Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Sự hình thành và phát triển của tim thai

Sự hình thành và phát triển của tim thai

Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 13 ngày, hình dạng của trứng trong tử cung đã có rất nhiều sự thay đổi và đặc biệt là hình dáng của phôi thai hiện ra tương đối rõ. Bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ.

Sự hình thành và phát triển của tim thai

Đến cuối tháng thứ nhất, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn mặc dù thai nhi chưa có ngũ tạng và chân tay.
- Ở tuần thai thứ 5 ( nếu tính từ thời điểm thụ thai thì thai nhi của bạn được 3 tuần tuổi), chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm. Phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn.
- Nếu sử dụng các phương tiện siêu âm hiện đại, đôi khi chúng ta cũng có thể nghe thấy nhịp tim của bé ở tuần thai thứ 6.
- Đến tuần thứ 7: Tim lớn dần lên trong cơ thể thai nhi và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải.
- Tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng hơn khi thai nhi ở tuần thai thứ 11.
- Sau năm tuần tiếp theo, nghĩa là vào khoảng tuần thứ 12, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện.
- Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn.
- Đặc biệt ở tuần thai thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.
Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 - 160 lần /phút, nhưng khi "bé" cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam.
Khi nào bạn nghe được nhịp tim thai?
Bước sang tuần thứ 12, bác sĩ sản khoa đã có thể giúp bạn nghe được nhịp tim của thai bằng máy siêu âm. Họ sẽ đặt máy nghe trên bụng bạn, nơi được phỏng đoán là tim thai. Đây là thời điểm gây xúc động, vì lần đầu tiên qua ống nghe bạn nghe được nhịp tim của con yêu đang đập đều đều.
Đến tuần thai thứ 20 thì nhịp đập của tim thai càng mạnh hơn và bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Nhịp đập bạn nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

Thai nhi to lớn có tốt không?

Thai nhi to lớn có tốt không?

mangthai.vn Theo các chuyên gia về sản khoa, trong trường hợp bình thường, trọng lượng của trẻ sơ sinh khoảng 3kg. Nhưng có không ít trường hợp hiện nay trẻ sơ sinh to lớn, mập mạp, trọng lượng cơ thể trên 4kg, lâm sàng gọi những đứa trẻ này là trẻ to lớn trong thời kỳ thai nhi. Những đứa trẻ to lớn trong thời kỳ thai nhi, ít nhiều đều có những ảnh hưởng không tốt cho quá trình sinh đẻ và trong một số trường hợp còn ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến thai nhi to lớn
- Do vóc người của cha mẹ thai nhi cao lớn nên thông qua tác dụng di truyền đã biểu hiện trên cơ thể con cái.
- Trong nhiều trường hợp chế độ dinh dưỡng của thai phụ trong thời gian mang thai có chứa nhiều chất đường và chất béo hoặc thai phụ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng khác trong thời gian mang thai. Những dinh dưỡng từ mẹ này được thai nhi hấp thu rất tốt nên cơ thể của thai nhi phát triển nhanh.
- Trong một số trường hợp là do thai phụ mắc bệnh tiểu đường, nhất là tiểu đường tính ẩn chưa được phát hiện. Những thai phụ này do insulin trong cơ thể tiết ra không đủ, nồng độ đường huyết tăng cao, lượng đường thông qua nhau thai vào hệ tuần hoàn máu của thai nhi, làm cho nồng độ đường huyết trong máu của thai nhi cũng ở mức tương đối cao, phản hồi kích thích ở tuyến tụy, làm cho cơ thể thai nhi tiết insulin quá nhiều hình thành nên chứng tăng insulin huyết, khiến lớp mỡ, glycogen, protein tích lũy trong cơ thể thai nhi từ đó làm cho trẻ to lớn.
Những ảnh hưởng của trẻ to lớn
Ảnh hưởng thông dụng và dễ thấy nhất là trẻ càng to lớn thì quá trình sinh đẻ bằng con đường sinh đẻ tự nhiên càng khó khăn.
Trong một số trường hợp, trẻ to lớn sau khi chào đời, không thể có được lượng đường tương đối nhiều thông qua sự tuần hoàn máu, nhưng insulin huyết vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể trẻ, làm cho nồng độ đường huyết trong cơ thể thai nhi giảm, dẫn đến hạ đường huyết. Như thế trẻ sơ sinh có thể xuất hiện phản ứng chậm chạp, tiếng khóc nhỏ, yếu ớt, nhãn cầu chuyển động không bình thường, ngưng thở từng cơn, rùng mình, trường hợp nặng có thể ngất lịm. Nguyên trọng hơn, do nồng độ đường huyết quá thấp, thời gian sinh đẻ kéo dài có thể làm tổn thương tế bào não của trẻ sơ sinh gây ra những di chứng về sau như giảm trí tuệ… có thể thấy thai nhi càng lớn, càng to thì độ nguy hiểm càng tăng.
Thai phụ cần làm gì?
Hiện nay, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, dinh dưỡng trong bữa ăn được cải thiện nhiều hơn, thai phụ trong khi mang thai hấp thu quá nhiều dinh dưỡng lại ít vận động, trẻ sơ sinh to lớn ngày càng nhiều. Vì thế, thai phụ phải chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong khi mang thai tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo, tham gia vận động thích hợp, đảm bảo sự khỏe mạnh cho thai nhi.
Bên cạnh đó thai phụ nên thường xuyên khám thai theo định kỳ, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường, theo dõi thường xuyên sự phát triển của thai nhi. Đến cuối thai kỳ việc kiểm tra cân nặng của thai nhi và rất cần thiết, thông qua các chỉ số về thai nhi các bác sỹ sẽ cho chỉ định sinh thường hay sinh mổ, thai phụ cần thực hiện theo ý kiến bác sỹ.

Hiện tượng sảy thai

Hiện tượng sảy thai

Sảy thai là tình trạng kết thúc thai nghén trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Ước tính cứ 5 phụ nữ mang thai thì có 1 người bị sảy. Thời gian dễ xảy ra sảy thai nhất là khoảng thời gian 3 tháng đầu, tiếp đến là hai hoặc bốn tháng sau.

Những nguyên nhân phổ biến của hiện tượng sảy thai
- Do xuất hiện nhiễm sắc thể lạ trong sự phát triển của thai nhi.
- Do gen di truyền.
- Tuổi của thai phụ cũng là một nguyên nhân. Nguy cơ sảy thai sẽ tăng cao đối với những phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35.
- Do cấu tạo khác thường của cổ tử cung: tử cung đôi, u xơ tử cung, u tử cung.
- Do sự thay đổi hormon bất thường trong cơ thể người mẹ và do một số căn bệnh như: tiểu đường, buồng trứng có vách ngăn, sụt giảm progesterone.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch.
- Do chấn thương vùng chậu; ngã, tai nạn lao động...
- Rượu, thuốc lá…và một vài loại thuốc có liên quan đến RPL như: hoá trị liệu, tia xạ, khí gây mê, kim loại đã được chứng minh gây sảy thai. Ngoài ra, nhiều loại thuốc dùng trong điều trị da liễu cũng là nguyên do.
Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân (chiếm khoảng 50 – 60%).
Các dạng sảy thai
Sảy thai được phân thành ba loại sau:
Dọa sẩy thai: Thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc hé mở nhưng các thành phần của thai chưa bị đẩy ra ngoài. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục chảy máu và đau bụng, các thành phần của thai đang đi qua ống cổ tử cung (thập thò âm đạo) thì được gọi là sảy thai không tránh được.
Chắc chắn bị sảy thai: Sẩy thai hoàn toàn (toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng bị đẩy ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt) và không hoàn toàn (một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung; tuy đã bớt đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy liên tục, thậm chí băng huyết).
Thai lưu: Là trường hợp thai nhi đã chết nhưng còn lưu lại trong tử cung chưa bị đẩy ra ngoài. Thời gian lưu có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng nhưng triệu chứng thai nghén biến mất, có máu đen ra ở âm đạo, không đau bụng. Khám thấy cổ tử cung chắc và hơi to ra, thân tử cung trở nên nhỏ hơn so với tuổi thai và mềm không đều. Khi siêu âm không có tim thai. Thai lưu trong tử cung một thời gian có thể tự sảy ra.
Những dấu hiệu sảy thai
Những dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng sảy thai là chảy máu hoặc đau đớn: chuột rút, ói mửa và đau theo kiểu “kinh nguyệt." Dù chảy máu không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sảy thai, nhưng bạn vẫn phải đến bác sĩ để kiểm tra. Hiện tượng mất máu nhẹ, không liên tục (xuất hiện từ cổ tử cung hoặc nhau thai tương lai) có thể là triệu chứng bình thường.
Mặt khác, hiện tượng mất máu nghiêm trọng hoặc liên tục với những cục máu lớn thường là dấu hiệu chắc chắn của sự sảy thai.
Đôi khi, sự biến mất của những dấu hiệu mang thai (giảm cơn đau tức ngực và buồn nôn) có thể cho thấy điều gì đó không bình thường đang diễn ra.
Biện pháp xử lý
Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ sảy thai, tốt nhất bạn nên nhờ người nhà đưa đến bệnh viện phụ sản hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa sản uy tín để được bác sĩ khám và điều trị cho bạn. Dưới dây là một số hướng điều trị mà bác sỹ có thể sử dụng với trường hợp của bạn:
- Nếu sảy thai là việc ngoài ý muốn và đã hoàn tất thì bác sỹ sẽ không cần phải can thiệp nhiều với bạn, mà lời khuyên tốt nhất với bạn lúc này là ăn uống và nghỉ ngơi dưỡng sức để chuẩn bị điều kiện sức khỏe thật tốt cho lần mang thai sau.
- Nếu hiện tượng sảy thai vẫn chưa hoàn tất thì bạn cần được bổ sung tiền liệt tuyến tố dưới dạng thuốc uống. Tiền liệt tuyến tố là loại hormone tạo ra sự co thắt để hoàn thành quá trình sổ nhau. Nếu cần thiết thì bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật hút thai. Đây là kỹ thuật sử dụng một vòi nhỏ để bơm vào trong tử cung rỗng. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật nạo thai (một thiết bị có hình chiếc muỗng) để nạo sạch các mô còn bám trong tử cung. Kỹ thuật này được tiến hành sau khi đã gây mê tổng quát cho bệnh nhân. Quá trình này thường kéo theo một thời gian ngắn phải lưu lại bệnh viện.
- Đối với hiện tượng sảy thai muộn (sau 14 tuần) thì rất dễ mắc những nguy cơ của sự xuất huyết, do đó nhất thiết bạn phải nhập viện. Kỹ thuật sổ nhau diễn ra sau khi đã tiến hành gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê tổng quát cho bệnh nhân. Thời gian mang thai càng lâu thì khả năng phải trải qua sự đau đớn quằn quại càng nhiều.
Cách để phòng ngừa sảy thai
- Nên đi khám thai định kì tại các chuyên khoa sản: Việc thường xuyên đến bệnh viện hoặc cơ ở y tế sẽ giúp bạn kiểm tra, theo dõi sự phát triển của thai nhi. Do đó có gì bất thường đang xảy ra với thai nhi sẽ được kịp thời can thiệp.
- Thai phụ luôn giữ cho tâm lý được thoải mái: Cuộc sống mệt mỏi căng thẳng, stress, lo lắng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thai phụ cần cố gắng giảm đối đa những cáu gắt, tức giận. Những người thân nên tránh cho họ tiếp xúc những thông tin quá sốc. Việc ức chế đột ngột có thể dẫn đến động thai hoặc sảy thai.
- Chế độ ăn uống là nhân tố quan trọng hàng đầu trong quá trình mang thai. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Khi mang bầu, các bà mẹ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng và hợp lí. Nên lựa chọn thức ăn đa dạng, giàu chất dinh dưỡng và hấp thụ một cách dễ dàng. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều sắt hay axit folic.
- Chế độ nghỉ ngơi, làm việc cũng là vấn đề bạn cần chú ý. Khi đang có bầu, các thai phụ không nên lao động quá sức hoặc làm việc trong các môi trường độc hại, ô nhiễm và chứa nhiều hóa chất. Đồng thời nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lí. Mẹ có giấc ngủ sâu cũng rất tốt cho thai nhi. Trong lúc mang thai các thai phụ cũng không nên quan hệ tình dục quá nhiều, tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, vì tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo, tử cung cũng là nguyên nhân gây sảy thai.
- Dù bận rộn nhưng các thai phụ nên dành thời gian tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như: Yoga, đi bộ, đi dạo cùng chồng, người thân…Điều này không những giúp mẹ thư giãn, giảm stress mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai.
- Không uống rượu, bia và các chất có cồn: Biết uống một chút rượu trong các bữa tiệc không phải là điều xấu đối với phụ nữ, nhưng khi mang thai bạn không nên uống rượu, bia và các đồ uống có cồn. Đặc biệt từ bỏ thói quen hút thuốc lá ngay lập tức, nếu bạn là người đã từng nghiện thuốc. Ngoài ra, khói thuốc còn độc hại hơn cả người hút trực tiếp, vì thế bạn nên tránh xa với khói thuốc.
Cafe cũng là loại đồ uống không có lợi trong lúc mang thai đâu bạn ạ. Những người uống 2 ly cafe một ngày tăng gấp đôi nguy cơ bị sảy thai so với người bình thường.
- Đề phòng bệnh tật: Có rất nhiều loại bệnh có thể gây sảy thai hoặc dị hình cho thai nhi như: cảm cúm, bệnh tả, các bệnh về gan, bệnh thận, bệnh truyền nhiễm…Do vậy, bà bầu phải tích cực phòng tránh. Nếu bị bệnh, thai phụ không được sử dụng thuốc một cách tùy tiện mà phải sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Như đã nói ở trên, trước khi sảy thai có thể xảy ra hiện tượng dọa sảy thai hoặc các dấu hiệu báo trước sảy thai như: đau bụng, xuất huyết kéo dài… Nếu thấy các hiện tượng bất thường này, bạn nên ngừng làm việc và đến ngay bệnh viện sản khoa để khám và điều trị. Một số trường hợp đã được “giải cứu” khi có sự can thiệp sớm của các bác sĩ.
Trong thời gian mang thai, nếu có triệu chứng đau bụng hoặc ra huyết cần phải đi khám ngay tại các cơ sở có chuyên khoa sản và siêu âm để xác định tình trạng thai. Nếu có dấu hiệu dọa sảy thai, cần nghỉ ngơi tại giường, phải kiêng lao động, kiêng giao hợp, nên ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh táo bón và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu vẫn ra huyết nhiều hoặc đau bụng nhiều hơn thì phải đi bệnh viện khám để xác định thai, tình trạng thai và từ đó bác sĩ có quyết định tiếp tục điều trị, giữ hay bỏ thai.
Tóm lại, trong quá trình mang thai, tâm lí và dinh dưỡng là hai vấn đề quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy, khi biết mình đã có bầu, thậm chí khi có kế hoạch sinh con, các mẹ  nên chú ý đến chăm sóc bản thân, điều hòa giữa nghỉ ngơi, làm việc và sinh hoạt. Chuẩn bị một “nến móng” tốt từ khi trẻ còn trong bụng mẹ để con yêu của bạn chào đời khỏe mạnh, thông minh nhất.

Các chỉ số của thai nhi theo tuần

Các chỉ số của thai nhi theo tuần

Bạn thắc mắc chỉ số của thai nhi theo từng tuần? Parentslink Việt Nam xin cung cấp cho các bạn bảng chỉ số để các bạn tiện theo dõi

Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ

Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng Tuần tuổi Chiều dài Trọng lượng
Thai 1 tuần - Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành. - Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng Thai 20 tuần 25,6 cm 300 g
Thai 2 tuần Thai 21 tuần 26,7 cm 360 g
Thai 3 tuần Thai 22 tuần 27,8 cm 430 g
Thai 4 tuần Thai 23 tuần 28,9 cm 500 g
Thai 5 tuần - Hệ thần kinh hình thành. - Đã có dấu hiệu mang thai Thai 24 tuần 30 cm 600 g
Thai 6 tuần Thai 25 tuần 34,6 cm 660 g
Thai 7 tuần - Phôi thai hoàn thiện Thai 26 tuần 35,6 cm 760 g
Thai 8 tuần 1,6 cm 1 g Thai 27 tuần 36,6 cm 875 g
Thai 9 tuần 2,3 cm 2 g Thai 28 tuần 37,6 cm 1005 g
Thai 10 tuần 3,1 cm 4 g Thai 29 tuần 38,6 cm 1150 g
Thai 11 tuần 4,1 cm 7 g Thai 30 tuần 39,9 cm 1320 g
Thai 12 tuần 5,4 cm 14 g Thai 31 tuần 41,1 cm 1500 g
Thai 13 tuần 7,4 cm 23 g Thai 32 tuần 42,4 cm 1700 g
Thai 14 tuần 8,7 cm 43 g Thai 33 tuần 43,7 cm 1920 g
Thai 15 tuần 10,1 cm 70 g Thai 34 tuần 45 cm 2150 g
Thai 16 tuần 11,6 cm 100 g Thai 35 tuần 46,2 cm 2380 g
Thai 17 tuần 13 cm 140 g Thai 36 tuần 47,4 cm 2620 g
Thai 18 tuần 14,2 cm 190 g Thai 37 tuần 48,6 cm 2860 g
Thai 19 tuần 15,3 cm 240 g Thai 38 tuần 49,8 cm 3080 g
Thai 20 tuần 16,4 cm 300 g Thai 39 tuần 50,7 cm 3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông. Thai 40 tuần 51,2 cm 3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi

Chỉ số tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của trẻ

Chỉ số tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của trẻ

Các bà mẹ có thể yên tâm nếu con gái mình chỉ nặng 8,9 kg khi tròn năm. Còn nếu là bé trai, cân nặng 9,6 kg đã được coi là lý tưởng, theo chuẩn tăng trưởng mới của Tổ chức Y tế Thế giới.

So với trước đây, yêu cầu về cân nặng của các bé nhìn chung thấp hơn một chút. Chẳng hạn: trước đây, thể trọng lý tưởng khi tròn năm phải là 10,2 kg với bé trai và 9,5 kg với bé gái.
Bảng tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của bé dưới 5 tuổi
Theo ông Lê Danh Tuyên, chuyên gia Viện Dinh dưỡng, chuẩn tăng trưởng mới có yêu cầu cao hơn về chiều cao trẻ em, nhất là với những cháu ngoài 2 tuổi. Chẳng hạn, trẻ tròn 2 tuổi có chiều cao trung bình là gần 88 cm với nam và hơn 87,5 với nữ, cao hơn 2 cm so với tiêu chuẩn cũ.
Như vậy, khi áp dụng bảng này vào Việt Nam từ năm 2008, nước ta sẽ có nhiều trẻ thuộc diện thấp còi hơn, nhưng nhiều bậc phụ huynh sẽ yên tâm hơn về cân nặng của con mình.
Chuẩn tăng trưởng mới được coi là chính xác hơn rất nhiều bởi nó dựa vào cuộc khảo sát trên trẻ em ở nhiều quốc gia ở đủ các châu lục; những em bé này đều được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và được nuôi dưỡng đúng cách trong 5 năm sau đó. Còn tiêu chuẩn cũ chỉ dựa vào khảo sát trẻ em Mỹ và nhiều trẻ trong số đó được nuôi bằng sữa ngoài (thường tăng cân nhiều hơn khiến những trẻ bú sữa mẹ phát triển bình thường có thể bị coi là thiếu cân).
Sau đây là cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ trong một số giai đoạn, theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO:

Bé gái:

Tuổi Bình thường Suy dinh dưỡng Thừa cân
0 3,2 kg – 49,1 cm 2,4 kg – 45,4 cm 4,2 kg
1 tháng 4,2 kg – 53,7 cm 3, 2 kg – 49,8 cm 5,5 kg
3 tháng 5,8 kg – 57,1 cm 4, 5 kg – 55,6 cm 7,5 kg
6 tháng 7,3 kg – 65,7 cm 5,7 kg – 61,2 cm 9,3 kg
12 tháng 8,9 kg – 74 cm 7 kg – 68,9 cm 11,5 kg
18 tháng 10,2 kg – 80,7 cm 8,1 kg – 74,9 cm 13,2 kg
2 tuổi 11,5 kg – 86,4 cm 9 kg – 80 cm 14,8 kg
3 tuổi 13,9 kg – 95,1 cm 10,8 kg – 87,4 cm 18,1 kg
4 tuổi 16,1 kg – 102,7 cm 12,3 kg – 94,1 cm 21,5 kg
5 tuổi 18,2 kg – 109,4 cm 13,7 kg – 99,9 cm 24,9 kg

Bé trai:

Tuổi Trung bình Suy dinh dưỡng Thừa cân
0 3,3 kg- 49,9 cm 2,4 kg – 46,1 cm 4,4 kg
1 tháng 4,5 kg – 54,7 cm 3,4 kg – 50,8 cm 5,8 kg
3 tháng 6,4 kg – 58,4 cm 5 kg -57,3 cm 8 kg
6 tháng 7,9 kg – 67,6 cm 6,4 kg – 63,3 cm 9,8 kg
12 tháng 9,6 kg – 75,7 cm 7,7 kg -71,0 cm 12 kg
18 tháng 10,9 kg – 82,3 cm 8,8 kg -76,9 cm 13,7 kg
2 tuổi 12,2 kg – 87,8 cm 9,7 kg – 81,7 cm 15,3 kg
3 tuổi 14,3 kg – 96,1 cm 11,3 kg – 88,7 cm 18,3 kg
4 tuổi 16,3 kg – 103,3 cm 12,7 kg – 94,9 cm 21,2 kg
5 tuổi 18,3 kg – 110 cm 14,1 kg -100,7 cm 24,2 kg
Thông tin trên được Hội Nhi khoa VN công bố tại buổi họp báo về khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em VN và chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới ngày 13-11, tại Hà Nội.
GS Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi khoa VN cho biết, khuyến nghị chuẩn tăng trưởng của WHO được công bố dựa trên nghiên cứu tăng trưởng của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, được ăn bổ sung, được chăm sóc tốt của trẻ từ 0- 5 tuổi ở nhiều quốc gia. Nếu những đứa trẻ không đạt được các tiêu chuẩn như khuyến nghị trên thì nguy cơ khi trưởng thành là người thấp bé nhẹ cân sẽ rất lớn.
Theo GS Nhạn, nhưng năm gần đây mức độ tăng trưởng của trẻ em tăng nhanh chóng; tuy nhiên, việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng miền, nhất là thành thị và nông nông. Phổ biến nhất là trong bát bột của trẻ em nông thôn đang thiếu các chất như: dầu, mỡ, rau, nhưng ngược lại trẻ em thành phố lại ăn quá nhiều thịt, bánh ngọt và các chất béo khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em. Trong đó, báo động là tình trạng béo phì ở trẻ em Hà Nội là 7,9% và TP.HCM là 22,7%.

Tim thai

Em mới có thai được 3 tuần.Khi đi siêu âm bác sĩ kết luận có thai được 3 tuần nhưng chưa có tim thai. Cho em hỏi đến tuần thứ mấy thì có tim thai. Tại sao trường hợp của em lại không thấy tim thai? Từ khi mang thai em có triệu chứng đau bụng hiện tượng đó có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em, em xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: phucnhu......@yahoo.com.vn


Chào bạn! Parentslink Việt Nam chúc mừng bạn và gia đình trong niềm vui này.
Bạn thân mến! Trong thư bạn chưa nói rõ cách xác định của bác sỹ với tuổi thai của bạn là bắt đầu từ ngày nào, vì thông thường có 2 cách xác định tuổi thai, cách thứ nhất là tính từ ngày thụ thai, cách thứ 2 là tính từ ngày có kinh đầu tiên của kỳ kinh cuối, hiện nay các bác sỹ thường dùng cách thứ 2 để tính tuổi thai, Parentslink cũng thường tính theo cách này. Nhưng trường hợp của bạn nếu tuổi thai là 3 tuần tuổi thì có thể là bác sỹ tính theo cách thứ nhất, (chắc hẳn bạn đã đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng không thấy có kinh mới đi khám?), nếu đúng như thế thì quy ra cách tính tuổi thai của Parentslink thì thai nhi của bạn đang ở tuần thai thứ 5. Ở tuần thai này đi siêu âm chưa phát hiện tim thai là rất bình thường vì thông thường đến từ tuần thai thứ 6 đến tuần thứ 8 (tính từ ngày có kinh đầu tiên của kỳ kinh cuối) thì qua siêu âm các bác sỹ mới có thể phát hiện tim thai. Vì vậy nếu bạn đi khám thai trước tuần thai thứ 8 mà chưa thấy tim thai thì thông thường các bác sỹ sẽ hẹn bạn đến khám vào khoảng từ tuần thứ 6 đến thứ 8 để kiểm tra tim thai.
Với vấn đề đau bụng dưới, thông thường đau bụng dưới và căng tức bụng dưới là một trong những triệu chứng mang tính chất tín hiệu cho thấy bạn có thai, đặc biệt là trong thời gian thai nhi đang đậu vào tử cung của người mẹ thì người mẹ thường có tín hiệu này. Nó không có gì đáng lo nếu nó chỉ là căng tức và đau nhẹ nhưng nếu bạn thấy đau dữ dội và có kèm theo ra máu âm đạo (đặc biệt là ra nhiều máu) thì bạn cần kịp thời đến bệnh viện khám để được tư vấn và điều trị tốt nhất, sớm nhất. Vì đau bụng dưới mà kèm theo ra nhiều máu âm đạo trong thời kỳ đầu của thai thì đó là dấu hiệu dọa sảy thai. Tuy nhiên cũng là dấu hiệu dọa sảy chứ chưa phải là sảy nên gặp trường hợp này thai phụ phải hết sức bình tĩnh, không hốt hoảng, cần nhờ người nhà kịp thời đưa đến bệnh viện để khám và điều trị.
Bạn à! trên đây Parentslink giúp bạn hiểu hơn về tình hình thai kỳ của bạn, chúng tôi rất vui được đồng hành cùng bạn trong chặng đường đầy khó khăn vất vả nhưng cũng rất hạnh phúc này. Để dõi theo tình hình thai kỳ của mình bạn hãy thường xuyên vào website http://vietphapclinic.com  tìm những thông tin về chăm sóc thai kỳ, tình hình phát triển của thai nhi, thai giáo... để được sự trợ giúp của Parentslink bạn vui lòng gửi mail cho chúng tôi hoặc liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại 0466741651 nhánh 2 (từ 7h30 - 17h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6), các chuyên gia Parentslink sẽ trực tiếp chia sẻ với bạn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ với chúng tôi!
Parentslink Việt Nam

THAI CHẾT LƯU TRONG TỬ CUNG

THAI CHẾT LƯU TRONG TỬ CUNG
Tất cả trường hợp thai chết mà lưu trong buồng TC trên 48h
I. Nguyên nhân:
1. Về phía mẹ:
- Mẹ bị các bệnh lý mãn tính, viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, HA cao.
- Mẹ bị các bệnh nội tiết: Basedow, thiểu năng giáp trạng, đái tháo đường, thiểu năng hay cường năng thận.
- Nhiễm độc thai nghén
- Mẹ bị nhiễm độc mãn tính, cấp tính
- Tuổi mẹ cao
- Dinh dưỡng kém, lao động nặng, tử cung dị dạng
2. Về phía con:
- Rối loạn nhiễm sắc thể: Là nguyên nhân chủ yếu thai lưu dưới 03 tháng. Có thể do di truyền từ bố mẹ, do đột biến trong qúa trình tạo noãn, thụ tinh và phát triển của phôi. Tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể tăng lên theo tuổi mẹ.
- Thai dị dạng: Não úng thuỷ
- Bất đồng yếu tố Rh
- Thai già tháng: Bánh rau bị lão hoá, không đủ dinh dưỡng nuôi thai
- Đa thai, có thế mất một thai
3. Từ phần phụ của thai:
- Dây rau: Thắt nút, xoắn vặn ngắn tương đối tuyệt đối.
- Bánh rau xơ hoá, bong non
- ối: Đa ối cấp hay mãn tính
II. Giải phẫu bệnh:
Tuỳ giai đoạn mà có thế có các hình thái sau:
- Thai bị tiêu: Thai chết lưu trong những tuần đầu tiên, ở giai đoạn rau toàn diện thì thai có thể bị tiêu hoàn toàn, chỉ còn để lại một bọc nước.
- Thai bị teo đét: Khoảng thai 3- 4 tháng bị chết, teo đét khô lại, da màu vàng xám như màu đất, nước ối ít, đặc sánh, vẩn đục cuối cùng bị khô đi để lại lớp sáp trắng bệch bao quanh cái thai
- Thai bị ủng mục: Thai 5 tháng chết ủng mục lớp ngoại bì sẽ bong, lột dần từ phía chân lên đầu. Lớp nội bì thấm Hemoglobin nên có màu đỏ tím. Các nội tạng rữa nát làm cho đầu ọp ẹp, các xương sọ chồng nhau, ngực xẹp bụng ỏng, bánh rau vàng úa, nước ối ít dần, sánh lại có màu hồng đỏ. Dây rốn teo nhỏ lại.
+ Ngày thứ 3: Lột da bàn chân
+ Ngày thứ 4: Lột da chi dưới
+ Ngày thứ 8 : Lột da toàn thân
- Thai bị thối rữa: Nước ối vỡ lâu, thai bị nhiễm trùng nhanh và nặng có thể gặp vi khuẩn kị khí, gây hoại thư sinh hơi.
III. Triệu chứng:
1- Thai dưới 20 tuần: Triệu chứng thường âm thầm, khó phát hiện
Bệnh nhân có dấu hiệu có thai: Chậm kinh, nghén, bụng to dần, HCG (+), siêu âm đã có hoạt động thai, tim thai. Sau đó ra máu âm đạo tự nhiên, ít một, không đau bụng, máu đỏ sẫm hay màu đen. Tử cung nhỏ dần, bé hơn tuổi thai. Khi khám TC bé hơn tuổi thai, TC có khi chắc hơn so với thai đang sống.
HCG có thể (+) hoặc (-) khi thai chết đã lâu. Siêu âm mất tyim thai, ối trông méo mó không đều. Trong trường hợp nghi ngờ nên siêu âm sau 1 tuần.
- Thai trên 20 tuần bị chết:
Tính chất tương đối rõ, bệnh nhân thường đi khám ngay
- Trước đó bệnh nhân thường có các dấu hiệu thai như: Thai cử động, rõ tim thai sau đó không thấy thai cử động nữa
- Ra máu âm đạo ( ít gặp)
- Hai vú tiết sữa
- Bụng bé đi
Nếu có bệnh kết hợp như nhiễm độc thai nghén thấy bệnh giảm đi
* Khám: Sờ nắn các phần thai, không nghe được tim thai, siêu âm mất tim thai, đầu méo mó, chồng sọ.
IV. Phân biệt thai dưới 20 tuần có thể nhầm với:
- Chửa ngoài dạ con: Vì cùng có máu đen, tử cung bé hơn tuổi thai, đau bụng khi thai lưu, sắp sẩy thai.
- Chửa trứng.
- U xơ tử cung
- Thai còn sống.
Để tránh nhầm lẫn phải khám xét nhiều lần kỹ lưỡng.
V. Tiến triển:
- ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm, lo âu, sợ buồn.
- Rối loạn đông máu
Thromboplastin trong nước ối T/c thai chết vào tuần hoàn mẹ, hoạt hoá quá trình đông máu, gây ra đông máu rải rác trong long mạch và gây tiêu sinh sợi huyết thứ phát. Gây chảy máu mẹ. Fibunogen trong máu tụt thấp hay không có, các sản phẩm phân huỷ Fibrui tăng cao, giảm Plasminblogen, giảm Antithrombin, đôi khi có giảm tiểu cầu.
Nhiễm trùng khi ối vỡ lâu: Nhiễm khuẩn nhanh và nặng khi ối vỡ, vi khuẩn hay gặp nhưu: Tụ cầu, trực khuẩn Proteus, vi khuẩn yếm khí như Clostudium perfring có thể có choáng nội độc tố.
Chuyển dạ của thai hư:
ối quả Lê
Nước màu hồng, ngôi gì cũng đẻ đường dưới, ngôi ngang gặp cột sống sau cổ thai phải KSTC một cách chủ động, hệ thống dùng KS có hệ thống.
VI. Điều trị:
- Điều chỉnh tình trạng rối loạn đông máu: Fibrinogen thấp, truyền TM dùng Transamin, Heparin.
Nong cổ tử cung, gắp nạo khi tử cung nhỏ < 8 cm
- Gây chuyển dạ:
Phương pháp Stein: Bệnh nhân tắm nước nóng thụt tháo dùng Estrogen ( Benzogynestryn 10mg/ ngày) trong 3 ngày. Ngày thứu 4 dùng Oxytoxin tĩnh mạch 30 đv/ ngày trong 3 ngày giữa các đợt cách nhau 7 ngàacdd Oxytoxin truyền TM đơn thuần.
Prostaglandin: Nhóm E2 như Prostril, Nalador, Cervageme: Đặt âm đạo, tiêm bắp, tiêm TM. Đặt âm đạo Cytotec
Thành công phụ thuộc vào tuổi thai. Tuổi thai cao tỷ lệ thành công cao. Thai lưu có thể chuyển dạ tự nhiên sau 1 vài tuần vì vậy có thể không cầ vội vã can thiệp gì nếu không có nguy cơ rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn ối

Thai chết lưu - Nguyên nhân và ảnh hưởng

hai chết lưu - Nguyên nhân và ảnh hưởng

Trong thời gian sống trong tử cung, mặc dù được mẹ bảo vệ nhưng thai vẫn có thể bị chết ở bất kỳ thời điểm nào. Thai chết lưu là tất cả các trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Những nguy cơ đối với sức khoẻ của người mẹ khi thai chết lưu

Trước hết, thai chết lưu thường gây nên cảm giác lo hãi ở người mẹ và mọi người trong gia đình vì bị ám ảnh bởi việc đang mang một xác chết trong bụng. Tuy nhiên, phải nói ngay rằng cái thai chết đó không gây nên mối nguy hiểm gì cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ khi không có biến chứng.

Về tiến triển, thai chết lưu trong trường hợp còn quá non tháng (1-2 tháng) có thể tự tiêu biến đi. Nhiều khi chính bà mẹ cũng không biết mình đã có thai và thai đã chết lưu. Nếu thai đã lớn thì sẽ sẩy (thai 3-6 tháng), hoặc đẻ (thai trên 6 tháng) ra ngoài. Tuy vậy thời hạn từ khi thai chết đến lúc sẩy hoặc đẻ ở mỗi người một khác. Thông thường thai chết ở tuổi thai càng lớn thì thời gian lưu lại trong buồng tử cung càng ngắn. Quá trình sẩy hoặc đẻ của thai chết lưu diễn biến như các ca sẩy hoặc đẻ bình thường nhưng thời gian dọa sẩy và chuyển dạ đẻ thường dài hơn và máu có thể ra nhiều hơn. Cũng phải có các cơn co bóp của dạ con gây đau, cổ dạ con phải mở hết thì thai mới có thể ra được.
 
Mặt cắt đứng của tử cung khi có thai
 
Điều nguy hiểm nhất đối với người bị thai chết lưu là ối bị vỡ sớm khi chưa có dấu hiệu sẩy hay chuyển dạ, vì qua nơi màng ối rách, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng, lúc này có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
Điều nguy hiểm thứ hai là khi thai lưu lại quá lâu trong dạ con (3-4 tuần trở lên) có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến băng huyết nặng ở người mẹ sau sẩy hoặc đẻ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai chết lưu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có rất nhiều trường hợp thai chết lưu mà không tìm được nguyên nhân
Những nguyên nhân từ phía người mẹ như:
- Mẹ mắc các bệnh lý mãn tính: Viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, huyết áp cao…

- Mẹ mắc các bệnh nội tiết: Basedow, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận.

- Mẹ bị nhiễm độc thai nghén từ thể nhẹ đến thể nặng đều có thể gây ra thai chết lưu. Tỷ lệ thai chết lưu càng cao khi nhiễm độc thai nghén càng nặng và không được điều trị hay được điều trị không đúng. Bệnh kéo dài nhiều ngày làm cho thai suy dinh dưỡng và chết.

- Mẹ bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng như sốt rét (đặc biệt là sốt rét ác tính), nhiễm vi khuẩn (như giang mai ..), nhiễm virut (như viêm gan, quai bị, cúm, …).

- Mẹ có tử cung dị dạng, tử cung nhi tính hay tử cung kém phát triển làm cho thai bị nuôi dưỡng kém.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố thuận lợi từ người mẹ làm cho thai chết lưu như:
- Tuổi của mẹ, tỷ lệ thai chết lưu tăng cao ở những người mẹ trên 40 tuổi (cao gấp 5 lần so với nhóm những người mẹ dưới 40 tuổi)

- Dinh dưỡng kém, lao động vất vả, đời sống khó khăn.
Những nguyên nhân từ phía thai như:       
- Rối loạn nhiễm sắc thể: Là nguyên nhân chủ yếu của thai dưới ba tháng bị chết lưu. Rối loạn nhiễm sắc thể có thể là do di truyền từ bố mẹ, có thể là do đột biến trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của phôi. Tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể tăng lên rõ rệt theo tuổi của mẹ, đặc biệt là ở các bà mẹ trên 40 tuổi.

- Thai dị dạng: Não úng thuỷ, vô sọ, phù rau thai

- Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con do yếu tố Rh, thai rất dễ bị chết lưu ở các lần có thai tiếp theo.

- Thai già tháng: Bánh rau bị lão hoá, không bảo đảm nuôi dưỡng thai, dẫn đến thai chết lưu nếu không được xử trí kịp thời.

- Đa thai: thai có thể chết trong trường hợp truyền máu cho nhau, thai cho máu dễ bị chết lưu. Hơn nữa trong quá trình phát triển có thể có một thai bị chết khi còn bé, tiêu đi mà không hề có biểu hiện lâm sàng, trong khi đó, thai bên cạnh vẫn tiếp tục phát triển bình thường. Do đó khi thai còn bé làm siêu âm phát hiện ra song thai, đến khi thai lớn, siêu âm chỉ thấy có một thai. Trường hợp như thế này không phải là hiếm gặp.
Những nguyên nhân từ phần phụ, tử cung như:
- Những bất thường ở dây rốn như dây rốn thắt nút, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, dây rốn xoắn, dây rốn bị chèn ép…

- Những bất thường ở bánh rau như bánh rau bị xơ hoá, bánh rau bị bong, u mạch máu màng đệm của bánh rau

- Bất thường ở nước ối: Đa ối cấp tính hay mạn tính, thiểu ối.
Bên cạnh đó có khoảng từ 20-50% số trường hợp thai chết lưu là không tìm thấy nguyên nhân, mặc dù có đầy đủ các phương tiện thăm dò hiện đại.

Dấu hiệu thai chết lưu

Dấu hiệu thai chết lưu  
Tỷ lệ thai chết lưu khá cao, chiếm khoảng 15% tổng số thai nghén. Một phần ba trong số đó không tìm được nguyên nhân. Thai lưu cần được lấy ra sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Thai chết lưu do nhiều nguyên nhân gây nên: thai dị dạng, thiểu ối, nhiễm trùng ối... Có những nguyên nhân chỉ phát hiện được sau khi thai đã ra như dây rau quấn cổ, dây rau thắt nút...

Ở giai đoạn sớm của thời kỳ thai nghén, các dấu hiệu để nghĩ đến thai chết lưu rất ít và không rõ ràng. Đó là những phụ nữ đã được xác định là có thai (mất kinh, nghén, thử HCG dương tính...) tự nhiên thấy ra máu ở âm đạo ít một, máu sẫm màu, các dấu hiệu nghén giảm đi, bụng không thấy to lên.
Ở giai đoạn muộn của thời kỳ thai nghén, dấu hiệu sớm nhất là sản phụ không thấy thai đạp nữa (cần chú ý vì đôi khi thành bụng dày nên không rõ thai đạp, hoặc sau khi thai chết, tử cung xuất hiện những cơn co nhẹ mà sản phụ nhầm đó là thai đạp). Nếu muộn hơn thì có thể thấy bụng không lớn lên mà nhỏ dần đi, ra máu đen âm đạo, có khi thấy vú tiết ra sữa.

Khi thấy các dấu hiệu đó, sản phụ phải đến ngay các trung tâm y tế để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Có thể chẩn đoán thai chết lưu nhanh và chính xác dựa vào các dấu hiệu như: không thấy hoạt động của tim thai (ở tuổi thai sau 8 tuần), hình ảnh túi ối không tương xứng với tuổi thai, bờ túi ối không đều (giai đoạn sớm hơn 8 tuần). Tuy nhiên, ở giai đoạn này, cần khám và làm siêu âm lại sau một thời gian để chẩn đoán chính xác.
Sau khi chẩn đoán xác định là thai chết lưu, nên lấy thai ra sớm vì tâm lý bà mẹ không muốn giữ lại trong mình một thai đã chết. Mặt khác, việc để thai chết lâu trong ổ bụng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho mẹ như nhiễm trùng, rối loạn đông máu... Tuy vậy, cũng không nên vội vàng lấy thai ra ngay mà phải làm đủ các xét nghiệm cần thiết trước. Nên tiến hành các thủ thuật lấy thai ở các trung tâm y tế có điều kiện theo dõi, hồi sức, phẫu thuật để đề phòng và xử trí các tai biến

Thai chết lưu


Thai chết lưu là thai không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung. Hiện tượng này cần được phát hiện và can thiệp sớm. Tốt nhất thai được tống xuất ra ngoài trong vòng 2 ngày kể từ khi xác định thai đã chết.
* Nguyên nhân
Theo bác sĩ Trần Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, tình trạng thai chết lưu có nhiều nguyên nhân cả ở phía người mẹ lẫn phía thai nhi.
Từ  phía người mẹ
Người mẹ bị mắc các bệnh lý mãn tính như: viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, huyết áp cao... Mẹ mắc các bệnh nội tiết như basedow, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận. Mẹ bị nhiễm độc thai nghén là nguyên nhân dễ gây ra thai chết lưu. Tỷ lệ thai chết lưu càng cao khi nhiễm độc thai nghén càng nặng, nhiễm độc nhẹ nhưng không được điều trị hoặc điều trị không đúng. Người mẹ bị bệnh kéo dài nhiều ngày, tình trạng ăn ngủ kém làm cho thai bị suy dinh dưỡng và chết.
Siêu âm là một trong những cách giúp xác định hiện trạng thai nhi.
Siêu âm là một trong những cách giúp xác định hiện trạng thai nhi.
Ngoài ra, những bệnh lý khác ở mẹ như nhiễm ký sinh trùng như sốt rét, nhiễm vi khuẩn (giang mai), nhiễm virus (viêm gan, quai bị, cúm...) hoặc mẹ có tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển làm cho thai bị nuôi dưỡng kém. Đặc biệt, những người mẹ trên 40 tuổi mang thai, tỷ lệ thai chết lưu cao gấp 5 lần so với những người mẹ tuổi dưới 40. Dinh dưỡng kém, lao động vất vả... cũng là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên.
Từ phía thai nhi
Rối loạn nhiễm sắc thể là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thai dưới ba tháng bị chết lưu. Rối loạn nhiễm sắc thể có thể là do di truyền từ bố mẹ, hoặc đột biến trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của phôi. Tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể tăng lên rõ rệt theo tuổi của mẹ, đặc biệt là ở các bà mẹ trên 40 tuổi. Những thai dị dạng như não úng thủy, vô sọ, phù nhau thai cũng dễ chết lưu. Có những thai già tháng, bánh nhau vôi hóa, thai nhi không thể lấy được dưỡng khí và dinh dưỡng từ người mẹ. Hiện tượng đa thai cũng có thể dẫn đến thai chết lưu trong quá trình các thai truyền máu cho nhau. Ngoài ra, một số trường hợp, thai có những bất thường như dây rốn thắt nút, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, dây rốn xoắn, dây rốn bị chèn ép... bất thường ở nhau thai, đa ối hoặc thiểu ối.
* Dấu hiệu và xử lý thai chết lưu
Khi thai chết lưu, người mẹ nhận thấy một số dấu  hiệu bất thường sau: thai không còn cử động, bụng nhỏ dần đi, vú căng và tiết sữa, âm đạo tiết ra nhiều các chất màu đỏ sẫm. Nếu thời gian thai đã chết lâu, người mẹ có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, hôi miệng, âm đạo chảy ra các chất có mủ.
Thai chết lưu không gây nguy hiểm gì lớn cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ khi không có biến chứng. Đối với thai 1-2 tháng tuổi, khi chết sẽ tự tiêu biến đi, nhiều khi chính bà mẹ cũng không biết mình đã có thai và thai đã chết lưu. Nếu thai đã lớn từ 3-6 tháng sẽ dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non nếu thai trên 6 tháng.
Thời gian kể từ khi thai chết đến lúc sẩy hoặc đẻ ra ngoài ở mỗi thai phụ khác nhau. Nếu thai chết ở tuổi thai càng lớn thì thời gian lưu lại trong buồng tử cung càng ngắn. Quá trình sẩy hoặc đẻ của thai chết lưu diễn biến như các ca sẩy hoặc đẻ bình thường, nhưng thời gian dọa sẩy và chuyển dạ đẻ thường dài hơn và máu có thể ra nhiều hơn. Lúc này, người mẹ cũng có các cơn co bóp của dạ con gây đau, cổ tử cung phải mở hết thì thai mới có thể ra được. Tuy nhiên, một số trường hợp thai chết không bị sẩy ngay mà nằm lại trong tử cung một thời gian, do vậy nếu không lấy ra sớm thì bà mẹ có thể bị nhiễm trùng nặng hoặc gây nên rối loạn đông máu cho mẹ.
Thai chết lưu càng sớm được phát hiện và can thiệp thì càng ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Siêu âm là một trong những phương pháp có thể giúp phát hiện sớm hiện tượng này. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu bất thường trên, người mẹ cần đi khám ngay để được can thiệp kịp thời.
* Phòng tránh thai chết lưu
Phòng tránh hiện tượng thai chết lưu, trước khi thụ thai cả vợ và chồng cùng phải cẩn thận trong ăn uống, không dùng các chất kích thích, như: rượu, bia, thuốc lá, ma túy... Người mẹ cần tránh làm việc nặng, làm việc quá sức; tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, môi trường ô nhiễm; ăn uống đầy đủ các dưỡng chất; nghỉ ngơi hợp lý; giữ cho tinh thần luôn được thoải mái; đi khám thai theo định kỳ để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.