Rối ruột vì sợ con bị cô "bắt nạt"
Là một bà mẹ rất quan tâm đến con cái nhưng vì lương thấp nên chị Liên không thể đưa bé Quyên tới các lớp học “hàng hiệu” được trang bị camera. Chị đành gửi bé tới lớp học mầm non tư thục với học phí tương đối dễ chịu. Thế nhưng càng ngày, thông tin về các bé bị cô giáo ngược đãi, bạo hành... cũng khiến chị lo ngay ngáy.
Hàng ngày, sau khi con đi học về, chị tỉ mỉ quan sát từng cm trên da thịt con để xem liệu con có bị cô giáo đánh hay bạn bè cấu véo gì không. Nếu có dấu hiệu gì bất thường, hôm sau chị đến tận nơi “truy” cô giáo.
Không chỉ “quan sát từng cm”, chị còn hỏi han kĩ lưỡng bé Quyên với các câu hỏi kiểu như: “Hôm nay cô giáo "bắt nạt" con không, cô có cấu véo con không, cô có mắng con không,…”. Tất cả các câu hỏi như vậy, bé Quyên đều lắc đầu không khiến chị rất an lòng.
Thế nhưng có một điều khiến chị thắc mắc đó là bé sợ cô hơn sợ cọp. Cứ nhắc đến tên cô An là bé giãy nảy lên. Thấy con sợ cô, nhiều lúc chị lấy cô dọa để bắt bé ăn. Những lúc đó, y như rằng bé ngoan ngoãn ngồi ăn với hàng nước mắt ròng ròng trên má.
Tuy có thắc mắc nhưng chị không quá bận tâm vì chị biết đứa trẻ nào cũng nể sợ cô giáo và “coi bố mẹ chẳng ra gì”. Rồi đến một ngày, chị giật mình vì sự thiếu tinh ý của mình.
Hôm đó bé tự dưng quấy khóc, chị nói gì bé cũng không nghe. Bực mình, chị đánh nhẹ vào mông bé. Bé sợ quá rối rít van xin: “Con xin mẹ, con biết rồi, con không ăn bánh mì đâu. Con ngoan rồi”.
Chị giật mình hỏi lại mới biết hóa ra một lần con quậy nghịch thì cô đánh mông và gọi là “ăn bánh mì Big C”. Lần sau, mỗi khi con không ngoan là cô dọa cho "ăn bánh mì". Và nó trở thành nỗi ám ảnh trong đầu con.
Sợ cô giáo "bắt nạt" con là nỗi lo của tất cả các mẹ khi cho con đi học. (Ảnh minh họa)
Trường hợp của bé San San - con chị Thủy, đi mẫu giáo cũng là một câu chuyện khiến chị rối lòng. Gửi con đi học, mỗi chiều đón về chị đều được các cô niềm nở thông báo "Con ăn hết veo, không khóc..." nhưng mỗi sáng khi chị chuẩn bị đưa con đến lớp thì San San lại kiếm cớ muốn được ở nhà. Hoặc đến lớp rồi thì len lét nhìn và lẽo đẽo theo cô vào lớp.
Cuối cùng hỏi ra thì chị mới biết Sam Sam
là đứa hôm nào cũng ăn chậm và lâu, cho nên cô giáo thường phạt bằng
cách bắt con đứng ở trước cửa lớp cho đến khi nào ăn xong mới được vào.
Bố mẹ học cách phát hiện
Vốn là người ghê gớm, chị Liên nổi khùng khi phát hiện “tuyệt chiêu” của cô giáo để đánh đập trẻ nhỏ. Chị đến tận trường làm ầm ĩ mọi việc và yêu cầu nhà trường phải cho cô giáo nghỉ việc. Vì sợ chị làm to chuyện cũng như sự việc không hay đến tai nhiều phụ huynh khác, hiệu trưởng đành cho cô giáo chủ nhiệm lớp bé Quyên nghỉ dạy.
Sau khi “hạ nhiệt”, chị Liên mới bình tĩnh suy nghĩ. Có thể chị khiến cô giáo An bị nghỉ việc nhưng chị không thể ngăn chặn được tình trạng các cô dùng nhiều “chiêu khác” để đánh con trẻ.
Chị tâm sự: “Có rất nhiều cô giáo tốt, tận tâm với trẻ em nhưng vẫn còn tồn tại những kẻ thiếu lương tâm. Và tôi phải nói thật, họ luôn có cách qua mắt phụ huynh và nhà trường. Vì vậy, chính phụ huynh mới là người bảo vệ cho các con bằng sự sát sao của mình”.
Chị chia sẻ, sau sự cố “bánh mì”, chị cho bé Quyên chuyển sang trường khác. Nhưng thay vì những câu hỏi “quan liêu” như trước đây, chị thường xuyên tâm sự với con, hỏi han kĩ lưỡng về từng cô giáo, về từng bạn học. Chính vì vậy, hôm nào con bị véo tai, bị quát mắng, chị đều “điều tra” nhanh chóng. Chị lẳng lặng tới “tâm sự” với cô giáo. Và chị biết sau vài lần “tâm sự”, cô giáo không dám “xuống tay” với các bé dù rất bực mình.
Chị Thủy cũng rất lo lắng sau khi phát hiện ra “tuyệt chiêu” của cô giáo. Nhưng thay vì hành động, chị dành nhiều thời gian suy nghĩ rồi mới quyết định gọi riêng cô giáo để nói chuyện. Chị khéo léo không nhắc gì đến chuyện cũ và chỉ “gửi gắm” bé San San cho cô với lời lẽ thống thiết. Không biết vì cảm động hay vì xấu hổ, cô giáo thay đổi tâm tính và chăm sóc các bé tốt hơn.
Sau vài lần theo dõi, chị Thủy tạm yên tâm. Nhưng chị không tin tưởng lắm vào biện pháp của mình vì cho rằng biện pháp chưa đủ mạnh. Có thể cô giáo “tận tâm” được vài hôm rồi đâu lại vào đó. Mà chị không có thời gian để ngày nào cũng theo dõi được. Chính vì vậy, bây giờ chị vẫn đau đầu nghĩ những biện pháp triệt để hơn.
Là một bà mẹ rất quan tâm đến con cái nhưng vì lương thấp nên chị Liên không thể đưa bé Quyên tới các lớp học “hàng hiệu” được trang bị camera. Chị đành gửi bé tới lớp học mầm non tư thục với học phí tương đối dễ chịu. Thế nhưng càng ngày, thông tin về các bé bị cô giáo ngược đãi, bạo hành... cũng khiến chị lo ngay ngáy.
Hàng ngày, sau khi con đi học về, chị tỉ mỉ quan sát từng cm trên da thịt con để xem liệu con có bị cô giáo đánh hay bạn bè cấu véo gì không. Nếu có dấu hiệu gì bất thường, hôm sau chị đến tận nơi “truy” cô giáo.
Không chỉ “quan sát từng cm”, chị còn hỏi han kĩ lưỡng bé Quyên với các câu hỏi kiểu như: “Hôm nay cô giáo "bắt nạt" con không, cô có cấu véo con không, cô có mắng con không,…”. Tất cả các câu hỏi như vậy, bé Quyên đều lắc đầu không khiến chị rất an lòng.
Thế nhưng có một điều khiến chị thắc mắc đó là bé sợ cô hơn sợ cọp. Cứ nhắc đến tên cô An là bé giãy nảy lên. Thấy con sợ cô, nhiều lúc chị lấy cô dọa để bắt bé ăn. Những lúc đó, y như rằng bé ngoan ngoãn ngồi ăn với hàng nước mắt ròng ròng trên má.
Tuy có thắc mắc nhưng chị không quá bận tâm vì chị biết đứa trẻ nào cũng nể sợ cô giáo và “coi bố mẹ chẳng ra gì”. Rồi đến một ngày, chị giật mình vì sự thiếu tinh ý của mình.
Hôm đó bé tự dưng quấy khóc, chị nói gì bé cũng không nghe. Bực mình, chị đánh nhẹ vào mông bé. Bé sợ quá rối rít van xin: “Con xin mẹ, con biết rồi, con không ăn bánh mì đâu. Con ngoan rồi”.
Chị giật mình hỏi lại mới biết hóa ra một lần con quậy nghịch thì cô đánh mông và gọi là “ăn bánh mì Big C”. Lần sau, mỗi khi con không ngoan là cô dọa cho "ăn bánh mì". Và nó trở thành nỗi ám ảnh trong đầu con.
Sợ cô giáo "bắt nạt" con là nỗi lo của tất cả các mẹ khi cho con đi học. (Ảnh minh họa)
Trường hợp của bé San San - con chị Thủy, đi mẫu giáo cũng là một câu chuyện khiến chị rối lòng. Gửi con đi học, mỗi chiều đón về chị đều được các cô niềm nở thông báo "Con ăn hết veo, không khóc..." nhưng mỗi sáng khi chị chuẩn bị đưa con đến lớp thì San San lại kiếm cớ muốn được ở nhà. Hoặc đến lớp rồi thì len lét nhìn và lẽo đẽo theo cô vào lớp.
Chị
Thủy ban đầu cho rằng các cô quản chừng ấy con trẻ thì cũng phải có
chiêu thì quản mới ổn. Miễn sao những phương pháp đó của các cô không
quá ảnh hưởng đến tâm lý cũng như thể chất của con trẻ. Chị Thủy còn
mừng thầm vì từ ngày con đi lớp, về nhà cứ răm rắp ngồi ăn. Cho đến một
hôm, Sam Sam bỗng dưng đang ngồi ăn thì bê bát cơm ra góc cửa cố gắng
nhét cho kì hết chỗ cơm còn lại vào miệng, sau đó Sam Sam dốc ngược bát
và "báo cáo": "Hết rồi ạ" thì chị Thủy té ngửa vì hành động kì quặc của
con.
Bố mẹ học cách phát hiện
Vốn là người ghê gớm, chị Liên nổi khùng khi phát hiện “tuyệt chiêu” của cô giáo để đánh đập trẻ nhỏ. Chị đến tận trường làm ầm ĩ mọi việc và yêu cầu nhà trường phải cho cô giáo nghỉ việc. Vì sợ chị làm to chuyện cũng như sự việc không hay đến tai nhiều phụ huynh khác, hiệu trưởng đành cho cô giáo chủ nhiệm lớp bé Quyên nghỉ dạy.
Sau khi “hạ nhiệt”, chị Liên mới bình tĩnh suy nghĩ. Có thể chị khiến cô giáo An bị nghỉ việc nhưng chị không thể ngăn chặn được tình trạng các cô dùng nhiều “chiêu khác” để đánh con trẻ.
Chị tâm sự: “Có rất nhiều cô giáo tốt, tận tâm với trẻ em nhưng vẫn còn tồn tại những kẻ thiếu lương tâm. Và tôi phải nói thật, họ luôn có cách qua mắt phụ huynh và nhà trường. Vì vậy, chính phụ huynh mới là người bảo vệ cho các con bằng sự sát sao của mình”.
Chị chia sẻ, sau sự cố “bánh mì”, chị cho bé Quyên chuyển sang trường khác. Nhưng thay vì những câu hỏi “quan liêu” như trước đây, chị thường xuyên tâm sự với con, hỏi han kĩ lưỡng về từng cô giáo, về từng bạn học. Chính vì vậy, hôm nào con bị véo tai, bị quát mắng, chị đều “điều tra” nhanh chóng. Chị lẳng lặng tới “tâm sự” với cô giáo. Và chị biết sau vài lần “tâm sự”, cô giáo không dám “xuống tay” với các bé dù rất bực mình.
Chị Thủy cũng rất lo lắng sau khi phát hiện ra “tuyệt chiêu” của cô giáo. Nhưng thay vì hành động, chị dành nhiều thời gian suy nghĩ rồi mới quyết định gọi riêng cô giáo để nói chuyện. Chị khéo léo không nhắc gì đến chuyện cũ và chỉ “gửi gắm” bé San San cho cô với lời lẽ thống thiết. Không biết vì cảm động hay vì xấu hổ, cô giáo thay đổi tâm tính và chăm sóc các bé tốt hơn.
Sau vài lần theo dõi, chị Thủy tạm yên tâm. Nhưng chị không tin tưởng lắm vào biện pháp của mình vì cho rằng biện pháp chưa đủ mạnh. Có thể cô giáo “tận tâm” được vài hôm rồi đâu lại vào đó. Mà chị không có thời gian để ngày nào cũng theo dõi được. Chính vì vậy, bây giờ chị vẫn đau đầu nghĩ những biện pháp triệt để hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét