Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

10 điều khi bước vào tự kinh doanh họ thường không cho bạn biết (Kỳ 1)


10 điều khi bước vào tự kinh doanh họ thường không cho bạn biết (Kỳ 1)

Bản in ấn Email
Cỡ chữ
Ý kiến bình luận (0)
(Tamnhin.net) - Có nhiều lý do để bắt tay vào kinh doanh cho chính mình. Chúng ta đều biết rằng có một số điều mà nhiều người quản lý doanh nghiệp nhỏ không hề nhắc đến. Dưới đây là mười bí mật mà họ không bao giờ cho bạn biết.

1. Không phải lúc nào họ cũng cho bạn biết rằng bạn nên rút khỏi kinh doanh
Mới bắt đầu kinh doanh, bạn tràn đầy lạc quan và hy vọng. Bạn biết bạn sẽ thành công. Không mấy ai chỉ cho bạn biết làm thế nào để rút khỏi kinh doanh. Trên thực tế, tốt hơn hết bạn nên xem xét chiến lược cả rút lui trước khi bắt đầu. Sớm hay muộn thì bạn cũng phải rút khỏi kinh doanh. Bạn có thể sẽ thất bại, bán tất cả tài sản công ty, bị chết hoặc buộc phải rút lui bằng cách nào đó, nhưng đằng nào kết quả vẫn không đổi – sụp đổ. Vì vậy, nhờ việc chuẩn bị sẵn sàng cho điều này ngay khi bắt đầu, bạn sẽ có một cái nhìn hoàn chỉnh hơn về toàn bộ quá trình.
Nói điều này không phải là để nhắc nhở rằng bạn phải có một kế hoạch hoàn chỉnh để thoát khỏi những tình huống này, nhưng đó là một ý tưởng không tồi. Nếu bạn thất bại và phải đóng cửa kinh doanh của bạn (theo thống kê thì khả năng xảy ra thường cao hơn), bạn sẽ xử lý như thế nào? Bạn sẽ làm gì? Liệu có phá sản không? Bạn sẽ mất hầu hết tài sản cá nhân không? Liệu nó có hủy hoại cuộc sống của bạn?
Những câu hỏi này thường không được lưu tâm trong quá trình mới bắt đầu, nhưng chúng thực sự cần thiết. Bạn nên vạch ra một vài ý tưởng về cách từ bỏ quyền sở hữu doanh nghiệp trong những hoàn cảnh khác nhau. Việc có ít nhất một kế hoạch rút lui chung chung mang lại lợi ích về trạng thái cảm xúc trong trường hợp điều không may xảy ra. Hãy suy nghĩ về nó. Nếu doanh nghiệp của bạn có nguy cơ sụp đổ, chiến lược rút lui sẽ khiến bạn tránh khỏi tình huống chỉ biết khoanh tay đứng nhìn và suy nghĩ, "mình phải làm gì bây giờ?" Bạn sẽ biết mình phải làm gì.
Chuẩn bị cho mình một kế hoạch rút lui cũng có lợi bởi vì nó buộc bạn phải điều hành hoạt động kinh doanh một cách đa dạng. Ví dụ, nếu một phần kế hoạch của bạn là để bán lại doanh nghiệp, bạn sẽ làm những việc nhằm duy trì tài chính của công ty. Báo cáo thu nhập và bảng cân đối tài chính tạo nên lịch sử tài chính của công ty. Sau này, việc bán lại công ty sẽ dễ dàng hơn nếu có những lịch sử tài chính “đẹp mắt”. Những quyết định hàng ngày của bạn trong hoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến các báo cáo này.
2. Không phải lúc nào họ cũng cho bạn biết hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không đủ sức để trả nợ.
Thực tế của các doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu là vấn đề tiền thì khan hiếm còn chi phí thì đắt đỏ. Thêm vào đó là sự cạnh tranh khủng khiếp ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Các khách hàng bạn đang tìm kiếm đã có thể xoay xở mà không cần có bạn và doanh nghiệp của bạn. Ở đó, bạn chỉ mới khởi nghiệp. Bạn muốn họ thay đổi từ cách thức giao dịch với những người khác đến làm kinh doanh với bạn. Để thực hiện điều này, bạn phải đầu tư tiền để doanh nghiệp của bạn được thành lập và chạy. Bạn phải chi tiêu nhiều hơn vào quảng cáo và chương trình khuyến mại để cho khách hàng biết đến bạn. Bạn phải chịu doanh thu thấp hơn bởi vì họ chưa hiểu rõ về công ty của bạn. Vì vậy, bạn đang chi tiêu nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh và có doanh thu thấp hơn.
Đây là hình ảnh KHÔNG nợ. Nếu bạn vay lãi, bây giờ bạn phải trả chi phí lãi vay cộng với tiền dành để trả nợ gốc. Thế cũng là khá nặng gánh cho những ai khởi nghiệp mà không có vốn và đành phải chịu lãi suất. Nợ càng làm cho bạn khó khăn hơn nhiều bởi vì bạn không chỉ phải chi các khoản trên, hơn nữa, nếu ngập ngừng, bạn có thể mất tất cả. Để có thể vay, có thể bạn sẽ phải cam kết tất cả mọi tài sản hiện có trong kinh doanh- và rất có thể cả những tài sản cá nhân.
Lời khuyên: Khởi động kinh doanh nhưng hạn chế số vốn vay đến mức thấp nhất có thể. Và tốt nhất là không vay nếu bạn có thể làm điều đó. Nếu phần lớn số tiền kinh doanh do bạn vay mà có được, thì có nghĩa là cơ hội thành công của bạn đã thấp đi rất nhiều, và những gì mất đi là rất lớn.(box)
3. Không phải lúc nào họ cũng cho bạn biết rằng thị trường là không khoan nhượng
Bạn biết rằng tất cả các công ty gộp thành một hệ thống doanh nghiệp tự do cạnh tranh và bạn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường. Điều này có nghĩa là sẽ được các doanh nghiệp khác cạnh tranh khách hàng với công ty của bạn. Điều mà họ thường không cho bạn biết là cạnh tranh không dễ dàng chút nào và cả khách hàng cũng vậy.
Càng làm kinh doanh lâu ngày, bạn càng biết đến nhiều mánh khóe cạnh tranh. Thường thường, bạn học được từ đối thủ cạnh tranh của bạn sử dụng chúng để chống lại bạn. Ban đầu, bạn hét lên "Thật là không công bằng! Sao họ lại có thể như thế được! Như vậy là vi phạm luật pháp". Bạn sẽ đúng, nhưng kiểu gì thì họ vẫn sẽ làm vậy. Và để chấm dứt điều này, bạn chọn cách dành nhiều tiền bạc và công sức hơn mức bình thường. Kết quả là, bạn dần làm ngơ với những mánh khóe đó và cam chịu hoặc là bạn quay sang áp dụng chính biện pháp đó. Bạn cũng đăng một số quảng cáo lừa bịp tương tự hay sử dụng các thông lệ định giá trái pháp luật. Cứ như thế, bạn bị cuốn vào cuộc cạnh tranh khốc liệt. Trong cuộc chiến đấu đó, bên nào mạnh, bên đó thường thắng. Tuy nhiên, một doanh nghiệp mới thường không phải là phe lớn.
Thị trường của bạn bao gồm các khách hàng. Họ có thể quan tâm rất ít hoặc không chút hứng thú về bạn hoặc doanh nghiệp của bạn. Mục đích của họ là chọn được dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất. Họ sẽ lân la tham khảo dịch vụ của các công ty, và chớp lấy cơ hội với những chương trình khuyến mãi, mà không hề mua gì, và làm những việc có lợi cho cá nhân họ. Họ sẽ giao dịch với bạn với điều kiện bạn phải thuyết phục được họ bằng giá tốt nhất, chất lượng tốt nhất, thuận tiện nhất, hoặc bất cứ điều gì mà chẳng may họ muốn - và họ sẽ lập tức bỏ bạn khi có một doanh nghiệp khác tốt hơn. Họ không phải là những vị khách hàng thân tín; họ cũng không quan tâm bạn có được lợi hay không, và sẽ tận dụng mọi thứ có thể từ bạn. Một số người sẽ tìm mọi cơ hội để lừa hoặc thậm chí còn ăn cắp đồ của bạn. Nếu bạn phá sản họ sẽ đổ xô mua hàng thanh lý, và cười sung sướng về những món hời mà bạn mang lại.
