(Dân trí) - Đứng trước tình huống một trẻ bị hóc dị vật đường
thở, thay vì ôm ngay trẻ chạy thẳng tới bệnh viện, hãy bình tĩnh sơ cứu
để trẻ có cơ hội sống nhiều hơn. Bởi chỉ ngạt thở trong 5 phút là trẻ đã
có nguy cơ mất não.
>> Hà Nội: Hóc vải, bé trai 6 tuổi tử vong thương tâm
Bác sĩ Phạm Văn Hưng, khoa Nhi, BV Bạch Mai, hướng dẫn các thao tác cấp cứu khi trẻ bị hóc dị vật
Nếu bạn đã từng gặp
tình huống mà ở đó bạn phải tiến hành sơ cứu một trẻ nhỏ bị nghẹt thở do
dị vật thì chắc chắn điều quan trọng nhất lúc đó mà bạn nhận thấy là
phải được chuẩn bị trước hay đã được đào tạo về sơ cứu.
Các kỹ thuật khuyến cáo
là vỗ lưng và đẩy ngực hoặc bụng để đánh bật dị vật gây tắc nghẽn đường
thở ra ngoài, tiếp theo là tiến hành kỹ thuật hồi sinh tim phổi sửa đổi
(modified CPR) nếu trẻ nhỏ bất tỉnh. Lưu ý rằng có nhiều kỹ thuật khác
nhau có thể thực hiện tùy thuộc vào việc bạn đang sơ cứu một trẻ nhỏ
dưới 2 tháng tuổi, hoặc một trẻ nhỏ hay trẻ mới biết đi hơn 1 tuổi - cả
hai đều được trình bày dưới đây.
Đánh giá tình huống
1.1. Khuyến khích trẻ ho.
Nếu trẻ nhỏ đang ho hoặc nôn khan, điều này có nghĩa rằng đường thở của
trẻ chỉ bị tắc nghẽn một phần, vì vậy trẻ không bị thiếu oxy hoàn toàn.
Nếu đây là trường hợp tắc nghẽn đường thở do dị vật thì khuyến khích
trẻ tiếp tục ho vì ho là cách hiệu quả nhất để giải phóng bất cứ tắc
nghẽn nào.
- Nếu trẻ nhỏ vẫn có
thể kêu khóc được khi bị nghẽn đường thở và trẻ đủ lớn để hiểu được
những gì bạn nói, cố gắng hướng dẫn trẻ ho hoặc thể hiện bằng động tác
cách ho như thế nào cho trẻ trước khi tiến hành sơ cứu.
1.2. Tìm các triệu
chứng nghẹt thở. Nếu trẻ nhỏ không thể khóc hoặc kêu la thì chứng tỏ
đường thở đã bị tắc nghẽn hoàn toàn và trẻ sẽ không thể tự loại bỏ tắc
nghẽn khi ho. Các triệu chứng khác chứng tỏ đường thở bị tắc nghẽn bao
gồm:
- Trẻ phát ra âm thanh kỳ cục, the thé hoặc không thể phát ra âm thanh nào được
- Nắm chặt cổ họng
- Da chuyển mầu đỏ ửng hoặc xanh
- Môi và móng tay chuyển mầu xanh
- Bất tỉnh
1.3. Đừng cố gắng loại
bỏ tắc nghẽn bằng tay. Dù bạn có làm gì thì cũng không được cố gắng loại
bỏ tắc nghẽn bằng cách chọc tay của bạn vào họng của trẻ. Điều này có
thể làm cho dị vật chui vào họng sâu hơn, hoặc gây tổn thương họng của
trẻ, hoặc kích thích gây co thắt thanh quản.[3]
1.4. Hãy gọi ngay dịch
vụ cấp cứu y tế địa phương nếu có thể. Ngay khi bạn xác định chắc chắn
trẻ nhỏ bị nghẹt thở, bước tiếp theo bạn cần làm ngay là tiến hành sơ
cứu khẩn cấp. Nếu bị thiếu oxy quá lâu thì trẻ sẽ mất ý thức và có thể
bị tổn thương não hoặc thậm chí tử vong. Trong tình huống cấp cứu như
vậy, điều quan trọng là nhân viên y tế đã được đào tạo cách sơ cứu tới
được hiện trường càng nhanh càng tốt:
- Nếu có thể, một người
gọi điện cho dịch vụ cấp cứu y tế địa phương ngay lập tức trong khi bạn
thực hiện sơ cứu. Ở Việt Nam có thể gọi dịch vụ cấp cứu y tế qua số
điện thoại 115 (ở Mỹ thì gọi 911, ở Anh thì gọi 999).
- Nếu bạn chỉ có một
mình bên cạnh trẻ nhỏ, tiến hành sơ cứu ngay lập tức. Tiến hành sơ cứu
trong 2 phút, sau đó dừng lại và gọi dịch vụ cấp cứu y tế. Tiếp tục quay
lại tiến hành sơ cứu cho tới khi nhân viên y tế đến.
- Lưu ý nếu trẻ nhỏ
có bất cứ tình trạng tim mạch nào hoặc bạn nghi ngờ trẻ có phản ứng dị
ứng (tắc nghẽn đường thở do phù nề hầu họng hoặc co thắt thanh quản) thì
bạn phải gọi dịch vụ cấp cứu y tế ngay lập tức, ngay cả khi bạn chỉ có
một mình.
ThS. BS. Lương Quốc Chính
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
Xem thêm :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét