Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Triệu chứng bệnh uốn ván

tim.

Triệu chứng bệnh uốn ván

Bệnh khởi phát sau chấn thương, trung bình là 7 ngày; 15% số trường hợp khởi phát bệnh trong vòng 3 ngày và 10% khởi phát bệnh sau 14 ngày. Uốn ván toàn thân là thể bệnh hay gặp nhất. Dấu hiệu điển hình là tăng trương lực cơ và co cứng toàn thân. Lúc đầu tăng trương lực cơ ở các cơ nhai, nuốt khó và cứng hay đau các cơ cổ, vai, lưng. Kế tiếp các cơ khác cũng bị tăng trương lực gây ra cứng bụng và cứng các cơ ở gốc chi; do co cứng liên tục các cơ mặt, tạo ra một vẻ mặt nhăn nhó hay kiểu cười khẩy, cười nhăn, co cứng cơ lưng tạo ra một tư thế lưng cong ưỡn lưng. Ở một số bệnh nhân xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh, những cơn đau làm cho bệnh nhân xanh tím và đe dọa ngừng thở. Các cơn này có thể lặp đi lặp lại, có thể là tự phát hoặc do kích thích dù là rất nhẹ. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ bị tình trạng cứng cơ và có một vài cơn co cứng hoặc không có cơn co cứng nào. Thể vừa có dấu hiệu cứng hàm, khó nuốt, cứng cơ và các cơn co cứng. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt (phần lớn không sốt). Các phản xạ gân sâu tăng. Nuốt khó hoặc chướng bụng làm cho bệnh nhân ăn uống khó khăn.
Rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng thất thường, hay thường xuyên; nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim; sốt cao, vã mồ hôi. Một số biến chứng về tim mạch có thể gặp là hạ huyết áp và chậm nhịp tim, đôi khi xuất hiện ngừng tim đột ngột. Những biến chứng khác là viêm phổi, gãy xương, vỡ cơ, loét do nằm và ly giải cơ vân.
Uốn ván ở trẻ sơ sinh, thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh với các dấu hiệu: trẻ bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng; thường là uốn ván toàn thân và dễ dẫn đến tử vong nếu không điều trị.
Uốn ván cục bộ ít gặp, biểu hiện chỉ giới hạn ở các cơ gần vết thương, đây là thể nhẹ, tiên lượng tốt. Uốn ván đầu là một hình thái hiếm gặp của uốn ván cục bộ, diễn ra sau chấn thương đầu hay nhiễm khuẩn tai. Các triệu chứng gồm cứng hàm, rối loạn chức năng một hoặc nhiều dây thần kinh sọ, thường gặp là dây số 7, tỷ lệ tử vong cao.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH UỐN VÁN:

Do bị trầy xát và viết thương tiếp xúc trực tiếp với trực  khuẩn uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ …, xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng  gây bệnh uốn ván.
Những người có nguy cơmắc cao :
-       Người làm vườn
-       Người làm việc ở các trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm
-       Người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại.
-       Công nhân xây dựng các công trình.
-       Bộ đội và thanh niên xung phong.
Đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh:
Vi khuẩn C.tetani là trực khuẩn gram dương, di động, kỵ khí, có hình bầu dục, không có màu, nha bào có mặt ở khắp nơi trên thế giới: trong đất, môi trường kỵ khí, phân súc vật, phân người. Nha bào có thể tồn tại nhiều năm trong một số môi trường và kháng với nhiều loại thuốc khử khuẩn, không bị tiêu diệt khi bị đun sôi 20 phút. Nhưng khi ở dạng các tế bào thực vật, chúng dễ dàng bị khử hoạt tính và nhạy cảm với nhiều kháng sinh như: metronidazol, penicillin…
Trực khuẩn uốn ván

Điều trị bệnh uốn ván


Nguyên tắc điều trị là diệt trừ vi khuẩn, trung hòa độc tố, ngăn ngừa các cơn co cứng cơ, theo dõi và xử trí hỗ trợ hô hấp. Bệnh nhân phải được chăm sóc trong một căn phòng yên tĩnh để giám sát và theo dõi tim, phổi thường xuyên, hạn chế mọi sự kích thích. Duy trì và bảo vệ đường thở. Xử lý vết thương sạch sẽ, loại bỏ triệt để các dị vật.
- Dùng kháng sinh: tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc tố. Có thể dùng một trong các thuốc như sau: penicillin 10 – 12 triệu đơn vị tiêm mỗi ngày x 10 ngày; metronidazol 500mg mỗi 6 giờ hay 1g mỗi 12 giờ; dùng clindamycin, erythromycin. Đồng thời phải điều trị đặc hiệu với nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác gây ra.
- Dùng kháng độc tố uốn ván: để vô hiệu hóa độc tố lưu hành trong máu và độc tố ở vết thương nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong; kịp thời dùng globulin miễn dịch uốn ván của người. Tốt nhất là nên tiêm kháng độc tố trước khi điều trị vết thương.
- Kiểm soát các cơn co cứng: Dùng một hay phối hợp các thuốc sau đây: diazepam được sử dụng phổ biến: lorazepam, barbiturat, chlorpromazin. Thuốc phong bế thần kinh cơ kết hợp với thở máy để điều trị các cơn co cứng không đáp ứng với thuốc hoặc các cơn co cứng đe dọa ngừng thở.
- Điều trị hỗ trợ: Mở khí quản có thể kết hợp hoặc không kết hợp với thở máy; bù nước và điện giải; tăng cường dinh dưỡng bằng truyền dịch hoặc cho ăn qua ống thông vào dạ dày; vật lý trị liệu để đề phòng cứng cơ; dùng heparin và các chất kháng đông khác để đề phòng tắc mạch phổi; theo dõi chức năng của thận, bàng quang và ruột; phòng chống chảy máu và loét đường tiêu hóa.
- Dùng vaccin gây miễn dịch chủ động: Tất cả bệnh nhân phải được tiêm vaccin sau khi bệnh đã phục hồi.

Bệnh dịch hạch: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh dịch hạch: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Bệnh dịch hạch là gì ?

  • Là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu từ động vật gặm nhấm (chuột, thỏ..) qua người bởi bọ chét.
  • Trên thế giới đến nay đã xảy ra ba đại dịch hạch và con số người chết là từ 50 đến 100 triệu người mỗi lần có đại dịch xảy ra.
  • Đến năm 1894, Alexandre Yersin và Kitasato đã phân lập được vi khuẩn gây bệnh dịch hạch để làm cơ sở cho biện pháp điều trị bệnh hiệu quả ngày nay.
bệnh dịch hạch

2. Phương thức lây truyền bệnh dịch hạch.

  • Phổ biến nhất là qua trung gian bọ chét, đặc biệt là Xenopsylla cheopis: Bọ chét hút máu vật chủ, vi khuẩn dịch hạch nhân lên trong tiền dạ dày (proventriculus) của bọ chét làm tắc nghẽn tiêu hóa. Khi chuyển sang đốt vật chủ mới thì vi khuẩn sẽ theo vết đốt vào cơ thể vật chủ mới và như vậy xảy ra sự lan truyền bệnh.
  • Dịch hạch có thể lây lan trực tiếp từ người sang người qua bọ chét Pulex irritans.
  • Lan truyền trực tiếp từ vật chủ bệnh sang vật chủ lành không qua trung gian của bọ chét như:
    • Hít vào trực tiếp vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong không khí do tiếp xúc “đối mặt” với dịch hạch thể phổi hoặc vật chủ chết vì dịch hạch.
    • Vi khuẩn dịch hạch xâm nhập trực tiếp qua da có hoặc không có tổn thương như tiếp xúc tay trực tiếp vào động vật bị bệnh, nhân viên các phòng xét nghiệm về vi khuẩn dịch hạch, động vật nuôi trong nhà (thường gặp nhất là mèo) cắn hoặc cào.

3. Các thể của bệnh dịch hạch và triệu chứng.

a. Thể hạch:
  • Phát bệnh đột ngột, rét run, sốt cao trên 38 độ C
  • Nổi hạch ở bẹn, nách, cổ.
  • Nếu không được điều trị sẽ diễn biến sang các thể còn lại.
b. Thể phổi – thể đáng sợ nhất :
  • Tiến triển nhanh và lây lan cao. Bệnh nhân sốt cao, rét run, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bứt rứt.
  • Khoảng 24 giờ sau bệnh nhân sẽ thấy đau tức ngực, khó thở, thở nhanh nông.
  • Ho có đờm nhầy và loãng sau đặc dần, có máu hoặc có nước bọt.
c. Thể nhiễm trùng huyết :
  • Bệnh nhân sốt cao 40-41 độ C, rét run đau đầu dữ dội, tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần.
  • Bệnh nhân hốt hoảng, vật vã, kích động, nói sảng, thở nhanh nông…
d. Dịch hạch thể màng não:
  • Ít gặp, thường xuất hiện đi sau thể hạch, thể nhiễm trùng huyết.

4. Chữa trị và phòng chống bệnh dịch hạch.

  • Vệ sinh môt trường, cải thiện nhà cửa, kho bãi nơi làm việc.
  • Cất giữ lương thực cho người, gia súc kín đáo, tránh để chuột có nguồn thực phẩm để sinh sôi.
  • Diệt chuột, bọ chét.(đặt bẫy, phun thuốc, nuôi mèo, rắn, chim để bắt chuột và các biện pháp khác…tùy bạn sáng tạo)
  • Khám và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có biểu hiện bệnh.
  • Hiện nay tại Việt Nam không chủ trương chích ngừa bệnh dịch hạch vì hiệu quả phòng bệnh thấp.
  • Để điều trị dịch hạch, hãy đến cơ sở y tế để điều trị trong thời gian sớm nhất. Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được nếu được phát hiện sớm.
  • Một điều lưu ý là khi đang có dịch hạch xảy ra không cần chú trọng diệt chuột mà ưu tiên hàng đầu là diệt bọ chét.

Yếu sinh lý: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị.

Yếu sinh lý: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị.

1. Yếu sinh lý là gì ?

Yếu sinh lý hay còn gọi là rối loạn cương dương (ED-Erectile Dysfunction): Là một tình trạng không có khả năng cương cứng dương vật, hoặc không duy trì được tình trạng đó để đưa nó vào âm đạo trong lúc giao hợp do đó không làm thoả mãn được bạn tình.
yếu sinh lý

2. Nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý.

Tuổi tác : 
  • Tuối tác ảnh hưởng rất lớn đến sinh lý, tuổi càng cao thì càng dễ bị. Số người yếu sinh lý ở tuổi 70 gấp đôi tuổi 40.
Mắc các bệnh mãn tính.
  • Những người mắc bệnh mãn tính : bệnh tiểu đường, suy thận, suy gan, bệnh thần kinh, … rất dễ mắc chứng yếu sinh lý, đặc biệt là bệnh tiểu đường.
  • Ngoài ra yếu sinh lý còn chiếm tỉ lệ khá cao trong các nhóm người bị bệnh nội tiết, huyết quản hay lão hóa …
Phẫu thuật : Những người đã từng phẫu thuật cột sống, vùng chậu, tuyến tiền liệt, … có khả năng bị yếu sinh lý cao.
Chấn thương hoặc dùng dược phẩm.
  • Những người bị chấn thương đầu, cột sống, vùng sinh dục, … có nguy cơ bị yếu sinh lý.
  • Ngoài ra khi dùng dược phẩm như thuốc an thần, thuốc dạ dày, hoặc hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều cũng rất dễ mắc chứng yếu sinh lý.
Tâm lý.
  • Yếu sinh lý thường xảy ra ở những người bị stress, căng thằng thần kinh, làm việc quá sức, … Quá trình này kéo dài có thể dẫn đến rối loạn sinh lý và mất ham muốn tình dục.

3. Cách phòng và điều trị yếu sinh lý.

Tăng cường sức khỏe
  • Có chế độ ăn uống ngủ nghĩ hợp lý,  nên ăn đủ chất như thịt, cá, rau, hoa quả, đặc biêt là giá đỗ và hành củ. Trong củ hành (hành hoa, hành tây) có rất nhiều vitamin E, giúp cho dương vật cương cứng nhanh hơn.
  • Ăn uống tốt kết hợp với thể thao sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, giảm khả năng mắc chứng yếu sinh lý, nhất là đối với những người làm việc ở văn phòng hay phải ngồi nhiều.
  • Không làm việc quá sức và lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, … sẽ rất dễ gây bệnh yếu sinh lý.
  • Sức khỏe tốt, đầu óc thoải mái, loại bỏ được stress sẽ giúp cho nam giới đủ tự tin thực hiện chức năng “đàn ông” của mình trong phòng the.
Sử dụng các bài thuốc y học dân tộc để điều trị yếu sinh lý.
  • Để củng cố và nâng cao sức khỏe. Nên sử dụng cá ngựa, tắc kè, bìm bịp, sao biển… ngâm rượu trong 6 tháng, trước bữa ăn uống 1 chén nhỏ Nếu bạn đã thử nhiều cách mà vẫn không thể cải thiện tình hình thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và sớm điều trị.
Dùng thuốc và phẫu thuật để tăng cường sinh lý.
  • Có thể dùng các loại thuốc biệt dược như : viagra, levitra, cialis, … có tác dụng giản nở mạch máu, dồn máu đến cơ quan sinh dục, gây cương cứng dương vật. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng thuốc, đặc biệt là ở nhóm người bị bệnh tim mạch.
  • Ngoài ra có thể làm tiểu phẫu để giúp lưu thông máu ở cơ quan sinh dục, tăng cường khả năng sinh lý.

Hôi miệng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Hôi miệng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

1. Hôi miệng

  • Hôi miệng thường thì vào buổi sáng. Hôi miệng không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người, nhưng đôi khi làm cản trở sự giao tế hàng ngày, có thể ảnh hưởng một phần nào tới công việc làm ăn của chúng ta.

Những  hóa  chất  làm  cho  hôi  miệng :

  • Mùi hôi là do chất hơi có lưu huỳnh (Sulfur), như: hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide, và dimethyl disulfides. Đôi khi, mùi hôi do những chất hơi acids béo (fatty acids) như propionic, butyric, hay valeric acids hay những chất amines (indole, skatole, cadaverine và putrescine).
hoi mieng

2.Nguyễn nhân gây ra hôi miệng

Hôi miệng tùy thuộc vào lượng nước miếng tiết ra, lúc chúng ta nhai hay nuốt.

  • . Chất hơi lưu huỳnh thấm vào mô mềm trong miệng. Khi nước miếng hay mô mềm trong miệng không đủ sức giữ chất hơi lưu huỳnh, xông ra, sẽ làm hôi miệng.
  • . Vi trùng trong miệng nảy nở tùy theo từng loại, cộng thêm vấn đề vệ sinh, thói quen ăn uống, và lượng nước miếng tiết ra.
  • . Những môi trường như thay đổi nhiệt độ, ẩm ướt, đồ ăn thức uống, dưỡng khí, và độ cường toan pH, đều ảnh hưởng tới hôi miệng.

  a.Bệnh  hôi  miệng do răng lợi

  • . Phần lớn bệnh hôi miệng là do vi trùng nẩy nở trong những hang hốc  trong miệng. Đồ ăn chứa chất trong những lỗ hổng trong lợi, sâu răng, kẽ răng, mặt lưỡi, đều là những chỗ lý tưởng cho vi trùng sinh sản.
  • . Độ hôi miệng, tăng theo tuổi tác, nhất là khi dùng răng giả, là nơi dễ bị đồ ăn mắc kẹt.
  • . Một phần ba bị hôi miệng là do bệnh nướu răng sinh ra. Nước miếng bệnh nướu răng dễ làm hôi thối.
  • . Những bệnh khác cũng làm hôi miệng như: viêm miệng, lưỡi, lợi nướu răng hay viêm thịt dư trong họng (cryptic tonsils), nghẹt hay giảm bài tiết nước miếng (xerostomia).

b.Hôi miệng do thuốc men :

  • . Những thuốc men có thể gây hôi miệng như: thuốc cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc chữa bệnh xuống tinh thần (depression), thuốc chống histamines, chữa bệnh Parkinson, thuốc lợi tiểu, amphetamines, v.. v..

c.Hôi miệng do một số bệnh  tật  khác trong cơ thể gây nên :

  • . 10% là do những bệnh khác như viêm xoang, viêm thịt dư trong cuống họng (tonsillitis), và bệnh mũi (thí dụ có vật lạ rớt vào muĩ), viêm xoang. Những loại bệnh khác nằm trong phổi như giãn khí quản (bronchiectasis), bướu mụt hay lở loét làm mủ, bọc mủ (abscess), hay ung thư bị nhiễm trùng.
  • . Bệnh tiểu đường có nhiều chất acetone và ketones xông ra qua đường phổi.
  • . Bệnh Urê-huyết (azotemia), có chất ammoniac.
  • . Bệnh chai gan làm cho hơi thở hôi, như có mùi tỏi hay trứng thối, do những chất dimethyl sulfides, methyl mercaptan, và ethanethiol.
  • . Bệnh thận hư, có mùi tanh như cá, do chất dimethylamines và trimethylamines.
  • . Ung thư máu (leukemia) hay những bệnh loạn tạo máu (blood dyscrasia) làm cho hơi thở có mùi như máu bị hư, tan rã (decaying blood).
  • . Những bệnh liên quan đến bao tử ít làm hôi miệng, vì ống thực quản luôn luôn đóng kín và xẹp lại. Còn bao tử chỉ sinh ra mùi hôi, khi bị ợ hay ói mửa. Có những bệnh khác như ợ chua, trào ngược nước chua từ ba tưử  trơở  ngược vào thực quản (heartburn), hẹp môn vị (pyloric stenosis), hay thoát vị khe thực quản (hiatal hernia) cũng sinh ra hôi miệng.
  • . Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, thay đổi kích thích tố trong người, sinh ra chất hơi có lưu huỳnh bay qua đường phổi làm hôi miệng.

d.Do đồ ăn, hút thuốc lá:

  • . Ăn uống đôi khi có thể giúp đỡ hôi miệng, vì nước miếng ra nhiều, làm sạch miệng. Nhưng ngược lại có nhiều đồ ăn lại làm hôi miệng như: tỏi, hành, rượu. Trong hành tỏi có nhiều chất gây mùi hôi như allicin và dallyl sulfite.
  • . Hút thuốc lá hay xì-gà gây hôi miệng vì làm giảm nước miếng trong miệng.
  • Nói tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân sinh ra hôi miệng: phần lớn là do  những bệnh trong miệng, răng lợi, những bệnh tai mũi họng, hay nhiều bệnh khác nằm trong cơ thể chúng ta.
  • Cập Nhật: Phần lớn hôi miệng là do vi trùng phân tán bạch đản gây ra chất hơi chứa lưu huỳnh sulfur. Khoảng 80-90% là do những tảng (plaques) trong răng miệng, bệnh niếu lợi, miệng khô, đặc biệt do vi trùng gram âm tính sống trong môi trường thiếu dưỡng khí. . Vi trùng sinh sản qúa nhiều vùng trong, trên lưỡi. Hôi miệng thấy nhiều nhất ban đêm hay giữa những bữa ăn.
  • 20% hôi miệng là do những bệnh rối loạn dinh dưỡng, như suy gan, suy thận hay tiểu đường, nước tiểu chứa chất trimethylamine, nhiễm trùng hô hấp, thuốc men hoặc do dịch bao tử. Định bệnh hôi miệng không khó nhưng tìm hiểu nguyên nhân hôi miệng không dễ dàng.

 3.Phòng và điều trị bệnh hôi miệng

Về điều trị thì ta phải áp dụng các phương thức sau đây:

1. Nguyên nhân thông thường nhất của hôi miệng là từ MIỆNG.

  • Cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng sau khi ăn. Ta cũng không cần dùng thuốc đánh răng, mà chỉ cần chà cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng.
  • Mua thêm dây chỉ nylon (Dental Floss) để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.
  • Với giữ gìn vệ sinh răng miện chu đáo ta đã có thể giảm hôi miệng từ 30%-90%. Nên khám Nha sĩ coi có bị sâu răng, nhiềm độc nớu thì xin chữa.
  • Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước.
  • Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo cho hết để vi khuẩn khỏi tá túc, nhưng cẩn thận đừn để lưỡi bị thương tích.

dieu tri hoi mieng
2. Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôimiệng.
3. Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, fo mát có mùi mạnh;
4. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá, cigars;
5. Xin bác sĩ khám nghiệm coi có các bệnh kinh niên như tôi kể trên và điều trị.
6. Nếu mang răng giả thì lấy ra ban đêm, rửa sạch sẽ và ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm;
7. Bớt uống cà phê
8. Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất mỗi năm một lần để lau chùi răng

  • Các mỹ phẩm làm thơm miệng như dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ có tác dụng che đậy, làm bớt hôi miệng trong thời gian vài ba chục phút sau khi dùng, chứ không trị dứt được hôi miệng. Nước xúc miệng nên dùng vào buổi tối là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh.
  • Thuốc xúc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate (Peridex, Perio-Gard) hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt.
Với những thông tin chúng tôi cũng cấp trên sẽ phần nào giúp các bạn triệt đi cái hôi miệng của mình

Viêm phổi : nguyên nhân , triệu chứng và cách điều trị



Viêm phổi : nguyên nhân , triệu chứng và cách điều trị

Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng viêm ởphổi thương do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người già, người có bệnh mạn tính hoặc bị suy giảm miễn dịch, nhưngcũng có thể xảy ra ở người trẻ khỏe. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tửvong cho trẻ em trên toàn thế giới.
viem phoi

Dấu hiệu và triệu chứng viêm phổi:

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi thường rất giống với cảm lạnh và cúm. Đau ngực là triệu chứng hay gặp nhất. Triệu chứng có thể khác nhau tuỳ theo nguyên nhân:
Viêm phổi do vi khuẩn: triệu chứng thường xảy ra đột ngột, bao gồm rét run, sốt cao, ra mồ hôi, khó thở, đau ngực, ho đờm đặc màu xanh hoặc màu vàng. Viêm phổi do vi khuẩn thường khu trú ở một vùng (thuỳ) phổi và được gọi là viêm phổi thuỳ.
• Virus. Khoảng một nửa số trường hợp viêm phổi là do virus. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng giống cúm, ho khan, đau đầu, sốt, đau cơ và mệt mỏi. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có khó thở và ho khạc đờm trong hoặc màu trắng. Người bị viêm phổi virus cũng có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn.
• ycoplasma. Viêm phổi do mycoplasma có các triệu chứng giống với viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus, tuy nhiên các triệu chứng thường nhẹ và bệnh nhân có thể thậm chí không biết mình bị viêm phổi.
• Nấm. Một số loại nấm có thể gây viêm phổi, mặc dù ít gặp. Một số người có thể có rất ít triệu chứng, nhưng một số người có thể bị viêm phổi cấp và dai dẳng.
• Pneumocystis carinii. Viêm phổi do P. carinii là một bệnh nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở người nhiễm HIV/AIDS. Người có hệ miễn dịch suy yếu do ghép tạng, hóa trị liệu hoặc điều trị corticosteroids hay các thuốc ức chế miễn dịch káhc cũng có nguy cơ. Triệu chứng của viêm phổi do Pneumocystis carinii bao gồm ho dai dẳng, sốt và khó thở.
Các dấu hiệu thường gặp:
Các biểu hiện viêm phổi do vi khuẩn thường diễn tiến rất nhanh. Chúng bao gồm:
- Ho. Thường ho ra đờm. Đờm này có thể màu vàng hay xanh hoặc có thể lẫn máu
- Sốt
- Thở nhanh và hơi thở nông
- Rùng mình (có thể chỉ bị 1 lần hoặc lặp lại nhiều lần liên tục)
- Đau ngực và thường cảm thấy tình trạng tệ đi khi ho hay hít vào
- Nhịp tim nhanh
- Cảm thấy rất mệt hoặc yếu
- Buồn nôn hay nôn vọt
- Tiêu chảy
Ở người già, biểu hiện có thể khác hơn. Thường họ ít sốt hoặc có thể ho nhưng không có đờm. Dấu hiệu chính của viêm phổi ở người già là sự thay đổi về mặt nhận thức. Họ thường mê sảng hoặc lẫn lộn. Nếu người già đã có bệnh ở phổi sẵn thì biểu hiện bệnh sẽ nặng hơn.
Nếu viêm phổi do virus thì các triệu chứng tương tự như vi khuẩn nhưng diễn tiến thường chậm hơn và thường không nghiêm trọng hoặc không rõ ràng..

Nguyên nhân mắc bệnh viêm phổi:

Viêm phổi xảy ra khi các tác nhân gây bệnh vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể và xâm nhập vào đường hô hấp. Tại đó, bạch cầu sẽ bắt đầu tấn công tác nhân gây bệnh. Sự tích tụ của mầm bệnh, bạchc ầu và ccs protein miễn dịch trong phế nang khiến phế nang bị viêm và tích dịch dẫn đến khó thở và các tiệu chứng điển hình của viêm phổi.

Phương pháp phòng ngừa và điều trị viêm phổi:

Việc điều trị thường tuỳ theo mức độ nặng của triệu chứng và loại viêm phổi.
Viêm phổi do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh. Để phòng ngừa hiện tượng kháng thuốc, cần dùng đủ liều kháng sinh kể cả khi bệnh đã thuyên giảm.
Viêm phổi do virus: Kháng sinh không có tác dụng. Bệnh nói chung được điều trị giống như với cúm: nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Viêm phổi do mycoplasma được điều trị bằng kháng sinh. Một số trường hợp bệnh có thể rất nhẹ và không cần điều trị.
Viêm phổi do nấm sẽ được điều trị bằng thuốc chống nấm.
Một số loại thuốc điều trị viêm phổi:
Phải dùng kháng sinh như:penixilin, sunphamit.
Trường hợp nặng: Tiêm penixilin procain: Người lớn tiêm ngày 2 đến 3 lần mỗi lần 400 000 đơn vị. Hay tiêm ampixilin; người lớn ngày tiêm 4 lần, mỗi lần 500 mg. Trẻ nhỏ dùng liều bằng 1/2 đến 1/4 lần người lớn.
Hạ nhiệt và giảm đau: dùng aspirin, axetaminophen,
Cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước nóng.
Nếu không ăn được: cho ăn thức ăn lỏng.
Nếu người ốm thở rít: dùng thuốc hen như teophylin hoặc ephedrin.
Hiện chích ngừa là một cách tốt để phòng bệnh sưng phổi gây do vi trùng Pneumococcus. Theo Viện Cao niên Quốc gia (National Institute of Aging) tại Hoa Kỳ, thuốc vắc- xin sưng phổi Pneumococcus (pneumococcal vaccine) hữu hiệu, tài trợ bởi chương trình Medicare, nhưng tính ra, rất nhiều vị có tuổi hoặc đang mang những bệnh nặng chưa chích ngừa. Chỉ tiêu từ các năm qua, từ năm 2000, Cơquan Y tế Công cộng (Public Health Service) hy vọng trên toàn nước Mỹ số người được chích ngừa phải là trên 60%.
Vi trùng Pneumococcus có nhiều dòng, tuy cùng một giống. Thuốc ngừa sưng phổi Pneumococcus chứa những chất lấy từ 23 dòng vi trùng Pneumococcus khác nhau. Thuốc chích vào người để kích thích cơ thể ta tạo các kháng thể (antibodies) chống lại những dòng vi trùng này.
Đa số người khỏe mạnh chúng ta, 2-3 tuần sau khi chích ngừa, trong người sẽ có kháng thể chống lại hết hay hầu hết các dòng vi trùng này, giúp ta tránh được bệnh sưng phổi gây do chúng (kết quả bảo vệ 85-95%). Người lớn tuổi và nhiều người đang mang một số bệnh kinh niên không tạo được kháng thể tốt như người còn trẻ khỏe, nên sự bảo vệ của thuốc có kém hơn. Trẻ em dưới 2 tuổi cũng thế.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Tật bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) đề nghị các bác sĩ chích ngừa sưng phổi Pneumococcus cho những quí vị thuộc các thành phần sau đây, có thể nguy đến tính mạng nếu bị sưng phổi Pneumococcus:
  • Các vị từ 65 tuổi, dù không có bệnh gì quan trọng.
  • Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn dưới 65 đang mang các bệnh kinh niên nhưbệnh tim, bệnh phổi, thận, đái tháo đường , AIDS, ung thư…, hoặc người đang phải dùng những loại thuốc khiến sức kháng cự của cơ thể suy giảm, như thuốc steroid, các thuốc chống ung thư.
  • Người đã cắt lách, hoặc có bệnh lá lách, nên không làm việc bình thường (lá lách là một cơ quan quan trọng trong việc tạo kháng thể).
  • Người đang ở trong viện chăm sóc đặc biệt (thí dụviên dưỡng lão).
  • Người đã được thay ghép cơ quan (organ transplant recipients), chẳng hạn như thay ghép thận.
  • Người bị xơ gan (cirrhosis), hoặc dù chưa, nhưng nghiện rượu nặng.
Trên nguyên tắc, một mũi thuốc ngừa sẽ bảo vệ ta suốt đời, song những vị sau đây nên được chích ngừa lại sau 5 năm, do sự bảo vệ nhạt dần theo thời gian:
  1. không còn lá lách (hoặc lá lách bệnh, không làm việc đàng hoàng);
  2. bệnh thận;
  3. hội chứng thận hư (nephrotic syndrome: thận không giữ được chất đạm, khiến chất đạm cứ thất thoát ra nước tiểu);
  4. thay ghép cơ quan
  5. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease) do hút thuốc lá
  6. tuổi trên 65, lần chích trước, nếu có, đã quá 5 năm rồi.
Sau khi chích ngừa, thường ta chỉ hơi đau và đỏ một chút nơi chỗ chích. Có người bị đau, đỏ nhiều hơn, có khi nóng sốt và nhức mỏi các bắp thịt (dưới 1% các trường hợp chích ngừa). Thỉnh thoảng có người bị phản ứng nặng (anaphylaxis), gây tình trạng trụy tim mạch (khoảng 5/1.000.000 người có phản ứng nặng).

Ung thư phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị


Ung thư phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Ung thư phổi là gì ?

  • Ung thư phổi được chia làm hai loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, tuỳ thuộc vào hình dạng tế bào dưới kính hiển vi. Mỗi loại ung thư phát triển và lan theo những cách khác nhau và được điều trị khác nhau.
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong những bệnh nhân ung thư ở nam giới. Ở Việt Nam theo số liệu ghi nhận tại một số vùng ung thư phổi đứng hàng đầu và chiếm 20% trong tổng số hàng trăm loại ung thư.

2. Nguyên nhân gây ung thư phổi.

  • Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Mặc dù còn 4% bệnh nhân bị ung thư phổi mà không hút thuốc, nhưng vài người trong số họ đã hít một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hít khói của người hút thuốc lá). 90% bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ ngày trong 20 năm.
ung thư phổi
  • Những công nhân tiếp xúc với bụi silic có nguy cơ cao bị ung thư phổi. Nguy cơ này sẽ tăng lên nhiều lần nếu bệnh nhân có hút thuốc lá.
  • Những tiếp xúc nghề nghiệp khác liên quan tới ung thư phổi bao gồm tiếp xúc với quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than.
  • Tiếp xúc với tia phóng xạ có nguy cơ bị các bệnh ung thư trong đó có cả ung thư phổi. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khí radon.
  • Ngoài ra, nguy cơ ung thư phổi liên quan đến các chất gây ô nhiễm không khí. Các nghiên cứu gần đây thấy ung thư phổi có liên quan yếu tố gen.

3. Triệu chứng của ung thư phổi.

  • Ho không khỏi và ngày càng nặng hơn.
  • Thường xuyên thấy đau ngực.
  • Ho ra máu.
  • Khó thở, ngạt mũi, khàn giọng.
  • Viêm phổi và viêm phế quản tái đi tái lại.
  • Phù nề vùng mặt và cổ.
  • Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân.
  • Mệt mỏi.
  • Những triệu chứng này có thể do ung thư phổi gây ra hoặc cũng có thể do các bệnh lý khác gây ra. Điều quan trọng là phải đến bác sĩ khám bệnh.

4. Điều trị ung thư phổi.

Phẫu thuật loại bỏ khối u
  • Có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa có di căn, bệnh nhân có thể trạng tốt để phẫu thuật.
  • 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này. Những bệnh nhân được phẫu thuật lấy toàn bộ khối u có thời gian sống thêm lâu dài.
Điều trị tia xạ
  • Phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân. Mục đích là phá hủy khối u khi nó còn nhỏ (thường có đường kính 6 cm) và không có di căn.
  • Đối với những khối u lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u. Phương pháp điều trị này kéo dài đời sống của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi bệnh.
Điều trị bằng hóa chất
  • Có tác dụng tốt ở hầu hết bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào nhỏ và đôi khi ở những loại ung thư phổi khác.
  • Những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ so với trước đây.
Điều trị hỗ trợ
  • Chỉ áp dụng cho khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn không điều trị được bằng các phương pháp kể trên, bao gồm chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau.
  • Cần có một chế độ ăn thích hợp, nghỉ ngơi, chăm sóc về mặt y tế và giải trí đôi khi giúp ích cho bệnh nhân ung thư phổi

Tràn dịch màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tràn dịch màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Tràn dịch màng phổi là gì ?

  • Tràn dịch màng phổi là một hội chứng nguy hiểm và thường gặp của con người.
  • Đây là một hội chứng rất hay gặp trên lâm sàng, chỉ sự tích đọng dịch vượt quá mức cho phép ở khoang màng phổi. Dịch bị tràn ra có thể là máu, dịch hoặc khí.
tràn dịch màng phổi

2. Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tràn dịch màng phổi và người bệnh thường phải trải qua rất nhiều xét nghiệm, chẩn đoán một cách kỹ càng mới có thể phát hiện ra nguyên nhân chính xác để can thiệp. Thông thường do các nguyên nhân sau :
  • Tràn dịch màng phổi dịch thấm : hội chứng thận hư, suy thận, xơ gan cổ trướng, …
  • Tràn dịch màng phổi dịch tiết : lao màng phổi, ung thư màng phổi, …
  • Tràn máu màng phổi : chấn thương lồng ngực, ung thư di căn tới màng phổi, …
  • Tràn dưỡng chấp màng phổi (chylothorax) : chấn thương lồng ngực gây vỡ ống ngực, …

3. Triệu chứng tràn dịch màng phổi.

  • Đau ngực, đau âm ỉ bên tràn dịch, nằm nghiêng về bên đó thì đau tăng.
  • Ho khan khi thay đổi tư thế, khó thở ngày một tăng.
  • Có thể sốt 38,5 độ hay cao hơn.
  • Chụp X-quang phổi thấy hình mờ đậm, đồng đều, dịch thường ở dưới thấp, có khi mờ ở cả hai bên phổi, tim bị đẩy sang bên đối diện.
  • Nếu có nghi ngờ có ung thư màng phổi hay mảng cặn màng phổi thì phải chụp cắt lớp vi tính lồng ngực
  • Chọc dò màng phổi có dịch, màu dịch có thể vàng chanh, trong, màu hồng hoặc đục như nước vo gạo, như mủ.
  • Để xác định nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi, người ta dựa vào màu sắc dịch, các xét nghiệm vi khuẩn, sinh hóa, tế bào học và dựa vào việc thăm khám toàn thân, khám các cơ quan khác có liên quan.

4. Điều trị tràn dịch màng phổi.

  • Tùy theo nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi mà có chỉ định điều trị thích hợp như nhiễm khuẩn, điều trị bằng kháng sinh; ung thư điều trị bằng phẫu thuật và hóa chất; điều trị suy tim, suy thận, xơ gan, áp-xe gan.
  • Sau khi điều trị dịch màng phổi hết, phải tiến hành tập thở, cho thuốc chống dính để tránh dày dính màng phổi.

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị.

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị.

1. Rò hậu môn là gì ?

  • Rò hậu môn (còn gọi là mạch lươn) là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ, tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày.
  • Rò hậu môn chủ yếu do nhiễm trùng ở các khe và nhú trong ống hậu môn , từ đó làm viêm và tụ mủ ở các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn , sau đó phá miệng ra da vùng cạnh hậu môn .
  • Từ dân gian thường dùng để mô tả bệnh rò hậu môn là mạch lươn.
  • Người mắc bệnh chủ yếu là nam giới và những người ở độ tuổi 30 – 50
rò hậu môn

2. Nguyên nhân gây bệnh rò hậu môn.

  • Rò hậu môn bao giờ cũng bắt nguồn từ các apxe hậu môn trực tràng không được điều trị hay điều trị không đúng lúc hoặc không đúng kỹ thuật.
  • Nguyên nhân rò là do viêm nhiễm xuất phát từ tuyến hậu môn do vi khuẩn như trực khuẩn coli, tụ cầu trùng, liên cầu trùng…
  • Ngoài ra có nhiều bệnh lý có thể đưa đến rò hậu môn : bệnh lao, Crohn, Nấm actinomycosis, ung thư hậu môn trực tràng, …

3. Các loại rò hậu môn.

  • Rò hoàn toàn: lỗ trong và ngoài thông với nhau.
  • Rò không hoàn toàn: đường rò chỉ có 1 lỗ hay còn gọi là rò chột.
  • Rò phức tạp: đường rò ngoằn ngoèo nhiều ngóc ngách, nhiều lỗ thông ra ngoài da còn gọi là rò móng ngựa.
  • Đường rò đơn giản: đường rò thẳng ít ngóc ngách.
  • Rò trong cơ thắt : là loại rò nông là hậu quả của apxe dưới da cạnh hậu môn, loại này điều trị thường cho kết quả tốt, ít tái phát.

4. Triệu chứng rò hậu môn.

  • Khi bị rò hậu môn sau một thời gian ổ apxe quanh hậu môn tự vỡ, vết thương tự liền lại được nhưng để lại một lỗ đóng vẩy khô thỉnh thoảng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Bệnh nhân bị rò hậu môn với lỗ rò đã hình thành thường có tiền sử có những cơn đau ngắt quãng và mủ chảy ra từ một lỗ ở tầng sinh môn, cơn đau tăng lên khi mủ không chảy ra và giảm đau khi có mủ thoát ra. Trường hợp có lỗ trong ở trực tràng to thì có thể thấy phân chảy ra ở lỗ rò ngoài.
  • Nếu bệnh nhân bị áp xe quanh hậu môn, nhìn sẽ thấy một khối phồng căng ở cạnh hậu môn, đè lên khối phồng đó rất đau
  • Nếu bệnh nhân bị rò hậu môn nhìn sẽ thấy có một mụn mủ nổi lên cạnh hậu môn, trên mặt mụn mủ có một mài, nặn mụn mủ đó thấy có ít giọt mủ chảy ra.
  • Do mụn mủ chảy mủ từng đợt và lượng mủ không nhiều, nên bệnh nhân thường bỏ qua không đi khám, chỉ đến khi mụn mủ chảy mủ nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày bệnh nhân mới chịu đi khám bệnh

5. Cách điều trị rò hậu môn.

  • Nếu loại áp xe cạnh hậu môn cần phải được rạch tháo mủ càng sớm càng tốt tránh ổ mủ lan tràn tạo thành các đường hầm như mạch lươn làm hư hại nhiều tổ chức ở vùng hậu môn.
  • Nếu là rò hậu môn, cần phải chẩn đoán chính xác thương tổn rò qua siêu âm và phải phẫu thuật cắt bỏ được mô xương đường rò, nhưng phải bảo vệ an toàn cơ thắt hậu môn vì tai biến cắt đứt cơ thắt làm cho bệnh nhân đi cầu mất tự chủ là một tai biến rất đáng ngại hơn nhiều so với bệnh rò hậu môn.
  • Vì vậy để bảo vệ cơ thắt hậu môn khi mổ, người ta thường sử dụng phương pháp cột dây thun để cắt dần cơ thắt này, việc cột dây thun này còn có tác dụng dẫn lưu mủ và an toàn cho phẫu thuật đường rò. Việc cột dây thun này có 2 tác dụng :
    + Bảo vệ sự toàn vẹn cơ thắt hậu môn.
    + Dẫn lưu ổ nhiễm trùng và làm thay đổi tình trạng nhiễm trùng cấp tính.

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Bệnh vảy nến là gì ?

  • Bệnh vảy nến  là một bệnh ngoài da mãn tính, hay tái phát với đặc trưng là những mảng hồng ban có vảy trắng bạc và dính rất ngứa, thường có trên khuỷu tay, cánh tay trước, đầu gối, chân, da đầu…Bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mĩ, tâm lí và những hệ lụy của nó.
  • Bệnh vảy nến có ở 1,5-2% dân số thế giới, gặp nhiều ở vùng Bắc Âu. Nam gặp nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em. Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa.
bệnh vảy nến

2. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến.

Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng người ta biết chắc chắn 5 yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh bệnh vảy nến :
  • Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp.
  • Nhiễm khuẩn: bệnh vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân lập được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.
  • Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.
  • Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.
  • Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lí hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).

3. Triệu chứng bệnh vảy nến.

  • Đặc điểm bệnh vảy nến rất dễ nhận thấy bởi những tổn thương riêng lẻ có giới hạn rõ.
  • Người bệnh thấy xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, từ vài milimet đến vài chục centimet, hơi gồ cao, nền cứng cộm.
  • Vảy nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột phấn, như vết nến rơi lả tả.Vảy tái tạo rất nhanh, số lượng nhiều.
  • Thương tổn mới xuất hiện trên các vùng bị kích thích như gãi, tiêm, mổ; kích thích lý hóa… thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu và vùng bị tỳ đè, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục.
  • Đôi khi bệnh vảy nến lan khắp cơ thể. Có khi còn gặp vảy nến ở nếp gấp hay dạng đỏ da lan tràn toàn thân và khó điều trị. Móng tay, lông mày, rốn, hậu môn cũng thường bị bệnh trong 60% các trường hợp.
  • Vảy nến là bệnh không lây lan (trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc), không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, chỉ ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền vì da… chẳng giống ai.

4. Điều trị bệnh vảy nến.

Hiện nay không có trị liệu nào dứt được bệnh vảy nến, mà chỉ làm dịu tạm thời. Thường thường, vảy nến được chữa theo ba phương thức:
  • Thuốc bôi ngoài da: Loại Corticosteroids như ultravate, tenovate, psorcon; Loại Donovex thuộc nhóm vitamin A analog; Loại Topical Retinoid như tazorac; Nhóm Coal Tar; Acid Salycylic 5%, dầu hắc ín, dithranol, calcipotriol, tazanotene.
  • Điều trị toàn thân với methotrexate, cyclosporine, saulfasalazine, acitretin.Các loại thuốc này phải được bác sĩ kê đơn và theo dõi vì chúng khá độc.
  • Trị liệu ánh sáng như Ultraviolet B (UBV), PUVA (Psoralen Plus Ultraviolet Ạ)

Bệnh lậu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh lậu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Bệnh lậu là gì ?

  • Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục, thông qua giao hợp không dùng biện pháp bảo vệ.
  • Đây là một bệnh nhiễm trùng rất phổ biến, do lậu cầu khuẩn ”Neisseria gonorrhoeae” gây nên, có thể biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng trên lâm sàng.
  • Vi khuẩn bệnh lậu thường được tìm thấy ở âm đạo và đặc biệt hơn nữa là ở cổ tử cung ở nữ và trong đường niệu đạo ở nam.
bệnh lậu

2. Nguyên nhân gây bệnh lậu.

  • Bệnh lậu có nguyên nhân là do vi khuẩn gây ra.
  • Vi khuẩn gây bệnh lậu không thể sống bên ngoài cơ thể quá vài phút, cũng như không thể sống trên bề mặt da của bàn tay, cánh tay, hay chân. Vì thế bệnh lậu không lây qua những hình thức giao tiếp thông thường như bắt tay, ôm hôn …
  • Bệnh lậu lây truyền trong khi giao hợp không dùng biện pháp bảo vệ dưới mọi hình thức (âm đạo, hậu môn, miệng, …).
  • Ngoài ra bệnh lậu có thể lây truyền từ mẹ sang con khi thai sổ qua ống đẻ

3. Triệu chứng bệnh lậu.

Biểu hiện bệnh lậu ở nam và nữ khác nhau :
Đối với nam giới
  • Ða số nam giới bị bệnh lậu thường có triệu chứng đau ở đầu dương vật, ra mủ niệu đạo kèm theo đái buốt, vì vậy họ thường đi khám sớm, nhưng cũng không đủ sớm để tránh lây truyền cho bạn tình.
  • Viêm niệu đạo do lậu có thời gian ủ bệnh 3-5 ngày. Biểu hiện mủ chảy ra từ trong niệu đạo, màu vàng hoặc vàng xanh, số lượng thường nhiều và kèm theo đái buốt, đái dắt.
  • Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lậu mạn tính với các biến chứng thường gặp như viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt … gây vô sinh.
Đối với nữ giới
  • Ngứa và rát quanh vùng âm hộ, tiểu tiện thấy đau
  • Có tới 50-80% không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng nên hay bị các biến chứng như viêm tiểu khung dẫn đến vô sinh và chửa ngoài tử cung.
  • Phụ nữ có thai bị lậu không được điều trị có thể bị sảy thai và gây lậu mắt trẻ sơ sinh.
  • Biểu hiện bệnh cấp tính với các triệu chứng đái buốt, mủ chảy ra từ trong niệu đạo, cổ tử cung, nâu vàng hoặc xanh, số lượng nhiều, mùi hôi.

4. Phòng ngừa và điều trị bệnh lậu.

Phòng ngừa
  • Không quan hệ tình duc với người bị bệnh lậu
  • Không dùng chung các dụng cu vệ sinh như chậu tắm, khăn…
  • Luôn dùng bao cao su và các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục
Điều trị
  • Đối với bệnh lậu không biến chứng có thể dùng các loại thuốc sau : -Ceftriaxone (rocephin) 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
    -Spectinomycin (trobicin) 2g liều duy nhất.
    -Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
  •  Đối với bệnh lậu có biến chứng (viêm mào tinh hoàn, viêm vòi trứng,…) việc điều trị phức tạp hơn, các kháng sinh được dùng với liều cao và kéo dài (2-4 tuần).
  • Nhiễm lậu cầu thường kèm theo nhiễm Chlamydia trachomatis do vậy cần kết hợp điều trị đồng thời cả bệnh lậu và Chlamydia trachomatis.
  • Điều quan trọng trong điều trị bệnh lậu nói riêng và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung là phải tiến hành điều trị cả bạn tình.