Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị.
1. Rò hậu môn là gì ?
- Rò hậu môn (còn gọi là mạch lươn) là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ, tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày.
- Rò hậu môn chủ yếu do nhiễm trùng ở các khe và nhú
trong ống hậu môn , từ đó làm viêm và tụ mủ ở các tuyến hậu môn ở giữa
hai cơ thắt hậu môn , sau đó phá miệng ra da vùng cạnh hậu môn .
- Từ dân gian thường dùng để mô tả bệnh rò hậu môn là mạch lươn.
- Người mắc bệnh chủ yếu là nam giới và những người ở độ tuổi 30 – 50
2. Nguyên nhân gây bệnh rò hậu môn.
- Rò hậu môn bao giờ cũng bắt nguồn từ các apxe hậu môn trực tràng không được điều trị hay điều trị không đúng lúc hoặc không đúng kỹ thuật.
- Nguyên nhân rò là do viêm nhiễm xuất phát từ tuyến hậu môn do vi khuẩn như trực khuẩn coli, tụ cầu trùng, liên cầu trùng…
- Ngoài ra có nhiều bệnh lý có thể đưa đến rò hậu môn : bệnh lao, Crohn, Nấm actinomycosis, ung thư hậu môn trực tràng, …
3. Các loại rò hậu môn.
- Rò hoàn toàn: lỗ trong và ngoài thông với nhau.
- Rò không hoàn toàn: đường rò chỉ có 1 lỗ hay còn gọi là rò chột.
- Rò phức tạp: đường rò ngoằn ngoèo nhiều ngóc ngách, nhiều lỗ thông ra ngoài da còn gọi là rò móng ngựa.
- Đường rò đơn giản: đường rò thẳng ít ngóc ngách.
- Rò trong cơ thắt : là loại rò nông là hậu quả của apxe dưới da cạnh
hậu môn, loại này điều trị thường cho kết quả tốt, ít tái phát.
4. Triệu chứng rò hậu môn.
- Khi bị rò hậu môn sau một thời gian ổ apxe quanh
hậu môn tự vỡ, vết thương tự liền lại được nhưng để lại một lỗ đóng vẩy
khô thỉnh thoảng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi, tái đi tái lại nhiều lần.
- Bệnh nhân bị rò hậu môn với lỗ rò đã hình thành
thường có tiền sử có những cơn đau ngắt quãng và mủ chảy ra từ một lỗ ở
tầng sinh môn, cơn đau tăng lên khi mủ không chảy ra và giảm đau khi có
mủ thoát ra. Trường hợp có lỗ trong ở trực tràng to thì có thể thấy phân
chảy ra ở lỗ rò ngoài.
- Nếu bệnh nhân bị áp xe quanh hậu môn, nhìn sẽ thấy một khối phồng căng ở cạnh hậu môn, đè lên khối phồng đó rất đau
- Nếu bệnh nhân bị rò hậu môn nhìn sẽ thấy có một mụn mủ nổi lên cạnh hậu môn, trên mặt mụn mủ có một mài, nặn mụn mủ đó thấy có ít giọt mủ chảy ra.
- Do mụn mủ chảy mủ từng đợt và lượng mủ không nhiều, nên bệnh nhân
thường bỏ qua không đi khám, chỉ đến khi mụn mủ chảy mủ nhiều ảnh hưởng
đến sinh hoạt hàng ngày bệnh nhân mới chịu đi khám bệnh
5. Cách điều trị rò hậu môn.
- Nếu loại áp xe cạnh hậu môn cần phải được rạch tháo mủ càng sớm càng
tốt tránh ổ mủ lan tràn tạo thành các đường hầm như mạch lươn làm hư
hại nhiều tổ chức ở vùng hậu môn.
- Nếu là rò hậu môn, cần phải chẩn đoán chính xác
thương tổn rò qua siêu âm và phải phẫu thuật cắt bỏ được mô xương đường
rò, nhưng phải bảo vệ an toàn cơ thắt hậu môn vì tai biến cắt đứt cơ
thắt làm cho bệnh nhân đi cầu mất tự chủ là một tai biến rất đáng ngại
hơn nhiều so với bệnh rò hậu môn.
- Vì vậy để bảo vệ cơ thắt hậu môn khi mổ, người ta thường sử dụng
phương pháp cột dây thun để cắt dần cơ thắt này, việc cột dây thun này
còn có tác dụng dẫn lưu mủ và an toàn cho phẫu thuật đường rò. Việc cột
dây thun này có 2 tác dụng :
+ Bảo vệ sự toàn vẹn cơ thắt hậu môn.
+ Dẫn lưu ổ nhiễm trùng và làm thay đổi tình trạng nhiễm trùng cấp tính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét