Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Viêm nội mạc tử cung là gì?

Viêm nội mạc tử cung là gì?
Mặt trong thành tử cung có một lớp niêm mạc bao phủ được gọi là nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung được cấu tạo gồm 2 lớp: lớp nội mạc căn bản (lớp đáy): mỏng, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, mang phần đáy của các ống tuyến và lớp nội mạc tuyến (lớp nông): hoạt động chịu nhiều biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
nhung-thong-tin-co-ban-ve-viem-noi-mac-tu-cung.
Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nội mạc tử cung
Khi nội mạc tử cung bị các vi khuẩn, nấm  hay ký sinh trùng xâm nhập và tấn công sẽ gây nên viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung
–  Nội mạc tử cung có thể bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây viêm âm đạo, viêm cổ tử cung lây lan.
–  Bệnh cũng do nhiễm trùng sau khi sảy, hút thai, đẻ hoặc do sản dịch (chất dịch lẫn máu từ tử cung chảy ra sau khi đẻ, sảy, nạo, hút thai) bị ứ đọng không thoát ra ngoài,  do sót rau, sót thai sau khi sảy, đẻ, nạo hút thai…
Dấu hiệu biểu hiện viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung thường bắt đầu sau 2-3 ngày kể từ đẻ hoặc sảy thai, bệnh có biểu hiện sau đây:
nhung-thong-tin-co-ban-ve-viem-noi-mac-tu-cung.-1
Khi bị viêm nội mạc tử cung, chị em thường đau bụng, ra dịch mủ mùi hôi, có thể bị sốt…
– Người bệnh bị sốt nhưng không quá cao (trên dưới 38 độC) kèm theo cảm giác khó chịu, nhức đầu, chóng mặt. Nếu viêm nhiễm lan rộng đến lớp cơ tử cung thì thân nhiệt sẽ tăng cao, tình trạng toàn thân cũng nặng lên nhiều hơn.
– Người bênh lúc đầu đau âm ỉ vùng bụng dưới, sau đau tăng lên dần, kèm theo tiết dịch có mùi hôi, mủ xanh, đặc…hoặc có lẫn máu.
– Tình trạng bệnh nhân nặng lên nếu viêm nhiễm ăn sâu vào lớp cơ tử cung, tử cung mềm và đau, đặc biệt khi thăm khám có thể thấy chất dịch trên tay có mủ và mùi hôi nhiều hơn.
Tác hại của viêm nội mạc tử cung
– Viêm nội mạc tử cung rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp nặng, mủ trong tử cung có thể qua vòi trứng chảy vào trong ổ bụng gây viêm màng bụng, có thể gây tử vong.
– Viêm nội mạc tử cung có thể lan lên gây viêm phần phụ, nhiễm khuẩn huyết. Nếu viêm nhiễm gây tắc vòi trứng có thể dẫn tới vô sinh hoặc nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Điều trị viêm nội mạc tử cung
nhung-thong-tin-co-ban-ve-viem-noi-mac-tu-cung.-2
Khi bị viêm phần phụ, chị em nên thăm khám và tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ
Khi bị viêm nội mạc tử cung, người bệnh cần được điều trị kháng sinh càng sớm càng tốt. Đặc biệt với tình trạng sót rau sau khi nạo phá thai hoặc sau sinh, cần phải nằm viện theo dõi chặt chẽ và dùng kháng sinh phối hợp theo chỉ định của thầy thuốc.
Trong quá trình điều trị, người bệnh giữ vệ sinh sạch vùng kín, không được thụt rửa âm đạo và kiêng quan hệ tình dục.
Phòng tránh viêm nội mạc tử cung
– Để tránh viêm nội mạc tử cung, chị em nên vệ sinh vùng kín hàng ngày, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục để hạn chế tối đa sự đột nhập của các loại nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus vào trong âm đạo và cổ tử cung.
– Phụ nữ khi sinh hoặc nạo hút thai nên đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện tránh sót rau, nhiễm trùng…đồng thời giữ vệ sinh tốt, nếu thấy bất thường  như tiếp tục ra máu kéo dài, có mùi hôi, đau bụng dưới, sốt, …. cần phải đi khám để tránh biến chứng nguy hiểm.
– Chị em cũng nên thường xuyên khám phụ khoa theo định kỳ kể cả khi không thấy biểu hiện bệnh lý gì để tầm soát bệnh.

Siêu âm buồng trứng và phần phụ

Siêu âm buồng trứng và phần phụ: (phần 1) tối ưu hoá kỹ thuật, các thực thể bệnh lý và sinh lý quan trọng của buồng trứng và phần phụ

———————————————

US of the Ovary and Adnexa: To Worry or Not to Worry?

Faye C. Laing, MD • Sandra J. Allison, MD
RadioGraphics 2012 (October Special Issue 2012)
—————————————————————
Siêu âm buồng trứng và phần phụ: giải toả hay chất thêm lo lắng
(bài dài nên tôi sẽ chia thành 2 phần và post lần lượt)
Giới thiệu
Đối với phần lớn các bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng gợi ý bệnh lý khung chậu thì siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hàng đầu được yêu cầu để đánh giá thêm. Phương pháp này không xâm lấn và có độ chính xác cao trong phát phát hiện cũng như định rõ đặc điểm hình ảnh các khối phần phụ [1-5]. Thật may mắn, do nhiều bệnh lý phần phụ hoặc là lành tính hoặc lá ít ý nghĩa lâm sàng nên khi chúng không có triệu chứng thì thường được theo dõi bằng siêu âm. Trong một số ít các trường hợp mới cần thiết phải chỉ định thêm chụp cộng hưởng từ hoặc đôi khi là chụp cắt lớp vi tính.
Bài này mô tả cách tiếp cận siêu âm thực hành để đánh giá khung chậu nữ, nó sẽ giúp các bác sỹ X quang (1) tối ưu hoá kỹ thuật để nhìn thấy buồng trứng rõ ràng, tin cậy và xác định các giả tổn thương buồng trứng; (2) nhận ra các đặc điểm siêu âm của 6 thực thể quan trọng của buồng trứng; (3) nhận ra các đặc điểm siêu âm thường của 3 thực thể khác dưới dạng các tổn thương dạng nang ngoài buồng trứng hay gặp trong siêu âm; (4) nhận ra các đặc điểm siêu âm của các nang trung gian (giữa lành và ác tính) nhưng hầu hết là lành tính, cũng như các dấu hiệu siêu âm gây lo ngại u ác tính; (5) và lập một báo cáo kết quả cung cấp thông tin có ý nghĩa lâm sàng.
1. Tối ưu hoá kỹ thuật siêu âm khung chậu
Những xem xét khởi đầu
Trước khi bắt đầu siêu âm cần thu thập thông tin lâm sàng thích hợp, bao gồm chỉ định siêu âm, các phát hiện sẵn có từ các phương pháp ảnh đã làm trước đây, các kết quả xét nghiệm. Rất có lợi để xác định ngày của chu kỳ kinh cuối cùng và hỏi bệnh nhân có điều trị thay thế hocmon không (hoặc là kiểm soát sinh hoặc bệnh nhân sau mãn kinh).
Trừ khi là siêu âm theo dõi, còn thì thường có lợi để bắt đầu đánh giá tổng quát khung chậu bằng siêu âm qua thành trước ổ bụng.
Siêu âm qua đường âm đạo nên thực hiện khi bàng quang bệnh nhân trống (ngay sau khi đi tiểu); nên sử dụng đầu dò tần số thấp nhất là 5 MHz và chế độ tạo ảnh harmonic. Mặc dù có nhiều cách để định vị buồng trứng, chúng tôi thích quan sát hình ảnh khởi đầu từ mặt phẳng đứng ngang (coronal) ở đáy tử cung. Ép nhẹ và vừa đầu dò rồi hướng về một bên buồng trứng. Thường có thể nhìn thấy sự dày nên của mô mềm liên tiếp với đáy tử cung, nó có thể là phần kết hợp của vòi trứng, mạc treo vòi trứng, và dây chằng buồng trứng. Phần mô này được dùng làm một mốc giải phẫu quan trọng để lần theo nó dẫn tới buồng trứng. Đối với phần lớn phụ nữ trước mãn kinh và sau mãn kinh, các buồng trứng nằm ngay gần các mạch chậu trong. Ở phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, cũng như ở những phụ nữ có khối tử cung hoặc buồng trứng thì vị trí các buồng trứng có thể thay đổi hơn. Nếu ruột xen vào và che khuất buồng trứng, người làm siêu âm hoặc bệnh nhân có thể ép tay vào vùng buồng trứng và người làm siêu âm đẩy nhẹ hoặc vừa đầu dò. Khi đã xác định được buồng trứng, các ảnh làm tài liệu nên chụp và ghi ở cả hai mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang. Nếu buồng trứng không nhìn thấy qua đường âm đạo thì nên có gắng xác định vị trí của nó qua đường thành bụng. Việc này đặc biệt quan trọng nếu có u xơ tử cung lớn hoặc các khối khung chậu khác. Trong những trường hợp đó, buồng trứng thường bị di lệch vào vị trí nông ở hai bên. Chúng tôi thích thử định vị bằng đầu dò cong (curved-array) tần số thấp nhất 6 MHz tạo ảnh harmonic (Hình 1). Nếu bệnh nhân béo phì, có thể bảo bệnh nhân ép nhẹ tay vào vùng hạ vị.
F1a.medium
Hình 1. Buồng trứng bị di lệch. (a) Ảnh siêu âm đứng dọc thành bụng cho thấy tử cung (*) to và không đồng nhất do u xơ.
F1b.medium
 Hình 1. Buồng trứng bị di lệch. (b) Trong ảnh siêu âm (mặt) cắt ngang thành bụng bằng đầu dò cong tần số 6 MHz và tạo ảnh harmonic, buồng trứng phải bị đẩy lệch lên trên và ra ngoài và nằm nông. Buồng trứng trái (không trình bày) cũng bị đẩy lệch tương tự.
Các trường hợp gây nhầm lẫn
Đôi khi, một nang đơn thuần của khung chậu có thể có hình ảnh không điển hình và thậm chí còn giả bàng quang giãn căng (Hình 2). Trong những trường hợp này, tiền sử lâm sàng của một khối sờ thấy và bảo bệnh nhân đi tiểu là cần thiết để tránh điều tra thêm. Cách dễ nhất để giải quyết vấn đề này là xác định vị trí của bàng quang bằng cách đẩy nhẹ đầu dò vượt qua âm hộ  tiến vào âm đạo rồi quan sát niệu đạo và điểm đổ vào bàng quang của nó (Hình 2c). Có thể đặt dẫn lưu Foley để xác định vị trí bàng quang, nhưng cách này không được khuyến cáo bởi vì nó tương đối không thuận tiện và xâm lấn.
Trong các ảnh tĩnh, một số cấu trúc giải phẫu có thể giả buồng trứng bình thường, gồm có ruột, các mạch máu, và u xơ nhỏ dưới thanh mạc (Hình 3). Để tránh diễn giải nhầm cần quan sát kỹ chi tiết khi siêu âm thời gian thực qua đường âm đạo. Khi ép vào hình nghi là buồng trứng, nếu là quai ruột nó sẽ xẹp và thường có nhu động. Các mạch máu (điển hình là các tĩnh mạch ứ máu) cũng sẽ bị ép xẹp và có các âm chuyển động bên trong, hoặc có dòng chảy màu nếu điều chỉnh Doppler tốc độ thấp. Các u xơ dưới thanh mạc có thể gây chú ý khi “kéo-đẩy” đầu dò thì chúng vẫn cố định ở bề mặt tử cung. Đôi khi để chứng minh một cách thuyết phục u xơ tử cung dưới thanh mạc hoặc giả buồng trứng không thể tách biệt với tử cung chúng ta cần sử dụng hai tay: một tay đặt trên ổ bụng ép xuống vùng buồng trứng, một tay cầm đầu dò và làm nghiệm pháp “kéo-đẩy” hướng về vùng cần siêu âm.
Các tổn thương dạng nang ngoài buồng trứng, gồm nang cạnh vòi trứng, ứ dịch vòi trứng, hoặc u nang vùi phúc mạc (PIC) đôi khi cũng gây khó khăn chẩn đoán. Nhận ra sự cách biệt của chúng với buồng trứng là cách đơn giản và hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng này. Hình dáng giải phẫu, tiền sử bệnh nhân cũng có thể giúp ích. Trong trường hợp khối lớn hoặc không thấy buồng trứng thì cần thiết thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cắt lớp khác (đặc biệt là cộng hưởng từ).
F2a.medium
Hình 2. nang ở khung chậu giả bàng quang. (a) Ảnh siêu âm khung chậu theo đường thành bụng cho thấy một cấu trúc dạng nang (*) phía trước tử cung lúc đầu xác định nhầm là bàng quang.
F2b.medium
Hình 2. nang ở khung chậu giả bàng quang. (b) Ảnh siêu âm mặt cắt đứng dọc đường thành bụng cho thấy cấu trúc dạng nang cũng giống thế (*) nằm ở vị trí của bàng quang. Một phần của bàng quang (mũi tên) được nhìn thấy ở phía dưới (phía chân) so với nang.
F2c.medium
Hình 2. nang ở khung chậu giả bàng quang. (c) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt dọc với đầu dò đặt ở ngay sau lỗ âm đạo cho thấy niệu đạo (các mũi tên) và điểm đổ vào bàng quang của niệu đạo (*), các dấu hiệu này cho phép nhận ra bàng quang một cách tin cậy.
F3a.medium
Hình 3. Giả buồng trứng. (a) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang phần phụ trái cho thấy một cấu trúc giảm âm (mũi tên) được xác định rõ có hình thái tương tự buồng trứng trái nhưng có nhu động khi siêu âm thời gian thực, một dấu hiệu của ruột.
 F3b.medium
Hình 3. Giả buồng trứng. (b) Ảnh siêu âm đường thành bụng, mặt cắt ngang phần phụ phải ở một bệnh nhân khác bộc lộ một cấu trúc dạng nang (mũi tên) có hình ảnh tương tự buồng trứng phải. Siêu âm Doppler phát hiện dòng chảy mạch máu bên trong, không phải nang noãn.
F3c.medium
Hình 3. Giả buồng trứng. (c) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang cho thấy một cấu trúc được xác định rõ (các dấu) phía sau tử cung, nó có hình thái tương tự buồng trứng trái. Ép nhẹ đầu dò thấy nó gắn chắc với tử cung, do đó khẳng định chẩn đoán là u xơ dưới thanh mạc.

Các tổn thương của buồng trứng:
2. Sáu thực thể quan trọng của buồng trứng
Có nhiều phương cách tiếp cận siêu âm đã được sử dụng để đánh giá và mô tả đặc điểm các khối của buồng trứng. Những phương pháp này từ những phân tích phức tạp sử dụng các hệ thống cho điểm có nguồn gốc thống kê, phân tích hồi quy logistic dựa trên xác suất, và mạng nơron (neural network) nguồn gốc toán học [7] tới các phương pháp chủ quan đơn giản sử dụng phương pháp nhận dạng mẫu (pattern recognition) [1,3-5].  Nhiều nghiên cứu xác định rằng siêu âm đánh giá chủ quan buồng trứng khi được tiến hành bởi những người có kinh nghiệm thì ít nhất cũng tốt bằng các phương pháp khác về phân tích chính xác các khối buồng trứng và phần phụ, với độ nhạy 88%-100% và độ đặc hiệu 62%-96% trong dự báo ác tính [5,8,9]. Thật may mắn, trong thực hành lâm sàng thì hầu hết các khối buồng trứng là lành tính, có thể nhận ra dễ dàng, và có thể xếp vào một trong sáu thực thể. Sáu thực thể quan trọng gồm các nang noãn chức năng và sinh lý, hoàng thể, nang xuất huyết, nang nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, u quái dạng nang lành tính (u nang bì).
Các nang noãn sinh lý và chức năng
Ở các phụ nữ khoẻ mạnh trước mãn kinh, các buồng trứng không bị hãm nội tiết tố sẽ thay đổi chức năng hàng tháng khởi đầu xảy ra do sự phát triển trước khi rụng trứng của nang noãn ưu thế. Trong giai đoạn này của chu kỳ (có nhiều tên gọi khác nhau như giai đoạn nang noãn, giai đoạn tăng sinh, hoặc giai đoạn trước rụng trứng), siêu âm đường âm đạo sẽ phát hiện một nang noãn phát triển dưới dạng nang đơn thuần, vô mạch, có hình trứng hoặc hình tròn. Tại thời điểm rụng trứng, đường kính của nang từ 1.7 đến 2.8 cm [10,11], nhưng đường kính có thể lên đến 3 cm vẫn được coi là bình thường [12]. Ngay trước khi rụng trứng, trong một nang noãn chín có thể nhìn thấy một đường cong nhỏ li ti ở ngoại vi, đó là trứng có gò trứng bao quanh [Hình 4]. Nang chức năng sẽ phát triển khi rụng trứng không xảy ra, nang này to lên nhưng vẫn giữ hình thái nang đơn thuần khi siêu âm.
F4.medium
Hình 4. Nang noãn chín. Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang buồng trứng trái cho thấy một nang đơn thuần có một cấu trúc đường cong nhỏ ở ngoại vi (mũi tên) là gò trứng. Dấu hiệu này không nên nhầm với vách của một nang phức hợp.
Hoàng thể
Hoàng thể sau rụng trứng kích thước có thể tới 3 cm, nhưng hình ảnh siêu âm của nó biến đổi hơn và có thể từ một nang thành dày với bờ có khía răng cưa không đều, tới một nang bị xẹp nhiều hơn tạo ra hình tương đối đặc. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp siêu âm Soppler đều bộc lộ dòng chảy của mạch máu ở ngoại vi có sóng sức cản thấp [Hình 5]. Điển hình, các nang sinh lý sẽ tiêu trong vòng vài tuần.
Một nang hoàng thể chức năng phát triển khi hoàng thể không được hấp thu sau rụng trứng. Nó cũng thường to lên và có thành chứa mạch máu, và tiến triển thành một nang xuất huyết.
Về lâm sàng, các nang noãn chức năng và hoàng thể thường không có triệu chứng, điển hình sẽ tiêu đi trong vòng 8-12 tuần. Tuy nhiên, nếu to thì chúng có thể gây hiệu ứng chèn ép hoặc đau; và nếu chảy máu nhiều, nang bị rò ri hoặc vỡ, hoặc xoắn thì sẽ gây các triệu chứng cấp tính.
F5a.medium
Hình 5. Các nang hoàng thể. (a) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang buồng trứng trái cho thấy một nang hoàng thể sau rụng trứng có thành dày không đều.
F5b.medium
Hình 5. Các nang hoàng thể. (b) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng dọc buồng trứng ở một bệnh nhân khác phát hiện một nang hoàng thể bị xẹp, hình thái đặc hơn.
F5c.medium
Hình 5. Các nang hoàng thể. (c) Ảnh siêu âm duplex (Doppler màu và phổ) đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang buồng trứng trái ở bệnh nhân thứ ba cho thấy dòng chảy mạch máu ngoại vi có sóng sức cản thấp.
Nang xuất huyết
Các nang xuất huyết điển hình phát triển ở phụ nữ trước mãn kinh và do chảy máu bên trong một hoàng thể. Hình thái siêu âm của chúng đã được miêu tả kỹ trong y văn [13] và biến đổi tuỳ thuộc liệu đó là cấp tính hay tiến triển đang tiêu đi. Bởi vì xuất huyết (trong nang) là phổ biến, rồi tiêu đi và không liên quan đến u ác tính [4,14,15], nhận ra các đặc điểm siêu âm của nang xuất huyết là bắt buộc để tránh đánh giá thêm hoặc can thiệp không cần thiết. Trong giai đoạn cấp tính, nang buồng trứng xuất huyết chứa cục máu, nó biểu hiện trên siêu âm là tăng âm mạnh, vô mạch, không có bóng cản, đồng nhất hoặc không đồng nhất (Hình 6a). Chạm đầu dò vào thấy buồng trứng mang nang cháy máu thường mềm, và có dịch tự do tăng âm ở lân cận nếu máu rò vào khung chậu. Trong tình trạng bán cấp, cục máu co lại, vẫn vô mạch, và bị kéo xa khỏi thành nang; bề mặt của nó thường lượn sóng (Hình 6b),  và nó có bờ lõm rất đặc trưng. Quan trọng hơn, bởi vì cục máu tương đối mềm và sền sệt, nó sẽ đung đưa khi bập bênh nhẹ đầu dò. Trái lại, nốt bám thành của u thì có mạch máu và bờ bề mặt lồi, do nó cứng nên nó sẽ không đung đưa khi bập bệnh đầu dò. Một đặc điểm rất phổ biến khác trên siêu âm báo trước nang chảy máu đang tiêu là các sợi tơ huyết (Hình 6c). Một loạt các tính từ mô tả đã được sử dụng để báo cáo hình ảnh của thành phần này. Các thuật ngữ được chấp nhận gồm có “cobweb”(mảnh như tơ nhện), “reticular”(hình lưới),  “lacy”(giống như ren), “fishnet”(lưới cá), và “spongy,”(lỗ rỗ, xốp như bọt biển) mỗi từ này đều diễn tả các đường mảnh, không đều, chúng điển hình không giăng ngang hết nang. Trái lại, nên tránh dùng từ “chia thành ngăn”(septation), bởi vì từ này chỉ vách dày hơn, thường có mạch, các đường tăng âm thẳng hơn giăng ngang hết cả nang và thường liên quan tới u. Các nang buồng trứng có các đặc điểm cổ điển như dải tơ huyết, không chia thành ngăn, và thành nhẵn đã được nghiên cứu chứng minh là nang xuất huyết với tỉ số khả dĩ (likelihood ratio) là 200, độ nhạy 90% và độ đặc hiệu 100% [13].
F6a.medium
Hình 6. Các nang chảy máu. (a) Ảnh siêu âm Doppler màu đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang buồng trứng cho thấy thành phần tăng âm, vô mạch, không đồng nhất, không bóng cản thích hợp với chẩn đoán cục máu.
F6b.medium
 Hình 6. Các nang chảy máu. (b) Ảnh siêu âm Doppler màu đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang buồng trứng phải ở một bệnh nhân khác cho thấy một nang có nốt bám thành có vẻ đặc. Nốt này vô mạch, các bờ lõm, đầy là dấu hiệu đặc trưng của cục máu đang co. Trong siêu âm thời gian thực, một cục máu tương đối mềm có thể “lúc lắc” bằng cách bập bềnh đầu dò.
F6c.medium
Hình 6. Các nang chảy máu. (c) Ảnh siêu âm Doppler màu đường âm đạo, mặt cắt đứng dọc buồng trứng trái ở bệnh nhân thứ ba cho thấy một cấu trúc dạng nang có các đường tăng âm mảnh vô mạch là biểu hiện của các sợi tơ huyết trong nang xuất huyết đang tiêu.
U nội mạc tử cung (endometrioma)
Buồng trứng là vị trí tập trung mô nội mạc ngoài tử cung phổ biến nhất, và phần lớn u nội mạc tử cung có dấu hiệu siêu âm đặc trưng. Dấu hiệu này gồm có nang có một hoặc nhiều ngăn, thành nhẵn, tăng âm mức thấp đồng nhất, nó tạo nên hình ảnh “kính mờ” đặc trưng (Hình 7a) [16]. Tuy nhiên, có khoảng 15% các u nội mạc tử cung có dấu hiệu không điển hình [1,16-18], gồm có thành không đều, thành này thường không có mạch máu và có thể do sợi tơ huyết hoặc máu cục bám thành. Hiếm hơn, u nội mạc tử cung có thể có mạch máu do có mô nội mạc [3]; do đó không ngạc nhiên đôi khi hình ảnh u nội mạc tử cung có sự chồng chéo với các bệnh khác như nang xuất huyết (Hình 7b), u nang bì (dermoid), thậm chí ung thư biểu mô buồng trứng [4]. Hơn nữa, chuyển dạng ác tính thành ung thư biểu mô tế bào sáng hoặc dạng nội mạc đã được báo cáo ở khoảng 1% các u nội mạc tử cung [19]; hiện tượng này điển hình xảy ra ở các u nội mạc tử cung lớn hơn 9 cm và ở các phụ nữ trên 45 tuổi [20].
F7a.medium
Hình 7. U nội mạc tử cung. (a) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang buồng trứng phải cho thấy một cấu trúc đồng nhất (các dấu điện tử) có âm lắng ở mức thấp, một dấu hiệu đặc trưng của u nội mạc tử cung.
F7b.medium
Hình 7. U nội mạc tử cung. (b) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang buồng trứng trái ở một bệnh nhân khác cho thấy một cấu trúc dạng nang chứa các âm dải tăng âm ảnh tương tự với những dải nhình thấy trong một nang xuất huyết. Cấu trúc dạng nang này đã được chứng minh là u nội mạc tử cung.
Buồng trứng đa nang
Hình thái buồng trứng đa nang (polycystic ovarian morphology, COMP) là một trong các đặc điểm được dùng để đánh giá những phụ nữ có biểu hiện lâm sàng và rối loạn chức năng nội tiết gắn với hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovarian syndrome, PCOS). Các biểu hiện ngoài buồng trứng của hội chứng này rất biến đổi, nhưng cổ điển gồm có rối loạn kinh nguyệt (ít kinh nguyệt và vô kinh), béo phì, tăng tiết androgen. Do biểu hiện lâm sàng biến đổi nên xác định những cái gì thực sự tạo nên hình thái buồng trứng đa nang đã được tranh luận, nhưng phần lớn các chuyên gia thống nhất rằng rối loạn chức năng buồng trứng là tâm điểm để chẩn đoán [21]. Vì vậy, trong năm 2003 người ta đã xuất bản một bản báo cáo đồng thuận gồm có mô tả các thay đổi hình thái buồng trứng đa nang như sau: buồng trứng đó có 12 hoặc nhiều hơn các nang noãn, đường kính 2-9mm (Hình 8), thể tích buồng trứng tăng (> 10 cm3), hoặc cả hai. Trong định nghĩa này không đề cập về sự phân bố của các nang noãn, cũng như hình ảnh của mô nền [21]. Gần đây người ta đề nghị số lượng nang noãn gợi ý [hình thái] buồng trứng đa nang tăng từ 12 lên 19 bởi vì các nang noãn nhỏ bây giờ cũng có thể nhìn thấy rõ do công nghệ siêu âm đã cải thiện [24].
F8.medium
Hình 8. Buồng trứng đa nang ở một bệnh nhân nữ 35 tuổi bị vô kinh và tăng tiết androgen. Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng dọc cho thấy buồng trứng phải đa nang (khoảng 20), các nang có đường kính dưới 9mm.
U quái dạng nang trưởng thành
U quái dạng nang trưởng thành (dermoid, u nang bì) là các khối u buồng trứng, vô mạch, lành tính và phổ biến nhất. U có nhiều đặc điểm siêu âm có thể dùng để chẩn đoán chính xác và tin cậy trong phần lớn các trường hợp [25]. Phần lớn u nang bì chứa một cụm tóc, nó vừa hấp thu vừa phản âm khi siêu âm. Hiệu ứng chung là một vùng tăng âm khu trú là suy giảm âm dần dần gây ra bóng cản âm giảm dần đặc trưng (Hình 9). Một thành phần mô học chiếm ưu thế khác là chất bã nhờn, ở nhiệt độ cơ thể nó ở trạng thái dịch và biểu hiện trong siêu âm là dịch có âm bên trong [26]. Nếu “cuộn tóc’ nổi trong dịch bã thì các dấu hiệu siêu âm có thể khó thấy, và hình ảnh này được gọi là dấu hiệu “đỉnh của núi băng” [27]. Dấu hiệu này tạo ra bóng cản âm mạnh giả cản âm nhìn thấy ở các quai ruột (Hình 10a). Trong những trường hợp nghi ngờ, đặc biệt nếu có khối có thể sờ thấy trên lâm sàng thì dùng đầu dò bập bềnh vùng nghi ngờ để xem liệu nó có chuyển động như một khối khu trú kết dính không (nếu là ruột sẽ bị ép và có nhu động)(Hình 10b).
Đôi khi, tóc ở trong nang bì phân tán trong dịch nang. Lúc này siêu âm thấy các đường mảnh và các chấm tăng âm, lượn sóng và được gọi là “mạng lưới u nang bì”-“dermoid mesh” (Hình 11) [28]. Mặc dù dấu hiệu này có thể giả các sợi tơ huyết trong nang xuất huyết, đánh giá tỉ mỉ u nang bì thường bộc lộ thêm các dấu hiệu như bóng cản âm giảm dần giúp chẩn đoán chính xác. Để xác định khả năng siêu âm giúp phát hiện các đặc điểm khác nhau trong chẩn đoán u nang bì, một nghiên cứu thực hiện phân tích hơn 250 khối phần phụ (bao gồm 74 u nang nang bì). Trong 74% các khối u nang bì, ít nhất hai đặc điểm được phát hiện cho phép người siêu âm có kinh nghiệm chẩn đoán chính xác với giá trị dự báo dương tính 100% [25].
F9a.medium
Hình 9. U quái dạng nang trưởng thành (u nang bì, dermoid) ở một nữ 28 tuổi có khối bên phải khung chậu, không có triệu chứng, có thể sờ thấy khi khám lâm sàng thông thường. (a) Ảnh siêu âm đường thành bụng, mặt cắt ngang buồng trứng phải nhìn thấy một cấu trúc dạng nang (các dấu điện tử) có thành phần tăng âm khu trú với bóng cản âm giảm dần (mũi tên).
F9b.medium
 Hình 9. U quái dạng nang trưởng thành (u nang bì, dermoid) ở một nữ 28 tuổi có khối bên phải khung chậu, không có triệu chứng, có thể sờ thấy khi khám lâm sàng thông thường.  (b) Chụp CT khung chậu cho thấy một cấu trúc nang phần phụ chứa mỡ ở ngoại vi và một nốt trung tâm (*) tương ứng với nốt tăng âm nhìn thấy ở hình a.
F10a.medium
Hình 10. U nang bì có dấu hiệu “đỉnh núi băng” ở một nữ 35 tuổi có khối phần phụ phải có thể sờ thấy và buồng trứng phải không nhìn thấy. (a) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt đứng ngang phần phụ phải cho thấy thành phần tăng âm không rõ bóng cản, không thấy rõ khối, các dấu hiệu này là biểu hiện của ruột.
F10b.medium
Hình 10. U nang bì có dấu hiệu “đỉnh núi băng” ở một nữ 35 tuổi có khối phần phụ phải có thể sờ thấy và buồng trứng phải không nhìn thấy. (b) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt đứng ngang có ép vùng khảo sát bằng đầu dò cho thấy một khối dính kết (mũi tên) có bóng cản âm dần dần. Các dấu hiệu này đặc trưng cho u nang bì.
F11.medium
Hình 11. Dấu hiệu mạng lưới u nang bì ở một phụ nữ 42 tuổi có khối phần phụ trái có thể sờ thấy và hơi mềm. Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt đứng dọc buồng trứng trái cho thấy một cấu trúc dạng nang chứa các chấm và các dải tăng âm biểu hiện của tóc ở u nang bì phân tán trong dịch. Các ảnh khác bộc lộ những dấu hiệu đặc trưng cho u nang bì, gồm có khối tăng âm có bóng cản âm dần dần.
3. Các tổn thương ngoài buồng trứng: ba thực thể phổ biến
Mặc dù phần lớn các khối phần phụ có nguồn gốc từ buồng trứng, cũng nên quan sát kỹ các mô bao quanh để phát hiện các tổn thương ngoài buồng trứng. Các tổn thương ngoài buồng trứng phổ biến và có thể phát hiện được gồm có ứ dịch vòi trứng, nang cạnh buồng trứng, và u nang vùi phúc mạc (PIC). Những tổn thương đó là những thực thể lành tính, và thường có thể chẩn đoán chính xác dựa trên các dấu hiệu siêu âm. Trong một số trường hợp, tiền sử của bệnh nhân cũng cung cấp các dấu hiệu để chẩn đoán nguyên nhân.
Ứ dịch vòi trứng (Hydrosalpinges)
Các dấu hiệu giúp phân biệt ứ nước vòi trứng với các khối phần phụ khác bao gồm khối hình ống kéo dài có các khía đối nhau ở thành (dấu hiệu “eo”, chỗ thắt lại-“waist” sign) (Hình 12a)[29]. Một dấu hiệu phổ biến khác là vách ngăn không hoàn toàn do ống gấp lại (Hình 12b)[30]. Các thay đổi của thành ống cũng có thể được dùng để phân biệt bệnh cấp tính với mạn tính: thành dày có hình dạng “bánh răng”-“cogwwheel” là phổ biến trong viêm cấp tính, trong khi các nốt nhỏ ở thành giống các hạt trên chuỗi hạt gợi ý tình trạng giãn mạn tính (Hình 12c) [30]. Các thực thể có thể giả ứ dịch vòi trứng gồm có các tĩnh mạch giãn căng, ngoằn ngoèo và quai ruột; chỉnh tăng gain để tìm dòng chảy chậm và dùng đầu dò ép thường có hiệu quả để phân biệt những thực thể này với ứ dịch vòi trứng.
F12.medium
Hình 12. Ứ nước vòi trứng. (a) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt phẳng đứng dọc qua buồng trứng trái (*) cho thấy một nang thuôn dài ở sát cạnh (buồng trứng) có các khía đối nhau ở thành (mũi tên), các dấu hiệu này là dấu hiệu “eo” đặc trưng của ứ nước vòi trứng.
F12b.medium
 Hình 12. Ứ nước vòi trứng. (b) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng dọc qua phần phụ trái ở một bệnh nhân khác cho thấy một cấu trúc xoắn hình ống ngay sát nhưng vẫn cách biệt với buồng trứng trái (*). Bên trong cấu trúc này có các vách không hoàn toàn do ống gấp lại, đây là biểu hiện của vòi trứng.
F12c.medium
 Hình 12. Ứ nước vòi trứng. (c) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng ngang qua phần phụ trái của bệnh nhân thứ ba cho thấy vòi trứng trái bị giãn (các dấu điện tử) ống bị gấp khúc và có các chấm nhỏ li ti ở thành (mũi tên) là các nếp bên trong của vòi trứng trong tình trạng ống bị giãn mạn tính. Khi ống bị giãn và dày lên ít, các nếp gấp kém rõ, tạo thành hình bánh răng.
Nang cạnh buồng trứng
Các nang cạnh buồng trứng là các thành phần tồn lưu bẩm sinh mọc từ ống Wolf ở mạc treo buồng trứng. Chúng có kích thước rất biến đổi và được báo cáo chiếm từ 10% – 20% các khối phần phụ [31]. Các nang cạnh buồng trứng điển hình là tròn cho đến bầu dục, nang đơn thuần, và tựa vào nhưng không làm biến dạng buồng trứng (Hình 13). Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể ấn lõm vào buồng trứng và giả một nang buồng trứng lồi ra ngoài; trong những trường hợp này, có thể dùng đâu dò đường âm đạo ép và đẩy tách hai cấu trúc tiếp giáp nhau (Hình 14). Mấu chốt để chẩn đoán là nhận ra buồng trứng cùng bên là một cấu trúc tách biệt với nang. Trong một nghiên cứu 42 bệnh nhân có nang cạnh buồng trứng (kiểm chứng bằng phẫu thuật) được siêu âm đường thành bụng thì phát hiện buồng trứng cùng bên trong 76% và nang cạnh buồng trứng có kích thước trung bình 8 cm [31]. Do hiện nay siêu âm đường âm đạo được dùng nhiều hơn nên có thể xác định nang nhỏ hơn và nhìn thấy buồng trứng tách biệt được nhiều hơn.
F13.medium
Hình 13. Nang cạnh buồng trứng phát hiện tình cờ ở một phụ nữ 23 tuổi có kinh nguyệt không đều. Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cắt đứng dọc qua phần phụ trái cho thấy một nang đơn thuần (*) liên tiếp nhưng tách biệt rõ ràng với buồng trứng. Các tăng âm phần trên của nang là nhiễu ảnh do dội lại (reverberative artifact).
F14a.medium
Hình 14. Nang cạnh buồng trứng ở một phụ nữ 28 tuổi cảm thấy khó chịu mơ hồ ở bên phải khung chậu. (a) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt phẳng cắt đứng dọc buồng trứng phải phát hiện một nang có vẻ lồi ra từ buồng trứng.
F14b.medium
 Hình 14. Nang cạnh buồng trứng ở một phụ nữ 28 tuổi cảm thấy khó chịu mơ hồ ở bên phải khung chậu. (b) Trên ảnh siêu âm đường âm đạo cắt dọc, ép đầu dò vào buồng trứng phải và chỗ nang dính vào buồng trứng thấy hai cấu trúc này tách biệt ra rõ ràng, do đó có thể chẩn đoán nang cạnh buồng trứng.
U nang vùi phúc mạc (Peritoneal Inclusion Cyst, PIC)
U nang vùi phúc là một loại u nang giả, có dịch tụ bên trong do dính phúc mạc. Dịch này do buồng trứng tạo ra sau một tổn thương xảy ra ở phúc mạc; dó đó u nang vùi phúc mạc thường được phát hiện liên quan với lạc nội mạc tử cung (endometriosis), bệnh viêm ở khung chậu, hoặc sau phẫu thuật. U nang vùi phúc mạc có thể được nhận ra dựa trên hai đặc điểm chủ chốt.
1. Không có thành. U nang vùi phúc mạc điển hình có hình dạng không đều dựa theo và được xác định bởi bờ của các cấu trúc bao quanh (Hình 15a).
2. Bao bọc buồng trứng. Buồng trứng nằm ở bên trong hoặc ở ngoại vi ổ tụ dịch (Hình 15b) [32,33].
Nếu các dải phúc mạc bám dính mà dày lên và có mạch máu thì u ang vùi phúc mạc có thể bị diễn giải sai thành u buồng trứng. Tuy nhiên, sai sót này không nên xảy ra khi bệnh nhân có tiền sử thích hợp và khi có hai đặc điểm chủ chốt đã đề cập ở trên.
F15a.medium
Hình 15. U nang vùi phúc mạc ở một phụ nữ 42 tuổi có tiền sử lạc nội mạc tử cung. Bệnh nhân được siêu âm tiểu khung vì đau và căng phồng tiểu khung. (a) Ảnh siêu âm đường thành bụng, mặt cắt chếch-ngang phần phụ trái thấy một cấu trúc dạng nang có hình dạng dựa theo các cấu trúc bao quanh. Một dải dính phuc mạc (mũi tên) chạy ngang trong nang.
F15b.medium
Hình 15. U nang vùi phúc mạc ở một phụ nữ 42 tuổi có tiền sử lạc nội mạc tử cung. Bệnh nhân được siêu âm tiểu khung vì đau và căng phồng tiểu khung. (b) Ảnh siêu âm đường âm đạo, mặt cứt đứng dọc phần phụ trái cho thấy bản chất thụ động của cấu trúc dạng nang này, nó bao quanh và bọc buồng trứng trái.
(còn phần 4, 5 tiếp theo)
Ghi chú
Tỉ số khả dĩ (likelihood ratio) bằng 200 cho phép chẩn đoán nang buồng trứng xuất huyết với độ tin cậy rất cao (có thể xem thêm tại phần Ghi chú bài “siêu âm hẹp động mạch thận” trong blog này). Tỉ số khả dĩ thường được sử dụng trong trình bày kết quả nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh và rất hữu ích trong thực hành nên thời gian tới tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn.

Sự thay đổi của niêm mạc tử cung theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Sự thay đổi của niêm mạc tử cung theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Các bạn nữ khi đến tuổi dậy thì, mỗi tháng âm đạo thường ra máu vài ngày, hiện tượng đó được gọi là kinh nguyệt. Mỗi tháng các bạn nữ sẽ có kinh một lần do sự bong của niêm mạc tử cung gây ra tình trạng ra máu và máu đó người ta gọi là máu kinh nguyệt. Cùng với chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi của niêm mạc tử cung trong suốt chu kỳ kinh mà ít chị em phụ nữ quan tâm đến.
 
Thông thường trong lòng tử cung có một lớp niêm mạc bao phủ, được gọi là nội mạc tử cung. Hàng tháng, dưới tác dụng của hormon sinh dục nữ, nội mạc tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ. Khi sự thụ tinh không diễn ra, nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh và máu chảy ra được gọi là máu kinh nguyệt.

Bình thường, mỗi tháng thường xuất hiện hiện tượng hành kinh một lần nên người ta gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng khoảng thời gian giữa ngày chảy máu đầu tiên của chu kì kinh nguyệt này với ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ kế tiếp.

http://i1334.photobucket.com/albums/w655/khonggiantinhyeu062013/Kien%20thuc/-%20Phu%20khoa/Hi1EC7nt1B001EE3ngkinhnguy1EC7t1_zpsab5770ca.png
Sơ đồ phát triển của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn Internet)

Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Mỗi chu kỳ đều lặp lại một quá trình tương tự gồm hai giai đoạn:

- Giai đoạn trước rụng trứng: đây là giai đoạn niêm mạc tử cung thay đổi dưới tác dụng của Estrogen (nội tiết tố nữ) do nang trứng tiết ra nên còn gọi là giai đoạn Estrogen hay giai đoạn trứng. Giai đoạn này kéo dài từ khi bắt đầu hành kinh đến khi rụng trứng, tức khoảng ngày thứ 14 kể từ ngày đầu tiên người phụ nữ thấy hành kinh trong chu kỳ kinh.

- Giai đoạn sau rụng trứng: đây là giai đoạn niêm mạc tử cung thay đổi dưới tác dụng của Progesteron (nội tiết tố nữ) do hoàng thể tiết ra (hoàng thể phần còn lại của nang trứng sau khi trứng được phóng thích) nên còn gọi là giai đoạn Progesteron hay giai đoạn hoàng thể. Giai đoạn này kéo dài từ sau khi rụng trứng đến khi bắt đầu hành kinh của chu kỳ sau.

Ở từng giai đoạn đều có mối liên quan chặt chẽ giữa tuyến yên, buồng trứng và niêm mạc tử cung.

Những thay đổi của niêm mạc tử cung trong một chu kỳ kinh nguyệt

Sự thay đổi trong tử cung là kết quả sự thay đổi trong buống trứng và cũng theo hai giai đoạn là trước và sau khi rụng trứng. Tuy nhiên tử cung có một giai đoạn thứ ba ngắn, một vài ngày trước khi hành kinh, khi tất cả những thay đổi đã được loại bỏ. Những thay đổi trong nửa đầu của mỗi chu kỳ kinh nguyệt (trước khi rụng trứng).
Giai đoạn 1:

- Sau khi hành kinh niêm mạc tử cung chỉ còn lại một lớp mỏng của mô đệm và sót lại một ít tế bào biểu mô nằm tại đáy các tuyến. Dưới tác dụng của Estrogen, các thành phần này tăng sinh nhanh chóng. Bề mặt của niêm mạc tử cung được biểu mô hoá trở lại trong vòng 4 - 7 ngày sau hành kinh. Niêm mạc dày dần lên, các tuyến dài ra và mạch máu phát triển.


Ảnh minh họa. Nguồn Internet

- Đến cuối giai đoạn này niêm mạc tử cung dày khoảng 3 - 4 mm. Các tuyến của cổ tử cung bài tiết một lớp dịch nhầy kéo thành sợi dọc theo cổ tử cung. Lớp dịch này tạo thành kênh dẫn tinh trùng di chuyển vào cổ tử cung.

Giai đoạn 2: 

- Ngoài tác dụng của Estrogen còn có thêm tác dụng rất lớn của Progesteron làm cho niêm mạc của tử cung dày nhanh và bài tiết dịch.

- Các tuyến càng dài ra, cong queo, chứa đầy các chất tiết. Bào tương của tế bào đệm tăng lên, lắng đọng nhiều lypid và glycogen.

- Các mạch máu phát triển trở nên xoắn lại và cung cấp máu cho niêm mạc tử cung cũng tăng lên. Một tuần sau khi phóng noãn, niêm mạc tử cung dày tới 5 - 6 mm.

- Những điều này tạo ra một kiểu niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng để cung cấp cho trứng được thụ tinh khi di chuyển vào buồng tử cung.

Giai đoạn 3:

- Khoảng hai ngày cuối cùng của chu kỳ, hoàng thể đột nhiên bị thoái hoá. Nồng độ của Estrogen và Progesteron đột ngộ giảm xuống mức rất thấp. Điều này dẫn đến việc cung cấp máu cho lớp nội mạc tử cung dầy hơn bị ngừng lại làm cho chúng teo khi đi giống như vẩy trên một vết thương và sau một vài ngày toàn bộ lớp nội mạc bị lột bỏ. Tử cung co bóp và cùng với một lượng nhỏ chất dịch pha máu, nó dọn sạch cái vẩy đó đi.

http://i1334.photobucket.com/albums/w655/khonggiantinhyeu062013/Kien%20thuc/-%20Phu%20khoa/Hi1EC7nt1B001EE3ngkinhnguy1EC7t4_zps291d7d33.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

- Chất dich lẫn máu sẽ chảy ra khỏi âm đạo trong 3 - 5 ngày, cho tới khi nội mạc cũ hoàn toàn bị tống ra ngoài tử cung. Kết quả gọi là kinh nguyệt, hoặc hành kinh hay thấy kinh, đến tháng .

- Lượng máu mất trung bình trong mỗi chu kỳ là 38,13  ±  24,76 ml và máu kinh nguyệt (gồm máu và dịch) là máu không đông.


Sau khi ngừng chảy máu, niêm mạc lại được tái tạo dưới tác dụng của Estrogen được bài tiết từ các nang trứng phát triển ở buồng trứng trong chu kỳ mới. Cùng với ngày có kinh đầu tiên, chu kỳ kinh nguyệt trước kết thúc và một chu kỳ mới lại bắt đầu. Chu kỳ mới lại lặp lại những thay đổi giống như trên trong các buồng trứng và điều này dẫn đến những thay đổi trong tử cung.

Nhau thai nhiễm Schistosoma haematobium (Báo cáo ca bệnh)

Nhau thai nhiễm Schistosoma haematobium (Báo cáo ca bệnh)

 

Nhau thai nhiễm Schistosoma haematobium (Báo cáo ca bệnh)

Tóm tắt:
Schistosomiasis là loài sán lây nhiễm phổ biến và đôi khi du khách có thể bị phơi nhiễm khi đến khu vực có loài này lưu hành. Báo cáo ca bệnh một trường hợp sán máng niệu sinh dục và nhau thai ở một phụ nữ 28 tuổi người Đức, đã phơi nhiễm với bệnh sán máng ở hồ Malawi. Bệnh nhân thấy đau ở tuần thứ 21 của thai kỳ. Soi bàng quang cho thấy tổn thương điển hình của bệnh sán máng niệu sinh dục. Xét nghiệm mô bệnh học khẳng định có trứng của Schistosoma (S.) haematobium.
Bệnh nhân được điều trị bằng Praziquantel 40 mg/kg/trọng lượng cơ thể/ngày trong 3 ngày. Sau 285 ngày của thai kỳ và 18 tuần sau khi điều trị, bệnh nhân sinh một bé gái khỏe mạnh. Mô bệnh học của nhau thai xuất hiện trứng của S. haematobium trong chất đệm nhau thai. Bé gái ở 15 tháng tuổi cho kết quả âm tính với kháng thể kháng Schistosoma spp.. Đây là báo cáo đầu tiên về bệnh sán máng nhau thai từ năm 1980 và là trường hợp đầu tiên xảy ra đối với một khách du lịch...
Báo cáo ca bệnh:
Một ca sán máng niệu sinh dục và nhau thai ở một phụ nữ 28 tuổi người Đức, người đã phơi nhiễm với bệnh sán máng ở hồ Malawi một năm trước đó (2012). Bệnh nhân đã được điều trị dự phòng sốt rét với doxycycline 100 mg QD, 2 tháng trong và sau chuyến đi. Báo cáo sau chuyến đi không có các triệu chứng như sốt, khó chịu hoặc đau đầu. Bệnh nhân đái ra máu nhưng không đau ở tuần thứ 21 của thai kỳ. Khám phụ khoa, không có bệnh lý âm đạo. Soi bàng quang biểu hiện tổn thương (''đốm cát'') điển hình của bệnh sán máng niệu sinh dục. Mô bệnh học xác nhận trứng của Schistosoma (S.) haematobium, thông số viêm CRP và bạch cầu cho thấy không có kết quả cụ thể (CRP 11,6 mg/l (ref < 7.5), bạch cầu 10 GPT/l (ref. 4,4-11,3);hồng cầu 3,9 TPT/l (ref 4,1-5,1.);thrombocytes 222 GPT/l (ref. 150-360). Sau khi cân, xem xét kỹ lưỡng các tác hại của bệnh sán máng trên người mẹ và thai nhi so với các tác dụng phụ có hại của praziquantel, praziquantel 40 mg/kg/trọng lượng cơ thể/ngày, điều trị trong 3 ngày. Sau 285 ngày của thai kỳ và 18 tuần sau khi điều trị, bệnh nhân sinh một bé gái khỏe mạnh (trọng lượng:4240 g, chiều dài:52 cm). Khám nghiệm mô bệnh học nhau thai tìm thấy trứng của S. haematobium trong chất đệm nhau thai mà không có viêm mô dính (Hình. 1).
Theo dõi bệnh nhân một năm sau khi sinh cho thấy không có bằng chứng có trứng sán máng trong phân cũng như trong nước tiểu, và việc xác định bạch cầu hạt ái toan và IgE cho thấy không có kết quả cụ thể [IgE 17,8 kU/l (ref\120.); bạch cầu hạt ái toan 0,34 GPT/l 4%]. Bệnh nhân được báo cáo là không có thêm các triệu chứng lâm sàng. Chẩn đoán huyết thanh xác nhận giảm hiệu giá kháng thể Schistosoma spp. (IIFT 1:160 tháng 8 năm 2012; IIFT 01:20 Tháng 7 năm 2013). Trẻ sơ sinh tăng trưởng và phát triển bình thường. Kiểm tra kháng thể Schistosoma spp. của bé gái 15 tháng tuổi, cho kết quả âm tính.
Hình 1. A. Tổng quan (1:200) haematoxylin-nhuộm eosin: trứng Schistosoma haematobium trong lông nhung màng đệm của nhau thai người mẹ.
B. chi tiết (1:1000) haematoxylin-nhuộm eosin: trứng Schistosoma haematobium trong mô nhau thai.
Thảo luận ca bệnh
Trong năm 2012, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 249 triệu người tại 78 quốc gia yêu cầu được điều trị dự phòng bệnh sán máng, đại đa số người dân bị ảnh hưởng sống trong vùng lưu hành bệnh. Sự kiện du khách nhiễm bệnh sán máng khi đến các khu vực có sự hiện diện của loài này là tương đối hiếm mặc dù một tiếp xúc duy nhất đủ để phát triển bệnh sán máng lâm sàng. Trong những năm 1999-2001, 412 trường hợp mang sán máng vào châu Âu từ những nước có bệnh, thường xảy ra ở những người nhập cư. Chỉ thời gian gần đây, trường hợp duy nhất người nhiễm sán máng niệu sinh dục ở Nam Âu được báo cáo. Thường xuyên nhất, du khách và khách du lịch bị bệnh sán máng dạng cấp với các triệu chứng bạch cầu ưa eosin, sốt và gan lách to, nhưng những trường hợp mãn tính chẳng hạn như sán máng đường tiết niệu và đường sinh dục nữ cũng được báo cáo.
Sán máng đường tiết niệu ở các trường hợp sớm thường có biểu hiện đái ra máu do loét niêm mạc bàng quang. Thành bàng quang có thể có các điểm dày lên với u nhú của polyp. Sán máng niệu sinh dục kéo dài liên quan đến tái phơi nhiễm xảy ra liên tục trong vùng dịch tễ, hầu hết các trường hợp có các biểu hiện với vùng đốm cát ở bàng quang, u hạt, loét, polyp và dày lên của toàn bộ đường tiết liệu và thành bàng quang và tạo thành một yếu tố nguy cơ ung thư bàng quang dạng vảy. Khi xơ hóa bàng quang xảy ra có thể phát triển làm tắc nghẽn đường tiết niệu trên và ứ nước. Liên quan đến đường sinh dục trên có thể tạo ra các khối u ở vùng khung chậu và các khối u giả. Cuối cùng sán máng gây viêm vòi trứng có thể dẫn đến vô sinh và vỡ thai ngoài tử cung. Một điều chưa rõ ràng là bệnh sán máng có thể tạo ra yếu tố nguy cơ ung thư tử cung hay không.
Trong một nghiên cứu thực hiện tại Malawi, hơn 60% phụ nữ bị ảnh hưởng đường sinh dục, bài tiết trứng S. haematobium trong nước tiểu. Ngược lại, trong một nghiên cứu thực hiện ở Tanzania, 20% phụ nữ có tổn thương ở bộ phận sinh dục do S. hamatobium, không bài tiết trứng trong nước tiểu. Tùy thuộc vào từng địa phương, biểu hiện của sán máng ở đường sinh sản thấp hơn bao gồm loét và u nhú ở âm hộ, niêm mạc âm đạo và cổ tử cung, cũng như đốm cát và rò bàng quang-âm đạo. Loét mãn tính của niêm mạc sinh dục có thể tạo thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) như HIV, HSV, HBV và những bệnh khác. Các hiệp hội chung về sán máng niệu sinh dục và STD cảnh báo bệnh sán máng có thể gây ra sự kỳ thị vì hiểu lầm như là một STD.
Ở phụ nữ mang thai, những người không sống trong vùng dịch tễ lưu hành bệnh sán máng, nguyên nhân thường gặp ở hầu hết các ca nhiễm sán máng bao gồm viêm bàng quang, viêm bể thận và sỏi niệu. Trong người nhập cư từ các nước nghèo, lao niệu sinh dục cũng cần được xem xét. Ảnh hưởng của bệnh sán máng trong thai kỳ có thể phụ thuộc vào Schistosoma spp. Liên quan đến công việc và về tình trạng dinh dưỡng của người phụ nữ mang thai. Lây nhiễm sán máng qua nhau thai ở người chưa được tuân thủ, nhưng bệnh sán máng ở tử cung của người mang thai đã được báo cáo và sán máng nhau thai có liên quan tới thai chết lưu. Nhiều khả năng sán máng ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi bằng các yếu tố như thiếu hụt sắt, các vitamin và dinh dưỡng, trong khi hiệu ứng miễn dịch hoặc nội tiết của bệnh sán máng lên thai nhi vẫn chưa được khám phá. Tiền sản giật và thai chết lưu có thể liên quan đến bệnh sán máng đã được báo cáo. Bệnh sán máng liên quan đến sinh non và trọng lượng thai nhi sinh ra thấp. Sán máng nhau thai ít khi được báo cáo, có lẽ ở các nước nghèo chẩn đoán về bệnh lý hiếm khi được quan tâm. Đây là báo cáo đầu tiên về sán máng nhau thai kể từ năm 1980 và là trường hợp đầu tiên về sán máng nhau thai ở một khách du lịch.

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở PHỤ NỮ

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá đa dạng hiện nay, và tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh thường cao hơn nam giới. Bệnh ít chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày mà còn ăn hiếp dọa cho khả năng sinh sản của chị em.
Xem thêm : khí hư màu nâu không mùi

Xem thêm : chi phí khám sức khỏe tiền hôn nhân

Xem thêm : khám tiền hôn nhân ở đâu

Tuy nhiên, đa số chị em đều không phát hiện bản bên cạnh mình mắc bệnh, chỉ khi nào bệnh có biến chứng nặng mới đi khám và điều trị. Nhằm giúp chị em thoát khỏi các biến chứng nguy hiểm do bệnh ảnh hưởng, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm, trong phạm vi bài viết dưới đây chúng tôi có khả năng chế tạo các thông hữu ích giúp chị em nhận mặt sớm căn bệnh này.




thể hiện của bệnh viêm đường tiết niệu

Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm đường tiết niệu ở phụ nữ thường bổ sung biểu hiện khó nhận biết. Tuy nhiên, giả dụ người bệnh chú ý đến sự thay đổi bất thường của cơ thể có thể nhận biết được căn bệnh này. dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh:

- Rối loạn đường tiểu: Là dấu hiệu đặc trưng nhất của căn bệnh này, bao gồm: tiểu khó, tiểu rộng rãi lần, tiểu rắt, cảm giác đau buốt như kim châm dọc theo niệu đạo. Một số trường hợp khác xuất hiện tình trạng bí tiểu rất khó chịu.

- Màu sắc đẹp, tính chất nước tiểu: có khả năng nước tiểu tìm hiểu màu đục và khai nồng do nhiễm khuẩn E.coli, hoặc nước tiểu bổ sung mủ và sợ máu ( viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn lậu hoặc nhiễm nấm Chlamydia), tìm hiểu mùi hôi khó chịu.

- Đau bụng dưới và sốt: những cơn đau bụng dưới hoặc gần phần háng bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên người bệnh còn bị sốt cao, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn.

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu chủ yếu do thói quen vệ sinh không đúng cách, thói quen nhịn tiểu hoặc uống ít nước. Bệnh kém chỉ đơn giản là một bệnh lý về lo ngại đường tiểu, mà đó còn là biểu hiện cảnh phổ biến bệnh lý nguy hiểm như lậu, sùi mào gà, giang mai, …

Căn bệnh này thiếu chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nạt dọa đến khả năng sinh sản sau này, thậm chí uy hiếp với tính mạng của người bệnh.

Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của bản xung quanh, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như: viêm bàng quang, viêm thận, … cũng như bảo vệ sức khỏe cho người thân, khi phát hiện ra số triệu chứng đầu tiên của bệnh, người bệnh bệnh phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và trị bệnh kịp thời.

Bên cạnh đó, bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Việt Pháp  cũng khuyến cáo chị em buộc phải uống phổ biến nước, vệ sinh sạch sẽ trước và sau quan hệ tình dục, giữ cho vùng kín được khô thoáng, … nhằm cải thiện và phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu hết bệnh.


Giả dụ bạn đang băn khoăn, không biết chọn lọc địa chỉ chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở đâu uy tín, hiệu quả thì Phòng Khám Việt Pháp là sự lựa chọn tốt nhất. hầu hết thắc mắc cần được tư vấn, hãy liên với chúng tôi theo số máy 0988410350 hoặc đến trực tiếp 112 MAI DỊCH- CẦU GIẤY- HÀ NỘI

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Tiêm phòng cho trẻ – Lịch tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng cho trẻ – Lịch tiêm phòng cho trẻ

Bé nhà em được 3 tháng .khi mới sinh ở trong viện bé được tiêm 1 mũi viêm gan B. Cho em hỏi: – Em nghe nói viem gan B cách 1 tháng phải tiêm lại mới được, còn ko là phải tiêm lại từ đầu? – Em nghe nói có mũi tiêm tổng hợp ngừa 6 bênh.Tiêm như vậy có tốt ko? Em muốn tiêm cho bé thì phài tới đâu? Bsĩ tư vấn giúp em phải tiêm phòng như thế nao cho dung? Xin cảm ơn!

(Luu Thi Bich Ngoc)

Trả lời: 
Hiện nay có 6 bệnh được ngừa cho trẻ ở nước ta theo lịch chủng ngừa bắt buộc và miễn phí, đó là: lao, bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi. Ở một số nước châu Á, thậm chí có nước thuộc khu vực Ðông Nam Á, trong chương trình tiêm chủng mở rộng có chủng ngừa thêm bệnh thứ 7 là bệnh viêm gan siêu vi B. Ngoài chủng ngừa bắt buộc 6 bệnh kể trên, ở ta trẻ còn được chủng ngừa tự nguyện (tức gia đình lựa chọn và chịu chi phí cho việc chủng ngừa) để ngừa các bệnh sau: viêm màng não mủ Hemophillus influenza hib, viêm màng não mủ do não mô cầu Nesseria meningitidis, thủy đậu (varicella), viêm gan siêu vi B, quai bị, rubeol (có thuốc Trimovax ngừa cả 3 bệnh: quai bị, rubeol, sởi), viêm não Nhật Bản B và cả viêm gan siêu vi B. Ðối với các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long thì bệnh ưu tiên chủng ngừa tự nguyện vì sự lây nhiễm là thương hàn và dịch tả.
Trong tình hình hiện nay đối với trẻ em châu Á, thuốc chủng ngừa bệnh có thể phân làm 5 nhóm như sau:
– Nhóm 1: Gồm 6 thuốc chủng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta cộng với thuốc chủng viêm gan siêu vi B. Ðây là nhóm chủng ngừa bắt buộc. Cần đưa chủng ngừa viêm gan siêu vi B vào chương trình tiêm chủng mở rộng là vì tỷ lệ nhiễm bệnh này ở châu Á rất cao so với các nước phương Tây và có khoảng một nửa trẻ có mẹ nhiễm siêu vi B đều trở thành người mang mầm bệnh mạn tính. Bốn nhóm còn lại thuộc loại chủng ngừa tự nguyện, tùy trường hợp bố mẹ sẽ đưa trẻ đi chủng ngừa và có thể phải trả chi phí cho việc tiêm chủng.
– Nhóm 2: Là nhóm các thuốc chủng ngừa các bệnh có thể bộc phát thành bệnh dịch địa phương (endemic diseases) như: viêm não Nhật Bản B, thương hàn, dịch tả và viêm màng não mủ do não mô cầu.
– Nhóm 3: Là nhóm các thuốc chủng ngừa các bệnh có nguy cơ cao lây nhiễm cho trẻ, là các bệnh: viêm màng não mủ do Hib, cúm (influenza), viêm phổi do Pneumococcus, thủy đậu. Riêng chủng ngừa thủy đậu được ghi nhận là sẽ giúp trẻ miễn nhiễm phần nào bệnh “giời leo” (herpes zoster).
– Nhóm 4: Là nhóm các thuốc chủng ngừa các bệnh do du lịch từ vùng này sang vùng kia, là các bệnh: viêm gan siêu vi A, sốt vàng (yellow fever). Thương hàn, nhiễm não mô cầu cũng được kể trong nhóm này.
– Nhóm 5: Là nhóm thuốc chủng trong trường hợp đặc biệt, đó là bệnh dại (được ngừa do bị chó dại cắn).
Lịch tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia: 
LỨA TUỔI LOẠI VẮC XIN PHÒNG BỆNH LỊCH TIÊM 
Từ sơ sinh (càng sớm càng tốt) Lao (BCG) Mũi 1: Có thể nhắc lại sau 4 năm
Viêm gan B (Hepatitis B) Mũi 1
Bại liệt (Poliomyelitis) Bại liệt sơ sinh
1 tháng tuổi Viêm gan B Mũi 2
2 tháng tuổi Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Diphtheria, pertussis, tetanus, polio) Mũi 1
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b Mũi 1
Viêm gan B Mũi 3 (Một năm sau nhắc lại mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5)
3 tháng tuổi Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt Mũi 2
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b Mũi 2
4 tháng tuổi Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt Mũi 3 (nhắc lại sau 1 năm)
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b Mũi 3 (nhắc lại sau 1 năm)
9 tháng tuổi Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella (MMR) Tiêm 1 mũi, 4-6 năm sau tiêm nhắc lại (Khi cần thiết nhắc lại sau 15 tháng)
Thủy đậu (Varicella) Tiêm 1 mũi duy nhất (9 tháng – 12 tuổi)
Nếu trên 12 tuổi: tiêm 2 mũi (cách nhau 6 – 8 tuần)
12 tháng tuổi Viêm não Nhật Bản B (Japanese B encephalitis) Tiêm 3 mũi (2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần và mũi 3 sau 1 năm)
15 tháng tuổi Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella (vacxin MMR) Tiêm 1 mũi (nhắc lại sau 4-5 năm)
18 tháng và người lớn Viêm màng não do não mô cầu (vacxin A+C meningoencephalitis) Tiêm 1 mũi
(Cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần hoặc theo chỉ định khi có dịch)
24 tháng tuổi và người lớn Viêm gan A (Hepatitis A) = Vacxin Avaxim Tiêm 2 mũi
Từ 2-15 tuổi: khoảng cách giữa 2 mũi là 6 tháng
Trên 15 tuổi: khoảng cách giữa 2 mũi là 6-12 tháng
Viêm phổi, viêm màng não mủ.. do phế cầu khuẩn = vacxin Pneumo 23 Tiêm 1 mũi
(Cứ 5 năm nhắc lại 1 lần)
Thương hàn (Typhoid) = vacxin Typhim Vi Tiêm 1 mũi. Cứ 3 năm nhắc lại 1 lần
36 tháng và người lớn Vacxin Cúm = vacxin Vaxigrip
Vacxin được tiêm mỗi năm 01 lần, đặc biệt những người có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh cúm. Có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú.
35 tháng tuổi – người lớn
01 liều = 0.5 ml/mỗi năm
06 tháng – 35 tháng tuổi
01 liều = 0.25ml/mỗi năm
(trẻ dưới 8 tuổi: chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều thứ 2 sau 4 tuần)
Lưu ý: Vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt nên nhắc lại khi 4 – 6 tuổi, 10 – 11 tuổi và 16 – 21 tuổi.

* Nguồn: Viện Nhi TW 
Bạn có thể cho con đến tiêm tại 50C Hàng Bài hoặc Trung tâm y tế cộng đồng ở 70 Nguyễn Chí Thanh, số 3 Ông Bích Khiêm (Hà Nội)
Một số lưu ý: 
– Nếu trẻ bị sốt nhẹ, tiêu chảy hay suy dinh dưỡng vẫn cho trẻ tiêm chủng như thường lệ.
– Sau khi tiêm, nếu trẻ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng đỏ là phản ứng bình thường, không đáng ngại.
– Sau năm đầu, nhớ đưa trẻ đi tiêm ngừa nhắc lại theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Chúc bạn và gia đình sức khoẻ!

ĐỐT VIÊM LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG

Chữa lộ tuyến bằng phương pháp nào tốt nhất

Theo  bác sỹ phòng khám đa 112 phố Mai Dịch ,Cầu Giay Hà Nội thì bản chất của tình trạng lộ tuyến là vô hại nhưng nó lại tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và gây ra viêm, lúc này nó mới thật sự gây ra nguy hiểm. Vậy chữa lộ tuyến cổ tử cung bằng phương pháp nào? viêm lộ tuyến cổ tử cung chữa bằng cách nào? bạn nên tham khảo ngay thông tin dưới đây.





Nữ giới khi mắc phải bệnh viêm lộ tuyến sẽ xuất hiện các triệu chứng như khí hư ra nhiều có màu trắng đục hoặc hơi vàng xanh, khí hư có mùi hôi khó chịu, âm đạo ngứa rát, đi tiểu nhiều, kinh nguyệt không đều. Trường hợp nặng sẽ thấy máu ra lẫn khí hư, đau và chảy máu khi quan hệ tình dục, xuất hiện cảm giác đau lưng, đau bụng dưới…Nếu không điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ ung thư, nặng có thể dẫn tới vô sinh.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung chữa bằng cách nào?
Để đưa ra được chữa lộ tuyến bằng phương pháp nào tốt nhất  thì bác sỹ cần chẩn đoán chính xác bệnh, tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn đi khám sớm khi bệnh nhẹ thì bác sỹ sẽ điều trị bằng phương pháp ngoại nội khoa để nhanh chóng loại bỏ viêm. Bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn nên ăn uống như thế nào, nên làm gì và không nên làm gì để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

Tuy nhiên nếu như bệnh nặng, viêm ăn sâu thì phải dùng phương pháp ngoại khoa mới có thể điều trị khỏi. Hiện tại phòng khám 112 Hà Nội đang sử dụng kỹ thuật dao Leep là phương pháp chữa viêm lộ tuyến tốt nhất và triệt để nhất hiện nay. Thông qua hệ thống máy định vị thông minh có thể phát hiện chính xác các tế bào và tổ chức gây bệnh, dùng dao Leep có chứa nguồn điện cao tần tiến hành cắt và phá bỏ tận gốc mầm mống bệnh mà không hề gây đau, không để lại sẹo, không ảnh hưởng đến các mô mép xung quanh, an toàn và không tái phát.

Thời gian tiến hành thủ thuật dao Leep chỉ kéo dài trong khoảng 10 phút, đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả cao, thủ thuật thực hiện trong phòng vô khuẩn đạt tiêu chuẩn quốc tế nên đảm bảo không nhiễm trùng, bảo vệ lớp niêm mạc cổ tử cung, là sự lựa chọn của đông đảo chị em khi đi điều trị bệnh.

Khi điều trị viêm lộ tuyến tại phòng khám 112, bạn không chỉ được đảm bảo về hiệu quả chữa bệnh mà mức chi phí điều trị cũng rất hợp lý, không quá đắt, phù hợp với thu nhập của hầu hết chị em. Đồng thời bạn sẽ được trực tiếp các bác sỹ có hàng chục năm kinh nghiệm trong nghề đích thân tiến hành điều trị, làm thủ thuật, thiết bị máy móc tiên tiến hàng đầu thế giới, vì thế bạn có thể yên tâm về hiệu quả, độ an toàn cũng như chi phí khi chữa viêm lộ tuyến.

Nếu bạn có nhu cầu muốn điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung hoặc muốn biết thêm thông tin về chữa lộ tuyến cổ tử cung bằng phương pháp nào tốt nhất, chi phí chữa viêm lộ tuyến hết bao nhiêu, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo các cách dưới đây để được tư vấn hoàn toàn miễn phí:

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

PHÁ THAI BẰNG THUỐC LIÊN HỆ vietphapclinic@yahoo.com

há thai bằng thuốc là phương pháp phá thai không còn xa lạ đối với nhiều người. Từ những cô cậu tuổi ô mai đến những người trưởng thành đều biết đến các loại thuốc phá thai như
Thuốc phá thai Mifexxx và Misoxxx
Tham khảo (Mifepristone 200mg và Misoprostol 200mg)
giúp phá thai an toàn và giải quyết có con ngoài ý muốn nhanh gọn, đơn giản . Nhưng cách phá thai bằng thuốc an toàn thì không phải ai cũng biết. Vì vậy nhiều “tai nạn đáng tiếc” xảy ra khi chị em tự uống thuốc phá thai để lại những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý và khả năng mang thai sau này.

Hướng dẫn cách phá thai bằng thuốc an toàn

luu-y-sau-khi-pha-thai-bang-thuoc
Hướng dẫn cách phá thai bằng thuốc an toàn
Để phá thai bằng thuốc đạt hiệu quả và an toàn, các chị em cần lưu ý kiểm tra sức khỏe cũng như lựa chọn cơ sở y tế uy tín, các tác dụng của thuốc phá thai, bỏ thai … nhằm đảm bảo phá thai an toàn và hiệu quả nhất. Tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Thực hiện đối với tuổi thai: phá thai bằng thuốc chỉ phù hợp đố với thai nhi dưới 7 tuần tuổi, trên 7 tuần tuổi không thể áp dụng phương pháp này.
Xác định vị trí thai nhi: Trước khi phá thai bằng thuốc cần kiểm tra chính xác vị trí thai nhi bằng cách siêu âm, chỉ phá thai khi chắc chắn thai nhi đã vào trong tử cung, với những thai nhi nằm ngoài tử cung không áp dụng phá thai bằng thuốc
Kiểm tra sức khỏe thai phụ: Trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp phá thai nào, thai phụ cũng cần phải kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn trong quá trình sảy thai. Nếu thai phụ mắc các bệnh lý như thiếu máu nặng, bệnh tim, tiểu đường, u xơ tử cung… thì không thể phá thai bằng thuốc.
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín : Đây là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tỉ lệ thành công của thủ thuật phá thai. Vì vậy, chị em nên chọn lựa cẩn thận, tìm cơ sở y tế uy tín, chất lượng, được trang bị đầy đủ thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ chuyên môn, có giấy phép hoạt động. Tuyệt đối không vì bất kỳ lý do gì mà chọn lựa các phòng khám chui, kém chất lượng.

ĐỐT SÙI MÀO GÀ TẠI PHÒNG KHÁM VIỆT PHÁP 112, PHỐ MAI DỊCH

   Sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc sinh dục, bệnh do virus HPV gây ra, số lượng người mắc bệnh ngày một tăng cao vì bệnh lây truyền theo con đường tình dục là chủ yếu. Là bệnh dễ tái phát do virus HPV có thể tồn tại suốt đời trong cơ thể, nên phải điều trị tận gốc, đặc biệt là khi vừa mới đốt sùi mào gà xong.
Xem thêm: Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà tốt nhất hiện nay.

Những điều nên biết sau khi đốt sùi mào gà.

7-dieu-can-biet-sau-khi-dot-sui-mao-ga-phong-kham-da-khoa-the-gioi
   Vì đây là loại bệnh chưa có thuốc đặc trị, nên để loại bỏ các sùi thì phải đốt laser, ưu điểm của phương pháp này là khó tái phát, tuy nhiên cũng có một vài khuyết điểm như dễ bị viêm nhiễm, bề mặt đốt sùi lâu lành. Vì vậy, Phòng Khám Đa Khoa VIỆT PHÁP sẽ cung cấp cho bạn 7 điều nên biết sau khi đốt sùi mào gà.
  • Tránh quan hệ tình dục khi đang điều trị bệnh, làm như vậy là để tránh tổn thương vùng da, niêm mạc mới làm tiểu phẫu và cũng tránh lây bệnh cho người khác.
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lí để có thể nhanh chóng hồi phục trở lại.
  • Không dùng chung đồ cá nhân với bất kì ai, người bệnh nên có ý thức phòng tránh lây bệnh sang cho người khác.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoái mái, đừng tự gây áp lực cho bản thân, không nên lo lắng, suy nghĩ nhiều.
  • Vệ sinh sạch sẽ chỗ mới đốt sùi mào gà, cần phải giữ khô ráo để tránh vi khuẩn sinh sôi phát triển.
  • Đừng nên chủ quan khi thấy bệnh không tái phát, luôn cẩn thận để phòng bệnh tái phát vì rất có thể virus vẫn còn trong người.
  • Không nên làm việc nặng sẽ làm vết thương lâu lành, chậm phục hồi.
   Sau khi điều trị sùi mào gà, chỉ cần lưu ý những vấn đề trên sẽ bạn sẽ mau lành bệnh, bảo vệ được sức khỏe của mình tránh  những nguy hiểm không đáng có, giúp bạn mau chóng quay trở lại với cuộc sống bình thường.
  Đó là những chia sẽ từ Phòng Khám 112, phố mai dịch, cầu giấy, Hà Nội, nếu bạn mốn tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh sùi mào gà, hãy nhanh chóng nhấp vào >>Tư vấn trực tiếp<<, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ nhiệt tình cung cấp thông tin cho bạn.

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Que cấy tránh thai Femplant Hiệu quả tranh thai hiệu quả cho chị em

Chỉ cần một thủ thuật đơn giản nhẹ nhàng ở cánh tay, hiệu quả tránh thai có tác dụng ngay, với tỷ lệ tránh thai trên 99%, kéo dài 4 năm. Nghĩa là, chị em hoàn toàn an tâm trong kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), toàn tâm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Đó là hiệu quả que cấy tránh thai mới Femplant của hệ thống Marie Stopes International (MSI) tại Việt Nam. Mới đây, Tổng cục Dân số - KHHGĐ tổ chức tập huấn về que cấy tránh thai này cho cán bộ dân số và bác sĩ sản khoa ở 20 tỉnh, góp phần nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị xã hội (TTXH) các phương tiện tránh thai (PTTT) đến cộng đồng, trong đó có que cấy tránh thai. Dịp này, khoảng 70 chị em được cấy miễn phí que tránh thai mới này. Bằng giọng vui vẻ, cởi mở, chị Nguyễn Thị Ngọc Hân (31 tuổi, ở phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt), cho biết, đây là lần thứ hai chị cấy que tránh thai. Khi con gái được 2 tuổi, chị thực hiện KHHGĐ bằng biện pháp thuốc uống tránh thai, đặt vòng nhưng không thoải mái vì cảm thấy nóng trong người, sợ tuột vòng, rong kinh… Từ khi thực hiện que cấy tránh thai, chị an tâm chuyện KHHGĐ, vợ chồng vui vẻ, ấm êm, tinh thần chị trở nên thoải mái, sức khỏe ngày càng tốt. Tuy nhiên, chị Hân cũng đề nghị, nên giảm giá sản phẩm hoặc có biện pháp hỗ trợ để đông đảo chị em, đặc biệt là chị em vùng nông thôn được tiếp cận, lựa chọn đa dạng các dịch vụ KHHGĐ.
Cán bộ y tế tư vấn sau khi cấy que tránh thai cho chị em.
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Giám đốc Phòng khám Sản phụ khoa – KHHGĐ MSI tại TP Cần Thơ, cho biết: Trước đây, MSI có 2 loại que cấy tránh thai, đó là Implanon có tác dụng ngừa thai trong 3 năm, trong đó có một loại được trợ giá 900.000 đồng, hỗ trợ người có thu nhập thấp. Hiện nay, tổ chức MSI cho ra mắt sản phẩm que cấy tránh thai mới Femplant. Loại sản phẩm mới này có thời gian sử dụng 4 năm. Cả 3 loại que cấy tránh thai có tác dụng ngừa thai từ 3 đến 4 năm và tác dụng phụ chiếm từ 10% đến 20%. Từ đầu năm 2014 đến nay, hệ thống MSI Việt Nam cung cấp trên 5.000 que cấy tránh thai cho phụ nữ cả nước. Riêng ở TP Cần Thơ, đến giữa tháng 10 – 2014, được sự tài trợ của Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), phòng khám thực hiện gần 900 ca que cấy tránh thai dành cho người có thu nhập thấp, trong đó thực hiện lưu động ở các địa phương vùng nông thôn trên 400 ca. Biện pháp cấy que tránh thai có nhiều ưu điểm, với hiệu quả tránh thai đạt tỷ lệ trên 99%, giúp chị em thoát khỏi những lo sợ khi có chu kỳ kinh kéo dài, đau bụng hoặc ra máu nhiều…. Nhiều chị em lo ngại về việc khi cấy que tránh thai sẽ không có kinh nguyệt thời gian dài. Bà Bích Thủy giải thích cặn kẽ: "Que cấy tránh thai được sản xuất theo cơ chế mẹ cho con bú. Trong quá trình cấy que trong cơ thể phụ nữ, sẽ ức chế sự phóng noãn, ngăn cản sự rụng trứng và ảnh hưởng nội mạc tử cung dày lên, do đó việc kinh nguyệt không đều hoặc chị em thấy không ra kinh là chuyện bình thường. Điều này một mặt rất có lợi, vì nếu không ra kinh, phụ nữ sẽ giảm đi lượng máu mất hàng tháng, do chu kỳ kinh nguyệt gây ra… Do đó, việc không có kinh nguyệt trong thời gian cấy que hoàn toàn không ảnh hưởng sức khỏe của phụ nữ.
Thời gian qua, ngành dân số - KHHGĐ TP Cần Thơ nỗ lực tiếp thị xã hội các PTTT nói chung, que cấy tránh thai nói riêng đến cộng đồng, nhằm giúp người dân quen dần với việc tự chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – KHHGĐ. Bà Ngô Thị Thanh Nga, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ thành phố, cho biết: Hiện nay, trung bình cứ 1 phụ nữ bước ra, có 1,5 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh sản. Do đó, cần có sự tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng áp dụng các BPTT, nhất là các biện pháp lâm sàng, trong đó có que cấy tránh thai. Tuy nhiên, tỷ lệ miễn phí PTTT hàng năm đều giảm, vì vậy cần tăng cường TTXH các PTTT nhằm đạt chỉ tiêu các BPTT hằng năm, góp phần duy trì, ổn định mức sinh thấp hợp lý. Riêng que cấy tránh thai, tỷ lệ miễn phí 10%, chỉ tiêu năm 2014 là 500 que, đến thời điểm 9 tháng, thực hiện 411 que (miễn phí 50 que, TTXH 361 que).
Ông Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ đánh giá: "Thời gian qua, nhờ hỗ trợ của tổ chức MSI cung ứng que cấy tránh thai có trợ giá cho chị em. Mặc dù mức chi trả thấp nhưng phần nào thay đổi tư duy của người dân, phải tự chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – KHHGĐ, góp phần chia sẻ gánh nặng ngân sách. Do vậy, ngành chức năng cũng như các cơ quan truyền thông cần tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy từ việc tiếp nhận miễn phí đến việc tự chi trả dịch vụ KHHGĐ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính bản thân.