Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

1. Các hormon tác dụng lên tử cung.


1.       Các hormon tác dụng lên tử cung.
4 hormon: oxytocin, PG, estrogen, progesteron
a.  Oxytocin
-       Nguồn gốc: do vùng dưới đồi bài tiết, được dự trữ ở thùy sau tuyến yên.
-       Bản chất: là một peptid có 9 aa, chỉ có aa thứ 8 khác với phân tử ADH (thay arginin bằng leucin).
-       Tác dụng lên tử cung:
s  Có tác dụng co tử cung mạnh khi đang mang thai, đặc biệt càng gần cuối thời kỳ có thai tác dụng co tử cung của oxytocin càng mạnh.
s  Ở người nồng độ oxytocin tăng trong khi đẻ đặc biệt tăng trong giai đoạn cuối.
s  Ở những người đẻ khó do cơn co TC yếu thường tiêm truyền oxytocin để làm tăng cơn co tử cung (đẻ chỉ huy).
b.  PG
-       Nguồn gốc: là sản phẩm bài tiết ở hầu hết các mô trong cơ thể.
-       Bản chất: là một acid béo không no có vòng 5 cạnh và 2 mạch nhánh.
-       Tác dụng lên tử cung: làm co TC, tăng áp lực buồng ối, do đó kích thích chuyển dạ. Thai 1 tháng nếu đặt PG vào âm đạo sẽ kích thích gây co cơ tử cung và đẩy thai ra.
c.   Estrogen
-       Nguồn gốc:
s  Ở phụ nữ bình thường không có thai
o  Estrogen được bài tiết chủ yếu ở buồng trứng, chỉ một lượng rất nhỏ do tuyến vỏ thượng thận.
o  Ở buồng trứng, estrogen do các TB hạt của lớp áo trong của nang noãn bài tiết trong nửa đầu CKKN và nửa sau do hoàng thể bài tiết.
s  Khi có thai, rau thai bài tiết một lượng lớn estrogen.
-       Bản chất: là hợp chất steroid và được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol và cũng có thể từ acetyl coenzym A.
-       Tác dụng lên tử cung:
s  Làm tăng kích thước TC ở tuổi dậy thì và khi có thai.
s  Kích thích phân chia lớp nền- lớp tái tạo ra lớp chức năng trong nửa đầu CKKN.
s  Tăng tạo các mạch máu mới ở lớp chức năng và làm cho các mạch máu này trở thành các ĐM xoắn cung cấp máu cho lớp niêm mạc chức năng. Tăng lưu lượng máu đến lớp niêm mạc chức năng.
s  Kích thích sự phát triển của tuyến niêm mạc. Tăng tạo glycogen chứa trong tuyến nhưng không bài tiết.
s  Tăng khối lượng tử cung, tăng hàm lượng actin và myosin trong cơ đặc biệt trong thời kỳ có thai.
s  Tăng co bóp tử cung, tăng tính nhạy cảm của TC với oxytocin.
d.  Progesteron
-       Nguồn gốc:
s  Ở phụ nữ không có thai:
o  Được bài tiết chủ yếu từ hoàng thể trong nửa sau của CKKN.
o  Ở nửa đầu của CKKN nang noãn và tuyến vỏ thượng thận chỉ bài tiết một lượng rất nhỏ progesteron.
s  Khi có thai rau thai bài tiết một lượng lớn progesteron.
-       Bản chất: là một hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl- CoA.
-       Tác dụng lên tử cung:
s  Tác dụng quan trọng nhất là kích thích sự bài tiết ở niêm mạc TC vào nửa sau của CKKN. Dưới tác dụng của progesteron:
o  Niêm mạc TC của lớp chức năng được tăng sinh do tác dụng của estrogen nay được biến đổi trở thành cấu trúc có khả năng bài tiết.
o  Các tuyến của niêm mạc TC dài ra, cuộn lại cong queo và bài tiết glycogen.
o  Tác dụng này có ý nghĩa quan trọng là chuẩn bị niêm mạc TC ở trạng thái sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ.
s  Làm giảm co bóp TC do đó ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài và tạo môi trường yên ổn cho bào thai phát triển.

. Trình bày vai trò của hệ giao cảm và phó giao cảm trong điều hòa hoạt động của tim.


1.       Trình bày vai trò của hệ giao cảm và phó giao cảm trong điều hòa hoạt động của tim.
-       Hoạt động của tim luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu của cơ thể:
s  Khi nghỉ ngơi lưu lượng tim khoảng 4- 5l/ ph
s  Lúc vận cơ nặng lưu lượng tim có thể tăng lên từ 4- 6 lần để phù hợp với nhu cầu về oxy của cơ thể tăng lên gấp khoảng 20 lần so với bình thường.
-       Tim có sự thích nghi và đáp ứng được với nhu cầu đó là nhờ cơ chế điều hòa cơ bản:
s  Tự điều hòa theo cơ chế Frank- Starling
s  Điều hòa theo cơ chế thần kinh và thể dịch
Vai trò của hệ thần kinh tự chủ trong điều hòa hoạt động của tim
-       Hệ thần kinh phó giao cảm
s  Trung tâm TK phó giao cảm điều hòa hoạt động của tim nằm ở hành não, đó là nhân dây thần kinh số X.
o  Các sợi trước hạch của dây X đi tới hạch phó giao cảm nằm ngay trong cơ tim
o  Các sợi sau hạch phó giao cảm chi phối hoạt động của nút xoang và nút nhĩ- thất
s  Thí nghiệm chứng minh vai trò của dây X đối với hoạt động tim: cắt dây TK X ở đoạn cổ của chó thí nghiệm, dùng dòng điện cảm ứng kích thích liên tục đầu ngoại biên của dây X cho thấy:
o  Nếu kích thích với cường độ vừa phải (tới ngưỡng) làm tim đập chậm và yếu, quan sát thấy tim bóp yếu đi và giãn to ra.
o  Nếu tăng cường độ kích thích thì tim ngừng đập.
o  Nếu cứ tiếp tục kích thích thì tim đập trở lại, đó là hiện tượng thoát ức chế do:
¸     Bó His phát xung động, vì bó His không chịu sự chi phối của dây X
¸     Hoặc do khi tim ngừng đập máu về tâm nhĩ nhiều làm cho áp suất máu trong tâm nhĩ tăng lên, kích thích nút xoang phát xung động trở lại.
s  Tác dụng của hệ phó giao cảm đối với hoạt động của tim
o  Giảm tần số tim (tim đập chậm hơn)
o  Giảm lực co bóp cơ tim (tim đập yếu hơn)
o  Giảm trương lực cơ tim (cơ tim mềm hơn)
o  Giảm tốc độ dẫn truyền xung động trong tim, thể hiện bằng khoảng PQ trên điện tâm đồ dài ra.
o  Giảm tính hưng phấn của cơ tim
s  Hệ thần kinh phó giao cảm tác dụng lên tim thông qua hóa chất trung gian là Ach.
-       Hệ thần kinh giao cảm
s  Trung tâm thần kinh giao cảm điều hòa hoạt động tim
o  Nằm ở sừng bên chất xám tủy sống đoạn lưng 1- 3, từ đây có các sợi TK đi tới hạch giao cảm nằm gần cột sống
o  Có một số sợi xuất phát từ sừng bên chất xám tủy sống đoạn cổ 1- 7 đi đến hạch giao cảm.
o  Các sợi sau hạch đi tới nút xoang, nút nhĩ- thất và bó His.
s  Kích thích dây thần kinh giao cảm đến tim gây ra các tác dụng:
o  Tăng tần số tim (tim đập nhanh hơn)
o  Tăng lực co bóp cơ tim (tim đập mạnh hơn)
o  Tăng trương lực cơ tim (cơ tim rắn hơn)
o  Tăng tốc độ dẫn truyền xung động trong tim
o  Tăng tính hưng phấn của cơ tim
s  Hệ TK giao cảm tác dụng lên hoạt động tim thông qua hóa chất trung gian là noradrenalin.

1. Kể tên 3 giai đoạn của chu kỳ tim và nêu cơ chế chu kỳ tim.



1.       Kể tên 3 giai đoạn của chu kỳ tim và nêu cơ chế chu kỳ tim.
-       Hoạt động của tim gồm nhiều giai đoạn, lặp đi lặp lại một cách đều đặn nhịp nhàng, theo một trình tự nhất định, tạo nên chu kỳ hoạt động của tim, hay còn gọi là chu chuyển tim.
-       Người bình thường có tần số tim là 75 nhịp/ ph thì thời gian của 1 chu kỳ tim là 0,8s, gồm có 3 giai đoạn chính:
s  Giai đoạn tâm nhĩ thu
s  Giai đoạn tâm thất thu
s  Giai đoạn tâm trương toàn bộ
Cơ chế của chu kỳ tim
Cơ chế của chu kỳ tim là cơ chế chuyển điện thế hoạt động (tức xung động TK) thành sự co cơ tim.
-       Cứ 1 khoảng thời gian xác định nút xoang phát ra điện thế hoạt động, điện thế này lan tỏa nhanh ra khắp 2 tâm nhĩ làm cho cơ tâm nhĩ co lại (tâm nhĩ thu).
-       Điện thế hoạt động tiếp tục lan qua đường liên nhĩ đến nút nhĩ- thất. Đến nút nhĩ- thất điện thế lan truyền chậm lại khoảng 1/10s trước khi qua bó His để xuống thất. Sự dẫn truyền chậm lại này có ý nghĩa chức năng là đợi cho nhĩ thu xong, hoàn tất việc đẩy máu từ nhĩ xuống thất, thì mới đến lượt thất co để bơm máu ra ĐM.
-       Từ nút nhĩ- thất, điện thế hoạt động tiếp tục lan truyền đến bó His, rồi tỏa ra theo mạng Purkinje, lan đến cơ tâm thất làm cho cơ tâm thất co lại (tâm thất thu).
-       Sau đó điện thế hoạt động tắt, cơ tâm thất lại giãn ra thụ động trong khi cơ tâm nhĩ đang giãn, đó là giai đoạn tâm trương toàn bộ, cho đến khi nút xoang lại phát ra điện thế hoạt động tiếp theo khởi động cho 1 chu kỳ mới.
-       So sánh cơ chế chuyển điện thế hoạt động thành sự co cơ tim và sự co cơ vân:
s  Giống nhau: khi điện thế hoạt động lan truyền đến màng TB cơ thì nó tỏa ra khắp TB cơ, làm giải phóng nhiều ion calci từ mạng nội cơ tương vào cơ tương. Chỉ trong vài phần nghìn giây ion calci đã khuếch tán vào các sợi tơ cơ actin và myosin, làm các sợi này trượt vào nhau gây co cơ.
s  Khác nhau: cơ tương có mạng nội cơ tương kém phát triển so với cơ vân nên có ít ion calci. Vì vậy cơ tim cần lấy thêm calci từ các ống T, loại ống có đường kính to gấp 5 lần ống T ở cơ vân, nên thể tích chứa ion calci ở đây lớn gấp 25 lần so với ở ống T của cơ vân, như vậy mới đủ cung cấp ion calci theo nhu cầu của cơ tim. Lực co cơ tim phụ thuộc phần lớn vào nồng độ ion calci ngoại bào vì ống T thông với khoảng kẽ bên ngoài sợi cơ.
-       Ứng dụng lâm sàng: vì điện thế hoạt động trong hoạt động co cơ tim hoạt động nhịp nhàng dưới sự chỉ huy của nút xoang và sự dẫn truyền xung động theo 1 con đường nhất định từ nút xoang → nút nhĩ- thất → bó His → mạng Purkinje, nên khi có bất cứ tắc nghẽn nào trên đường dẫn truyền này sẽ có biểu hiện bệnh lý:
s  Khi nút xoang không phát xung động → block nhĩ- thất
s  Khi dẫn truyền từ nút xoang xuống tâm thất bị chậm hay nghẽn hoàn toàn → block nhĩ- thất các mức độ (I, II, III).
s  Khi dẫn truyền trong cơ tâm thất (qua 2 nhánh trái, phải của bó His) bị nghẽn gây block nhánh.