Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Bệnh vảy nến là gì ?

  • Bệnh vảy nến  là một bệnh ngoài da mãn tính, hay tái phát với đặc trưng là những mảng hồng ban có vảy trắng bạc và dính rất ngứa, thường có trên khuỷu tay, cánh tay trước, đầu gối, chân, da đầu…Bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mĩ, tâm lí và những hệ lụy của nó.
  • Bệnh vảy nến có ở 1,5-2% dân số thế giới, gặp nhiều ở vùng Bắc Âu. Nam gặp nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em. Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa.
bệnh vảy nến

2. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến.

Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng người ta biết chắc chắn 5 yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh bệnh vảy nến :
  • Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp.
  • Nhiễm khuẩn: bệnh vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân lập được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.
  • Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.
  • Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.
  • Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lí hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).

3. Triệu chứng bệnh vảy nến.

  • Đặc điểm bệnh vảy nến rất dễ nhận thấy bởi những tổn thương riêng lẻ có giới hạn rõ.
  • Người bệnh thấy xuất hiện các đám mảng đỏ kích thước khác nhau, từ vài milimet đến vài chục centimet, hơi gồ cao, nền cứng cộm.
  • Vảy nhiều tầng, nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như bột phấn, như vết nến rơi lả tả.Vảy tái tạo rất nhanh, số lượng nhiều.
  • Thương tổn mới xuất hiện trên các vùng bị kích thích như gãi, tiêm, mổ; kích thích lý hóa… thường xuất hiện đầu tiên ở vùng da đầu và vùng bị tỳ đè, sau vành tai, khuỷu tay, đầu gối, hông, vùng cơ quan sinh dục.
  • Đôi khi bệnh vảy nến lan khắp cơ thể. Có khi còn gặp vảy nến ở nếp gấp hay dạng đỏ da lan tràn toàn thân và khó điều trị. Móng tay, lông mày, rốn, hậu môn cũng thường bị bệnh trong 60% các trường hợp.
  • Vảy nến là bệnh không lây lan (trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc), không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, chỉ ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền vì da… chẳng giống ai.

4. Điều trị bệnh vảy nến.

Hiện nay không có trị liệu nào dứt được bệnh vảy nến, mà chỉ làm dịu tạm thời. Thường thường, vảy nến được chữa theo ba phương thức:
  • Thuốc bôi ngoài da: Loại Corticosteroids như ultravate, tenovate, psorcon; Loại Donovex thuộc nhóm vitamin A analog; Loại Topical Retinoid như tazorac; Nhóm Coal Tar; Acid Salycylic 5%, dầu hắc ín, dithranol, calcipotriol, tazanotene.
  • Điều trị toàn thân với methotrexate, cyclosporine, saulfasalazine, acitretin.Các loại thuốc này phải được bác sĩ kê đơn và theo dõi vì chúng khá độc.
  • Trị liệu ánh sáng như Ultraviolet B (UBV), PUVA (Psoralen Plus Ultraviolet Ạ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét