Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Màng trinh: Bạn có thật sự hiểu về nó?

Màng trinh: Bạn có thật sự hiểu về nó?

Alobacsi.vn - 4 tháng trước 935 lượt xem
Màng trinh, chuyện tế nhị và vô cùng khó nói ở phụ nữ, chính vì thế đôi khi có những thắc mắc về nó mà bạn ngại hỏi.
Có lẽ cũng chính vì vậy mà chúng ta luôn có những hiểu lầm về màng trinh. Dù xã hội hiện đại nhưng tấm màng mỏng nhỏ xíu đó vẫn luôn là nỗi băn khoăn của không ít nam giới và chị em khi bước chân vào đời sống vợ chồng.

Dưới đây là những hiểu biết về màng trinh sẽ giúp cho các bạn có những cái nhìn đúng đắn hơn về 'cái ngàn vàng' của người phụ nữ.

1. Màng trinh ở trẻ nhỏ

Không ai có thể thực sự biết được tại sao những bé gái sinh ra đã có màng trinh, chỉ biết rằng khi 1 bé gái mới sinh ra, màng trinh có hình bánh rán nhỏ hơi nhô lên và khá mỏng, nhưng sau khi bé gái lớn lên, nó sẽ thay đổi khá nhanh chóng, nhất là từ lứa tuổi dậy thì.

2. Màng trinh có thể bị rách từ thời thiếu niên

Màng trinh là một 'tấm màn' mỏng, có thể bị rách do cử động mạnh. Thường ở tuổi nhỏ, các bé gái không để ý khi vận động mạnh như hoạt động thể thao, nghịch ngợm, bị ngã, đi xe đạp, thậm chí là chạy bộ khiến màng trinh bị rách. Vì vậy, không phải phụ nữ nào lớn lên chưa quan hệ tình dục là màng trinh cũng còn nguyên vẹn.


3. Màng trinh không nói lên việc bạn có kinh nghiệm tình dục hay không


Nhiều người cho rằng phụ nữ sẽ đau kinh khủng khi giao hợp lần đầu do màng trinh bị rách, tuy nhiên điều đó cũng không hẳn. Nếu như cô bé của nàng khá rộng và màng trinh đã bị rách do hoạt động nhiều từ thời thiếu niên hay vì một lý do gì khác thì cũng không nói lên rằng người phụ nữ đó đã giao hợp. Nhiều nam giới có thói quen nhìn màng trinh để đoán kinh nghiệm giường chiếu của phụ nữ là không công bằng.

4. 'Vết máu đỏ ở ga trải giường'

Có khá nhiều người vẫn có quan niệm tìm xem 'vệt máu đỏ ở ga trải giường' để đánh giá xem người phụ nữ đó còn trinh hay không. Điều đó sai lầm, không phải mọi phụ nữ đều chảy máu khi quan hệ lần đầu, cũng có khi màng trinh phụ nữ quá dầy nên không thể rách. Vì vậy, chú ý vết máu để đánh giá về trinh tiết phụ nữ là hoàn toàn thiển cận.

5. Màng trinh còn nguyên cũng chưa hẳn là nàng chưa quan hệ tình dục

Việc màng trinh còn nguyên cũng chưa nói lên được điều gì, có những người phụ nữ màng trinh quá dầy nên khi quan hệ tình dục không bị rách. Trong những trường hợp này, màng trinh của người phụ nữ sẽ khiến cho bạn tình bị đau đớn 'cậu bé' vì đã dùng hết sức mình mà màng trinh vẫn không thủng. Theo thống kê có khoảng 200 phụ nữ thì 1 người bị như vậy, điều đó cũng có nghĩa là có khoảng 0.5% màng trinh không bị rách trong quá trình giao hợp hoặc mở ra quá nhỏ khi dương vật tiến vào âm đạo. Trong một số trường hợp, màng trinh quá dầy, các bác sĩ còn phải can thiệp bằng cách dùng phẫu thuật để rách màng trinh giúp cho việc quan hệ dễ dàng.

6. Màng trinh có thể vá lại dễ dàng

Ngày nay, những phụ nữ đã mất đi màng trinh hoàn toàn có thể tự tin khi có rất nhiều dịch vụ vá màng trinh ở các bệnh viện và phòng khám. Bạn hoàn toàn có thể giấu kín thông tin cá nhân khi thực hiện việc vá ở đây. Màng trinh được vá không khác gì màng trinh thật nên sẽ khó phát hiện. Tuy nhiên, đó không phải là việc chúng tôi khuyến khích hay khuyên bạn bởi đó là sự lừa dối và sẽ rất không tốt cho bạn nếu như bị phát hiện.

7. Cách nhận biết cô gái đã quan hệ chưa mà không cần quan tâm đến 'màng'

Có nhiều cách để nhận biết cô gái còn trinh hay không mà không cần quan tâm đến chiếc màng nhỏ nhoi đó. Đó là khi quan hệ tình dục, thái độ của một cô gái lần đầu làm tình sẽ khác với việc làm nhiều lần. Đó là sự ngại ngùng khi bị lộ cơ thể, là thái độ, hơi thở khi 'yêu'. Đau khi quan hệ lần đầu cũng chỉ nói lên một phần vì nhiều phụ nữ có 'cô bé' rộng thì sẽ không đau...

Tuy nhiên, việc nam giới để ý đến chuyện trinh trắng của phụ nữ không phải là một tư tưởng tốt bởi nó không nói lên phẩm chất của một cô gái. Nam giới nên có cái nhìn hiện đại hơn về vấn đề này.

Vá màng trinh: Đó là chuyện bình thường?

“Đó là chuyện bình thường. Vá màng trinh không có khái niệm xấu hay tốt mà có thể coi là một tiến bộ của y học, giúp người phụ nữ tự tin hơn, khắc phục nhược điểm nếu cơ thể bị khiếm khuyết. Đó cũng là một cách để giúp cho các đôi vợ chồng có cảm giác hứng khởi khi lần đầu đến với nhau..."
PGS. TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình: “Mọi người không nên đánh lận con đen” PGS. TS Xã hội học Trịnh Hòa Bình. Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, PGS. TS Trịnh Hòa Bình, một chuyên gia nghiên cứu Xã hội học cho rằng: “Đó là chuyện bình thường. Vá màng trinh không có khái niệm xấu hay tốt mà có thể coi là một tiến bộ của y học, giúp người phụ nữ tự tin hơn, khắc phục nhược điểm nếu cơ thể bị khiếm khuyết. Đó cũng là một cách để giúp cho các đôi vợ chồng có cảm giác hứng khởi khi lần đầu đến với nhau.
Không nên cho rằng cứ “vá màng trinh” là tiếp tay cho kẻ xấu vì nếu người nào đã có ý lừa đảo, gian dối, đã “mất mát” rồi mà vẫn có thể “làm lại” để đi lừa người, thì dẫu có là màng trinh nguyên thủy hay màng trinh nhân tạo thì cũng vẫn có cái tính ấy. Mọi người không nên “đánh lận con đen”, nghĩ rằng đó là một việc làm gian dối.
Về việc tái tạo màng trinh cho phụ nữ bị xâm hại, các em bé bị lạm dụng, nếu có thể giúp đỡ miễn phí những đối tượng ấy, tôi hoàn toàn hoan nghênh. Theo tôi, việc làm này rõ ràng có tác động tích cực, cả về mặt sinh học lẫn tâm lý con người, đặc biệt là về khía cạnh tâm lý.
Có thể sau khi làm thủ thuật, họ vẫn có mặc cảm mang “của giả” đến với bạn đời của mình, nhưng người ta vẫn vững tin hơn. Sau này, khi đã đến với nhau, thật sự tin tưởng, yêu thương, sống tình nghĩa với nhau thì hoàn toàn có thể nói lại câu chuyện đó để thấu hiểu, cảm thông cho nhau.
Nhưng buổi ban đầu, điều đó cũng cần thiết, không mang nghĩa giả dối. Nếu những người thầy thuốc có tâm đức như vậy thì điều đó là đóng góp rất lớn để giải tỏa tâm lý, tác động tích cực tới những người phụ nữ đã chịu tổn thương, thiệt thòi, bởi người phụ nữ dù có bị xâm hại, cưỡng bức thì cũng được an ủi rằng mình vẫn còn trong trắng.
Ở phương diện một người đàn ông mà nói, trong đêm tân hôn, nếu tình cờ phát hiện ra bạn đời của mình đã từng “vá cái ngàn vàng”, nếu thấy đối tác vẫn quanh co, che giấu, có lẽ sẽ thất vọng một chút, nhưng nếu đã yêu thương, thấu hiểu, cảm thông cho nhau thì có thể hiểu rằng đó chỉ là một “giải pháp tình thế”.
Nếu đã tin cậy nhau thì hoàn toàn có thể chia sẻ mọi chuyện. Người đời vẫn hay nói rằng “lấy vợ thừa”, có những người đàn ông chấp nhận lấy người phụ nữ đã kết hôn 7, 8 lần cũng có sao đâu!
Theo tôi, bị lạm dụng, cưỡng bức hay “nhỡ nhàng” mà làm mất trinh tiết thì không phải điều gì ghê gớm lắm, nhưng thói thường người ta vẫn thích còn nguyên vẹn hơn. Bởi vậy mà người phụ nữ mới phải tìm đến những thủ thuật y học như vậy.
Ban đầu có thể làm vậy để “che giấu”, nhưng trong cuộc sống lứa đôi có thể trao gửi, nói hết với nhau không ngại ngần, bởi người đàn ông đàng hoàng, biết coi trọng tình yêu và yêu một cách đích đáng thì hoàn toàn có thể chia sẻ, cảm thông được với người phụ nữ." “Đó là một hành động lừa đảo” Tuy vậy, không phải ai cũng có cái nhìn khách quan như PGS. TS Trịnh Hòa Bình, đại diện cho một thế hệ có quan niệm khắt khe về trinh tiết của người phụ nữ, anh Đào Đức Chuẩn (54 tuổi, Hoàng Mai – Hà Nội) tỏ ra khá bức xúc về vấn đề này: “Tôi sẽ không tha thứ, đó là một hành động lừa đảo” “Không phải tự nhiên các cụ ta xưa kia lại gọi trinh tiết của người phụ nữ là “cái ngàn vàng”, bởi đối với người phụ nữ mà nói, đó là thứ đáng quí, đáng trân trọng, giữ gìn, là thước đo để đánh giá sự đoan trang, tiết hạnh.
Nếu “cái ngàn vàng” còn có thể mất rồi “vá” không chỉ một lần thì nó đâu còn gì đáng trân trọng? Tôi cực lực phản đối, bởi việc làm đó chỉ khiến cho phụ nữ, đặc biệt là giới trẻ ngày nay có xu hướng sống buông thả, vô trách nhiệm hơn, tạo tâm lý: “mất rồi thì vá, có sao đâu!”
Vả lại, là một người đàn ông, nếu phát hiện ra vợ mình đã từng “vá trinh”, tôi sẽ không thể tha thứ được. Tôi nghĩ rằng hôn nhân, tình yêu phải dựa trên nền tảng của sự chân thành, tin tưởng lẫn nhau. Nếu đã vậy, người phụ nữ có thể hoàn toàn nói ra sự thật với người đàn ông của mình để tìm sự cảm thông, chia sẻ.
Nếu thật sự yêu thương, trân trọng nhau, người đàn ông sẽ hiểu và không thấy chuyện “không còn trinh” của vợ mình là điều quá ghê gớm. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ “vá trinh” tức là đã không tin tưởng người chồng, lừa dối chồng, tình yêu và hạnh phúc không thể xây dựng trên những nền tảng ấy.
Còn về vấn đề “vá cái ngàn vàng” cho những phụ nữ bị cưỡng bức, xâm hại, tôi nghĩ rằng việc đó không mấy có hiệu quả, bởi như đã nói, nếu thật sự yêu thương nhau, người đàn ông sẽ giúp người bạn đời của mình vượt qua mặc cảm, quên đi quá khứ và sẽ thông cảm, yêu thương người phụ nữ đó như một cô gái còn trong trắng.
Đó mới là tình yêu đích thực, cao cả. Việc “vá lại như thuở ban đầu”chỉ là một biện pháp thuần túy để cải thiện bề ngoài, điều quan trọng là phải làm lành vết thương trong tâm hồn những con người ấy, giúp họ tự tin đối diện với cuộc sống bằng chính những gì mình có, đó mới là việc làm triệt để." Quan điểm xã hội và áp lực xã hội đè nặng lên người phụ nữ Khác với suy nghĩ của “những người đi trước”, giới trẻ ngày nay lại có cái nhìn khá “thoáng” về trinh tiết cũng như việc “vá cái ngàn vàng” của người phụ nữ, anh Lê Minh Phương (23 tuổi, Thanh Hóa) đã thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình: “Quan điểm của đàn ông và áp lực xã hội buộc người phụ nữ phải lén lút đi làm cái việc cực chẳng đã đó!”
Theo tôi, “vá màng trinh” là một dịch vụ khá nhạy cảm vì từ lâu, trong quan niệm của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, trinh tiết gắn liền với khía cạnh đạo đức của người phụ nữ.
Việc một phụ nữ giữ gìn trinh tiết của mình là điều tất nhiên và vì bất kì lí do gì, việc đánh mất trinh tiết đồng nghĩa với đánh mất phẩm giá, bị người đời chê cười, xã hội lên án là mất nết, lăng loàn…
Nhưng đó là ở xã hội xưa rồi, còn ngày nay, khi xã hội phát triển, chuyện trinh tiết cũng không còn quá nặng nề. Riêng tôi thì cho rằng màng trinh cũng là một bộ phận bình thường như bao bộ phận khác trong cơ thể con người và hoàn toàn tách biệt với vấn đề đạo đức.
Khi y học phát triển thì việc sửa chữa các khiếm khuyết trên cơ thể cũng ngày càng phổ biến, có nhiều lý do để màng trinh bị tổn thương chứ không nhất thiết là phải “quan hệ” lăng nhăng, nếu phụ nữ không tự tin, họ có thể “vá cái ngàn vàng” để được hạnh phúc, không nên quá khắt khe với họ.
Tuy vậy, cũng không nên lạm dụng điều này. Nếu “vá đi vá lại” như… vá săm xe đạp thì không ổn.
Tôi là người có tư tưởng mở, nên không quá đặt nặng vấn đề trinh tiết với người con gái tôi yêu. Tôi luôn nghĩ rằng: “Vì sao đàn bà bị lên án khi mất trinh tiết, còn đàn ông thì không?”, rõ ràng chỉ vì đàn ông không có cái đó nên chẳng có bằng chứng nào để chứng minh được họ có còn trong trắng hay không.
Người đàn ông nào cũng vậy, khi kết hôn đều muốn được là người đầu tiên vợ dâng hiến cái ngàn vàng. Nói cho cùng, trinh tiết quan trọng mà lại không quan trọng, vì khi đã xác định sống với nhau trọn đời thì mọi thứ khác chỉ là chuyện nhỏ.
Vấn đề người phụ nữ đi “vá trinh tiết” có là gian dối hay không thì chính cô ta mới là hiểu rõ nhất. Chính vì xã hội vẫn còn quá nặng nề khi đề cập tới vấn đề trinh tiết, và quan niệm của chúng ta còn quá cực đoan, vô hình chung đã tạo áp lực buộc người phụ nữ phải giữ gìn trinh tiết bằng mọi giá, nên khi rách, người ta đi vá lại là chuyện thường.
Nếu xã hội thoải mái hơn trong vấn đề này, tôi nghĩ người phụ nữ chẳng việc gì phải lén lút đi làm cái chuyện cực chẳng đã đó!”. Qua những ý kiến trên, có thể thấy quan niệm về “cái ngàn vàng” của người phụ nữ vẫn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhau về việc “vá màng trinh”, song có thể thấy rằng màng trinh và đức hạnh của người phụ nữ đang dần tách biệt, không còn là một cặp khái niệm song hành như trước. Cả ba ý kiến đại diện cho ba góc nhìn đều gặp nhau ở một điểm, đó là dù có hay không có một màng trinh nguyên vẹn thì người phụ vẫn có thể đường hoàng là một người đức hạnh, trong trắng và có phẩm giá, điều đó không phụ thuộc vào cái màng mỏng manh có thể rách bởi vô vàn lí do, mà phụ thuộc vào cách mà người phụ nữ thể hiện mình trong cuộc sống và trong các mối quan hệ hôn nhân – gia đình. Điều quan trọng nhất với những người phụ nữ bị xâm hại không phải là việc vá lại tấm màng trinh tiết một cách cơ học mà là làm sao để giúp họ vượt qua cú sốc tâm lý để có thể tự tin bước vào đời, tự tin bước qua quá khứ của chính mình để tìm được hạnh ph

Màng trinh nhân tạo

ư mọi người đã biết, khác với các nước phương tây, con người Việt Nam chúng ta nói riêng và các nước trong khu vực Á Đông nói chung rất coi trọng trinh tiết ở 1 người phụ nữ

Dù vẫn biết việc mất trinh tiết ko ảnh hưởng tới sức khỏe của 1 người phụ nữ, cũng ko có gì là quá khủng khiếp nhưng trong văn hóa Á Đông trinh tiết lại thể hiện phẩm chất của 1 người phụ nữ

Vậy phải làm thế nào để nếu các bạn đã chót dại mất đi cái quý ngàn vàng ấy???

1)Nếu bạn đi vá lại màng trinh sẽ tốn một khoản kha khá từ 3 đến 7t đồng, hơn nữa lại rất đau đớn

2)Còn dùng màng trinh nhân tạo , các bạn sẽ có lại nó 1 cách dễ dàng mà không gây đau, giá thành lại rẻ hơn nhiều

Bạn chọn cách nào?

Màn trinh nhân tạo là giải pháp an toàn cho mọi phụ nữ thay vì phải đi vá màn trinh


hymen2.jpg

Màng trinh nhân tạo Nhật Bản – giá 1.200.000
Có tác dụng tạo màng trinh nhân tạo và duy trì trong 6 giờ đồng hồ, khi bạn quan hệ tình dục màng trinh nhân tạo này sẽ rách và tiết ra 1 chút chất dịch đỏ giống máu
Trông thật và tự nhiên hơn khi nhìn vào từ bên ngoài, sản phẩm do công ty Miyamoto Brother của Nhật Bản sản xuất
Nó được làm chủ yếu từ albumin tự nhiên, chất làm phồng dùng trong y học và từ các chất hòa tan trong nước dùng trong y học, không có tác dụng phụ, không dị ứng, không đau
artificial_hymen.jpg
Màng trinh nhân tạo Hồng Kông – giá 900.000
Có tác dụng tạo màng trinh nhân tạo và duy trì trong 4 giờ đồng hồ, khi bạn quan hệ tình dục màng trinh nhân tạo này sẽ rách và tiết ra 1 chút chất dịch đỏ giống máu
Nó được làm chủ yếu từ albumin tự nhiên, chất làm phồng dùng trong y học và từ các chất hòa tan trong nước dùng trong y học, không có tác dụng phụ, không dị ứng, không đau
Giá Bán: 900.000 vnđ
will-artif_zaoos_13206_310x235.jpg

Cách sử dụng

Bước 1:
Rửa sạch tay trước khi bóc lớp nhôm bảo vệ sản phẩm

Bước 2:
Rửa sạch âm hộ , lau khô, bạn phải làm sao cho bề mặt bên trong âm hộ của bạn không quá khô mà cũng không quá ướt, độ ẩm vừa phải để dễ dàng cho được màng trinh nhân tạo vào trong

Bước 3:
Từ từ bóc nhẹ lớp nhôm bao bọc sản phẩm theo vết khứa có sãn trên đó, dùng tay miết nhẹ để lấy màng trinh nhân tạo ra ngoài

Bước 4:
Đặt màng trinh nhân tạo lên ngón tay trỏ và bạn từ từ đẩy nó vào trong âm hộ của mình, đừng đẩy quá sâu, đẩy vào 1 chút giống như màng trinh lúc đầu của bạn mà thôi.

Bước 5:
Lúc này màng trinh sẽ giãn ra và từ từ bám vào thành âm đạo của bạn, lúc này bạn nên tránh đi lại và hoạt động nhẹ nhàng trong khoảng thời gian chờ đợi 30 phút sau đó hãy quan hệ bạn nhé, thêm 1 chút ngượng ngùng , e ấp là bạn đã lại được cảm thấy lần đầu tiên của mình rồi

Bước 6:
Sau khi dùng bạn nhớ rửa sạch âm hộ bằng dung dịch vệ sinh và thấm bằng khăn bông khô bạn nhé.

Dục vọng

Dục vọng

TP -Cô gái 8X đời chót ngẩng cao cái cổ kiêu hãnh dưới mái tóc búi gọn, sải đôi chân dài vào phòng làm việc, vừa bước đi vừa lẩm nhẩm hát.
Minh họa: nguyễn văn hổ
Minh họa: nguyễn văn hổ.
Hôm nay em đi trời không có nắng, nhưng sao đôi má em lại ửng hồng?
Chưa ai cho em một câu ân ái, nhưng em đã bước chân vào huyền thoại!
Mình đang bay hay sao ấy nhỉ? Đôi mắt long lanh đong đưa: Ố ô, vẫn sớm. Haiz!
- Chị à! Sao chị không đi ăn trưa? 8X hỏi người phụ nữ ngồi sát cabin của cô.
- Mình không muốn ăn.
- Sao lại không ăn, chị? Cuộc đời tươi đẹp …
Thấy người phụ nữ trước mặt giàn giụa nước mắt, 8X im bặt. Vừa lúc đó, mấy người trong phòng trở về sau bữa ăn trưa. 8X nói nhỏ:
- Chị vào messenger đi.
Buzz!
Chị đây.
Em xin lỗi, chị làm sao vậy?
Chị buồn lắm.
Em đoán vậy. Chị có muốn nói gì cho nguôi ngoai không?
Chị cũng muốn hỏi ai đó, lứa tuổi em vì…
Em đây.
Cách đây 1 tuần. Chị ở nhà chăm
chồng ốm.
???
Lúc anh ấy vừa thiu thiu ngủ, chị nghe tiêng buzz từ skype chat. Tò mò và cũng là để trêu chồng, chị ngó vào màn hình máy tính của anh ấy.
Rồi sao?
Những gì đập vào mắt làm chị không thể dứt khỏi việc mở lại toàn bộ những gì anh ấy đã chat những ngày trước đó.
Vâng?
Hóa ra, cùng lúc, chồng chị có cặp với 3 cô khác đều ở lứa tuổi em. Nội dung những câu chuyện toàn là ngủ ngáy, ăn chơi, tán tỉnh, làm tình…
Em hiểu.
Hai cô khác đã offline. Chị tò mò gõ vào màn hình cho cô vừa buzz. Biết chị là vợ anh ấy, cô ấy, Hà, đồng ý chat tiếp với chị. Chị hỏi: sao em lại quan hệ với người đã có vợ. Em không quan hệ. Đó chỉ là chồng chị tán tỉnh em. Mới đầu em cũng chỉ đưa đẩy cho chạy công việc, nhưng sau nhận thấy mối nguy hiểm từ anh ấy, em phải chạy vì em đang có người yêu. Em ở đâu, có ở Hà Nội không? Không em ở Nha Trang, em có sự nghiệp, em yêu người yêu em và em muốn xây dựng một cuộc sống nghiêm túc cùng với chồng tương lai. Vậy sao trong lời chat của em với chồng chị em hẹn gặp anh ấy 2 lần ở khách sạn khi em ra Hà Nội. Công việc buộc phải gặp chị ạ. Nếu chị không tin em sẽ cho chị số điện thoại của một người. Cả 2 lần đó em đều hẹn người đó, một anh bạn thân, đến vào lúc chồng chị gặp em tại khách sạn. Em đã dặn trước rằng anh ấy có nhiệm vụ canh gác cho đến lúc chồng chị ra về. Anh ấy còn là công an nữa mà chị.
Thế là chị tin cô gái này. Còn 2 cô kia, những lời chat qua mạng mà chồng chị đã để chế độ lưu lại trên máy đã tố cáo mối quan hệ của họ đến đâu. Ước gì anh ấy đừng để chế độ lưu mà để chế độ xóa để chị đỡ đau.
Em hiểu.
Em biết không?
???
Đau nhất là những lời nói với hai cô gái kia, giống hệt nhau và giống y chang những lời anh ấy đã nói với chị, là vợ anh ấy, những ngày mới đây thôi. Không!
??
Không , thậm chí còn gần gũi hơn, còn hơn… Chị buồn nôn mỗi khi nghĩ lại. Chị căm ghét cuộc sống này.
Em hiểu.
Tại chị già mất rồi chăng?
33 tuổi đang là độ tuổi đẹp, chị.
Em mới ngoài 20, trẻ và đẹp, em làm sao biết được.
Chị bình tĩnh đi. Cuộc đời thế mà.
Hic. Em nói như em già lắm. Cuối 8X, em mới bắt đầu cuộc sống. Chị chỉ muốn chết hay ly hôn đi cho xong. Nhưng còn con cái. Chị thương chúng nó.
Bây giờ mà chị còn như vậy sao? Chị nghe này, hiện nay em đang chat kiểu như vậy với khoảng 10 anh. 8 anh trong số đó có gia đình như chồng chị và họ đều gạ gẫm em như thế. Vấn đề là ai phản ứng lại với từng người trong từng hoàn cảnh và phản ứng như thế nào thôi.
Thế thì chị chọn lầm người rồi. Thế em…
Hỉu chị định nói gì.
Vậy sao em không lấy chồng đi, cho đỡ lắm chuyện.
- Hai chị em không về đi à? Gần 6 giờ rồi kìa. Tiếng ai đó trong phòng gọi.
- Vâng, 8X và 7X cùng đáp.
Ngoài trời đã xẩm xẩm. Những người đi tập đã bắt đầu tản bộ bên hồ.
Chúng ta đi ăn gì đi. Chị mời em nhé.
Cứ nói hết chuyện đi cũng được, mình ăn sau. Quá sớm để ăn giờ này, chị ạ.
Uhm.
Rồi sao chị?
Chị hỏi em sao không lấy chồng đi. Cứ chat với các anh thế có khi lại hại mình , hại người.
Em không giận chị vì câu đó. Chị nghĩ em có thể lấy ai chứ?
Cái anh dạo trước hay đến đây. Đẹp trai, chức tước, giàu có, hào hoa, văn hóa đầy mình. Thế còn chưa đủ? Nghe nói hai người đã định làm đám cưới rồi?
Buzz
Buzz?!
Buzz ???!!!
Em đâu rồi?!
Nhìn sang đã thấy 8X gục trên bàn. Vai gầy lả đi, run rẩy. 7X bối rối lay gọi:
- Em ơi, chị nói gì sai à. Chị xin lỗi.
8X ngẩng mặt lên. 7X giật nảy - nom 8X như một người khác với mái tóc bù xù, mắt hoen nhòe trên má, khác hẳn cô gái đầy tự tin xuất hiện sau bữa trưa.
- Không, không. Chị không có gì sai. Cũng như chị thôi. Em yêu và tin anh ta… Còn hơn thế.
- Chị cũng nghĩ vậy.
- Em xinh đẹp, trẻ trung, có học thức, có tiền. .. Vậy mà…
8X bỗng hét lên. Hai tay cầm hai mớ tóc mai, kéo ngược lên khiến người đối diện cũng cảm thấy đau nhói.
7X sợ hãi chạy lại :
- Em đừng làm thế chứ. Em nói đi, nói
ra đi.
- Khi nghe người ta nói, em đã không tin. Em như thế này, anh ấy đi đâu được chứ? Vừa nói 8X vừa lấy tay đấm thồm thộp vào ngực, ngây dại.
- Em, chị biết không, em, như thế này. Em có xinh đẹp không?
- Có.
-Em có thông minh không?
-Có.
-Em có… Trời ơi…
-Thế mà em đi rình mò anh ấy đấy, chỉ vì em thấy tổn thương… Em thấy mình bị xúc phạm. Chị có hiểu không! 8X không nói mà gào lên.
- Chị hiểu.
- Em không thể nào quên hình ảnh anh ta vừa đi vừa huýt sáo sau khi bước vào ngôi nhà tồi tàn ấy. - Hu, hu, ư, ư… 8X khóc rống lên, đứng bật dậy, chạy đi chạy lại trong phòng.
7X hoảng sợ, chạy lại vỗ về:
- Sao vậy em. Em nói đi, nói ra đi. Em có nghiêm khắc với anh ta quá không?
8X cong người như sắp nôn ọe đến nơi. 7X lại hỏi:
- Em bình tĩnh nào. Liệu có thể tha thứ cho anh ta? Ai chả có lúc sai lầm. Chị rồi cũng phải thế, cũng phải tha thứ, tha thứ… Dù cho, nửa tháng nay rồi, chị không dám nhìn vào mặt anh ấy khi chạm nhau ở nhà - Giọng 7X cũng lại mê man chả kém gì.
- Chị không hiểu rồi. Mỗi khi nhớ lại em đều khổ sở như vậy đấy. Em kể đến đâu rồi? Chị có biết không? Anh ta huýt sáo vang nhà sau khi mở cổng… tay kéo xệch cái cà vạt sang một bên, mồm cái con người đầy văn hóa, chị cũng nói thế đúng không, văn hóa, văn hóa, anh ta hỏi: “L... đâu?” .
Rồi một người đàn bà tuổi chị bước ra. Anh ta vồ lấy, đưa tay sờ nắn khắp nơi trên cơ thể người đàn bà phốp pháp đó miệng lầm bầm… yam… yam… em lúc nào cũng ướt át ngay, vợ yêu… hì hi… Không như cái cô tiểu thư kiêu kỳ sạch sành sanh như cái khăn ăn của anh ở nhà. Anh sắp trói đời anh vào cô ta rồi…Lại đây nào, vợ ơi…Lúc bị trói rồi anh vẫn đến đây với em nhé… hơ hơ hơ.. yam, yam, yam…
7X ngớ người, rồi chợt hiểu. Cô gái ngồi trước mặt, trẻ hơn mình 10 tuổi, đang đau đớn, tê dại đến mức nói ra những lời đó tự nhiên, không một chút cảm xúc. Rồi lại rứt tóc, rồi lại nói như điên như dại, khóc, cười lẫn lộn.
- Chị có biết không? Điều em đau nhất là, khi ở với em, anh ta làm tình như bước vào một bữa tiệc với đầy đủ com-lê và ca-vát thì khi ăn ở với người đàn bà này, anh ta lại làm việc đó như một gã hàm hồ với mọi thứ đồ ăn thức uống, úp mặt vào cơm vào canh, vào rau vào mắm và gầm rú điên dại. Mà tởm nhất là mới hôm trước đó, anh ta còn đội em lên vai, công kênh em, chạy khắp căn phòng, còn nói những lời đẹp đẽ như trong phim ảnh.
Lại khóc:
- Trời ơi, trời ơi, hai con người đó lăn xả vào nhau, nói với nhau những lời mà em không thể nhắc lại cho chị nghe đâu. Hu hu… 8X đời chót đấm thùm thụp vào
ngực mình.
- Đau đấy em ơi!
- Nhưng mà em nhận ra một điều: anh ta thoải mái sống theo bản ngã khi ở bên người đàn bà đó. Có vẻ như ở bên em, anh ta căng thẳng như lúc nào cũng phải là người tử tế, lịch lãm, căng kéo, điều mà ngay hôm sau đó anh ta lại diễn với em. Ngày hôm sau, anh ta nói với em xơi xơi, như không phải hôm trước đó anh ta đã làm gì: anh chỉ yêu em. Em đã tát vào cái mặt mà trước kia em yêu thương đến vậy và em đau đớn đến nỗi phải gắng sức mới tống cổ thằng khốn đó ra khỏi căn hộ.
Bây giờ mỗi khi nghĩ lại những gì mà em đã nhìn, đã nghe em vẫn còn thấy kinh tởm như ăn phải cái gì đó giống mấy thứ cặn bã ngoài đường. Nhưng, khi đủ tỉnh táo, em cũng nhận ra một điều: hình như em không phải là một thế giới đầy đủ cho anh ta. Có thể người đàn bà kia đã đáp ứng những gì thuộc bản ngã ở người đàn ông mà em không làm được, có thể ở em còn thiếu thứ gì đó, có thể người đàn bà kia làm anh ta hạnh phúc hơn… Nhưng những gì em đã thấy làm em tổn thương đến cực độ. Em không thể quay lại, không thể đi tiếp.
- Chị hiểu. Xin lỗi vì chị đã làm em nhớ lại mọi việc.
- Không sao đâu. Từ ngày đó, em đã không thể khóc, không thể cười. Hôm nay em mới khóc được.
-Ừ.
- Hồi nhỏ, mỗi khi em có điều gì buồn bực, bà ngoại dạy em: con hãy mở cái chum gạo rồi nói vào đó, đậy nắp lại. Cái chum sẽ chia sẻ với con nỗi buồn. Thói quen tuổi thơ, niềm tin từ tuổi thơ cũng chẳng giúp được em. Hu hu… Đời em thật khổ!
7X ôm vai 8X, vỗ về.
- Em bắt đầu quan sát xung quanh để hiểu cuộc đời. Mươi cái gã em đã nói với chị cũng gạ gẫm, cũng khốn nạn, cũng đã có vợ như chồng chị. Hồi đầu em cũng phá phách để trả thù gã đàn ông đã làm em
tổn thương.
- Em đừng làm thế chứ. Chỉ hại mình thôi mà, khéo không lại hại cả người khác nữa!
- Vâng. Lúc đầu là thế thôi. Giờ thì em thấy chả đáng! Em vẫn tin một ngày nào đó sẽ có ai, không lẽ…
- Đúng vậy. Này, em ơi, ta phải đi về thôi. Chị còn có con. Em thật là hạnh phúc. Chưa phải sống vì ai. Nửa tháng trời, chị chỉ muốn nhảy xuống sông mà chết, thế nhưng những đứa con đã là thứ giữ chị lại với cuộc đời này.
- Em đầy vấn đề đấy, mà em vẫn sống. Chị có bao giờ thấy em…, trừ hôm nay. Dù thế nào chị cũng phải sống. Chị là mẹ của hai đứa trẻ. Như em này, phải sống vì bố mẹ vì họ chỉ có mình em. Em mà sao, họ sẽ không sống nổi. Ngoài đường kia, chị nhìn đi, có bao nhiêu phụ nữ như chúng ta chứ? Mấy người trong số kia hạnh phúc thật sự như chúng ta nhìn thấy họ? Vậy mà họ vẫn sống, cười, mặc đẹp, đi lại, ăn uống, ị tè nữa. 8X cười man dại. Nếu có lúc nào buồn, chị hãy coi em là cái chum của chị! Nói vào tai em!
Nói đoạn, cô gái cầm tay 7X. Ba bàn tay ấp vào nhau, mơn man, dịu dàng. Chợt 8X run rẩy, đưa tay xoa xuýt, sờ nắn khắp người 7X. Sau mấy giây ngạc nhiên, 7X kinh hãi lùi lại và nói: “Em ơi, cẩn thận, chị là đàn bà đấy!”.
7X thoáng rùng mình và đi thẳng ra cửa, miệng lẩm bẩm một mình: “Mình phải về nhà thôi, không thể !…”.
Truyện ngắn của Hồ Thu
Đúng như nhịp điệu của dục vọng, truyện ngắn này gây khoái cảm với sự gấp gáp, mạnh, nhưng lại rất lắng - cái lắng nằm ngay trong chuyển động, ở đây là lắng ngay trong các câu đối thoại rất gọn. Từng đoạn, truyện mở ra và kết thúc gây kinh ngạc.
Đây là câu chuyện của hai cô gái bị thất vọng, đau đớn; mà đau đớn ở đây là vì tình yêu của họ, đã bị đánh cho tơi tả bởi tình dục. Đằng sau tất cả những con chữ, là một tia nhận thức loé lên: đàn ông hay đàn bà thì vẫn phải sống, mà không thể coi khinh sự thỏa mãn dục vọng.
Hồ Thu là nhà báo viết về giáo dục, nhưng đọc văn của chị, thấy chị vượt thoát ngoạn mục cái thường được gọi là “bệnh nghề nghiệp”.

Sếp thưởng Tết chỉ 1 củ mà như ban ơn!

Sếp thưởng Tết chỉ 1 củ mà như ban ơn!

Cách đây 3 giờ, 52 phút
Hic hic, mọi người ơi, thưởng Tết năm nay sao bèo quá cơ. Chưa kể, sếp thưởng Tết nào có nhiều nhặt gì mà cứ như ban ơn!
Năm ngoái, mình vẫn là biên phiên dịch cho một công ty nước ngoài thì Tết đến được thưởng hẳn 3 tháng lương. Nhưng năm nay, anh xã cứ bắt tìm một cơ quan khác để giảm tần suất đi công tác và chuẩn bị chửa đẻ. Mình thấy hợp lý nên cũng nghe theo, xin làm biên dịch viên một công ty tư nhân. Hic hic, năm nay mình thưởng Tết chỉ 1 củ thôi.
Cuối tuần rồi sếp công bố mức thưởng Tết cào bằng 1 củ cho mỗi người mà mình thấy buồn quá mọi người ạ. Tết này sao mà đủ tiền chi tiêu lặt vặt các thứ đây? Lạm phát ngày càng tăng, tiền lương không đổi, thưởng tết thì bèo bọt đến mức này. Như vậy thật khó sống quá!
Ảnh MH
Lạm phát ngày càng tăng, tiền lương không đổi, thưởng tết thì bèo bọt đến mức này. Như vậy thật khó sống quá!
Mà 1 củ sếp thưởng Tết đấy là mình đã được cộng tất cả các khoản từ lớn đến bé lại rồi đấy. Thế này, thì chẳng khác gì các công ty khác thưởng tết bằng nghỉ phép nhỉ. Tết đến nơi rồi, không có tiền thì nghỉ Tết cũng chẳng biết mua sắm gì hoặc ngày Tết có nghỉ nhiều ngày thì cũng chả biết làm gì. Cứ nhắc tới Tết nhất năm nay mà mình lại thấy buồn ghê gớm.
Tức anh ách nhất là cuối tuần rồi nghe sếp công bố thưởng Tết cho nhân viên sẽ nhận vào cuối tháng này mà mình cứ thấy như ban ơn. Bởi vì mình cứ nghĩ theo phong tục của người Việt, cuối năm là dịp tổng kết, nhìn lại thành quả lao động của cả một năm. Với các công ty thì đây là dịp ghi nhận những đóng góp của người lao động trong quá trình làm việc.
Và hầu như chị em, anh em nào đi làm dù ở bất cứ vị trí nào cũng có tâm lý trông mong vào thưởng Tết, như tháng lương thứ 13, sau 12 tháng cống hiến vất vả. Sao các sếp không hiểu thưởng Tết có ý nghĩa rất lớn. Này nhé, theo mình nó vừa tạo sự hưng phấn cho người lao động trong công việc lại vừa tạo ra mối quan hệ lao động hài hòa, bền vững trong một công ty.
Ảnh MH
Huhu, thất vọng và buồn chán quá với mức thưởng Tết bèo năm nay các mẹ ơi!
Thế mà giám đốc công ty mình đã cố tình “quên” hoặc coi nhẹ việc thưởng Tết nhân viên. Dĩ nhiên, mình là người làm công ăn lương nên phải chịu thiệt thòi như vậy, nhưng chắc chắn với kiểu làm ăn và thưởng Tết ky bo như thế này, sau Tết mình cũng xin “biến” luôn.  
Hơn một ngày trôi qua, mình vẫn thấy quá hài với  mức “thưởng” không đủ mua nổi một giỏ quà Tết tầm tầm. Công ty và sếp đã “tham bát bỏ mâm” và nỡ đối xử phụ bạc với chính “của để dành” của mình, thì nói thật mình cũng phải tìm công việc và hướng đi khác cho mình sang năm thôi.
Huhu, thất vọng và buồn chán quá với mức thưởng Tết bèo năm nay các mẹ ơi!
  • Xuân Anh

Gần 40 tuổi, tôi có nên vá màng trinh?

Gần 40 tuổi, tôi có nên vá màng trinh?

Cách đây 1 tháng, 2 tuần
Gần 40 tuổi, tôi muốn có một tổ ấm cho mình vì thế tôi muốn vá trinh.
Đọc những dòng tâm sự Tôi được hạnh phúc là nhờ vá trinh; Nếu vá trinh đời tôi đã khác; Có thể mất trinh đời tôi đã khác…. tôi mới nhận ra rằng chuyện trinh tiết của người phụ nữ chưa bao giờ là một điều có thể xem nhẹ.
Bằng chứng là vì trinh tiết nhiều người phải đi vá lại cái ngàn vàng mới mong được hạnh phúc, có người lại vì nó mà mất đi tình yêu và cũng có người vì trinh tiết mà từ bỏ vợ sắp cưới…Tất cả những hỉ lộ ái ố đó âu cũng vì một chữ trinh mà ra.
Tôi đã từng là một cô gái trẻ, một cô gái mất trinh. Có lẽ nhiều người sẽ thất thật nực cười khi tôi lại tự vỗ ngực thừa nhận cái điều không hay ho gì đó. Nhưng đó là sự thật và một khi đã là sự thật do chính mình làm, hãy thẳng thắn đối diện. Tôi không phủ nhận điều ấy. Đó là lí do cho việc suốt bao năm qua kể từ ngày gã đàn ông đó bỏ tôi đi khi mà tôi đã trao cho anh ta tất cả tôi chưa từng một lần nghĩ tới chuyện vá trinh.
Gần 40 tuổi, tôi có nên vá màng trinh? - 1
Không biết bao người đến rồi lại bỏ tôi chỉ vì tôi không còn trong trắng (Ảnh minh họa)
Cũng giống như nhiều cô gái trẻ khác, mối tình đầu khờ dại lấy đi của tôi những cảm xúc yêu đương, sự rạo rực, hồi hộp và lấy cả đi những gì trong trắng nhất. Nhưng nếu giờ có ai đó hỏi tôi rằng hối hận hay không? Câu trả lời của tôi vẫn là Không. Bởi khi yêu, với tôi tình cảm ấy chân thành, không chút vụ lợi. Tôi dại dột vì tình yêu, xem ra điều ấy còn đáng tự hào hơn những kẻ bán thân vì tiền. Bởi vậy tôi không  hối hận mà chỉ hối tiếc đôi chút.
Tôi đã tin chắc chắn rồi rồi đây trong cuộc đời sẽ có những người đàn ông “hiểu chuyện”, sẽ không vì cái màng trinh ấy còn hay mất mà phụ bạc tôi. Bởi thế, tôi tự tin sống, tự tin yêu. Nhưng rồi lần lượt bao người đàn ông tới và đi khỏi cuộc đời tôi. Họ bước vào đầy háo hức, tự tin và khát khao chinh phục nhưng cuối cùng họ ra đi vì thất vọng khi biết tôi không còn trong trắng. Tôi không trách họ vì sự bao dung vì tình yêu không đủ lớn cũng không phải lỗi của họ. Những lần như thế dù đau đớn nhưng tôi không gục ngã, tôi tin có ngày sẽ có một người yêu mình thật lòng.
Thế rồi năm tháng cứ dần một qua đi. Ngoảnh đi ngoảnh lại tôi đã bước qua  cái tuổi 30 lúc nào không biết. Và cho tới giờ tôi vẫn đơn độc một mình dù cho công việc, tính nết và cả ngoại hình của tôi chẳng đến nỗi tệ. Nguyên nhân cũng chỉ vì vấn đề trinh tiết.
Gần 40 tuổi, tôi có nên vá màng trinh? - 2
Tôi có nên đi vá màng trinh khi đã gần bước sang tuổi 40? (Ảnh minh họa)
Cho tới khi tình cờ đọc những dòng tâm sự trên báo niềm tin trong tôi về những người đàn ông “hiểu chuyện” bắt đồng lung lạc. Dường như với ai, chuyện cái màng trinh ấy cũng quá quan trọng và họ dường như lấy đó làm tiêu chí để chọn vợ cho mình. Và tôi bắt đầu nghĩ tới chuyện vá trinh dù cho tuổi đời của tôi đã quá 30 khá nhiều.
Giờ đây có một người đàn ông cũng đang có ý định với tôi. Anh ta khá chững chạc, chín chắn và tỏ vẻ bao dung. Cũng giống như nhiều người trước đó, trong quá trình tìm hiểu, anh ấy luôn miệng nói rằng “điều quan trọng là tính nết, đạo đức và tình cảm dành cho nhau như thế nào chứ không quan trọng chuyện trinh tiết”. Nhưng tôi sợ lịch sử lại lặp lại, sợ đàn ông nói thì dễ nhưng làm theo lời nói lại là một chuyện khác. Mà tôi thì muốn có một mái nhà, có một tổ ấm cho riêng mình. Tôi muốn đi vá màng trinh.
Liệu tôi có nên làm thế khi mà tôi đã gần bước qua tuổi 40 rồi hay không? Liệu ở tuổi này mà còn trinh có phải là một sự bất thường? Biết đâu đấy, khi tôi vá màng trinh, cái sự còn trong trắng đó của tôi lại là một điều kì cục và khiến anh nghi ngờ. Nếu như anh phát hiện ra tôi vá trinh thì tôi tin chắc anh sẽ bỏ tôi. Nhưng nếu không vá liệu có khi nào một lần nữa anh cũng giống như nhiều gã đàn ông ích kỉ khác bỏ tôi mà đi không? Xin mọi người cho tôi một lời khuyên.

Tổn thương tinh thần vì để chồng sống quá thoải mái

Tổn thương tinh thần vì để chồng sống quá thoải mái

Tôi đã bỏ qua những lời nói dối dù nhỏ nhất ở chồng. Sau đó đến những lần chồng tôi say nắng với gái bia ôm, không ít những tin nhắn hẹn hò mà tôi vô tình đọc được. Sau những điều đó anh chỉ giải thích ậm ừ với tôi rằng bạn bè chọc ghẹo.

Tôi đã sai lầm, sai vì đã để chồng có nhiều quyền tự do: tự do về kinh tế, tự do trong mối quan hệ bạn bè. Nhưng sai lầm lớn nhất đó là lòng tự trọng của tôi đặt lên cao hơn tất cả để bây giờ tôi mới nhận ra suốt 8 năm tôi sống trong nước mắt nhiều hơn là niềm vui. Khi tôi viết lên những dòng tâm sự này là tôi đã quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân này. Điều tôi muốn được ai đó chìa ra một cánh tay để giúp tôi đứng lên và bước tiếp con đường mình đã chọn.
Chúng tôi đến với nhau ở tuổi đời đã quá chín chắn và thành đạt. Anh là người có học thức, có tiền đồ; còn tôi là phụ nữ thành đạt. Có việc làm ổn định, thu nhập cao, nghiêm túc trong tình cảm. Những ngày đầu mới cưới, chúng tôi sống trong khu tập thể nhỏ bé nhưng niềm hạnh phúc ấy chỉ ngắn ngủi khi tôi biết anh thường hay nói dối dù đó là những lời nói không đáng có.
Sai lầm đầu tiên của tôi là đã bỏ qua những lời nói dối dù nhỏ nhất ở chồng “anh đang ở nhà” mặc dù tiếng xe máy ù ù, tiếng dzo dzo chát chúa bên kia đầu dây. Sau đó đến những lần chồng tôi say nắng với gái bia ôm, không ít những tin nhắn hẹn hò mà tôi vô tình đọc được. Sau những điều đó anh chỉ giải thích ậm ừ với tôi rằng bạn bè chọc ghẹo. Khi đó tôi dễ dàng cho qua vì nghĩ đó chẳng qua chỉ là những giao tiếp bình thường trong xã hội.
Rồi đứa con đầu lòng ra đời trong niềm hạnh phúc lớn của những người làm cha, làm mẹ. Nhưng niềm hạnh phúc đó dường như chưa đủ để nếu kéo anh sống một cách nghiêm túc với gia đình. Anh không nghĩ gia đình là bến đỗ mà luôn tìm đến niềm vui cho riêng mình bằng những chuyến đi chơi riêng, những chầu nhậu bí tỷ bên bạn bè, gái gú.
Sai lầm thứ 2 của tôi là đã để cho chồng mình độc lập về kinh tế, để cho anh ấy tự thấy trách nhiệm của mình trong vai trò trụ cột của gia đình. Tám 8 năm vợ chồng chưa được 10 lần anh cho tôi tiền lương của anh. Anh kêu tôi trả tiền anh mua sữa cho con nhưng tôi thấy trong túi anh có vài chục triệu đồng, anh lại giải thích tiền của người ta.

Tôi tự trọng cho qua vì nghĩ rằng mình không phải sống với anh vì tiền và càng nghĩ đồng tiền không được làm mất đi hạnh phúc gia đình. Nhưng sự thật thì quá phũ phàng, gánh nặng cơm áo, gạo tiền, tiền ăn tiền học, tiền nhà và bao nhiêu thứ tiền đã quật gã ý chí kiên cường của người đàn bà như tôi tự lúc nào không biết. Sau bao nhiêu năm ngắm nhìn mình trong gương, tôi bật khóc vì sự tàn phá của thời gian để lại cho tôi một hình hài xấu xí.
Sai lầm thứ 3 là tôi đã tự đứng lên từ trong tuyệt vọng để làm trụ cột cho gia đình, từ việc mua nhà, sắm sửa, cứu vãn một cuộc hôn nhân mà lẽ ra không nên tồn tại. Từ đây tôi cũng bắt đầu nhận ra rằng anh không thuộc về gia đình, anh không tiếp cho tôi sức mạnh nào khác ngoài sự vô tâm đáng sợ nhất.

Một lần con đau, tự tôi phải mang con vượt hơn 10km giữa trời mưa bão, trên con đường quen thuộc ấy tôi thấy dài hút hút, sâu thăm thẳm. Có lẽ mưa trong lòng tôi lớn hơn là mưa ngoài trời, đến bây giờ nghĩ lại tôi thấy thương con mình quá đỗi. Lúc đó anh ở đâu làm gì hay chỉ đơn giản nhậu với bạn bè?
Riêng anh cứ mãi đắm chìm trong vọng tưởng địa vị, bàn bè với danh nghĩa tìm kiếm cơ hội làm ăn ngày càng xa gia đình hơn. Một ngày anh có 18 tiếng đồng hồ để làm việc và giao tiếp bên ngoài đến sau 12 giờ đêm về nhà. Tôi vài lần đề nghị ly thân, thậm chí ly hôn nhưng anh không đồng ý. Tôi lại xin anh hãy đi ra ngoài sống một mình, khi nào anh chùn chân mỏi gối rồi quay về nhưng anh vẫn thản nhiên và cứ tiếp tục làm tổn thương đến tôi.
Tôi tự an ủi rằng mình sẽ hạnh phúc khi cố vượt lên những lo toan, nhọc nhằn để giữ lấy cho con có một chỗ dựa vững chắc về tinh thần. Nhưng mỗi ngày đứa con bé bỏng của tôi đòi có đủ ba, mẹ cùng đi chơi, có mẹ đưa đi học, có ba đón về. Rồi những lần nó vô tình nói ba con là “kỹ mê” (tức là mê rượu theo lời giải thích của con) tôi bậc khóc vì những buồi tủi có cơ hội trào dâng bấy lâu.

Thì ra con tôi nó đã hiểu ít nhiều về những gì đang xảy ra trong gia đình nhỏ bé này. Điều này càng thôi thúc tôi phải quyết định chấm dứt một gia đình tạm bợ để con tôi không còn tổn thương nữa.

Những tiết lộ thú vị về 2 “hòn ngọc” của đàn ông

Những tiết lộ thú vị về 2 “hòn ngọc” của đàn ông

(Soha.vn) - Kích cỡ tinh hoàn có thể tăng 50% kích cỡ trong quá trình “hành sự”, vị trí của tinh hoàn còn báo hiệu thời điểm đàn ông sắp “lên đỉnh”.

1. Chúng không phải một cặp song sinh
Đàn ông thường có hai bên tinh hoàn không đối xứng nhau, bên nào có kích cỡ lớn hơn sẽ ở vị trí thấp hơn bên còn lại. Tinh hoàn bên trái thường có xu hướng lớn hơn và treo thấp hơn trong bìu. Ở phụ nữ, 2 bên “núi đôi” hoặc môi âm hộ cũng thường không đối xứng.
2. Co lên khi gặp lạnh
Hãy thử thí nghiệm sau: Khi nửa kia của bạn đang trong trạng thái thoát y, hãy nhẹ nhàng dùng bàn tay lạnh mơn trớn vùng bắp đùi phía trên của anh ấy, bạn sẽ quan sát thấy hai bên tinh hoàn dần co lên phía trên.
Đáp ứng tự động của cơ thể nam giới trong trường hợp này gọi là “phản xạ bìu dài”, được thiết kế để đảm bảo an toàn cho 2 “hòn ngọc”. Khi cảm thấy mối đe dọa đã qua đi, tinh hoàn sẽ trở về bất cứ vị trí nào mà chúng cảm thấy an toàn.
3. Nhạy cảm hơn cả “cậu nhỏ”
Dương vật chứa nhiều dây thần kinh hơn nhưng tinh hoàn lại có nhiều hơn các thụ cảm đau. Bởi vậy, chúng rất nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài. Lực siết trong một thời gian dài dễ khiến chúng bầm tím. Nếu bị đá mạnh, tinh hoàn có thể bị hỏng, dẫn tới vô sinh ở nam giới.
4. Có thể tăng 50% kích cỡ khi “hành sự”
 
Nếu nửa kia của bạn đang trải qua một “cuộc vui” phấn khích tới mức anh ấy quên cả tên của minh, hai “hòn ngọc” của chàng có thể tăng thêm tới 50% kích cỡ trước khi anh ấy đạt cực khoái.
Hưng phấn tăng cao kích thích lượng máu lưu thông tới khu vực này nhiều hơn, từ đó làm tăng kích cỡ tinh hoàn. Như vậy, nếu bạn có thể khiến chàng tăng gấp đôi khoái cảm, kích cỡ 2 “hòn ngọc” cũng có thể tăng gấp đôi.
5. Báo hiệu chàng sắp “lên đỉnh”
Khi đàn ông sắp xuất tinh, 2 bên tinh hoàn trong bìu sẽ dịch chuyển dần lên vị trí cao hơn. Điều thú vị là gần 85% nam giới có tinh hoàn bên phải thường nhích lên phía trên trước tinh hoàn bên trái.
6. Gây đau quặn ở bụng khi chàng bị đá vào chỗ hiểm
 
Vùng kín của đàn ông chứa nhiều thụ cảm nhạy với cảm giác đau hơn phụ nữ. Tinh hoàn của họ có các đuôi thần kinh liên kết với vùng bụng. Bởi vậy, khi bị đá vào vùng kín, đàn ông thường đau quặn ở bụng.
7. Một “hòn ngọc” là đủ để khiến bạn thụ thai
Chàng hoàn toàn có thể khiến bạn có thai dù chỉ còn một “hòn ngọc”. Một bên tinh hoàn khỏe mạnh đủ khả năng để sản xuất đủ tinh trùng cho quá trình thụ tinh với trứng và đủ testosterone để kích thích các dây thần kinh ở vùng kín của bạn.
8. Nổi gân xanh khi chàng không thể “lên đỉnh”
Khi đàn ông hưng phấn trong một khoảng thời gian dài mà không thể “lên đỉnh”, họ có thể bị đau do tinh dịch tích tụ mà không được giải phóng. Cảm giác khó chịu này có thể khiến hai bên bìu tinh hoàn nổi gân màu xanh nhạt do các mạch máu tại khu vực này bị căng.
Cảm giác đau sẽ giảm khi người đàn ông có thể xuất tinh. Ngoài ra, còn một cách khác là giảm đau bằng nước lạnh. Lần tới, nếu chàng phàn nàn về điều này, bạn hãy đưa cho anh ấy một chiếc khăn tắm.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Bộ Y tế cần rà soát lại Chiến lược phòng chống lao đến năm 2020

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Bộ Y tế cần rà soát lại Chiến lược phòng chống lao đến năm 2020

ĐCSVN - 11 tháng trước 38 lượt xem 6 tin đăng lại
Ngày 24/3, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác chống lao giai đoạn 2007 - 2011, định hướng hoạt động giai đoạn 2012 - 2015. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến dự và phát biểu chỉ đạo.



Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng nhấn mạnh phòng chống lao là nhiệm vụ lâu dài của nhiều quốc gia trên thế giới và không thể giải quyết ngày một ngày hai. Đánh giá cao những kết quả tích cực đã đạt được trong 5 năm qua của Chương trình phòng chống lao quốc gia, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến việc Chương trình đã triển khai điều tra hiện trạng lao toàn quốc, làm cơ sở hoạch định chính sách và hợp tác quốc tế. Đồng thời, đã hình thành hệ thống phát hiện và điều trị lao ở tất cả các cấp, phủ tất cả các xã là thành tựu rất quan trọng, hình thành các cơ sở xét nghiệm ở cấp vùng; huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng xã hội. Nhờ đó, tỷ lệ người mắc lao trên 100.000 dân không ngừng giảm trong 5 năm qua. Việt Nam đã triển khai phòng chống lao từ những năm 1956-1957 đến nay, nhưng do điều kiện của chiến tranh và xuất phát điểm kinh tế-xã hội nên hiện nước ta vẫn nằm trong danh sách 22 nước có gánh nặng bệnh lao trên toàn cầu. Đây là gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội, khi có người bị bệnh lao thì nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất lớn. Vì vậy, yêu cầu có một chương trình mới phát huy kết quả cũ, đồng thời có hiệu quả hơn trong bối cảnh tài trợ quốc tế giảm là hết sức cấp bách.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế cùng các cơ quan liên quan rà soát lại Chiến lược phòng chống lao
đến năm 2020, định hướng tới năm 2030 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Chinhphu.vn.

Phó Thủ tướng đề nghị, trong nguồn kinh phí hiện có, phải dành ưu tiên hơn cho phòng chống lao. Đồng thời, sử dụng kinh phí có hiệu quả hơn và tập trung cho những vùng có tỷ lệ bị lao nhiều nhất cả nước, vì thống kê sơ bộ cho thấy 60% bệnh nhân lao cả nước tập trung tại 27 tỉnh. Ngoài ra, chính quyền các địa phương kinh tế phát triển nhanh có thể chủ động tăng kinh phí cho phòng chống lao. Đặc biệt lưu ý đến công tác truyền thông để người dân và toàn xã hội nhận thức đúng về thực trạng, căn nguyên và mức độ nguy hiểm của bệnh lao, từ đó mỗi người tự ý thức phòng chống căn bệnh này và huy động được tốt hơn nguồn lực xã hội tham gia vào phòng chống lao. Mặt khác, cần chọn lọc, ứng dụng công nghệ cao làm cho việc chữa trị hiệu quả hơn, với tổng chi phí thấp hơn. Phó Thủ tướng yêu cầu, từ nay đến tháng 6/2012, Bộ Y tế cùng các cơ quan liên quan rà soát lại Chiến lược phòng chống lao đến năm 2020, định hướng tới năm 2030 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 1/3 dân số thế giới đã nhiễm lao. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,2 đến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm. Việt Nam hiện xếp thứ 12 trong số 22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất thế giới, xếp thứ 14 trong 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao trên toàn cầu. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 180.000 người mắc và gần 30.000 người chết do bệnh lao. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh nhân lao đa kháng thuốc cao, ước tính khoảng 5.000 - 6.000 người.

Tại hội nghị, PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Phổi TW cho biết: Giai đoạn 2007 - 2011, Chương trình Chống lao quốc gia đã đạt được những kết quả bước đầu như: mỗi năm phát hiện khoảng 100.000 bệnh nhân lao và đã chữa khỏi cho 92% số bệnh nhân này; đặc biệt xu hướng tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao phổi AFB dương tính mới trên 100.000 dân giảm 1,7% hàng năm, bệnh nhân lao các thể giảm 0,8% hàng năm. Bên cạnh đó, Chương trình chống lao đã bao phủ 100% vùng lãnh thổ; cải thiện hoạt động phát hiện với trọng tâm là chẩn đoán lao phổi AFB (+) bằng kỹ thuật soi đờm trực tiếp, triển khai các hoạt động chẩn đoán lao trẻ em; áp dụng điều trị công thức 8 tháng có kiểm soát (DOTS) với phác đồ thứ nhất cho bệnh nhân lao mới đạt tỷ lệ khỏi bệnh trên 90% và phác đồ lao thứ hai cho bệnh nhân tái phát và thất bại với tỷ lệ khỏi đạt trên 80%...

Tuy nhiên hiện nay, công tác phòng chống lao tại Việt Nam vẫn dựa trên việc phát hiện thụ động với người nghi lao có triệu chứng ho khạc đờm trên 2 tuần. Theo kết quả điều tra, chỉ có 53% những người được phát hiện lao phổi AFB (+) có triệu chứng ho khạc đờm trên 2 tuần. Như vậy, một lượng lớn các bệnh nhân lao được phát hiện trong điều tra không được phát hiện tại các cơ sở của Chương trình Chống lao quốc gia. Cũng theo kết quả điều tra dịch tễ cho thấy có 41% những người nghi có triệu chứng đã đến cơ sở y tế khám; các cơ sở y tế thường được người dân đến khám đầu tiên là nhà thuốc, trạm y tế xã, bệnh viện công và y tế tư. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của nhà thuốc trong công tác phát hiện bệnh nhân mắc lao. Bên cạnh đó, công tác phòng chống lao vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: chưa triển khai thống nhất được mô hình chống lao tuyến huyện; thiếu nguồn nhân lực cho công tác chống lao trong trại giam; tỷ lệ lao, lao kháng thuốc, HIV trong trại giam cao; năng lực của các phòng xét nghiệm vùng sâu, vùng xa vẫn còn yếu kém; chưa có hệ thống thông tin xét nghiệm quốc gia tốt...

Để hoạt động phòng chống lao hiệu quả hơn, thời gian tới, chương trình Chống lao quốc gia tiếp tục tăng cường phát hiện sớm và nhiều nhất tất cả các thể lao; đảm bảo cung cấp và tiếp nhận dịch vụ DOTS chất lượng cao tại các tuyến của hệ thống y tế; giải quyết vấn đề lao/HIV, lao đa kháng thuốc, lao trong trại giam và các Trung tâm 05-06...; duy trì tỷ lệ điều trị khỏi cao; phấn đấu đến năm 2015, Việt Nam giảm 50% số bệnh nhân hiện mắc so với ước tính năm 2000, khống chế tỷ lệ bệnh nhân lao kháng đa thuốc bằng mức năm 2010 và thanh toán bệnh lao ở Việt Nam vào năm 2030./.

Khám chữa bệnh tại nhà: Cung chưa gặp cầu

Khám chữa bệnh tại nhà: Cung chưa gặp cầu

ANTĐ - 16 tháng trước 255 lượt xem
ANTĐ - Cùng với chất lượng cuộc sống và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân, sự phát triển của những loại hình dịch vụ y tế mới như khám chữa bệnh tại nhà là rất cần thiết. Vấn đề là cần phát triển các dịch vụ này thế nào và quản lý ra sao?

Các trạm y tế thường vắng do người dân có thói quen gọi thầy thuốc đến nhà khám khi đau ốm nhẹ

Nơi có phép thì không làm


Có thể nói, mô hình bác sĩ gia đình hay loại hình dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà không còn mới mẻ. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ này trong cộng đồng là có và ngày càng lớn, đó thường là những người già mắc bệnh mãn tính, bệnh chưa đến mức nguy hiểm phải nhập viện hoặc đã điều trị tại BV rồi được chỉ định về chăm sóc tại gia đình; đó là những người có điều kiện kinh tế hoặc cũng có thể là những người tàn tật, gặp khó khăn trong việc đi lại… Tuy nhiên tại Hà Nội, dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà được cấp phép còn rất hạn chế. Trái lại, những thầy thuốc, thầy lang hoạt động khám chữa bệnh tại gia đình nhưng không xin cấp phép lại rất phổ biến.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, ngoài cơ sở duy nhất ở địa chỉ 50C Hàng Bài được cấp phép và hoạt động khám chữa bệnh tại nhà, rất nhiều BV, phòng khám (cả công lập và tư nhân) khác trên địa bàn cũng đã dự kiến, thậm chí thông báo mở dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà như BV Thanh Nhàn, BV Phụ sản Trung ương, BV Hòe Nhai… Đây đều là những cơ sở y tế có đầy đủ chuyên môn, phương tiện phục vụ việc khám chữa bệnh tại nhà, nhưng vì nhiều lý do, đến nay hoặc chưa thực hiện được, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng. TS.BS Trần Tử Bình, Giám đốc BV đa khoa Hòe Nhai cho biết, từ khi còn là một cơ sở y tế bán công, BV đã đưa ra tiêu chí thực hiện mô hình khám chữa bệnh tại nhà, tuy nhiên do nhân lực của BV còn thiếu, xe cứu thương còn thiếu nên hiện vẫn chưa thể triển khai.

Cách đây 2 năm, BV Phụ sản Trung ương đã bắt đầu cung cấp dịch vụ khám thai tại nhà, từ 7-19h hàng ngày, phục vụ những người có nhu cầu khám thai, chăm sóc sau sinh hoặc sau phẫu thuật. Bác sĩ sẽ đến nhà cùng với máy móc cần thiết, trong quá trình điều trị, nếu phát hiện sức khỏe bệnh nhân không ổn sẽ chỉ định đến BV để khám kỹ hơn. Thời gian đầu, số người được đáp ứng dịch vụ khá đông nhưng hiện nay, dịch vụ này đang ngày càng thu hẹp phạm vi và thời gian hoạt động, thường chỉ phục vụ những bệnh nhân trong bán kính trên dưới 10 km tính từ BV. Theo lý giải từ phía BV thì nguyên nhân chính cũng là do thiếu nhân lực.

Nơi làm lại… không phép


Trong thực tế, việc mời thầy thuốc, y sĩ, y tá, thầy lang đến khám chữa bệnh tại nhà hiện khá phổ biến. Điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh, Điều dưỡng trưởng khoa Tim mạch-lồng ngực - BV Việt Đức cho biết, qua một chuyến đi khảo sát và khám chữa bệnh từ thiện tại một xã ở tỉnh Nam Định, anh chứng kiến cảnh trạm y tế xã luôn vắng tanh, trong khi 2 thầy thuốc trong xã, một là y sĩ quân y đã nghỉ hưu hơn 20 năm nay, người còn lại chỉ được đào tạo qua một khóa học về y học cổ truyền lại… luôn đông khách, dù họ không hề xin phép chính quyền mở phòng khám. Những người dân trong xã, hễ ốm đau là gọi thầy đến khám, trừ khi nặng hoặc đã tiêm vài ngày không đỡ mới đi BV.

Tại Hà Nội, dù trình độ dân trí và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân cao hơn rất nhiều nhưng nếu để ý, ở bất cứ phường nào cũng có những y bác sĩ hoặc đơn giản là những người biết chút ít về ngành y cũng khám chữa bệnh tại nhà. Thường họ được người quen, họ hàng, hàng xóm láng giềng biết và mời đến chữa chứ không hề quảng cáo hay đăng ký biển hiệu, xin cấp phép hành nghề. Cứ thế, người này giới thiệu người kia. Chẳng hạn như tại địa chỉ 39x Trương Định, một cô hộ lý đã về hưu hơn chục năm nay treo biển quảng cáo tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà. Thế nhưng những người trong tổ dân phố đều biết, ngoài việc tắm, chăm sóc cho trẻ sơ sinh, bà hộ lý này còn kiêm thêm cả việc điều trị, tiêm, truyền dịch tại nhà cho rất nhiều bệnh nhân.

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng - BV Bạch Mai nhận định, không quá khi nói rằng đa số những thầy thuốc hành nghề khám chữa bệnh tại nhà theo yêu cầu của bệnh nhân tại Hà Nội, nhất là ở các vùng nông thôn hiện nay vẫn là… hành nghề chui, không phép. Số này chủ yếu rơi vào các đối tượng y sĩ, bác sĩ đã nghỉ hưu, những y bác sĩ trẻ chưa có việc làm hoặc làm việc tại các phòng khám tư. Còn những y bác sĩ có trình độ, đang làm việc tại các BV, phòng khám hiếm khi đi khám chữa bệnh tại nhà.

Được biết, cách đây 5 năm, trường ĐH Y Hà Nội đã mở chuyên ngành đào tạo bác sĩ gia đình, thế nhưng số học viên sau khi tốt nghiệp hầu hết không hành nghề bác sĩ gia đình. Theo phân tích của những người trong ngành, người muốn hành nghề bác sĩ gia đình, khám chữa bệnh tại nhà phải có ít nhất 18 tháng kinh nghiệm làm việc liên tục trong một BV, phải có đăng ký, biển hiệu phòng khám tại một địa chỉ cố định. Đây đều là những điều kiện không dễ có đối với các sinh viên mới tốt nghiệp, trong khi những người có đủ kinh nghiệm và điều kiện mở phòng khám lại ít khi có thời gian để hành nghề khám chữa bệnh tại nhà.