Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

10 điều khi bước vào tự kinh doanh họ thường không cho bạn biết (Kỳ 1)


10 điều khi bước vào tự kinh doanh họ thường không cho bạn biết (Kỳ 1)

Bản in ấn Email
Cỡ chữ
Ý kiến bình luận (0)
(Tamnhin.net) - Có nhiều lý do để bắt tay vào kinh doanh cho chính mình. Chúng ta đều biết rằng có một số điều mà nhiều người quản lý doanh nghiệp nhỏ không hề nhắc đến. Dưới đây là mười bí mật mà họ không bao giờ cho bạn biết.

1. Không phải lúc nào họ cũng cho bạn biết rằng bạn nên rút khỏi kinh doanh
Mới bắt đầu kinh doanh, bạn tràn đầy lạc quan và hy vọng. Bạn biết bạn sẽ thành công. Không mấy ai chỉ cho bạn biết làm thế nào để rút khỏi kinh doanh. Trên thực tế, tốt hơn hết bạn nên xem xét chiến lược cả rút lui trước khi bắt đầu. Sớm hay muộn thì bạn cũng phải rút khỏi kinh doanh. Bạn có thể sẽ thất bại, bán tất cả tài sản công ty, bị chết hoặc buộc phải rút lui bằng cách nào đó, nhưng đằng nào kết quả vẫn không đổi – sụp đổ. Vì vậy, nhờ việc chuẩn bị sẵn sàng cho điều này ngay khi bắt đầu, bạn sẽ có một cái nhìn hoàn chỉnh hơn về toàn bộ quá trình.
Nói điều này không phải là để nhắc nhở rằng bạn phải có một kế hoạch hoàn chỉnh để thoát khỏi những tình huống này, nhưng đó là một ý tưởng không tồi. Nếu bạn thất bại và phải đóng cửa kinh doanh của bạn (theo thống kê thì khả năng xảy ra thường cao hơn), bạn sẽ xử lý như thế nào? Bạn sẽ làm gì? Liệu có phá sản không? Bạn sẽ mất hầu hết tài sản cá nhân không? Liệu nó có hủy hoại cuộc sống của bạn?
Những câu hỏi này thường không được lưu tâm trong quá trình mới bắt đầu, nhưng chúng thực sự cần thiết. Bạn nên vạch ra một vài ý tưởng về cách từ bỏ quyền sở hữu doanh nghiệp trong những hoàn cảnh khác nhau. Việc có ít nhất một kế hoạch rút lui chung chung mang lại lợi ích về trạng thái cảm xúc trong trường hợp điều không may xảy ra. Hãy suy nghĩ về nó. Nếu doanh nghiệp của bạn có nguy cơ sụp đổ, chiến lược rút lui sẽ khiến bạn tránh khỏi tình huống chỉ biết khoanh tay đứng nhìn và suy nghĩ, "mình phải làm gì bây giờ?" Bạn sẽ biết mình phải làm gì.
Chuẩn bị cho mình một kế hoạch rút lui cũng có lợi bởi vì nó buộc bạn phải điều hành hoạt động kinh doanh một cách đa dạng. Ví dụ, nếu một phần kế hoạch của bạn là để bán lại doanh nghiệp, bạn sẽ làm những việc nhằm duy trì tài chính của công ty. Báo cáo thu nhập và bảng cân đối tài chính tạo nên lịch sử tài chính của công ty. Sau này, việc bán lại công ty sẽ dễ dàng hơn nếu có những lịch sử tài chính “đẹp mắt”. Những quyết định hàng ngày của bạn trong hoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến các báo cáo này.
2. Không phải lúc nào họ cũng cho bạn biết hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không đủ sức để trả nợ.
Thực tế của các doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu là vấn đề tiền thì khan hiếm còn chi phí thì đắt đỏ. Thêm vào đó là sự cạnh tranh khủng khiếp ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Các khách hàng bạn đang tìm kiếm đã có thể xoay xở mà không cần có bạn và doanh nghiệp của bạn. Ở đó, bạn chỉ mới khởi nghiệp. Bạn muốn họ thay đổi từ cách thức giao dịch với những người khác đến làm kinh doanh với bạn. Để thực hiện điều này, bạn phải đầu tư tiền để doanh nghiệp của bạn được thành lập và chạy. Bạn phải chi tiêu nhiều hơn vào quảng cáo và chương trình khuyến mại để cho khách hàng biết đến bạn. Bạn phải chịu doanh thu thấp hơn bởi vì họ chưa hiểu rõ về công ty của bạn. Vì vậy, bạn đang chi tiêu nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh và có doanh thu thấp hơn.
Đây là hình ảnh KHÔNG nợ. Nếu bạn vay lãi, bây giờ bạn phải trả chi phí lãi vay cộng với tiền dành để trả nợ gốc. Thế cũng là khá nặng gánh cho những ai khởi nghiệp mà không có vốn và đành phải chịu lãi suất. Nợ càng làm cho bạn khó khăn hơn nhiều bởi vì bạn không chỉ phải chi các khoản trên, hơn nữa, nếu ngập ngừng, bạn có thể mất tất cả. Để có thể vay, có thể bạn sẽ phải cam kết tất cả mọi tài sản hiện có trong kinh doanh- và rất có thể cả những tài sản cá nhân.
Lời khuyên: Khởi động kinh doanh nhưng hạn chế số vốn vay đến mức thấp nhất có thể. Và tốt nhất là không vay nếu bạn có thể làm điều đó. Nếu phần lớn số tiền kinh doanh do bạn vay mà có được, thì có nghĩa là cơ hội thành công của bạn đã thấp đi rất nhiều, và những gì mất đi là rất lớn.(box)
3. Không phải lúc nào họ cũng cho bạn biết rằng thị trường là không khoan nhượng
Bạn biết rằng tất cả các công ty gộp thành một hệ thống doanh nghiệp tự do cạnh tranh và bạn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường. Điều này có nghĩa là sẽ được các doanh nghiệp khác cạnh tranh khách hàng với công ty của bạn. Điều mà họ thường không cho bạn biết là cạnh tranh không dễ dàng chút nào và cả khách hàng cũng vậy.
Càng làm kinh doanh lâu ngày, bạn càng biết đến nhiều mánh khóe cạnh tranh. Thường thường, bạn học được từ đối thủ cạnh tranh của bạn sử dụng chúng để chống lại bạn. Ban đầu, bạn hét lên "Thật là không công bằng! Sao họ lại có thể như thế được! Như vậy là vi phạm luật pháp". Bạn sẽ đúng, nhưng kiểu gì thì họ vẫn sẽ làm vậy. Và để chấm dứt điều này, bạn chọn cách dành nhiều tiền bạc và công sức hơn mức bình thường. Kết quả là, bạn dần làm ngơ với những mánh khóe đó và cam chịu hoặc là bạn quay sang áp dụng chính biện pháp đó. Bạn cũng đăng một số quảng cáo lừa bịp tương tự hay sử dụng các thông lệ định giá trái pháp luật. Cứ như thế, bạn bị cuốn vào cuộc cạnh tranh khốc liệt. Trong cuộc chiến đấu đó, bên nào mạnh, bên đó thường thắng. Tuy nhiên, một doanh nghiệp mới thường không phải là phe lớn.
Thị trường của bạn bao gồm các khách hàng. Họ có thể quan tâm rất ít hoặc không chút hứng thú về bạn hoặc doanh nghiệp của bạn. Mục đích của họ là chọn được dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất. Họ sẽ lân la tham khảo dịch vụ của các công ty, và chớp lấy cơ hội với những chương trình khuyến mãi, mà không hề mua gì, và làm những việc có lợi cho cá nhân họ. Họ sẽ giao dịch với bạn với điều kiện bạn phải thuyết phục được họ bằng giá tốt nhất, chất lượng tốt nhất, thuận tiện nhất, hoặc bất cứ điều gì mà chẳng may họ muốn - và họ sẽ lập tức bỏ bạn khi có một doanh nghiệp khác tốt hơn. Họ không phải là những vị khách hàng thân tín; họ cũng không quan tâm bạn có được lợi hay không, và sẽ tận dụng mọi thứ có thể từ bạn. Một số người sẽ tìm mọi cơ hội để lừa hoặc thậm chí còn ăn cắp đồ của bạn. Nếu bạn phá sản họ sẽ đổ xô mua hàng thanh lý, và cười sung sướng về những món hời mà bạn mang lại.
4. Không phải lúc nào họ cũng với nói bạn rằng bạn phải biết rất nhiều
Nhượng quyền thương mại quảng cáo có câu nói rất hay, đó là "ai cũng có thể " hay "bạn có thể tìm hiểu cách thức làm chỉ trong vòng  hai ngày đào tạo." "Không cần kinh nghiệm. Hãy để chúng tôi sẽ đào tạo bạn." "Tất cả đều là làm việc tích cực." Những người ủng hộ doanh nghiệp nhỏ đôi khi mắc sai lầm khi khiến bạn nghĩ rằng bắt đầu và điều hành một doanh nghiệp nhỏ không đòi hỏi nhiều hiểu biết.
Chuyện này xảy ra khá thường xuyên. Lời khuyên dễ gây hiểu lầm này đến từ những người chưa một lần thực hiện. Họ chưa bao giờ bắt đầu cũng như điều hành một doanh nghiệp nhỏ. Những chuyên gia này phạm sai lầm khi đưa ra đưa ra lời khuyên không đúng về yêu cầu hiểu biết vì họ đã học được nhiều trong nhiều năm nghiên cứu kinh doanh và truyền lại kiến ​​thức cho bạn, hoặc họ nghĩ rằng bạn chỉ cần lắng nghe một trong các bài giảng hay đọc một trong những cuốn sách của họ là có thể nắm được kiến thức ấy dễ dàng. Ngay cả một số Trung tâm Phát triển doanh nghiệp nhỏ cũng có thể gặp sự cố bởi những ý nghĩ mơ hồ trên.
Đừng bao giờ có ý nghĩ sai lầm như vậy. Cho dù là điều hành một doanh nghiệp rất nhỏ cũng đòi hỏi phải biết nhiều thứ. Đầu tiên, bạn cần biết đến những kỹ năng của doanh nghiệp. Sau đó, có thực hành kỹ năng chuyên môn trong kinh doanh. Tiếp theo là kiến ​​thức về thị trường và khách hàng. Cạnh tranh và tiết kiệm cũng là điều cần thiết. Ngoài ra con cần đến hiểu biết về phát triển công nghệ trong khu vực.
Đằng sau tất cả những lý do thất bại chính là thiếu kiến ​​thức xử lý những tình huống này. Sự thiếu hụt này kìm hãm khả năng khả năng nhận biết và phân tích các vấn đề, cân nhắc các giải pháp hoặc chọn lựa giải pháp tối ưu. Thiếu hụt kiến ​​thức cũng cản trở tầm nhìn, dự đoán các vấn đề kinh doanh. Thay vì phát hiện những tình hình trước mắt, thiếu tiền mặt hay các vấn đề đối với khách hàng cũng dễ dàng bất ngờ tác động mạnh đến những doanh nghiệp này.
5. Không phải lúc nào họ cũng nói với bạn rằng làm công việc chuyên môn và điều hành một doanh nghiệp chuyên về công việc ấy là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau
Hầu hết những người bắt đầu kinh doanh riêng đều đã từng là nhân viên, làm cho doanh nghiệp khác trong cùng chuyên ngành. Họ có thể là thợ máy, nhân viên phục vụ đồ ăn, thợ điện, kế toán, giáo viên hoặc chuyên gia bán hàng. Khi bắt tay vào kinh doanh cho chính mình, họ thường làm công việc chuyên ngành mà họ biết. Chẳng hạn như, một kế toán sẽ làm dịch vụ kế toán. Một thợ cơ khí sẽ mở một gara, hay nhân viên phục vụ thực phẩm sẽ mở một nhà hàng.
Hầu hết những người này nghĩ rằng nếu họ biết làm thế nào để làm công việc chuyên môn, họ biết làm thế nào để điều hành một doanh nghiệp cũng về chuyên ngành ấy. Hoàn toàn sai lầm. Làm công việc chuyên môn đòi hỏi kỹ năng và kiến ​​thức nhất định. Điều hành một doanh nghiệp đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến ​​thức khác nhau. Một mặt có liên quan tới công việc chuyên ngành. Mặt khác có liên quan tới quản lý doanh nghiệp. Hai việc này không hề giống nhau.
Một trong những điều đáng buồn nhất trong doanh nghiệp nhỏ của Mỹ là sự thực không được phát hiện cho đến khi họ gặp phải thất bại trong kinh doanh. Và thậm chí, sau đó, nhiều người vẫn không hiểu sự khác biệt.
(Còn tiếp)
KTTĐ

Kén người yêu xinh đẹp nhà Hà Nội, lương cao

Kén người yêu xinh đẹp nhà Hà Nội, lương cao

Gần 30 tuổi nhưng Khải chưa từng trải qua mối tình nào mặc dù người theo không ít. Cậu luôn nghĩ bạn gái mình phải xinh, nhà Hà Nội, công việc tốt, tính cách được...
Khải sinh trưởng trong một gia đình có điều kiện kinh tế tạm ổn ở thành phố Nam Định, làm việc tại thủ đô. Chàng trai có vẻ ngoài cao ráo, được đánh giá lành, lại luôn nghe lời nên sếp rất quý, thường giới thiệu mối nọ, mối kia.
"Có bận tôi quen 2 cô gái. Một cô ở nhà tập thể, kém 1 tuổi, bố làm to song vẻ ngoài 'cá sấu'. Một cô khác bên Đông Anh, trẻ trung, công việc hấp dẫn nhưng có vẻ kiêu kỳ. Mình đòi hỏi người ta một, người ta còn đòi hỏi mình hai, không duyệt được", Khải cho biết.
Qua bạn bè, Khải được giới thiệu thêm vài người khác. Có một cô làm ở bệnh viện đối diện cơ quan, từng đi ăn với nhau vài lần. Cô này trẻ, duyên, nhanh nhẹn, "mỗi tội bố mất sớm, mẹ già yếu, nhà ngoại tỉnh". Một cô khác cùng cơ quan, có ý với Khải. Mọi người đều vun vén, song Khải không có cảm tình. Cậu nhận xét về cô này "Con gái gì mà ăn uống miệng nhồm nhàm đến vô duyên".
Khải cũng có tình cảm thoáng qua với vài bạn học nhưng cậu luôn tự nhủ "sau này sẽ gặp người tốt hơn" nên không tỏ tình với ai. Hiện tại, Khải cảm mến một cô là bạn thân của em gái vì "xinh xắn, hồn nhiên", song mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó.
"Em này mới là sinh viên năm 3, lại học trường khối C, sang năm mới ra trường. Giờ mà yêu em ấy, tương lai của mình chắc chắn không lên mà có khi còn bị kéo xuống", Khải rạch ròi.
cauhon1-jpg-1366020081_500x0.jpg
Các chuyên gia cho rằng ai cũng có tiêu chí chọn bạn đời nhưng đừng kén chọn quá. Viên gạch đầu tiên cho hôn nhân hạnh phúc bao giờ cũng phải là sự yêu thương. Ảnh minh họa: chinadaily.com..
Ra trường được 3 năm, Thuý Hường (26 tuổi, quê Thái Nguyên) đã có một sự nghiệp đáng nể: làm trưởng phòng cho một công ty luật; chủ một shop quần áo. Ngoại trừ khuôn mặt đầy mụn nhọt thì cô luôn được đánh giá có tài, khéo miệng, tự tin. Theo từng cấp độ tự tin, Hường có một chuẩn lựa chọn bạn trai mới.
"Ở quê, tôi có nhà mặt phố, 3 cửa hàng quần áo, mỹ phẩm, lương trên 10 triệu một tháng. Nhan sắc bình thường một tí nhưng khéo léo, biết điều. Tôi đã có hộ khẩu Hà Nội. Muốn chọn một anh có nhà Hà Nội, lương trên lương tôi, ngoại hình được, thông minh,  hơn tôi từ 5 đến 10 tuổi, biết chia sẻ việc nhà...", Hường tự nhận xét và đưa ra tiêu chuẩn chọn bạn trai.
Bạn bè không còn ai xa lạ với việc Hường thay bạn trai như thay áo. 4 năm đại học, cô trải qua 3 mối tình. Người đầu cùng quê, chia tay vì anh này không xin được việc xuống Hà Nội. Cậu thứ hai học công nghệ thông tin, có nhà Hà Nội, bị "đá" vì Hường gặp được người thứ ba. Anh này làm giám đốc một công ty phần mềm máy tính, trẻ và tài năng hơn hẳn. Sau Hường chia tay vì không chịu nổi tính lăng nhăng của anh ta.
Hường thành thật, do tính chất công việc thường phải giải quyết hợp đồng kinh tế nên cô quen biết rất nhiều người có tài, có tiềm năng, bản thân cũng không đến nỗi tệ nếu không muốn nói là ổn. Do đó, cô có quyền đặt tiêu chuẩn cao.
"Con người có quyền mơ ước, có quyền lựa chọn. Bố mẹ đã cho tôi được như ngày hôm nay là muốn tôi lấy một người tử tế", cô nói. Từng trải trong chuyện tình cảm nên Hường thường bắt đầu mối quan hệ khi thấy đối tượng nào đáp ứng được các tiêu chuẩn mình đưa ra.
Nhiều người không tin cô gái xinh đẹp Thu Anh (năm cuối Đại học Luật) vẫn chưa có một mối tình vắt vai, nhưng đó là sự thật - cô tự nhận. Trong đầu Thu Anh luôn muốn tìm một "nam nhân hoàn hảo trên cả hoàn hảo". Thu Anh là một cô gái ngoan, đôi mắt tinh anh càng làm cho khuôn mặt cô thêm phần xinh đẹp. Lẽ ra với một nhan sắc như hoa khôi sẽ có không ít người theo đuổi, song đến nay 22 tuổi mà cô vẫn chưa từng nắm tay một người khác giới.
Thỉnh thoảng hào hứng, cô gái kể về chuyện trên giảng đường có khá nhiều bạn nam tỏ tình nhưng cô không ưng một ai. "Có một anh cạnh nhà em, tỏ ý thích em đã 7 năm. Nhà cũng được, ngoại hình sáng láng. Bố mẹ em rất quý vì anh ấy thông minh, được bằng giỏi trường Bách Khoa nhưng em không thích. Nhìn cậu ấy chẳng giống hình tượng trong mộng của em gì cả", Thu Anh cho  biết.
Với Thu Anh, bạn đời phải đủ 3 tiêu chuẩn: đẹp trai, thông minh, chung tình. Ngày qua ngày ôm máy tính đắm mình trong tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc, ngắm những "nam nhân" hoàn hảo... "Đúng là em bị mê trai đẹp. Đọc xong một truyện là em ăn ngủ không yên với hình tượng nam chính trong đó. Em háo sắc tới mức có lần gặp được một anh đẹp trai trên lề đường, mãi nhìn thế nào mà em bị vấp xuống hố ga, đau điếng, còn mất cả chiếc giày", cô cười.
Theo chuyên gia Văn Thanh Sĩ - Tổng đài 1088 TP HCM, ai cũng có tiêu chuẩn chọn bạn đời cho mình và mỗi người có một tiêu chuẩn chọn khác nhau. Thông thường tình yêu thời còn đi học bao giờ cũng được xem là đẹp và trong sáng nhất vì đó là tình yêu đơn thuần, không tính toán. Nhưng khi ra trường, phải lo cơm áo gạo tiền, tình yêu của người trưởng thành thực dụng hơn. Muốn yêu phải cân nhắc, lựa chọn yếu tố thiệt hơn.
"Thật ra chuyện tính toán lựa chọn bạn đời không có gì là sai. Song chúng ta cần biết bản thân mình đến đâu để mà lựa chọn. Tình yêu bắt đầu từ sự yêu thương, cho đi và nhận lại, hy sinh và nhận lại sự hy sinh. Hạnh phúc vợ chồng cũng bền vững khi nó được xây dựng với viên gạch đầu tiên là tình yêu", chuyên gia tâm lý Sĩ nói.
Theo đó, nếu khi vừa bắt đầu chuyện tình cảm mà bạn đặt viên gạch đầu tiên là vật chất, địa vị, công việc thì nó đã đi sai đường, hôn nhân sẽ lại càng sai đường hơn. Chuyên gia tâm lý cho rằng: "Bạn có quyền gặp gỡ, quen biết nhiều người cùng lúc để chọn người yêu tốt nhất cho mình nhưng đừng đặt ra tiêu chuẩn quá đáng. Cần biết làm như vậy không phải bạn đang làm khó đối phương mà là đang làm khó chính mình. Cơ hội gặp được người tri kỷ gắn bó cả đời đang bị chính bạn thu hẹp".
Cũng theo chuyên gia, mỗi trường hợp là một hoàn cảnh khác nhau, có cách lựa chọn khác nhau, không thể đánh giá ai đúng, ai sai. Tự mỗi người phải biết sống thực tế hơn. "Đôi khi cần biết nắm bắt cơ hội, đừng để sau này phải hối tiếc", nhà tâm lý khuyên.
Phan Dương
 

Giật mình nghe con hát bố “à ơi” cô giáo

(aFamily.vn) - Vợ chồng chị to tiếng với nhau tất cả cũng chỉ bởi mấy câu hát xuyên tạc mà con mang về nhà biểu diễn.

Đang nấu cơm thấy bé Xún ngồi phòng ngoài nghêu ngao hát: “Ai hỏi cháu cháu học trường nào đấy, lớp thì ghê, bạn cùng lớp lại dê”…, chị Mai (Hồ Tây, Hà Nội) giật mình thon thót, lật đật chạy ra mắng con

Bé Xún được 3 tuổi, bé mới được bố mẹ cho đi học trường mẫu giáo ngay gần nhà được mấy tháng, niềm vui vì con nhanh chóng hòa đồng với trường lớp, bạn bè trong anh chị ngày càng bị dập tắt khi ngày này qua ngày khác, con lại tiếp thu một bài nhạc chế về hồn nhiên biểu diễn cho bố mẹ nghe. 

Chị nhớ lại tuần trước vợ chồng chị xảy ra cuộc "nội chiến" chỉ bởi câu hát của Xún: “Cô yêu cháu vì có ba đón về, ba đón về là thẳng nhà cô giáo, về nhà cô giáo ba ở luôn từ sáng đến chiều, là lá la la…”

“Chỉ vì câu hát ba lăng nhăng của Xún mà mẹ nó ‘hành tỏi’ mình suốt cả ngày hôm ấy. Mà càng cấm con hát thì nó hát càng hăng say mới chết chứ”, anh Tâm – bố bé than thở. 

Chị Thảo (Chân Cầm, Hà Nội) lại có suy nghĩ khác, chị không cấm đoán mà còn thi thoảng hát nhạc chế cùng con. Chị cho rằng đó cũng là một cách ‘làm bạn’ với con: “Tụi trẻ con bây giờ rất nhanh lắm, nhất là khi tiếp thu mấy bài nhạc chế ấy, cái gì càng không chính thống thì con bắt chước, thuộc càng nhanh. Tuy nhiên, mình vẫn chỉ cho bé ‘hát linh tinh’ trong một khuôn khổ nhất định, chế thì chế nhưng vẫn phải nghiêm túc. Thêm vào đó, mình thấy nhờ mấy bài này mà con sáng tạo hơn hẳn, phải những đứa trẻ thông minh mới có thể nghĩ ra lời các bài đó”. 

Giật mình nghe con hát bố “à ơi” cô giáo 1
Vợ chồng chị to tiếng với nhau tất cả cũng chỉ bởi mấy câu hát xuyên tạc mà con mang về nhà biểu diễn (Ảnh minh họa)

Chị cười tủm tỉm khi đưa ra một dẫn chứng của con: “Đời mình thèm một bát canh sườn, mẹ làm là thôi xong, căng rốn. Ngon tuyệt ngon, tèn ten ten tén tèn…”.

Tuy nhiên, cái sáng tạo của con đâu chưa thấy, chị chỉ nhận thấy không ổn khi có một ngày bé hát “Có một loài chim không bao giờ bay, là loài chim quý to bằng cái cổ tay”. Lúc bị mẹ mắng, bé Na còn ngơ ngác: “Ơ, sao mẹ mắng con, con sáng tạo thế cơ mà”. 

Anh Tuấn (Quận 7, TP HCM) cũng “khiếp sợ” khi nghe con hát: “Hôm qua em đốt nhà, mẹ đánh em gần chết ớ ơ, hôm nay mẹ lên nương, một mình em đốt tiếp, con gà kêu cúc cú, con chó kêu gâu gầu, com mèo kêu như hát, em với nhà đen thui”…

Anh tâm sự: “Chẳng thích con hát những bài này nhưng biết làm sao khi ngày ngày con đến trường lớp rồi tiếp thu triệt để chúng. Không những thế sau hôm Giao thừa, con mình ngày nào cũng ông ổng bài nhạc chế Chiếc khăn Piêu, gì mà:  “Thằng nhà giàu cầm dao bầu đâm vào hầu mà ông anh trai, ông anh trai né ngay cầm cái ghế gỗ chụp lên đầu...”, nghe cũng hài hài nhưng không biết con có bị ảnh hưởng gì không?”.

Chuyên gia tư vấn Hồng Hà cho biết, đối với trẻ con, việc hát nhạc chế, xuyên tạc lời bài hát dường như là một trò chơi, trò đùa vui vui. Bé dưới 6 tuổi thường chưa hiểu được nội dung mà chúng hát, cứ thấy khi  mình hát mà bố mẹ, bạn bè cười là bé càng thích chí. Bé coi đó là một tín hiệu tích cực, khuyến khích từ mọi người xung quanh. Tuy nhiên, nhạc chế dù nội dung không phản cảm nhưng đó cũng không phải là lời bài hát chính thống, cha mẹ có thể cùng con điều chỉnh dần dần từ ngữ sao cho phù hợp. 

Không nên cười đùa theo, hưởng ứng hoặc hát theo khi nghe thấy con hát sai, cha mẹ cần nghiêm mặt và tỏ thái độ không bằng lòng, sau một vài lần như vậy con sẽ hiểu và thay đổi. 

Thêm vào đó, trong tình huống này, cha mẹ nên nhẹ nhàng khuyên bảo con chứ không nên quát mắng, đánh đòn. Đánh mắng càng khiến con sợ và không hợp tác.

Rối ruột vì sợ con bị cô "bắt nạt"

Rối ruột vì sợ con bị cô "bắt nạt"

Là một bà mẹ rất quan tâm đến con cái nhưng vì lương thấp nên chị Liên không thể đưa bé Quyên tới các lớp học “hàng hiệu” được trang bị camera. Chị đành gửi bé tới lớp học mầm non tư thục với học phí tương đối dễ chịu. Thế nhưng càng ngày, thông tin về các bé bị cô giáo ngược đãi, bạo hành... cũng khiến chị lo ngay ngáy.

Hàng ngày, sau khi con đi học về, chị tỉ mỉ quan sát từng cm trên da thịt con để xem liệu con có bị cô giáo đánh hay bạn bè cấu véo gì không. Nếu có dấu hiệu gì bất thường, hôm sau chị đến tận nơi “truy” cô giáo.

Không chỉ “quan sát từng cm”, chị còn hỏi han kĩ lưỡng bé Quyên với các câu hỏi kiểu như: “Hôm nay cô giáo "bắt nạt" con không, cô có cấu véo con không, cô có mắng con không,…”. Tất cả các câu hỏi như vậy, bé Quyên đều lắc đầu không khiến chị rất an lòng.

Thế nhưng có một điều khiến chị thắc mắc đó là bé sợ cô hơn sợ cọp. Cứ nhắc đến tên cô An là bé giãy nảy lên. Thấy con sợ cô, nhiều lúc chị lấy cô dọa để bắt bé ăn. Những lúc đó, y như rằng bé ngoan ngoãn ngồi ăn với hàng nước mắt ròng ròng trên má.

Tuy có thắc mắc nhưng chị không quá bận tâm vì chị biết đứa trẻ nào cũng nể sợ cô giáo và “coi bố mẹ chẳng ra gì”. Rồi đến một ngày, chị giật mình vì sự thiếu tinh ý của mình.

Hôm đó bé tự dưng quấy khóc, chị nói gì bé cũng không nghe. Bực mình, chị đánh nhẹ vào mông bé. Bé sợ quá rối rít van xin: “Con xin mẹ, con biết rồi, con không ăn bánh mì đâu. Con ngoan rồi”.

Chị giật mình hỏi lại mới biết hóa ra một lần con quậy nghịch thì cô đánh mông và gọi là “ăn bánh mì Big C”. Lần sau, mỗi khi con không ngoan là cô dọa cho "ăn bánh mì". Và nó trở thành nỗi ám ảnh trong đầu con.

Cho con đi học, mẹ lo ngay ngáy 1
Sợ cô giáo "bắt nạt" con là nỗi lo của tất cả các mẹ khi cho con đi học. (Ảnh minh họa)

Trường hợp của bé San San - con chị Thủy, đi mẫu giáo cũng là một câu chuyện khiến chị rối lòng. Gửi con đi học, mỗi chiều đón về chị đều được các cô niềm nở thông báo "Con ăn hết veo, không khóc..." nhưng mỗi sáng khi chị chuẩn bị đưa con đến lớp thì San San lại kiếm cớ muốn được ở nhà. Hoặc đến lớp rồi thì len lét nhìn và lẽo đẽo theo cô vào lớp. 

Chị Thủy ban đầu cho rằng các cô quản chừng ấy con trẻ thì cũng phải có chiêu thì quản mới ổn. Miễn sao những phương pháp đó của các cô không quá ảnh hưởng đến tâm lý cũng như thể chất của con trẻ. Chị Thủy còn mừng thầm vì từ ngày con đi lớp, về nhà cứ răm rắp ngồi ăn. Cho đến một hôm, Sam Sam bỗng dưng đang ngồi ăn thì bê bát cơm ra góc cửa cố gắng nhét cho kì hết chỗ cơm còn lại vào miệng, sau đó Sam Sam dốc ngược bát và "báo cáo": "Hết rồi ạ" thì chị Thủy té ngửa vì hành động kì quặc của con.

Cuối cùng hỏi ra thì chị mới biết Sam Sam là đứa hôm nào cũng ăn chậm và lâu, cho nên cô giáo thường phạt bằng cách bắt con đứng ở trước cửa lớp cho đến khi nào ăn xong mới được vào.

Bố mẹ học cách phát hiện

Vốn là người ghê gớm, chị Liên nổi khùng khi phát hiện “tuyệt chiêu” của cô giáo để đánh đập trẻ nhỏ. Chị đến tận trường làm ầm ĩ mọi việc và yêu cầu nhà trường phải cho cô giáo nghỉ việc. Vì sợ chị làm to chuyện cũng như sự việc không hay đến tai nhiều phụ huynh khác, hiệu trưởng đành cho cô giáo chủ nhiệm lớp bé Quyên nghỉ dạy.

Sau khi “hạ nhiệt”, chị Liên mới bình tĩnh suy nghĩ. Có thể chị khiến cô giáo An bị nghỉ việc nhưng chị không thể ngăn chặn được tình trạng các cô dùng nhiều “chiêu khác” để đánh con trẻ.

Chị tâm sự: “Có rất nhiều cô giáo tốt, tận tâm với trẻ em nhưng vẫn còn tồn tại những kẻ thiếu lương tâm. Và tôi phải nói thật, họ luôn có cách qua mắt phụ huynh và nhà trường. Vì vậy, chính phụ huynh mới là người bảo vệ cho các con bằng sự sát sao của mình”.

Chị chia sẻ, sau sự cố “bánh mì”, chị cho bé Quyên chuyển sang trường khác. Nhưng thay vì những câu hỏi “quan liêu” như trước đây, chị thường xuyên tâm sự với con, hỏi han kĩ lưỡng về từng cô giáo, về từng bạn học. Chính vì vậy, hôm nào con bị véo tai, bị quát mắng, chị đều “điều tra” nhanh chóng. Chị lẳng lặng tới “tâm sự” với cô giáo. Và chị biết sau vài lần “tâm sự”, cô giáo không dám “xuống tay” với các bé dù rất bực mình.

Chị Thủy cũng rất lo lắng sau khi phát hiện ra “tuyệt chiêu” của cô giáo. Nhưng thay vì hành động, chị dành nhiều thời gian suy nghĩ rồi mới quyết định gọi riêng cô giáo để nói chuyện. Chị khéo léo không nhắc gì đến chuyện cũ và chỉ “gửi gắm” bé San San cho cô với lời lẽ thống thiết. Không biết vì cảm động hay vì xấu hổ, cô giáo thay đổi tâm tính và chăm sóc các bé tốt hơn.

Sau vài lần theo dõi, chị Thủy tạm yên tâm. Nhưng chị không tin tưởng lắm vào biện pháp của mình vì cho rằng biện pháp chưa đủ mạnh. Có thể cô giáo “tận tâm” được vài hôm rồi đâu lại vào đó. Mà chị không có thời gian để ngày nào cũng theo dõi được. Chính vì vậy, bây giờ chị vẫn đau đầu nghĩ những biện pháp triệt để hơn.

Thật đớn đau khi tôi có thai cũng là lúc biết anh có con với người đàn bà khác

Thật đớn đau khi tôi có thai cũng là lúc biết anh có con với người đàn bà khác.
Khi tôi muốn dành cho chồng sắp cưới của mình một niềm vui rất đỗi lớn lao thì cũng là lúc tôi biết được sự thật đau lòng đó. Và giờ đây, tôi buộc mình phải lựa chọn. Một sự lựa chọn mà tôi không biết phải làm thế nào cho đúng.
Còn khoảng hơn hai tháng nữa là chúng tôi sẽ cưới. Chồng sắp cưới của tôi là một người hiền lành, có công ăn việc làm ổn định và rất tốt tính. Chúng tôi quen nhau do gia đình giới thiệu. Ngay lần đầu gặp anh ấy, tôi đã cảm mến vì thấy anh đạo đức, đúng mực hơn người. Sau đó, chúng tôi tìm hiểu và yêu nhau gần 1 năm trời trong sự ủng hộ của hai bên gia đình. Tôi cũng đã trao cho anh tất cả những gì quý giá nhất của đời con gái.
Mọi chuyện diễn ra rất tốt đẹp. Bố mẹ chúng tôi đã lên kế hoạch, ngày giờ cưới xin cũng đã chọn xong, chỉ còn đợi tới hôm đó nữa là hai đứa thành vợ thành chồng. Cách đây hơn một tuần, tôi lại biết mình có thai. Tôi thực sự mừng rỡ vô cùng vì tuổi của chúng tôi cũng không còn quá trẻ trung. Hai bên gia đình đều mong có cháu bế. Tôi nhủ lòng sẽ báo tin này cho anh, hẳn là anh sẽ hạnh phúc nhiều lắm. Đợi tầm hai tháng nữa cưới, cái thai cũng chưa quá to, lúc đó tôi sẽ là cô dâu hạnh phúc nhất.
Nhưng khi tôi còn chưa kịp nói tin mừng đó cho chồng sắp cưới biết thì cô gái ấy đến tìm tôi. Trông cô ấy chỉ kém tôi chừng 1, 2 tuổi. Nhìn cái bụng bầu to vượt mặt của cô ấy tôi đã hơi chột dạ. Cô ấy là người chủ động hẹn tôi trước, dù không quen và rất ngạc nhiên nhưng tôi  vẫn đồng ý gặp mặt để xem cô ta nói gì. Quả thực, khi nhìn thấy cô ta, tôi đã có những linh cảm chẳng lành về một mối quan hệ giữa cô ta và chồng sắp cưới của tôi.
Hai người đàn bà vì anh mà chửa - 1
Khi tôi biết mình có thai cũng là lúc biết chồng sắp cưới đã gắn bó với người phụ nữ khác cả chục năm trời (Ảnh minh họa)
Và đau lòng là ở chỗ, những gì tôi lo sợ chính là sự thật. Cô ta nói hai người họ đã yêu nhau gần chục năm nay. Sở dĩ anh không thể đến bên cô là vì gia đình anh ngăn cản với lí do cô ấy là gái quê, nhà lại nghèo. Mặc dù cả hai đã cố gắng đấu tranh nhưng không được nên suốt thời gian qua, dù chấp nhận yêu tôi nhưng chồng sắp cưới của tôi vẫn đi lại, chăm nom cô ấy như một người chồng. Cô ấy nói cái thai trong bụng chính là con của anh ấy. Nó đã được 7 tháng rồi và là con trai. Tôi chết lặng người, đau đớn vô cùng.
Cô gái ấy quỳ xuống chân tôi, khóc lóc cầu xin tôi hãy từ bỏ dể cho cô ấy một cơ hội. Cô ấy nói nếu bây giờ tôi từ hôn, gia đình anh ấy chắc chắn sẽ sốc. Hơn nữa, tuổi của anh ấy cũng không hề trẻ trung gì nữa, mà cô ấy lại đang có bầu nên chắc chắn sẽ đồng ý cho họ lấy nhau. Nghe những lời như vậy, tôi sôi máu lên vì giận dữ. Tôi đã định la toáng lên rằng tôi cũng đang mang trong mình giọt máu của anh ta, vậy con tôi phải tính như thế nào? Thế nhưng điều cô ta nói sau đó cũng đã khiến tôi phải bửng tỉnh suy nghĩ lại.
Cô ta nói đúng một điều, dù tôi không hủy đám cưới này thì chồng tôi sẽ vẫn cứ chăm sóc, lo lắng cho cô ta. Thậm chí anh ấy sẽ còn ám ảnh, không thể dứt khỏi cô ta cả đời vì cảm giác tội lỗi mà anh ấy tạo ra cho cô ta. Mà như thế, một người vợ như tôi có chấp nhận nổi không? Tôi có hạnh phúc được không khi phải san sẻ chồng như thế? Tôi có sống được trong  cảnh chung chồng như thế hay không? Cái thai của tôi còn nhỏ, tiền đồ của tôi sáng lạn hơn cô ta. Hủy hôn, tôi vẫn có cơ hội tìm  được một người đàn ông khác tốt hơn để yêu và cưới làm chồng. Còn cô ấy thì không…
Hai người đàn bà vì anh mà chửa - 2
Tôi có nên bỏ thai với chồng sắp cưới để quay về bên người yêu cũ (Ảnh minh họa)
Tôi ra về mà lòng nặng trĩu những ưu tư. Và đớn đau thay khi tôi hỏi chồng sắp cưới của mình về cô gái ấy, anh cúi gằm mặt và chỉ còn nói được câu: "Anh thật lòng xin lỗi em". Tôi hận anh và cay đắng cho cuộc đời mình. Tôi không chỉ nghĩ và lo sợ cho tương lai của  mình sau này sẽ như thế nào khi tiến tới với anh ta mà còn thương cho cô gái xinh xắn nhưng đau khổ đó. Cũng là phụ nữ, tôi quả thực không nỡ để cô ta sống trong bi kịch đó. Và hơn hết, tôi chán chường khi hiểu được rằng tình yêu của chồng sắp cưới không dành cho tôi.
Buồn chán, tôi uống rượu để quên hết sự uất hận. Và tình cờ tôi gặp lại người yêu cũ. Nói là người yêu cũ, nhưng thực ra là anh ấy theo đuổi tôi nhiều năm nay chứ tôi chưa bao giờ chính thức là một đôi với anh. Sở dĩ tôi không đồng ý không phải vì anh không tốt mà chỉ đơn giản là không thấy rung động của con tim thôi. Vì nỗi đau quá lớn, tôi đã tâm sự cho anh nghe tất cả mọi việc. Thật bất ngờ khi anh nói: “Hãy hủy đám cưới và yêu anh. Anh sẽ cưới em, sẽ là người đàn ông chăm lo cho em cả đời”.
Tôi choáng váng vì lời đề nghị đó. Tôi không thể ngờ sau nhiều năm như vậy anh vẫn chưa lập gia đình và vẫn yêu tôi. Anh đã mở cho tôi một con đường thoát thật tươi đẹp. Và nó thực sự là một con đường trải hoa hồng cho tôi trong lúc này. Tôi chắc chắn một điều rằng lấy anh tối ẽ được yêu thương, chiều chuộng. Nhưng liệu không có tình yêu mà chỉ có sự hàm ơn thì có hạnh phúc không, liệu tôi có quá bất công với anh ấy hay không? Hơn nữa còn cái thai trong bụng tôi, tôi biết phải làm gì với nó đây. Tôi có nên vì đứa con của mình mà vẫn kết hôn với người chồng luôn canh cánh trách nhiệm với người phụ nữ khác? Hay tôi bỏ đứa bé để lấy người khác? Hay tôi giữ nó lại coi như một bí mật để tiến tới với người đàn ông yêu thương tôi bao năm qua? Tôi phải làm gì với cuộc đời mình đây?

Cảnh giác với bệnh "vùng kín" chị em

Rất nhiều chị em nghĩ rằng mình chưa lập gia đình nên không cần phải đề phòng huyết trắng (khí hư) bệnh lý. Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa cho rằng, huyết trắng bệnh lý có thể gặp ở người có gia đình hay chưa có gia đình, đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.

Nguyên nhân gây ra tình trạng huyết trắng bệnh lý

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng huyết trắng (khí hư) bệnh lý ở phụ nữ (trong bất kỳ độ tuổi nào) từ thói quen chăm sóc cơ thể không đúng dẫn đến âm đạo bị viêm do vi trùng (tạp trùng, trùng roi) hay do nấm. Ở mỗi đối tượng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết trắng bệnh lý sẽ khác nhau:

+ Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh: Do sự rối loạn nội tiết tố estrogen, niêm mạc âm đạo trở nên yếu nên dễ bị huyết trắng bệnh lý.

+ Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Do nhiễm vi khuẩn, nấm, virus qua đường tình dục nên huyết trắng bệnh lý có thể tấn công bất cứ lúc nào nếu không vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ.

+ Các em gái nhỏ: Do vệ sinh không tốt, giun sán, đất cát, quần áo quá chật gây viêm âm hộ, âm đạo nên huyết trắng bệnh lý cũng có thể xuất hiện.


Ảnh minh họa. 

Dấu hiệu nhận diện huyết trắng bệnh lý 

Thông thường, tình trạng bị huyết trắng bệnh lý của mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau, có người cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, có người lại cảm thấy chất dịch tiết ra nhiều, có mùi hôi... Tuy nhiên, nhìn chung, huyết trắng bệnh lý thường có những đặc điểm chung sau:

+ Màu sắc thay đổi: Màu xanh, vàng hoặc trắng như váng sữa.

+ Mùi đặc trưng: Mùi hôi hoặc mùi tanh cá.

+ Triệu chứng ngứa âm đạo – âm hộ.

Khi có huyết trắng với các biểu hiện như trên, nhiều phụ nữ thường tự ý khắc phục tại nhà bằng phương pháp dân gian. Tuy nhiên, cách an toàn và hiệu quả nhất là các chị em nên đi thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời. Đồng thời khi đã biết rồi thì nên tìm giải pháp phù hợp nhất để khắc phục sớm, tránh để lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng không mong muốn.

Vỡ dương vật - cảnh giác khi "tự sướng"

Vỡ dương vật - cảnh giác khi "tự sướng"

Theo các báo cáo y tế thì nhiều quý ông có những cách "tự sướng" rất kì lạ và có thể đe dọa sự an toàn của chính bản thân mình.
Nếu chưa thực sự sẵn sàng để quan hệ tình dục hoặc chuyện vợ chồng gặp trục trặc thì cách an toàn nhất mà các cặp đôi có thể sử dụng để giải quyết nhu cầu sinh lý của mình là "tự sướng". Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số quý ông thì "tự sướng" có thể thực sự gây nguy hiểm nếu không thực hiện theo những cách hợp lý.

Theo các báo cáo y tế thì nhiều quý ông có những cách "tự sướng" rất kì lạ và có thể đe dọa sự an toàn của chính bản thân mình. Ví dụ như:

1. "Tự sướng" bằng cách chèn các đối tượng lạ trong niệu đạo (dòng chảy của tinh dịch)

Một trường hợp được phát hiện ở Nhật Bản là một người đàn ông 40 tuổi đã gặp "tai nạn" khi cố gắng luồn một ống nhựa dẻo dài 139,7 cm vào bàng quang thông qua các lỗ ở dương vật để thủ dâm. Các ống này nằm trong đường niệu đạo trong 2 năm trước khi anh ta được phẫu thuật.

Theo Tiến sĩ Judd Moul, MD, giám đốc phẫu thuật tiết niệu tại Trung tâm Y tế Đại học Duke (Mỹ) cho biết, trường hợp "tự sướng" như này khá phổ biến. Có bệnh nhân còn cố đưa cả cây lô hội vào niệu đạo của mình vì theo anh ta làm như vậy có cảm giác vui vẻ và thư giãn.
 

2. "Tự sướng" đến độ "vỡ" dương vật

Bạn có thể đã nghe nói rằng một số tư thế tình dục có thể gây tổn hại cho cơ quan sinh dục nam thậm chí có thể làm cho dương vật bị gẫy, vỡ. Tuy nhiên, một chàng trai thực sự đã phá vỡ dương vật của riêng mình khi thủ dâm.

Một người đàn ông Nigeria đã dùng hai bàn tay của mình để "tự sướng". Trong lúc "cao hứng" anh ta đã vặn bàn tay phải quá mạnh và chỉ khịp nghe một tiếng "rắc" sau đó thì đau đớn vô cùng. Anh ta may mắn được đưa đi phẫu thuật kịp thời. Bác sĩ bảo, anh bị gãy dương vật. Nhưng may mắn là, sau 5 ngày phẫu thuật anh đã có thể cương cứng được trở lại bình thường.

Kiểu "tự sướng" này cũng không đặc biệt gì. Trong khi thủ dâm, nhiều nam sinh có thói quen bẻ dương vật tạo ra tiếng kêu để làm tăng khoái cảm. Các trường hợp này xảy ra nhiều với các nam sinh ở tập thể, các nam sinh thường rỉ tai nhau rồi đua nhau bẻ xem của ai kêu… to hơn. Có thể do tự bẻ, bẻ cho nhau hoặc bạn tình bẻ,…nhưng hành động này rất nguy hiểm bởi có thể gây vỡ vật hang, gẫy dương vật.

3. "Tự sướng" đến ngạt thở

Có rất nhiều thói quen tình dục bị coi là "cuồng" quá dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng, chẳng hạn như khó thở do ngạt thở (còn gọi là autoerotic asphyxiation - AEA) - tức là các biện pháp "tự sướng" có thể hạn chế việc cung cấp ôxy cho não bộ trong khi giao hợp tình dục (thường là trong khi thủ dâm).

Ngạt thở tình dục (AEA) là một cách thực hành tình dục kì lạ, đó là trong khi "tự sướng", người đàn ông bóp thật chặt cổ của mình khiến lưu lượng máu đến não và sự phát hành của endorphines giảm, khiến anh ta ngạt thở và dẫn đến tử vong.

Ví dụ điển hình nhất cho kiểu "tự sướng" dại dột này là Cựu ca sĩ của ban nhạc INXS. Anh được thông báo là qua đời trong khi đang "tự sướng" ở phòng ngủ khách sạn trong tình trạng lõa thể với một dây thắt lưng quanh cổ.

Á hậu Thụy Vân chia sẻ chuyện chăm sóc cơ thể sau sinh

Á hậu Thụy Vân chia sẻ chuyện chăm sóc cơ thể sau sinh

16-04-201308:00:00 | Admicro - Thái Duy - TTVN

SAu một thời gian vắng bóng để nghỉ sinh em bé, Á hậu Thụy Vân đã quay trở lại với công việc thường ngày. Hãy nghe Á hậu Thụy Vân chia sẻ về phương pháp chăm sóc cơ thể sau sinh giúp cô luôn tươi tắn và tràn đầy sức sống nhé.

Tốt nghiệp Đại học Ngoại thương, hiện tại đang làm tại VTV1, đài Truyền hình Việt Nam. Cô được biết đến như mẫu người phụ nữ hiện đại, tài năng và xinh đẹp. Hơn hết, khi trở thành á hậu, cô lui dần về với gia đình, ít tham gia các hoạt động showbiz và không có scandal, vì vậy cô được lòng người hâm mộ ở bản tính “chân chất” đó. Sau một thời gian vắng bóng để nghỉ sinh em bé, hiện tại bé trai xinh xắn của cô đã được 8 tháng tuổi. Cô đã lựa chọn phương pháp chăm sóc sau sinh nào để luôn tươi tắn và tràn đầy sức sống như vậy?

Chào Vân, Mình mới được biết bạn mới sinh em bé được vài tháng, bạn có thể cho mình hỏi một số thông tin về vấn đề sau sinh được không? Được biết, Việt Nam có chỉ số nuôi còn bằng sữa mẹ ở Việt Nam đạt 17% là một bà mẹ trẻ mới sinh bé được vài tháng, Vân có thể cho biết quan điểm của Vân về vấn đề này?

Thực ra, khi có con rồi hầu như ai cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình và muốn nuôi con bằng sữa mẹ. Cũng may lúc mới sinh bé, Vân cũng đủ sữa cho con. Có lẽ lo lắng, sợ mình không đủ sữa nên Vân cũng tìm hiểu khá nhiều thông tin giúp cho mình có đủ sữa cho bé.

Được biết, nếu muốn về dáng nhanh thì cần tích cực cho bé bú, vậy Vân có nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ từ những tháng đầu tiên không? Và phương pháp mà Vân chọn để có đủ và nhiều sữa cho bé bú là gì?

Ngay từ khi sinh bé, mình đã xác định là sẽ nuôi còn bằng sữa mẹ, nên cũng chịu khó tìm tòi các biện pháp cũng như tìm các phương pháp dân gian. Nhiều phương pháp dân gian mình cũng thấy rất hay như: ở Huế, mọi người hay sử dụng cơm nếp bọc hành khô để massage ngực giúp kích sữa, thơm sữa. Mình cũng thử áp dụng và thấy cũng rất hiệu quả.

Ngoài ra, khi vừa mới sinh xong, mình đã cho bé bú mẹ, khiến sữa về nhanh và co hồi dạ con nhanh, để nhanh về phom bụng
Và còn phải chú ý rằng, để có nguồn sữa tốt, thì người mẹ cần có tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc và ăn đủ chất. Gia đình mình cũng rất tạo điều kiện cho mình thoải mái, vui vẻ và thậm chí khi ở cữ mình còn được gia đình chồng động viên sử dụng các phương pháp massage giúp thư giãn hơn để phục hồi sức khỏe sau khi sinh.

Á hậu Thụy Vân chia sẻ chuyện chăm sóc cơ thể sau sinh 1

Vân có nhắc đến việc sử dụng phương pháp massage sau sinh khi ở cữ, có vẻ đây là một trào lưu của hầu hết các bà mẹ trẻ thì phải, Vân đánh giá thế nào về dịch vụ chăm sóc sau sinh này và bạn có lời khuyên cho các bà mẹ đang lựa chọn dịch vụ không?

Thật sự là mới đầu mình chưa biết đến dịch vụ này đâu, như chia sẻ thì mình cũng chỉ biết đến một số biện pháp chăm sóc dân gian ở Huế và kiêng cữ kiểu miền Bắc thôi. Nhưng sau khi sinh con, thì cũng được một số bác sĩ và y tá giới thiệu, và mình thấy phương pháp này tuy là của dân gian nhưng cũng rất khoa học và mang tính nhân văn cao. Ví dụ như: các mẹ sinh xong thì được xông hơi, đánh gió gừng cho sạch sẽ và ấm người, tránh bị lạnh và cảm mạo. Ngoài ra, còn được kích sữa để sữa về nhanh, giúp về form bụng nhanh, chườm muối giúp co hồi dạ con có kèm massage để thư giãn và săn chắc. Ngoài ra, nếu có nhu cầu làm đẹp da còn được quét nghệ toàn thân giúp trắng hồng da, giảm thâm nám do thay đổi nội tiết tố.

Đặc biệt hơn, khi ở cữ, các bà mẹ như mình thường thấy bứt rứt khó chịu khi cả ngày ở nhà, có người đến tâm sự trò chuyện, khiến mình cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn. Không những được thoải mái mà còn được cập nhật các thông tin của các bà mẹ khác như mình nữa.

Khi lựa chọn dịch vụ, tiêu chí mình đặt ra đó là tính an toàn. Vì khi nuôi con bằng sữa mẹ thì phải rất cẩn thận nên mình lựa chọn các nguyên liệu 100% tự nhiên. Thứ 2 là các chuyên viên phải có nghiệp vụ, hiểu biết về sản khoa để ngăn ngừa hậu sản - cái này cũng quan trọng không kém. Thứ 3, tuổi nghề của doanh nghiệp, nên mình chọn Viet-care là dịch vụ chăm sóc sau sinh đầu tiên của Việt Nam. Mình nghĩ, uy tín lâu năm thì vẫn hơn (cười).

Đó hẳn là bí quyết giúp Vân luôn tươi trẻ, vui vẻ và chăm bé tốt hơn?

Có thể lắm chứ, khi tinh thần thoải mái và vui vẻ, sữa nhiều thì mình sẽ có nhiều thời gian chăm sóc chồng và con tốt hơn. Đó cũng là chìa khóa giúp gia đình hạnh phúc đấy!

Vân có lời khuyên nào dành cho các bà mẹ - những người đang và sắp làm mẹ?

Theo thói quen văn hóa của Việt Nam, cả gia đình có thói quen dồn hết mọi thứ cho em bé. Nhiều khi các bà mẹ cảm thấy bị bỏ rơi và bị stress, dẫn đến trầm cảm. Theo Vân, một người phụ nữ phải tự biết yêu thương và quý trọng bản thân để mình trước mắt không bị tụt hậu cả về sức khỏe và nhan sắc, để mình luôn tự tin. Có như vậy thì mình mới có thể chăm sóc cho gia đình và chồng con tốt được.

Cám ơn lời chia sẻ rất hữu ích của Vân, chúc chị luôn luôn vui vẻ hạnh phúc bên gia đình và thành công trong công việc!
Để biết Thụy Vân chọn phương pháp chăm sóc sau sinh như thế nào, mời bạn click http://chamsocsausinh.com/ để cùng xem chi tiế

Lạc bước thành gái bán hoa

Lạc bước thành gái bán hoa
TP - Mai tìm đến trung tâm tư vấn trong trạng thái lo lắng tột độ. Sau 2 năm lang thang, trải qua nhiều sóng gió với cuộc sống của gái bụi đời, giờ đây Mai muốn làm lại cuộc đời.
Gia đình rạn rứt, cộng với tính đua đòi, lười học lười làm là những yếu tố dễ đưa người trẻ sa vào vòng tội lỗi. Ảnh: CẨM KỲ
Gia đình rạn rứt, cộng với tính đua đòi, lười học lười làm là những yếu tố dễ đưa người trẻ sa vào vòng tội lỗi. Ảnh: CẨM KỲ.
Nguyễn Thị Mai (17 tuổi, Hoàng Mai - Hà Nội) sinh ra mà không biết bố là ai. Mai lớn lên cùng mẹ trong sự dị nghị của người dân khu phố. Từ nhỏ, Mai đã sống khép mình.
Khi bị ai đó trêu chọc, nói xấu, Mai phản ứng rất mạnh. Mẹ mải buôn bán không quan tâm, không hiểu con gái đang ở tuổi dậy thì cần được dạy dỗ, chỉ bảo. 13 tuổi, Mai bỏ nhà đi theo bạn trai, bắt đầu cuộc sống lang thang. Rồi mẹ đi tìm thấy đưa về nhà đánh đập. Mai phản ứng, cho rằng mẹ không hiểu mình, rồi lại tìm mọi cách bỏ nhà đi bụi.
Những câu chuyện tại đường dây tư vấn gần gũi, đời thường nhưng là mầm mống của tội ác, nếu chúng ta không nhận ra và bài trừ nó. Hãy cùng trải nghiệm với những mẩu chuyện từ đường dây tư vấn 18001567 của Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) để nhận diện “Tội ác đến từ đâu?”. 
Được sự “hỗ trợ” của nhóm bạn bụi đời, Mai trèo tường trốn ra ngoài và bắt đầu những tháng ngày phiêu dạt. Nhóm của Mai hơn 10 người vừa trộm cắp vừa đánh thuê. Đập đá, thuốc lắc là thú vui tiêu khiển của nhóm. Mỗi khi nhóm hết tiền, Mai lại đi làm gái bán hoa kiếm tiền cho nhóm tiêu xài.
Nhiều lúc, Mai trở thành món hàng để các thành viên trong nhóm đổi chác, mua bán. Sau hai năm dạt vòm, cô khao khát trở về với mẹ. Mai trốn nhóm bụi, tìm về nhà, kể hết mọi chuyện.
Mẹ đón Mai về bằng những cuộc mạt sát thâu đêm suốt sáng. Sau một thời gian đánh, mắng nhưng con gái vẫn không như bị “đơ”, mẹ cô đã đưa cô đến trung tâm tư vấn, nhờ giúp đỡ. Khi chuyên gia hỏi: “Em có muốn sống không?”. Mai nước mắt lưng tròng: “Con muốn sống tốt lắm, nhưng mẹ không hiểu con...”. Nhờ sự tư vấn định hướng của chuyên gia tư vấn, hai mẹ con đã thay đổi, tìm được tiếng nói chung.
Ca khó
Khi chuyên gia hỏi: “Em có muốn sống không?”. Mai nước mắt lưng tròng: “Con muốn sống tốt lắm, nhưng mẹ không hiểu con...”.
Nếu như Mai một ngày tỉnh ngộ tìm về với mẹ thì Trần Lan Hương (Gia Lâm - Hà Nội) lại khác. 15 tuổi, Hương lớn phổng phao, xinh xắn và chiều cao nhiều bạn bè cùng trang lứa mơ ước. Hương yêu sớm, một năm trải qua hơn chục mối tình. Cũng vì yêu đương sớm, bỏ bê học hành mà Hương bị lôi kéo vào con đường đi bụi ngày nào không hay.
Một ngày, Hương bị “đám bụi” bán sang Trung Quốc và rơi vào động mại dâm. Năm ấy bố mẹ nhờ vả tất cả các mối quan hệ có thể để tìm con. Sau hơn một năm, khi hay tin con đang ở một nhà chứa ở bên kia cửa khẩu Hà Khẩu, bố Hương đã đóng giả nhiều vai để thâm nhập và đưa con về.
Hương được đưa đến Ngôi nhà Bình Yên để học nghề và bắt đầu trở lại cuộc sống. Nhưng học nghề xong, về với gia đình, Hương lại muốn trở lại con đường cũ. Hương suốt ngày chải chuốt, son phấn, không muốn làm việc.
Tiến sỹ tâm lý Nguyễn Kim Quý cho biết: “Hương bị sốc tâm lý, bị stress khi bị đẩy vào con đường bán dâm nên muốn trở lại bình thường sẽ phải mất thời gian. Hơn nữa, cô gái đã quen với cuộc sống lang thang, dễ dãi nên để trở lại làm người biết tuân thủ các quy tắc trong gia đình, trong công việc là không dễ. Các cách cảm hóa những em như Hương, tôi đều đã làm như dạy nghề, tư vấn thay đổi suy nghĩ, lối sống và họ có thay đổi tích cực. Tuy nhiên “tố chất” lười học, lười suy nghĩ, lười lao động là khó thay đổi nhất…”.
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Bạo lực trong tình yêu là một trong những nguyên nhân khiến nhiều bạn nữ bất mãn, sa vào con đường tội lỗi, chuyên gia tâm lý cho biết. Câu chuyện của Phạm Như Hoa (sinh viên một trường đại học ở Hà Nội) là một ví dụ.
Hoa yêu và tôn thờ người yêu khi anh này đang đi du học. Khi người yêu trở về Việt Nam làm việc, Hoa dọn đến sống chung và bắt đầu rạn nứt tình cảm. Cô trở thành nô lệ tình dục, thường xuyên bị bạo hành.
Quá sốc và thất vọng, Hoa bỏ học, trốn cùng bạn vào miền Nam. Và ở chốn phồn hoa Sài Gòn, Hoa lạc vào đường dây gái gọi.

"Hot girl ngàn đô" vẫn... ế chồng

 "Hot girl ngàn đô" vẫn... ế chồng
Với thu nhập ngàn đô/tháng, Tân Lê - Giám đốc quản lý khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Maritime Bank - được gọi là “hot girl ngàn đô”.
Chẳng ai như mình, 30 tuổi vẫn là hot girl - hot girl ế” - cô gái sinh năm 1984 đùa. Váy cực ngắn, trên đầu gối cả gang tay, nếu quần bò - sẽ cực ôm, áo thì rộng khoe một bên vai tròn đầy khiêu khích, hoặc khoét cổ sâu gợi cảm, thật khó hình dung Tân Lê làm ở ngân hàng- nơi vốn gợi đến hình ảnh những nhân viên công sở áo sơmi đóng hộp, váy tối màu, ngồi một chỗ hoặc trang nghiêm đi đi lại lại.

Nhìn hình ảnh này, khó đoán Lê là một giám đốc trong ngành ngân hàng.

“Mình không mặc váy ngang đầu gối đâu. Phải rất ngắn. Đi giày cao gót. Như thế mới thấy hết được vóc dáng. Mình luôn nghĩ phụ nữ nên yêu cơ thể mình, để mà biết trân trọng bản thân”.
 
“Váy ngắn không có nghĩa là óc ngắn!” - Tân Lê cười. Tân Lê được gọi là "hot girl ngàn đô". Tốt nghiệp khoa Kinh tế đối ngoại - Đại học Ngoại thương, 28 tuổi, Tân Lê đã là Giám đốc quản lý quan hệ khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Maritime Bank, tôi cũng nghĩ trí tuệ học thức, đối nhân xử thế của cô không phải tầm thường.
 
Cô gái này bị nghi ngờ, xì xào là… đồng tính, chỉ vì lý do duy nhất: Gần 30 tuổi mà chưa lấy chồng. Từ sếp đến đồng nghiệp, bạn bè đều thẳng thừng kiểu: “Hay là… les?”, “Giới tính có vấn đề gì không thế?”.
 
Áp lực mang tên “gái ế”
 
“Sexy thế, sao ế?” - tôi hỏi, Tân Lê bảo:“Ế là ế thôi, chưa gặp được người tử tế, yêu mình và mình yêu, gọi là duyên phận chưa tới thì cứ đợi''.
 
 

Bao giờ được ăn cỗ? “Bao giờ cho ăn kẹo đây?” - Tết nào cũng “mòn” tai với câu này. Đến giờ hàng trăm, hàng nghìn câu tương tự, nghe cũng giống như những câu kiểu: “Hôm nay trời nắng nhỉ”, “ăn cơm chưa”, “đi đâu đấy”. Không còn cảm giác gì nữa. Ngày xưa mới nghe thì cũng sốt ruột. Mình có muốn thế đâu. Mình cũng đã tự đặt ra mục tiêu cho mình là trước 30 tuổi, phải có business riêng (mở quán bar), đi châu Âu và lấy chồng. Đến giờ, chỉ có điều thứ ba là chưa thực hiện được.
 
Hơn thế, sự lo lắng của bố mẹ làm mình rất buồn. Kiểu như: “Tại sao người khác đi đường này, con cứ phải đi đường kia?”. Đến việc mình rủ bố mẹ đi du lịch, ông bà cũng ra điều kiện: “Lấy chồng đi đã!”. Bố mẹ không sống thay mình được. Bố mẹ cũng không có quyền quyết định con lấy ai. Mình phải chọn cách sống đúng và thoải mái cho mình, chứ không phải theo cách người khác nghĩ là đúng. Càng ngày mình càng thấy dư luận không quan trọng nữa. Không vì người này người kia mà vơ vội cho xong, để có ông chồng cho đầy đủ trong mắt người khác.
 
Khi quanh ta là… cô đơn!
 
Khi đi đám cưới bạn bè, ngó nghiêng xung quanh, thấy ai cũng đi cùng chồng, vợ, người yêu, còn mình quanh năm suốt tháng đi một mình và trở thành “hot girl ế”, tâm điểm của sự chú ý. Bạn bè lại chạy tới, xúm xít câu quen: “Vẫn ế à?”. Đi đám cưới một mình, đi mua sắm một mình, càphê cũng một mình.
 
Năm ngoái, lúc mình đang đi Pháp, cô bạn “cặp đôi hoàn hảo” của mình đã lên xe hoa. Lũ bạn lên Facebook trêu mình rằng mình cô đơn đau khổ đến mức… bỏ nước mà đi. Thực ra mình cũng hụt hẫng. Lâu nay ế nhưng nghĩ còn có người cũng ế như mình, đỡ cô đơn. Bây giờ, xung quanh không còn ai. Rời khỏi tiệc cưới đông vui cười nói, từ nơi huyên náo đến một mình, hoặc đêm khuya từ quán bar trở về căn hộ của mình - tối um, vắng lặng, cũng muốn khóc lắm, nhưng mình chấp nhận đối mặt với việc một mình, không trốn tránh.
 
Thường thì mình không gặm nhấm nỗi buồn lâu, mình thường tạo ra một việc gì đó vui vui, ý nghĩa để làm, tạo ra niềm vui cho bản thân và người khác nữa. Thà có một hoạt động ý nghĩa để mình tận hưởng giây phút ấy còn hơn cả ngày buồn bã nghĩ vẩn vơ. Mình thích ý tưởng về ngày tận thế và muốn sống mỗi ngày như ngày cuối cùng của đời mình.
 
Trong đám đông, bạn là ai?
 
Trên bàn của quán bar Tân Lê mở có cuốn lyric (lời) những bài hát mọi người hay hát bây giờ. Cô gái trẻ tổ chức các buổi nhạc có guitar và người đến có thể hát, cả căn phòng hát theo. Tân Lê nhận thấy rằng ít người dám đứng lên trước đám đông để hát bài hát của mình, nhưng khi có ai đó hát, người ta rất thích hát theo. Vấn đề là chẳng mấy ai thuộc lời. Trong đám đông lộng lẫy, bạn có tin vào giá trị của mình? Mục đích sâu xa của cuốn lyric bài hát này là khuyến khích người ta thể hiện mình. Hát theo sẽ thấy vui và được chia sẻ hơn là im lặng, không làm gì cả.
 
Hồi làm ở FPT, Tân Lê thích ý tưởng chương trình mang tên “Trong đám đông, bạn là ai?”- nói về việc chúng ta phải biết và thể hiện được giá trị của mình trong đám đông. “Hôm trước mình đi dự buổi khai trương spa dành riêng cho người mẫu, ''chân dài'', giới showbiz, rất nhiều ''ngôi sao'' xinh đẹp, mặc hàng hiệu, ai cũng lộng lẫy, nhưng mình vẫn thấy tự tin. Bởi mình hiểu mỗi người đều có giá trị riêng và cần phải trân trọng điều đó.
 
Cũng như hồi mình ứng tuyển vị trí giám đốc quản lý khách hàng doanh nghiệp, mình còn rất trẻ, sự tự tin đã giúp mình trúng tuyển và gây ấn tượng với người khác. Bản chất của việc này là bạn phải biết và trân trọng giá trị của riêng mình. Không phải là mác làm sếp, nhà to hay ôtô đẹp. Không phải áo quần sành điệu. Cũng không phải việc bạn có người chồng giàu, bỏ chồng hay đang ế. Tự tin và biết giá trị của mình mới là thứ làm bạn hạnh phúc, biết vui cả khi bạn ế, không thấy thế giới sụp đổ nếu ly dị hay bị chồng bỏ.
 
Dù bạn ế, chồng bỏ hay không giàu, bạn vẫn có giá trị của riêng mình.
 
Độc lập, tự do là hạnh phúc

“Mình thích cuốn sách “How to be single” (Làm sao để sống độc thân - PV), tác giả của nó cũng là người viết “Sex and the city”. Nhân vật chính là một nhóm phụ nữ, người độc thân, người lấy chồng và đã ly dị, người tràn đầy năng lượng, không muốn bị gò bó vào hôn nhân. Họ đã có hành trình đi khắp nơi để tìm hiểu tại sao độc thân và không độc thân, làm sao để phụ nữ là chính mình và cảm thấy hạnh phúc.

Cuối cùng, họ đã đưa ra kết luận mà mình hoàn toàn đồng tình: Là phụ nữ, độc thân hay đã có gia đình, cứ làm cho mình độc lập, tự tin, yêu đời thì sẽ cảm thấy mạnh mẽ và hạnh phúc. Kể cả khi bạn 30 và… ế”.