4. Không phải lúc nào họ cũng với nói bạn rằng bạn phải biết rất nhiều
Nhượng quyền thương mại quảng cáo có câu nói rất hay, đó là "ai cũng có thể " hay "bạn có thể tìm hiểu cách thức làm chỉ trong vòng  hai ngày đào tạo." "Không cần kinh nghiệm. Hãy để chúng tôi sẽ đào tạo bạn." "Tất cả đều là làm việc tích cực." Những người ủng hộ doanh nghiệp nhỏ đôi khi mắc sai lầm khi khiến bạn nghĩ rằng bắt đầu và điều hành một doanh nghiệp nhỏ không đòi hỏi nhiều hiểu biết.
Chuyện này xảy ra khá thường xuyên. Lời khuyên dễ gây hiểu lầm này đến từ những người chưa một lần thực hiện. Họ chưa bao giờ bắt đầu cũng như điều hành một doanh nghiệp nhỏ. Những chuyên gia này phạm sai lầm khi đưa ra đưa ra lời khuyên không đúng về yêu cầu hiểu biết vì họ đã học được nhiều trong nhiều năm nghiên cứu kinh doanh và truyền lại kiến ​​thức cho bạn, hoặc họ nghĩ rằng bạn chỉ cần lắng nghe một trong các bài giảng hay đọc một trong những cuốn sách của họ là có thể nắm được kiến thức ấy dễ dàng. Ngay cả một số Trung tâm Phát triển doanh nghiệp nhỏ cũng có thể gặp sự cố bởi những ý nghĩ mơ hồ trên.
Đừng bao giờ có ý nghĩ sai lầm như vậy. Cho dù là điều hành một doanh nghiệp rất nhỏ cũng đòi hỏi phải biết nhiều thứ. Đầu tiên, bạn cần biết đến những kỹ năng của doanh nghiệp. Sau đó, có thực hành kỹ năng chuyên môn trong kinh doanh. Tiếp theo là kiến ​​thức về thị trường và khách hàng. Cạnh tranh và tiết kiệm cũng là điều cần thiết. Ngoài ra con cần đến hiểu biết về phát triển công nghệ trong khu vực.
Đằng sau tất cả những lý do thất bại chính là thiếu kiến ​​thức xử lý những tình huống này. Sự thiếu hụt này kìm hãm khả năng khả năng nhận biết và phân tích các vấn đề, cân nhắc các giải pháp hoặc chọn lựa giải pháp tối ưu. Thiếu hụt kiến ​​thức cũng cản trở tầm nhìn, dự đoán các vấn đề kinh doanh. Thay vì phát hiện những tình hình trước mắt, thiếu tiền mặt hay các vấn đề đối với khách hàng cũng dễ dàng bất ngờ tác động mạnh đến những doanh nghiệp này.
5. Không phải lúc nào họ cũng nói với bạn rằng làm công việc chuyên môn và điều hành một doanh nghiệp chuyên về công việc ấy là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau
Hầu hết những người bắt đầu kinh doanh riêng đều đã từng là nhân viên, làm cho doanh nghiệp khác trong cùng chuyên ngành. Họ có thể là thợ máy, nhân viên phục vụ đồ ăn, thợ điện, kế toán, giáo viên hoặc chuyên gia bán hàng. Khi bắt tay vào kinh doanh cho chính mình, họ thường làm công việc chuyên ngành mà họ biết. Chẳng hạn như, một kế toán sẽ làm dịch vụ kế toán. Một thợ cơ khí sẽ mở một gara, hay nhân viên phục vụ thực phẩm sẽ mở một nhà hàng.
Hầu hết những người này nghĩ rằng nếu họ biết làm thế nào để làm công việc chuyên môn, họ biết làm thế nào để điều hành một doanh nghiệp cũng về chuyên ngành ấy. Hoàn toàn sai lầm. Làm công việc chuyên môn đòi hỏi kỹ năng và kiến ​​thức nhất định. Điều hành một doanh nghiệp đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến ​​thức khác nhau. Một mặt có liên quan tới công việc chuyên ngành. Mặt khác có liên quan tới quản lý doanh nghiệp. Hai việc này không hề giống nhau.
Một trong những điều đáng buồn nhất trong doanh nghiệp nhỏ của Mỹ là sự thực không được phát hiện cho đến khi họ gặp phải thất bại trong kinh doanh. Và thậm chí, sau đó, nhiều người vẫn không hiểu sự khác biệt.
(Còn tiếp)
KTTĐ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét