ởi bệnh nhân thực sự là các đấng mày râu lại đang ngồi trên ghế chờ,
ngoài cổng bệnh viện vì sợ phải gặp bác sĩ nữ. Vô số những câu chuyện bi
hài cũng nảy sinh chính vì tâm lý “ngại” của những bệnh nhân đi khám
“chuyện ấy”.
Rủ mẹ đi khám cùng vì … “xấu hổ”
Chị Lan Thanh, một y tá làm việc tại đây đã 2 năm cho biết, tuy là phòng khám Nam khoa nhưng sáng nào cũng phải tiếp rất đông các khách hàng nữ. Họ chính là các bà vợ, bạn gái, người yêu của những bệnh nhân nam bởi các đấng mày râu khi đến đây đều rất ngại ngùng. Đa phần các bệnh nhân nam đều có vợ, bạn gái “đi kèm”, thậm chí có nhiều thanh niên chưa vợ còn ngại đi một mình, sợ “xấu hổ” phải rủ cả mẹ, hoặc chị gái đi khám cùng.
Có trường hợp một thanh niên trẻ khi đến đây khám rủ luôn cả mẹ đi nhưng “nhiệm vụ” đưa sổ khám, trình bày bệnh lý với bác sĩ cũng “nhường” lại cho bà mẹ còn mình thì đội mũ kín mít, âm thầm đứng tít ngoài cổng bệnh viện đợi đến khi bác sĩ gọi mới chịu vào phòng riêng để khám.
Tình trạng các cặp vợ chồng hiếm muộn ngày càng nhiều gây nhiều lo lắng cho các gia đình
Nhiều nữ y tá trẻ học Đa khoa nhưng đến khi ra trường lại được phân ngay về khoa Nam học cũng thấy “oải”. Bệnh nhân ngại ngùng, nữ y tá trẻ, chưa chồng con, khó quen với “đặc thù” của công việc, khó khăn trong khám chữa bệnh của các nữ bác sĩ càng nhân lên gấp bội. Bởi có nhiều trường hợp, bệnh nhân khi đến phòng khám Nam khoa thấy đông nữ bác sĩ, y tá lại “nằng nặc” đòi bác sĩ, y tá nam đến khám.
Nhiều bệnh nhân nam đi khám đều muốn “né” bác sĩ nữ. Thậm chí, có bệnh nhân trẻ bị đau tức, viêm tinh hoàn do … mất vệ sinh nhưng đến phòng khám gặp bác sĩ nữ lại quay ra… đòi về. Đi đi lại lại phòng khám đến vài ngày, vẫn gặp các nữ bác sĩ, y tá thì chàng thanh niên này mới đành “nhắm mắt đưa chân”. Đến khi bác sĩ tiến hành khám thì cả bệnh nhân và y tá nữ mới đi làm đều cảm thấy “shock” đến mức phải xin ra ngoài đứng một lúc mới vào khám tiếp được.
Một bác sĩ nữ làm việc tại khoa Nam học đã gần 10 năm bộc bạch “Bản thân mình làm ở đây đã lâu nhưng cũng không muốn để chồng con, bạn bè, họ hàng biết cụ thể công việc hằng ngày là khám nam khoa.
Còn bệnh nhân nam đến đây thì đa phần đều “giấu bệnh” khiến cho việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Bởi tâm lý đàn ông Châu Á thường rất ngại khi phải trình bày “chuyện ấy” với một người phụ nữ không quen biết, là các bác sĩ nữ. Càng khó khăn hơn khi hỏi cụ thể về tình trạng bệnh lý bởi khó có người đàn ông nào dám thẳng thắn thừa nhận mình “yếu”.
Những ca tư vấn tâm lý lúc “nửa đêm”
Khi bệnh nhân kiến quyết “giấu bệnh” thì công tác điều trị của các bác sĩ cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Đôi khi bệnh lý mà họ mắc phải còn bắt nguồn từ trạng thái tâm lý. Không ít đàn ông đi khám nam khoa cũng chất chứa nhiều nỗi buồn vì cuộc sống gia đình rạn nứt, vợ “chê bai”, bản thân họ cảm thấy mình không chứng tỏ được “bản lĩnh đàn ông”.
Có trường hợp, bệnh nhân nam dính líu đến chuyện “bóc bánh trả tiền” khiến cho “cậu nhỏ” mang bệnh, nhưng khi bác sĩ hỏi nguyên nhân, mắc bệnh từ đâu thì đành “ngặm tăm” vì ngại vợ ngồi cạnh sẽ biết. Do đó, bác sĩ nam khoa vừa làm việc chuyên môn, vừa phải tư vấn tâm lý cho bệnh nhân và đặc biệt phải có các “chiêu” để khai thác bệnh nhân.
Bác sĩ Thu Hà, khoa Nam học, BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
BS Hoàng Thị Thu Hà, khoa Nam học, BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chia sẻ “Nếu bệnh nhân nam đi khám cùng vợ, hay cùng người thân thì khi bác sĩ hỏi về tình trạng bệnh lý, họ đều khẳng định mình “bình thường”. Có trường hợp bệnh nhân nam đi khám vô sinh nhưng luôn “đổ tội” cho vợ với lý do trước đó họ đã có một đứa con thì không thể nào là người đàn ông mắc bệnh vô sinh được. Thực ra đó cũng là một dạng bệnh “vô sinh thứ phát” do nhiều nguyên nhân như mắc bệnh xã hội, viêm đường tiết niệu…”.
“Nếu bác sĩ càng cố gắng hỏi tỉ mỉ, cụ thể thì họ càng lảng tránh. Do đó, để “khai thác” bệnh lý, cần hẹn họ đến một mình vào một ngày khác, hoặc “tách” họ ra để nói chuyện trao đổi riêng. Điều quan trọng là bác sĩ phải tạo được tâm lý thoải mái cho bệnh nhân, biết cách “gợi” chuyện để họ giãi bày, chia sẻ về tình trạng bệnh lý”, chị Hà “bật mí”.
Không chỉ vất vả với công việc khám chữa bệnh hàng ngày, điện thoại của các bác sĩ nữ đều luôn trong trạng thái “rung bần bật” ngay cả lúc nửa đêm. Họ thường xuyên nhận được những cuộc gọi nhờ tư vấn tâm lý cuộc sống vợ chồng, từ những chuyện “tế nhị” cho đến việc bệnh nhân nên ăn những loại thực phẩm gì để tăng cường “sinh lực đàn ông”… Thậm chí trong những trường hợp bệnh nhân gọi bác sĩ cấp cứu xoắn tinh hoàn, gẫy dương vật, từ giám đốc đến các nữ y tá, bác sĩ phải ngay lập tức bắt tay vào công việc phẫu thuật.
Khó khăn là thế, nhưng đôi khi chỉ cần nghe một cú điện thoại thông báo “vợ em đã có bầu”, các nữ bác sĩ cũng xúc động, mừng rỡ không kém gì các bệnh nhân. Khoa Nam học không chỉ là nơi khám chữa bệnh thông thường, mà qua sự tận tình, khéo léo của các nữ bác sĩ, biết bao cặp vợ chồng đã hàn gắn được hạnh phúc, biết bao cặp hiếm muộn đã có niềm vui đón đứa con đầu lòng.
BS Hoàng Thị Thu Hà, khoa Nam học , BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội:
Các bệnh nam khoa thường gặp chia ra 2 nhóm bệnh lý và rối loạn cương. Bệnh lý đường tiết niệu, tuyến tiền liệt như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, hội chứng bàng quang kích thích, sỏi/dị vật ở bàng quang, niệu đạo, hẹp niệu đạo, u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt...
Các bệnh lý đường tiết niệu thường gây các chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu ra máu/mủ, tiểu không tự chủ... Các bệnh lý ở tinh hoàn như viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn, ung thư tinh hoàn.
Bệnh lý ở tinh hoàn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của nam giới. Trường hợp xoắn tinh hoàn, nếu để quá 24h, gần như chắc chắn bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ tinh hoàn do hoại tử.
Rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới bao gồm các chứng: Liệt dương, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, xuất tinh chậm, không xuất tinh, xuất tinh ngược, suy giảm ham muốn tình dục, không đạt được cực khoái khi quan hệ...
Rủ mẹ đi khám cùng vì … “xấu hổ”
Chị Lan Thanh, một y tá làm việc tại đây đã 2 năm cho biết, tuy là phòng khám Nam khoa nhưng sáng nào cũng phải tiếp rất đông các khách hàng nữ. Họ chính là các bà vợ, bạn gái, người yêu của những bệnh nhân nam bởi các đấng mày râu khi đến đây đều rất ngại ngùng. Đa phần các bệnh nhân nam đều có vợ, bạn gái “đi kèm”, thậm chí có nhiều thanh niên chưa vợ còn ngại đi một mình, sợ “xấu hổ” phải rủ cả mẹ, hoặc chị gái đi khám cùng.
Có trường hợp một thanh niên trẻ khi đến đây khám rủ luôn cả mẹ đi nhưng “nhiệm vụ” đưa sổ khám, trình bày bệnh lý với bác sĩ cũng “nhường” lại cho bà mẹ còn mình thì đội mũ kín mít, âm thầm đứng tít ngoài cổng bệnh viện đợi đến khi bác sĩ gọi mới chịu vào phòng riêng để khám.
Tình trạng các cặp vợ chồng hiếm muộn ngày càng nhiều gây nhiều lo lắng cho các gia đình
Nhiều nữ y tá trẻ học Đa khoa nhưng đến khi ra trường lại được phân ngay về khoa Nam học cũng thấy “oải”. Bệnh nhân ngại ngùng, nữ y tá trẻ, chưa chồng con, khó quen với “đặc thù” của công việc, khó khăn trong khám chữa bệnh của các nữ bác sĩ càng nhân lên gấp bội. Bởi có nhiều trường hợp, bệnh nhân khi đến phòng khám Nam khoa thấy đông nữ bác sĩ, y tá lại “nằng nặc” đòi bác sĩ, y tá nam đến khám.
Nhiều bệnh nhân nam đi khám đều muốn “né” bác sĩ nữ. Thậm chí, có bệnh nhân trẻ bị đau tức, viêm tinh hoàn do … mất vệ sinh nhưng đến phòng khám gặp bác sĩ nữ lại quay ra… đòi về. Đi đi lại lại phòng khám đến vài ngày, vẫn gặp các nữ bác sĩ, y tá thì chàng thanh niên này mới đành “nhắm mắt đưa chân”. Đến khi bác sĩ tiến hành khám thì cả bệnh nhân và y tá nữ mới đi làm đều cảm thấy “shock” đến mức phải xin ra ngoài đứng một lúc mới vào khám tiếp được.
Một bác sĩ nữ làm việc tại khoa Nam học đã gần 10 năm bộc bạch “Bản thân mình làm ở đây đã lâu nhưng cũng không muốn để chồng con, bạn bè, họ hàng biết cụ thể công việc hằng ngày là khám nam khoa.
Còn bệnh nhân nam đến đây thì đa phần đều “giấu bệnh” khiến cho việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Bởi tâm lý đàn ông Châu Á thường rất ngại khi phải trình bày “chuyện ấy” với một người phụ nữ không quen biết, là các bác sĩ nữ. Càng khó khăn hơn khi hỏi cụ thể về tình trạng bệnh lý bởi khó có người đàn ông nào dám thẳng thắn thừa nhận mình “yếu”.
Những ca tư vấn tâm lý lúc “nửa đêm”
Khi bệnh nhân kiến quyết “giấu bệnh” thì công tác điều trị của các bác sĩ cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Đôi khi bệnh lý mà họ mắc phải còn bắt nguồn từ trạng thái tâm lý. Không ít đàn ông đi khám nam khoa cũng chất chứa nhiều nỗi buồn vì cuộc sống gia đình rạn nứt, vợ “chê bai”, bản thân họ cảm thấy mình không chứng tỏ được “bản lĩnh đàn ông”.
