một thành viên khác trong gia đình hoặc là đã quá hạn sử dụng.
Nếu con bạn bị viêm kết mạc và có nhiều
dịch tiết từ mắt, hoặc con bị sốt, cảm thấy không khoẻ, bạn nên cho bé
nghỉ học và không đến các nhóm chơi nơi có nhiều trẻ nhỏ khác cho đến
khi dịch tiết hết sạch.
Nguồn: Webtretho (lược dịch) / Theo Littlies.co.nz
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét