1.
Trình bày vai trò của hệ giao cảm và phó giao cảm trong
điều hòa hoạt động của tim.
- Hoạt động của tim luôn thay đổi để
phù hợp với nhu cầu của cơ thể:
s Khi nghỉ ngơi lưu lượng tim khoảng 4-
5l/ ph
s Lúc vận cơ nặng lưu lượng tim có thể
tăng lên từ 4- 6 lần để phù hợp với nhu cầu về oxy của cơ thể tăng lên gấp
khoảng 20 lần so với bình thường.
-
Tim có sự thích nghi và đáp ứng được với nhu cầu đó là
nhờ cơ chế điều hòa cơ bản:
s Tự điều hòa theo cơ chế Frank-
Starling
s Điều hòa theo cơ chế thần kinh và thể
dịch
Vai trò của hệ thần kinh tự chủ trong điều hòa hoạt động của tim
- Hệ thần kinh phó giao cảm
s Trung tâm TK phó giao cảm điều hòa
hoạt động của tim nằm ở hành não, đó là nhân dây thần kinh số X.
o
Các
sợi trước hạch của dây X đi tới hạch phó giao cảm nằm ngay trong cơ tim
o Các sợi sau hạch
phó giao cảm chi phối hoạt động của nút xoang và nút nhĩ- thất
s Thí nghiệm chứng
minh vai trò của dây X đối với hoạt động tim: cắt dây TK X ở đoạn cổ của chó
thí nghiệm, dùng dòng điện cảm ứng kích thích liên tục đầu ngoại biên của dây X
cho thấy:
o Nếu kích thích
với cường độ vừa phải (tới ngưỡng) làm tim đập chậm và yếu, quan sát thấy tim
bóp yếu đi và giãn to ra.
o Nếu tăng cường
độ kích thích thì tim ngừng đập.
o Nếu cứ tiếp tục
kích thích thì tim đập trở lại, đó là hiện tượng thoát ức chế do:
¸
Bó His phát xung động, vì bó His không chịu sự chi phối
của dây X
¸
Hoặc do khi tim ngừng đập máu về tâm nhĩ nhiều làm cho áp
suất máu trong tâm nhĩ tăng lên, kích thích nút xoang phát xung động trở lại.
s Tác dụng của hệ
phó giao cảm đối với hoạt động của tim
o Giảm tần số tim
(tim đập chậm hơn)
o Giảm lực co bóp
cơ tim (tim đập yếu hơn)
o Giảm trương lực
cơ tim (cơ tim mềm hơn)
o Giảm tốc độ dẫn
truyền xung động trong tim, thể hiện bằng khoảng PQ trên điện tâm đồ dài ra.
o Giảm tính hưng
phấn của cơ tim
s Hệ thần kinh phó
giao cảm tác dụng lên tim thông qua hóa chất trung gian là Ach.
- Hệ thần kinh giao cảm
s Trung tâm thần kinh giao cảm điều hòa
hoạt động tim
o
Nằm
ở sừng bên chất xám tủy sống đoạn lưng 1- 3, từ đây có các sợi TK đi tới hạch
giao cảm nằm gần cột sống
o
Có
một số sợi xuất phát từ sừng bên chất xám tủy sống đoạn cổ 1- 7 đi đến hạch
giao cảm.
o
Các
sợi sau hạch đi tới nút xoang, nút nhĩ- thất và bó His.
s Kích thích dây thần kinh giao cảm đến
tim gây ra các tác dụng:
o
Tăng
tần số tim (tim đập nhanh hơn)
o
Tăng
lực co bóp cơ tim (tim đập mạnh hơn)
o
Tăng
trương lực cơ tim (cơ tim rắn hơn)
o
Tăng
tốc độ dẫn truyền xung động trong tim
o
Tăng
tính hưng phấn của cơ tim
s Hệ TK giao cảm tác dụng lên hoạt động
tim thông qua hóa chất trung gian là noradrenalin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét