Miễn phí phá thai nếu bị hiếp dâm
(Kienthuc.net.vn) - Từ năm 2013, lần đầu tiên sau 22 năm, nữ quân nhân Mỹ và những
người phụ nữ mang thai do bị hãm hiếp hay loạn luân sẽ không phải trả
tiền phá thai.
Một điều khoản trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng ̣̣̣̣̣̣̣̣̣thông qua cuối tháng 1/2013 của Mỹ cho phép nữ quân lẫn tù nhân được hưởng chính sách hỗ trợ y tế. Hành động mới này của Mỹ đang được ca ngợi như là một trong những bước tiến quan trọng về quyền nữ binh sĩ.
"Chúng tôi nỗ lực làm việc này trong
suốt thời gian dài. Kết quả đạt được thực sự là một bước tiến lớn", Chủ
tịch Tổ chức Liên đoàn Phá thai quốc gia Vicki Saporta cho hay.
Những thay đổi của luật phá thai mới
tạo điều kiện cho nữ quân nhân có những thay đổi trong cuộc sống và giảm
phụ thuộc vào các quy tắc vẫn còn đang trên giấy tờ. Nhiều người tự hỏi
liệu chính sách đó sẽ được triển khai trên thực tế như thế nào?
Một trong những nghi vấn được đặt ra
là, làm thế nào mà nữ quân nhân chứng minh họ mang thai là do bị hãm
hiếp hay loạn luân? Nữ quân nhân sẽ phải cung cấp lời khai và tường
trình cho cảnh sát? Điều này có thể dẫn đến một cuộc điều tra hình sự.
Người phụ nữ đó sẽ bị yêu cầu xác định danh tính người đàn ông, mà đó
thường là đồng nghiệp.
Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ phụ nữ nói
chung, kể cả quân nhân hay người dân bình thường dám đứng lên tố cáo
những "yêu râu xanh" với cơ quan chức năng. Đặc biệt, trường hợp nữ quân
nhân mang thai do loạn luân thì càng hiếm (theo báo cáo của các nhà
chức trách).
Một câu hỏi khác đặt ra là nơi mà nạn
nhân của nạn hãm hiếp và loạn luân trong quân đội sẽ nhận được thủ tục
pháp lý như thế nào; đặc biệt là với phụ nữ và trẻ em gái ở nước ngoài,
nơi các bác sĩ dân sự không phá thai cho họ vì coi đó là hành động bất
hợp pháp.
Ngoài ra, liệu chính phủ có chuyển
những người phụ nữ trên đến những nơi khác? Hay bác sĩ quân y sẽ được
đào tạo để sẵn sàng phá thai cho họ sau hàng chục năm hạn chế phá thai
trong quân đội?
Số lượng nạo phá thai bị giới hạn
Số lượng nữ quân nhân Mỹ nhận được bảo hiểm và hỗ trợ nạo phá thai tại các cơ sở quân y rất ít. |
+ Bác sĩ quân y có thể phá thai cho một phụ nữ khi cuộc sống của người đó đang bị đe dọa do mang thai và những người đó sẽ được trả tiền bảo hiểm.
+ Những người phụ nữ cung cấp thông tin chứng minh mình là nạn nhân của nạn hiếp dâm và phải tự trả tiền cho việc nạo phá thai.
Tuy nhiên, theo một báo cáo của văn
phòng nghiên cứu Quốc hội (CRO) công bố năm 2012, các cơ sở quân y suốt
10 năm qua mới chỉ thực hiện chỉ khoảng 4 trường hợp phá thai mỗi năm.
Và không ai trong số đó là nạn nhân hiếp dâm.
Cụ thể, trong 18 tháng qua chỉ có hai
nữ quân nhân phục vụ tại châu Âu bị đe dọa tính mạng khi mang thai. Do
đó, họ được nạo phá thai theo chính sách và bảo hiểm. Đặc biệt, cả hai
trường hợp này đều được đưa về các cơ sở của Mỹ.
Theo báo cáo của CRO, giữa những năm 1970, khoảng 26.000 nữ quân nhân và người làm việc trong quân đội nạo phá thai. Hầu hết các trường hợp này đều thực hiện nạo phá thai tại các bệnh viện quân sự. Họ cũng nhận được bảo hiểm theo quy định của chính phủ.
Theo báo cáo của CRO, giữa những năm 1970, khoảng 26.000 nữ quân nhân và người làm việc trong quân đội nạo phá thai. Hầu hết các trường hợp này đều thực hiện nạo phá thai tại các bệnh viện quân sự. Họ cũng nhận được bảo hiểm theo quy định của chính phủ.
Tăng cường hạn chế số vụ nạo phá thai
Nhưng vào năm 1976, Tu chính án Hyde
hạn chế dùng quỹ liên bang cho hầu hết các vụ phá thai tại Mỹ và Quốc
hội cũng bắt đầu hạn chế phá thai trong quân đội.
Vào năm 1978, Quốc hội Mỹ một lần nữa
giới hạn số lượng nạo phá thai nhận được bảo hiểm quân sự cho các trường
hợp cuộc sống bị đe dọa, tổn hại sức khoẻ vĩnh viễn hoặc các trường hợp
bị hãm hiếp hay loạn luân. Theo đó, những nạn nhân của hãm hiếp hay
loạn luân phải "kịp thời báo cáo cho cơ quan thực thi pháp luật hoặc
dịch vụ y tế công cộng".
Chính phủ yêu cầu nạn nhân của nạn
hiếp dâm phải trình báo với cơ quan chức năng trong vòng 72 giờ vào năm
1980. Những trường hợp loạn luân không phải báo cáo.
Vào năm 1981, luật hạn chế nạo phá
thai được thắt chặt hơn nữa. Không có trường hợp phá thai nào nhận được
bảo hiểm quân sự, ngoại trừ trường hợp thai nhi đó nguy hiểm đến tính
mạng người mẹ mà họ có thể chết. Do đó, tất cả các trường hợp nạo phá
thai với các lý do khác đều phải trả tiền.
Đến giữa những năm 1980, số lượng nữ
quân nhân nạo phá thai do các bác sĩ quân y tiến hành, bao gồm cả việc
tự trả tiền phá thai giảm xuống còn khoảng 30 trường hợp/năm. Đến năm
1988, Bộ Quốc phòng Mỹ tiếp tục ban hành lệnh cấm nạo phá thai tại các
cơ sở quân y của họ, ngoại trừ trường hợp bị hãm hiếp hay loạn luân.
Tổng thống Bill Clinton hủy bỏ lệnh
cấm trên tại các bệnh viện quân y ở nước ngoài vào năm 1993. Tuy nhiên,
Quốc hội Mỹ lại phục hồi lệnh cấm trên vào năm 1994. Trong bất kỳ trường
hợp nào, lệnh cấm bị hủy bỏ chỉ kéo dài một năm có ảnh hưởng rất nhỏ.
Cụ thể, một trong số 44 bác sĩ được khảo sát tại châu Âu thuộc quân đội Mỹ vào năm 1994 sẽ thực hiện nạo phá thai cho nữ quân nhân. Số còn lại không làm và đưa ra lý do đào tạo không đủ chuyên nghiệp, khối lượng công việc quá nhiều hay cấp trên không ra lệnh…
Cụ thể, một trong số 44 bác sĩ được khảo sát tại châu Âu thuộc quân đội Mỹ vào năm 1994 sẽ thực hiện nạo phá thai cho nữ quân nhân. Số còn lại không làm và đưa ra lý do đào tạo không đủ chuyên nghiệp, khối lượng công việc quá nhiều hay cấp trên không ra lệnh…
Quan điểm của bác sĩ
Một bác sĩ quân y Mỹ có tên Saporta
nói: "Chúng tôi biết được rằng các bác sĩ quân y đều sẵn sàng làm điều
đó nhưng chúng tôi lại không được phép làm".
Tiến sĩ Jeffrey Jensen từng là một bác
sĩ Hải quân từ năm 1988-1992 và hiện là Giám đốc nghiên cứu sức khỏe
phụ nữ tại Đại học Oregon tiết lộ rằng, ông thường nhìn thấy nữ quân
nhân thuộc lực lượng Hải quân Philippine bị nhiễm trùng nghiêm trọng và
thậm chí đe dọa tính mạng sau khi nạo phá thai tại các cơ sở địa phương.
Nơi mà nạo phá thai là bất hợp pháp. Quân đội nước này không cung cấp
dịch vụ phá thai cho nữ quân nhân và gọi đó là hành động "kinh khủng."
Phụ nữ trẻ tuổi gia nhập quân đội có
tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn cao hơn đáng kể hơn so với dân Mỹ nói
chung. Mặc dù, họ có biện pháp tránh thai miễn phí.
Các chuyên gia ước tính rằng khoảng 5%
nạn nhân hiếp dâm dính bầu do kẻ hãm hiếp để lại. Tuy nhiên, số lượng
nữa quân nhân bị hãm hiếp không được công bố số liệu chính xác. Bộ Quốc
phòng Mỹ ước tính có khoảng 19.000 vụ tấn công tình dục xảy ra trong
quân đội trong năm 2010.
Vấn đề nữ quân nhân bị cưỡng hiếp phải
đối mặt khi phục vụ tại các cơ sở quân đội nước ngoài đó là phải tự tìm
kiếm cơ sở phá thai. Họ phải được sự đồng ý của chỉ huy ký cho lệnh
nghỉ phép một thời gian để làm điều đó. Tuy nhiên, người chỉ huy có thể
không thông cảm cho họ vì lý do tôn giáo hay những lý do khác.