Có trường hợp, bệnh nhân nam dính líu đến chuyện “bóc bánh trả tiền” khiến cho “cậu nhỏ” mang bệnh, nhưng khi bác sĩ hỏi nguyên nhân, mắc bệnh từ đâu thì đành “ngặm tăm” vì ngại vợ ngồi cạnh sẽ biết. Do đó, bác sĩ nam khoa vừa làm việc chuyên môn, vừa phải tư vấn tâm lý cho bệnh nhân và đặc biệt phải có các “chiêu” để khai thác bệnh nhân.
Bác sĩ Thu Hà, khoa Nam học, BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
BS Hoàng Thị Thu Hà, khoa Nam học, BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chia sẻ “Nếu bệnh nhân nam đi khám cùng vợ, hay cùng người thân thì khi bác sĩ hỏi về tình trạng bệnh lý, họ đều khẳng định mình “bình thường”. Có trường hợp bệnh nhân nam đi khám vô sinh nhưng luôn “đổ tội” cho vợ với lý do trước đó họ đã có một đứa con thì không thể nào là người đàn ông mắc bệnh vô sinh được. Thực ra đó cũng là một dạng bệnh “vô sinh thứ phát” do nhiều nguyên nhân như mắc bệnh xã hội, viêm đường tiết niệu…”.
“Nếu bác sĩ càng cố gắng hỏi tỉ mỉ, cụ thể thì họ càng lảng tránh. Do đó, để “khai thác” bệnh lý, cần hẹn họ đến một mình vào một ngày khác, hoặc “tách” họ ra để nói chuyện trao đổi riêng. Điều quan trọng là bác sĩ phải tạo được tâm lý thoải mái cho bệnh nhân, biết cách “gợi” chuyện để họ giãi bày, chia sẻ về tình trạng bệnh lý”, chị Hà “bật mí”.
Không chỉ vất vả với công việc khám chữa bệnh hàng ngày, điện thoại của các bác sĩ nữ đều luôn trong trạng thái “rung bần bật” ngay cả lúc nửa đêm. Họ thường xuyên nhận được những cuộc gọi nhờ tư vấn tâm lý cuộc sống vợ chồng, từ những chuyện “tế nhị” cho đến việc bệnh nhân nên ăn những loại thực phẩm gì để tăng cường “sinh lực đàn ông”… Thậm chí trong những trường hợp bệnh nhân gọi bác sĩ cấp cứu xoắn tinh hoàn, gẫy dương vật, từ giám đốc đến các nữ y tá, bác sĩ phải ngay lập tức bắt tay vào công việc phẫu thuật.
Khó khăn là thế, nhưng đôi khi chỉ cần nghe một cú điện thoại thông báo “vợ em đã có bầu”, các nữ bác sĩ cũng xúc động, mừng rỡ không kém gì các bệnh nhân. Khoa Nam học không chỉ là nơi khám chữa bệnh thông thường, mà qua sự tận tình, khéo léo của các nữ bác sĩ, biết bao cặp vợ chồng đã hàn gắn được hạnh phúc, biết bao cặp hiếm muộn đã có niềm vui đón đứa con đầu lòng.
BS Hoàng Thị Thu Hà, khoa Nam học , BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội:
Các bệnh nam khoa thường gặp chia ra 2 nhóm bệnh lý và rối loạn cương. Bệnh lý đường tiết niệu, tuyến tiền liệt như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, hội chứng bàng quang kích thích, sỏi/dị vật ở bàng quang, niệu đạo, hẹp niệu đạo, u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt...
Các bệnh lý đường tiết niệu thường gây các chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu ra máu/mủ, tiểu không tự chủ... Các bệnh lý ở tinh hoàn như viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn, ung thư tinh hoàn.
Bệnh lý ở tinh hoàn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của nam giới. Trường hợp xoắn tinh hoàn, nếu để quá 24h, gần như chắc chắn bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ tinh hoàn do hoại tử.
Rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới bao gồm các chứng: Liệt dương, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, xuất tinh chậm, không xuất tinh, xuất tinh ngược, suy giảm ham muốn tình dục, không đạt được cực khoái khi quan hệ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét