1.
Kể tên 3 giai đoạn của
chu kỳ tim và nêu cơ chế chu kỳ tim.
-
Hoạt động của tim gồm nhiều giai
đoạn, lặp đi lặp lại một cách đều đặn nhịp nhàng, theo một trình tự nhất định,
tạo nên chu kỳ hoạt động của tim, hay còn gọi là chu chuyển tim.
-
Người bình thường có tần số tim là 75
nhịp/ ph thì thời gian của 1 chu kỳ tim là 0,8s, gồm có 3 giai đoạn chính:
s
Giai đoạn tâm nhĩ thu
s
Giai đoạn tâm thất thu
s
Giai đoạn tâm trương toàn bộ
Cơ chế của chu kỳ
tim
Cơ chế của chu kỳ tim là cơ chế
chuyển điện thế hoạt động (tức xung động TK) thành sự co cơ tim.
-
Cứ 1 khoảng thời gian xác định nút
xoang phát ra điện thế hoạt động, điện thế này lan tỏa nhanh ra khắp 2 tâm nhĩ
làm cho cơ tâm nhĩ co lại (tâm nhĩ thu).
-
Điện thế hoạt động tiếp tục lan qua
đường liên nhĩ đến nút nhĩ- thất. Đến nút nhĩ- thất điện thế lan truyền chậm
lại khoảng 1/10s trước khi qua bó His để xuống thất. Sự dẫn truyền chậm lại này
có ý nghĩa chức năng là đợi cho nhĩ thu xong, hoàn tất việc đẩy máu từ nhĩ
xuống thất, thì mới đến lượt thất co để bơm máu ra ĐM.
-
Từ nút nhĩ- thất, điện thế hoạt động
tiếp tục lan truyền đến bó His, rồi tỏa ra theo mạng Purkinje, lan đến cơ tâm
thất làm cho cơ tâm thất co lại (tâm thất thu).
-
Sau đó điện thế hoạt động tắt, cơ tâm
thất lại giãn ra thụ động trong khi cơ tâm nhĩ đang giãn, đó là giai đoạn tâm
trương toàn bộ, cho đến khi nút xoang lại phát ra điện thế hoạt động tiếp theo
khởi động cho 1 chu kỳ mới.
-
So sánh cơ chế chuyển điện thế hoạt
động thành sự co cơ tim và sự co cơ vân:
s
Giống nhau: khi điện thế hoạt động
lan truyền đến màng TB cơ thì nó tỏa ra khắp TB cơ, làm giải phóng nhiều ion
calci từ mạng nội cơ tương vào cơ tương. Chỉ trong vài phần nghìn giây ion
calci đã khuếch tán vào các sợi tơ cơ actin và myosin, làm các sợi này trượt
vào nhau gây co cơ.
s
Khác nhau: cơ tương có mạng nội cơ
tương kém phát triển so với cơ vân nên có ít ion calci. Vì vậy cơ tim cần lấy
thêm calci từ các ống T, loại ống có đường kính to gấp 5 lần ống T ở cơ vân,
nên thể tích chứa ion calci ở đây lớn gấp 25 lần so với ở ống T của cơ vân, như
vậy mới đủ cung cấp ion calci theo nhu cầu của cơ tim. Lực co cơ tim phụ thuộc
phần lớn vào nồng độ ion calci ngoại bào vì ống T thông với khoảng kẽ bên ngoài
sợi cơ.
-
Ứng dụng lâm sàng: vì điện thế hoạt
động trong hoạt động co cơ tim hoạt động nhịp nhàng dưới sự chỉ huy của nút
xoang và sự dẫn truyền xung động theo 1 con đường nhất định từ nút xoang → nút
nhĩ- thất → bó His → mạng Purkinje, nên khi có bất cứ tắc nghẽn nào trên đường
dẫn truyền này sẽ có biểu hiện bệnh lý:
s
Khi nút xoang không phát xung động →
block nhĩ- thất
s
Khi dẫn truyền từ nút xoang xuống tâm
thất bị chậm hay nghẽn hoàn toàn → block nhĩ- thất các mức độ (I, II, III).
s
Khi dẫn truyền trong cơ tâm thất (qua
2 nhánh trái, phải của bó His) bị nghẽn gây block nhánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét