Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Dấu hiệu nhận biết bệnh tình dục ở quý ông

Dấu hiệu nhận biết bệnh tình dục ở quý ông

Thứ Sáu, 13/04/2012, 07:00 PM (GMT+7)
Không phải bệnh tình dục nào cũng có dấu hiệu bộc lộ rõ ra bên ngoài. Do đó, có nhiều quý ông vô tình đang mang bệnh trong mình mà không hề biết.
Các triệu chứng của bệnh tình dục (STDs) phổ biến nhất ở nam giới là những dấu hiệu cảnh báo rất quan trọng mà các quý ông cần tìm hiểu. Tất cả các hoạt động tình dục bừa bãi, không kiềm chế, phóng khoáng... đều có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tình dục.
Để tránh các bệnh tình dục, điều quan trọng các quý ông cần chú ý là phải điều tiết chuyện quan hệ tình dục, quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, chung thủy với một bạn tình...
Không phải bệnh tình dục nào cũng có dấu hiệu bộc lộ rõ ra bên ngoài. Do đó, có nhiều quý ông vô tình đang mang bệnh trong mình mà không hề biết. Để biết mình có đang bị các bệnh tình dục hay không, các quý ông cần lưu ý các triệu chứng sau:
Đi tiểu đau
Các triệu chứng của các bệnh tình dục phổ biến nhất ở nam giới là đi tiểu đau đớn, kể cả đi tiểu tiện hay đại tiện. Thậm chí, bạn còn có cảm giác nóng rát vô cùng và đau đớn không thể chịu nổi. Đi tiểu đau là triệu chứng phổ biến của các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu, nhiễm Trichomonas. Nếu bạn thấy mình có triệu chứng này, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đau khi quan hệ tình dục
Bạn nên nhớ, quan hệ tình dục không phải là một nghĩa vụ, mà nó là những giây phút cả hai cùng thoải mái, trải nghiệm những cảm giác thú vị. Do vậy, nếu khi "yêu" mà có cảm giác đau đớn thì đó là không bình thường. Cảm giác đau khi "yêu" hoàn toàn có thể là dấu hiệu của bệnh tình dục phổ biến ở nam giới.
Dấu hiệu nhận biết  bệnh tình dục ở quý ông, Sức khỏe đời sống, Benh tinh duc, quy ong, nam gioi, benh lau, giang mai, suc khoe, bao.
Cảm giác bị đau khi quan hệ là dấu hiệu thường thường gặp nhất của các bệnh nhiễm Trichomonas và bệnh lậu. (Ảnh minh họa)
Đau tinh hoàn
Đau tinh hoàn khiến nam giới rất khó chịu. Ngoài cái khó chịu ra, nó hoàn toàn còn có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tật. Nếu tinh hoàn của bạn đang bị tổn thương, cho dù có liên quan đến chuyện "giao ban" hay không thì bạn cũng cần cân nhắc một điều là: đau tinh hoàn cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tình dục.
Vì vậy, nếu có cảm giác đau ở bìu, hãy nghĩ đến khả năng bị bệnh tình dục cao và cần đi khám bác sĩ sớm. Bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia là bệnh thường gây ra triệu chứng nhiễm trùng đường sinh dục thường gặp nhất ở nam giới.

Phương pháp sinh con trai đạt 90%

Bí quyết sinh con trai đạt hiệu quả hơn 90%


Theo tâm lý chung hẳn ông bố bà mẹ nào cũng muốn sinh cả con gái và con trai cho “đủ nếp đủ tẻ”. Những gia đình con trưởng hoặc đã sinh con gái trong lần sinh đầu thì mong muốn đứa con sau ra đời là con trai là một mong muốn rất đỗi thường tình, tuy nhiên không phải ai cũng biết những bí quyết để sinh con trai theo ý muốn.


sinh con trai
1. Sinh con trai hay con gái phụ thuộc vào nhiễm sắc thể giới tính trong tinh trùng.

Như ta đã biết, giới tính của con sinh ra được quyết định bởi tinh trùng của người bố, có 2 loại tinh trùng, một loại tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X(quyết định giới tính nữ) và tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y(quyết định giới tính nam). Trong quá trình thụ tinh, việc trứng kết hợp với tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X sẽ sinh ra con gái.
X + X = XX (sinh con gái).
Ngược lại nếu trứng kết hợp với tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y sẽ sinh con trai.
X + Y= XY (sinh con trai).

2. Các phương pháp can thiệp quá trình thụ tinh để sinh con trai.

Tinh trùng mang nhiễm sắc thể X và Y có một số đặc tính riêng nên người ta có thể dựa vào những đặc tính này để can thiệp vào quá trình tinh trùng mang nhiễm sắc thể X hay Y gặp trứng.

Phương pháp điện phân, điện ly.

Khi cho tinh dịch vào điện trường thì tinh trùng Y bị hút về cực âm, tinh trùng X về cực dương. Người ta hứng lấy tinh trùng loại mang nhiễm sắc thể Y và bơm vào tử cung của người phụ nữ vào thời điểm thích hợp, đạt tỷ lệ thành công 80-90%. Tuy nhiên phương pháp này phức tạp, khó áp dụng, có thể dẫn đến dị dạng bẩm sinh ở thai nhi.

Phương pháp hóa học.

Dựa vào đặc tính ưa kiềm của tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y người ta áp dụng phương pháp thụt rửa âm đạo bằng dung dịch bicarbonat natri nhẹ trước khi giao hợp khoảng 2h, tinh trùng mang nhiễm sắc thể X sẽ bị loại trừ một phần trong khi tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y vẫn hoạt động tốt. Cơ hội để tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y gặp trứng sẽ cao hơn dẫn tới tỉ lệ sinh con trai sẽ cao hơn.

Phương pháp áp dụng chế độ ăn.

Trong một số nghiên cứu gần đây người ta đã chứng minh được rằng khi ăn mặn tỉ lệ sinh con trai sẽ cao hơn. Giáo sư J.Lorrain (Canada) chủ trì một nhóm nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sinh con trai, gái và khoáng chất trong thức ăn. Trong 100 cặp vợ chồng được nghiên cứu (phần lớn chỉ sinh con trai), có 80% đã vô tình theo chế độ ăn quá mặn. Về sau, ông thử nghiệm phương pháp này để thụ thai cho 216 phụ nữ, kết quả là 175 trường hợp thành công (81%).

Phương pháp tính thời gian tồn tại và tốc độ của các loại tinh trùng.

Tinh trùng Y di chuyển nhanh nhưng chết sớm, tinh trùng X di chuyển chậm nhưng sống dai. Vợ chồng quan hệ đúng ngày trứng rụng thì tinh trùng Y chạy nhanh chui vào trứng trước, thụ tinh cho con trai.

3. Quy trình để sinh con trai theo ý muốn.

- Vợ chồng chỉ quan hệ một lần sau ngày trứng rụng 1 ngày.  Chồng phải để dành tinh dịch trong 7-10 ngày.
- Xuất tinh sâu cho tinh trùng Y chạy vào tử cung và ống dẫn trứng sớm hơn, tiếp cận được với trứng để thụ tinh.
- Để hỗ trợ cho tinh trùng Y và làm suy yếu tinh trùng X, chị em có thể thụt rửa âm đạo bằng dung dịch kiềm nhẹ trước khi giao hợp 1 giờ (một thìa cà phê thuốc tiêu muối Bicarbonat natri hòa trong một lít nước đun sôi để nguội). Những chị em nào thường ngày quen ăn nhạt hoặc sống ở miền núi, hoặc thường uống nước suối có nhiều chất khoáng Ca, thì phải áp dụng nghiêm túc động tác hỗ trợ này. Nếu chị em ăn bình thường hoặc ăn mặn, sống ở đồng bằng hoặc miền biển, hay uống nước suối có nhiều chất khoáng Na thì không cần áp dụng.
- Giao hợp xong, chị em phải nằm 3 - 4 giờ mới đi tắm rửa và đừng dội nước vào sâu âm đạo (đối với cả hai trường hợp muốn sinh con trai và con gái).

Thống kê nhiều cặp vợ chồng đã áp dụng phương pháp sinh con trai theo ý muốn thì tỉ lệ sinh con trai đạt 97%, càng có sự theo dõi tỉ mỉ của bác sĩ thì tỉ lệ sinh con trai theo ý muốn càng cao.

Liên hệ để được bác sĩ tư vấn thêm.

Phòng khám Y khoa Việt Pháp
Địa chỉ: 112,phố mai dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Email: vietphapclinic@yahoo.com.
Di động: 0988410350 (Bác sĩ Thắng).

Dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa

Dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa

Thứ Năm, 19/04/2012, 06:00 AM (GMT+7)
Tôi nghe nói đau ruột thừa nếu không phẫu thuật sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Xin hỏi, triệu chứng của bệnh để phát hiện sớm đau ruột thừa như thế nào? Nếu cắt có ảnh hưởng không? Nguyễn Thị Hà (Yên Bái)
Ruột thừa là một tạng rất nhỏ hình ống như ngón tay cái, kín ở đầu, đáy cắm vào manh tràng (đại tràng bên phải). Cơ quan này nằm ở hố chậu phải của ổ bụng, có thể thay đổi vị trí.
Nếu vì một nguyên nhân nào đó làm cho lòng ruột thừa bị tắc nghẽn (do sỏi phân, quá sản tổ chức limpho ở thành ruột thừa, dị vật...) sẽ khiến cho ruột thừa bị sưng lên và nhiễm khuẩn, tạo thành ruột thừa viêm.
Dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa, Sức khỏe đời sống, Dau ruot thua, tieu hoa, sot, tao bon, tieu chay, nhiem trung, suc khoe, bao.
Khi ruột thừa bị viêm thì phải cắt bỏ và không ảnh hưởng gì đến chức năng tiêu hóa.
Các triệu chứng của viêm ruột thừa gồm: Đau bụng, ban đầu đau ở xung quanh rốn, sau đó chuyển sang vùng bụng dưới phía bên phải, khu trú ở hố chậu phải, chán ăn, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, sốt cao kèm teo căng cứng cơ bụng.
Mức độ đau tăng lên khi người bệnh di chuyển, ho, ngáy, hắt hơi và thở sâu,… Nếu bụng mềm, phía phải bụng dưới (vị trí ruột thừa) bị đau khi ấn vào, thân nhiệt không cao thì chứng viêm còn nhẹ. Nếu viêm nặng thì bệnh nhân đau bụng rất dữ dội, kèm theo sốt. Khi ấn bụng thì cơ bụng căng cứng hoặc sờ thấy có cục cứng phía bên phải bụng dưới.
Tuy nhiên, không phải ai bị viêm ruột thừa cũng có tất cả các triệu chứng nói trên. Vì thế, nếu bạn nghi ngờ bản thân hoặc ai đó trong gia đình bị viêm ruột thừa, hãy đến cơ sở y tế để  kiểm tra ngay lập tức. Nếu để muộn ruột thừa sẽ bị vỡ gây áp xe quanh ruột thừa, nhiễm trùng phúc mạc… nguy hiểm đến tính mạng.   

Làm đẹp da

Cách làm da trắng sáng không hề khó!

Thứ Năm, 03/06/2010, 07:53 AM (GMT+7)
Thậm chí còn chẳng hề tốn tiền nữa nếu bạn biết tận dụng những nguyên liệu thiên nhiên phong phú xung quanh mình!
Những bí quyết làm đẹp, chăm sóc da, giảm cân, kinh nghiệm trang điểm, địa chỉ thẩm mỹ viện, luôn được cập nhật mỗi ngày tại Lam dep 24H
Ai cũng biết nước gạo có tác dụng làm đẹp da, nhưng sử dụng nước gạo thế nào để các nhóm Vitamin B và khoáng chất phát huy tối đa tác dụng làm da trứng mịn. Xinh Xinh sẽ mách nước cho bạn cách làm trắng da dễ dàng.
Hãy dùng nước gạo để rửa mặt mỗi ngày vào buổi sáng với nước gạo, bạn đã có hoàn toàn tự tin với làn da trắng, loại nước rửa mặt tự nhiên này không có một chút hóa chất nào nên kể cả da nhạy cảm vẫn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cách làm đẹp này .
Bạn có thể chế nước gạo rửa mặt bằng cách sau:
Cách làm da trắng sáng không hề khó!, Làm đẹp,
Bước 1: Cho gạo vào trong nước, vò qua rồi đổ nước đầu đi, sau đó vò lại 1 lần nữa và đổ nước vo gạo lần 2 vào một cái âu sạch.
Bước 2: Để vào tủ lạnh, sau 1 đêm lấy phần lắng màu trắng đục, thả vào nước rửa mặt.
Bước 3: Thêm nước ấm và bắt đầu sử dụng nước này để rửa mặt, khi rửa mặt nhớ massage nhẹ nhàng. Sau đó rửa lại bằng nước.
Bạn chỉ nên để nước gạo qua 1 ngày, đừng để đến 2, 3 hôm vì nước gạo sẽ bị lên men.
Khi sử dụng các loại mặt nạ dưỡng da, bạn cũng nên chọn các loại mặt nạ có chiết xuất từ nước gạo, sẽ tăng thêm hiệu quả dưỡng trắng.
Cách làm mặt nạ nước gạo tự nhiên:
Cách làm da trắng sáng không hề khó!, Làm đẹp,
Bước 1: Vo qua gạo 1 lần, đổ nước đầu đi, nước thứ 2 cho ít nước, sau đó chắt nước thứ 2 vào 1 cái âu sạch.
Bước 2: Trước khi tắm, chắt bớt phần nước phía trên của âu nước gạo, lấy phần lắng phía dưới thoa lên mặt, sau khi lớp nước gạo này khô, đắp thêm 1 lớp nữa, cứ làm vậy đến khi hết nước gạo, sau đó để 15 phút và rửa sạch bằng nước ấm.
Bước 3: Cuối cùng, rửa lại mặt bằng nước lạnh để lỗ chân lông se khít.
Chúc bạn sớm có được làn da như ý bằng cách làm trắng da ở trên !

Những bệnh cần điều trị trước khi mang thai (P3_Bệnh viêm thận mạn tính)

Những bệnh cần điều trị trước khi mang thai (P3_Bệnh viêm thận mạn tính)


Viêm thận mạn tính khiến chức năng thận phải của thai phụ xấu đi, gây ra chứng nhiễm độc thai nghén ngay từ giai đoạn đầu của thai kì. Thai phụ nhiễm bệnh lmà cho sự tuần hoàn của máu qua nhau thai thay đổi, không cung cấp đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi.






Ngoài ra, sau khi sinh thai phụ sẽ có di chứng. Do đó, bệnh nhân viêm thận mạn tính không thể mang thai, nếu nôn nóng muốn có con nên tích cực điều trị, mang thai theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bác sĩ cho phép mang thai, phải liên hệ chặt chẽ với bác sĩ sản khoa và nội khoa để đảm bảo mang thai và sinh con an toàn.

Triệu chứng chủ yếu của viêm thận mạn tính là toàn thân hay mệt mỏi, phù thũng, một số người có triệu chứng tăng tiểu đạm (Protein trong nước tiểu) và huyết áp. Trước khi mang thai phải phát hiện sớm, điều trị kịp thời đề phòng chuyển thành bệnh mạn tính.

Trong thời gian mang thai, hàng ngày, thai phụ bị biêm thận nên nghỉ ngơi nhiều, tăng cường dinh dưỡng, bổ sung thức ăn có hàm lượng Protein cao, hấp thụ đủ lượng vitamin, nên ăn nhạt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng tránh các loại bệnh tật.

Bệnh nhân viêm thận mạn tính phải hạn chế sinh đẻ một cách nghiêm ngặt, tốt nhất nên làm phẫu thuật triệt sản sau khi sinh con đầu lòng, vì mỗi lần sinh con là một lần mạo hiểm với tính mạng.

Những bệnh cần điều trị trước khi mang thai (P1_ Thiếu máu)

Những bệnh cần điều trị trước khi mang thai (P1_ Thiếu máu)


Phụ nữ thiếu máu thường có các triệu chứng như chóng mặt, khó thở, vì thế buộc phải kiểm tra máu trước khi quyết định mang thai. Nếu mắc chứng thiếu máu, nên chữa khỏi trước đi rồi mới nghĩ đến việc mang thai.




 

Đối với bệnh thiếu máu, phương pháp trị liệu chủ yếu là điều trị bằng dinh dưỡng, thường xuyên bổ sung nhiều thực phảm giàu Protein và chất sắt như gan, thịt nạc, các loại tảo, lòng đỏ trứng, lạc, vừng…

Nên ăn nhiều các phế phẩm từ đỗ, chúng là nguồn Protein thực vật và sắt tốt nhất, lại rất kinh tế và thiết thực.

Thiếu máu nhẹ không phải là bệnh, không cần lo lắng, nếu trong đời sống hàng ngày chú ý một chút, có thể hồi phục rất nhanh. Những thai phụ thiếu máu do mang thai phải nghỉ ngơi hoàn toàn để giảm mức tiêu hao oxy của cơ thể và tránh những sự cố ngoài ý muốn do váng đầu, mệt mỏi dẫn đến ngất xỉu.

Chuẩn bị sinh lý trước khi mang thai (P1)

Chuẩn bị sinh lý trước khi mang thai (P1)

Mọi người làm cha mẹ trên thế giới đều mong sinh con khỏe mạnh, thông minh, hoạt bát. Ai cũng biết, sự khỏe mạnh của cha mẹ là nền tảng cho sự khỏe mạnh của con cái, nhưng làm được điều đó thật vô cùng khó.




 

1.     Điều chỉnh chức năng sinh lý

Sinh sản là một trong những chức năng quan trọng của hệ sinh dục, nhưng điều chỉnh chức năng sinh sản.
Con người muốn sống khỏe mạnh, tất nhiên luôn cần chú ý sức khỏe sinh lý, điều này lại càng quan trọng đối với những cặp vợ chồng mới cưới và đang chuẩn bị sinh con.

Hai vợ chồng nên đưa ra các biện pháp bảo vệ cơ năng sinh lý, tiến hành chữa trị, điều dưỡng và luyện tập chức năng nhằm bào các chứng bệnh có liên quan phát hiện khi khám sức khỏe trước hôn nhân. Đặc biệt, phải duy trì được thành phần bình thường của tinh dịch, chất lượng trứng chín và trạng thái khỏe mạnh của cơ quan sinh dục. Khi cần, hai vợ chồng có thể xin hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.

2.     Thận khí mang thai tốt nhất

Mọi người làm cha mẹ trên thế giới đều mong sinh con khỏe mạnh, thông minh, hoạt bát. Ai cũng biết, sự khỏe mạnh của cha mẹ là nền tảng cho sự khỏe mạnh của con cái, nhưng làm được điều đó thật vô cùng khó. Muốn sinh con khỏe mạnh, ngoài cơ thể khỏe mạnh, các cha mẹ phải làm được những điều sau:

Kết hôn khi nữ từ 24 ~ 28 tuổi, nam từ 25 ~ 30 tuổi, sau khi kết hôn số lần quan hệ phù hợp nhất phải dựa vào trạng thái không mệt mỏi sau khi quan hệ để đảm bảo sức khỏe của hai người.

Không được mang thai khi một trong hai người ốm hoặc tuy đã khỏe hơn nhưng chưa hồi phục hoàn toàn sức khỏe.
Duy trì sự đầy đủ của thận tinh, kết hợp trị liệu bằng thuốc và dinh dưỡng.

Đàn ông hay phụ nữ xuất hiện chứng thận âm khuy tổn (triệu chứng: eo lưng đau, ù tai, miệng khô, khi quan hệ đàn ông tinh dịch ít, phụ nữ dịch âm đạo ít) có thể dùng phương pháp trị liệu tư âm bổ thận.

a.     Trị liệu bằng dinh dưỡng
Đỗ đen 30g, hắc chi ma (vừng đen) 30g, hai quả thận lợn tươi (hoặc xương đuôi lợn), nấu cùng nhau, có thể thêm chút muối cho vừa ăn, mỗi ngày một chén, hoặc ba ngày một chén, liên tục ăn trong một tháng.

b.     Trị liệu bằng thuốc
Đỗ trọng 15g, tam kí sinh 15g, nữ trinh tử 10g, sơn thù nhục 10g, cẩu khởi tử 10g, hạch đào nhục 10g, chích cam thảo 6g, sắc lấy nước uống mỗi ngày một chén. Hoặc dùng lục vị địa hoàng đơn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một viên, dùng liên tục trong một tháng.

Nếu thận dương không đủ (triệu chứng của đàn ông: eo lưng đau, tiểu tiện nhiều, ham muốn giảm sút, cương không có lực hoặc liệt dương; triệu chứng ở phụ nữ: eo lưng đau, tiểu tiện nhiều, ham muốn giảm sút), có thể chữa trị bằng phương thuốc dưới đây:

Món ăn trị liệu:
Dương vật lợn (chó hoặc bò cũng được) một cái, thịt dê 30g. Nấu chín rồi pha vào 30 ~ 40 ml rượu tam hoa. Mỗi ngày ăn một chén, liên tiếp trong một tháng.
Nấu chín 30g trứng cá chép, pha vào một lít rượu tam hoa, mỗi ngày ăn một lần, liên tục trong một tháng.
 

Những bệnh cần điều trị trước khi mang thai (P7 _ Bệnh viêm gan virút)

Những bệnh cần điều trị trước khi mang thai (P7 _ Bệnh viêm gan virút)


Bệnh nhân viêm gan sau khi mang thai không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Bởi lẽ, viêm gan do virút có thể truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai, gây sảy thai, sinh non, chết trong khi sinh và thai nhi bị dị tật.







 
Đứa trẻ may mắn được sinh ra có khả năng tử vong cao do bị viêm gan. Vì thế bệnh nhân mắc bệnh viêm gan virút nên tích cực điều trị, chỉ nên mang thai khi chức năng gan đã hồi phục.
Nếu có triệu chứng toàn thâm mệt mỏi, đau hai bên sườn, sốt, thậm chí xuất hiện chứng vàng da cần đến bệnh viện khám chữa trị sớm nhất có thể.

Phụ nữ từng mắc bệnh viêm gan, trước khi mang thai hoặc giai đoạn đầu của thai kì phải kịp thời báo với bác sĩ đồng thời làm xét nghiệm máu và kiểm tra nước tiểu.

Thai phụ mắc bệnh viêm gan virút cần được áp dụng các biện pháp sử lý tương ứng theo sự hội chuẩn giữa khoa nội và khoa sản.


 
1.     Giai đoạn đầu của thai kì có thể xem xét phương pháp phá thai trị bệnh. Nếu bệnh tình nghiêm trọng, bước đầu nên khống chế tình trạng bệnh, chờ bệnh tình thuyên giảm mới phá thai trị bệnh.

2.     Đến giai đoạn giữa và cuối thai kì không nên phá thai, cần dự phòng chứng nhiễm độc thai nghén, tăng cường bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn trước và sau sinh

3.     Khi sinh phải xét nghiệm nhóm máu sản phụ phần lớn những người mắc bệnh này cần truyền máu sau sinh.

4.     Sau sinh phải đặc biệt chú ý dự phòng lây nhiễm, kiểm tra định kì chức năng gan. Trẻ sơ sinh phải cách ly với sản phụ, đồng thời tiêm huyết thanh kháng viêm gan virút. Sản phụ không được cho con bú.


 

Lịch khám thai định kỳ

Lịch khám thai định kỳ


Thai nghén là một hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ. Có thai, sinh con là nhiệm vụ hết sức thiêng liêng và cũng là một quyền lợi của người phụ nữ.

lịch khám thai định kì
Lịch khám thai định kỳ
Là một phụ nữ, một người mẹ kể cả người cha, ai cũng mong muốn cho ra đời một cháu bé khỏe mạnh, thông minh, có ích cho xã hội sau này. Vì vậy, khám thai, chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai là một vấn đề quan trọng, cần thiết mà các bà mẹ cần phải quan tâm.  
Lịch khám thai định kỳ:
Theo quy định của Bộ Y Tế, một thai kỳ, người mẹ phải được khám thai ít nhất 03 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên nếu khám đầy đủ thì phải là 07 lần đối với một thai kỳ bình thường, còn những thai kỳ nguy cơ cao như tim sản, cao huyết áp… thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn với nhịp độ khít hơn phụ thuộc vào các lý do y học.
Lịch khám thai định kỳ đối với một thai kỳ bình thường:   
- 3 tháng đầu khám thai 1 lần.   
- 3 tháng giữa khám thai 1 lần.   
- Tháng thứ 7,8 mỗi tháng khám 1 lần.   
- Tháng thứ 9: 2 tuần khám 1 lần.   
- 1 tuần cuối trước khi sanh khám 1 lần.


Tầm quan trọng và nội dung của khám thai 3 tháng đầu:

Tầm quan trọng:

Lần khám thai đầu tiên ở 3 tháng đầu rất quan trọng, vì:

- Bác sĩ sẽ chẩn đoán có thai hay không? Mấy thai?
- Bác sĩ sẽ chẩn đoán tuổi thai và tính ngày dự sanh: nhiều chị em không nhớ rõ kinh chót, không có kinh, kinh không đều…do khám thai 3 tháng đầu thì tuổi thai mới chẩn đoán được chính xác hơn, dự đoán ngày sanh sát hơn là những tháng giữa và tháng cuối thai kỳ. Từ đó mới có thể biết được khi sanh là thai đủ tháng hay non tháng, dự phòng được thai già tháng và nhất là sau này có thể phát hiện được thai suy dinh dưỡng trong tử cung.
- Bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh lý của mẹ kèm thai như tim sản, tiểu đường, cao huyết  áp…từ đó sẽ tư vấn cho các bà mẹ nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ sớm, cách điều trị, cách thức dưỡng thai và quyết định lịch khám thai tiếp theo.
- Bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh lý phụ khoa kèm thai như khối u buồn trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung kèm theo… từ đó sẽ tư vấn cho các bà mẹ cách điều trị thích hợp.    
Nội dung khám: các bà mẹ sẽ được:
- Khám toàn diện: tim phổi, cân trọng lượng, đo huyết áp, khám gan lách..

- Khám phụ khoa xem tình trạng viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, các khối u tiểu khung.

- Thực hiện các xét nghiệm như nước tiểu, thử máu…

- Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho siêu âm.   

Tầm quan trọng và nội dung của khám thai 3 tháng giữa:   
Tầm quan trọng
Khám thai 3 tháng giữa cũng rất quan trọng vì:
- Những dị tật, dị dạng thai nhi được chẩn đoán tương đối rõ ràng từ tuần lễ thứ 15 -19  thai kỳ. Thai càng lớn hơn, các dị tật dị dạng sẽ khó quan sát hơn. Từ đó, các bà mẹ sẽ được tư vấn để chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý về sau.

Những thời điểm khám thai quan trọng

Những thời điểm khám thai quan trọng

Càng ngày, các bà mẹ mang thai càng yên tâm hơn với sự theo dõi y tế chặt chẽ ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ. Sự tiến bộ về mặt y tế đi liền với việc phải trải qua nhiều xét nghiệm hơn. Có những xét nghiệm thường quá quen thuộc như xét nghiệm máuxét nghiệm nước tiểu, nhưng cũng có những bước xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi có thể gây lo lắng. Điều đó xuất phát một phần vì phải chờ đợi kết quả, và phần khác là do không được cung cấp thông tin rõ ràng.
 Y khoa Thịnh An, kho kiến thức về sản khoa, cung cấp cho các bà mẹ chuẩn bị mang thai những kiến thức về dinh 
Ngoài ra, các xét nghiệm tầm soát chỉ có ý nghĩa khi được thực hiện đúng thời điểm. Vì vậy trong suốt thai kỳ, có những thời điểm khám thai quan trọng không nên bỏ qua. Bài viết này sẽ giúp các bà mẹ tương lai hiểu rõ và chuẩn bị tốt hơn cho các xét nghiệm thai kỳ theo từng giai đoạn.

Lần khám thai đầu tiên: khi trễ kinh một tuần, hoặc khi thử que hai vạch hãy đến bệnh viện ngay. Có nhiều người biết có thai nhưng cố đợi đến hai ba tháng mới đi khám. Điều đó hoàn toàn không nên. Rất cần phải khám thai sớm để loại trừ trường hợp thai nằm ngoài tử cung, rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Bạn sẽ được siêu âm để xác định thai có nằm trong lòng tử cung hay chưa, đã có tim thai chưa? Nếu chưa thấy tim thai lúc mới 5 – 6 tuần tuổi, bạn cũng đừng lo lắng. Đó là vì thai còn quá nhỏ. Bạn sẽ được hẹn lại lần sau, khi thai được 7 – 8 tuần tuổi để xác định tim thai.

Đo độ mờ da gáy: ở thời điểm 11 – 13 tuần, siêu âm giúp tính tuổi thai cực kỳ chính xác. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm (gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành...) Qua 14 tuần, chỉ số này sẽ không còn chính xác nữa. Đa số trường hợp có độ mờ da gáy < 3mm được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Nếu độ mờ da gáy >3mm, vào tuần thứ 18, thai phụ cần được chọc ối để chẩn đoán bệnh Down và siêu âm hình thái xem có dị dạng hay không. Theo thống kê với độ mờ da gáy dày 3,5 – 4,4mm có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%; độ mờ da gáy ≥ 6,5mm thì thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.

Xét nghiệm sàng lọc Triple test: giúp dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai. Xét nghiệm này chỉ có giá trị khi được thực hiện vào tuần thai 14 – 17. Chi phí cho một lần làm Triple test là 250.000 đồng. Đây là một xét nghiệm khiến nhiều bà mẹ tương lai lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Vì là xét nghiệm sàng lọc, nên sẽ có những người có nguy cơ thấp, nhưng vẫn sinh con mắc bệnh Down. Cũng như vậy, khi có kết quả cao, không có nghĩa là chắc chắn em bé bệnh Down. Triple test không có giá trị chẩn đoán chính xác mà chỉ dự đoán nguy cơ.

Nguy cơ đó được thể hiện dưới dạng “xác suất”, ví dụ 1/100. Cách ghi xác suất này có thể khiến nhiều người bối rối và lo lắng vì không hiểu rõ. Thậm chí có người mất ăn mất ngủ khi đọc thấy kết quả là 1/300. Con số đó có nghĩa là trong 300 người có kết quả xét nghiệm giống bạn thì 1 người có em bé bị Down. Và đừng quên rằng nếu con số 1:300 có nghĩa là bạn có 1/300 (hay 0,3%) nguy cơ sinh một đứa con dị tật, thì nó cũng có nghĩa là bạn có đến 299/300 (hoặc 99,7%) cơ hội sinh một đứa con bình thường.

Hiện nay, xác suất > 1/250 được xem là có nguy cơ cao, và thai phụ sẽ được tham vấn chọc ối. Xét nghiệm này sẽ cho biết chính xác em bé có bị Down hay không. Điều cần nhớ là việc chọc ối đồng nghĩa với việc bạn phải xem xét mình sẽ xử lý như thế nào nếu kết quả chẩn đoán cho biết bạn có một đứa con bị Down hoặc dị tật. Cuối cùng, quyết định là ở bạn. Có một số cha mẹ dù được tham vấn chọc ối nhưng đã quyết định không thực hiện, vì họ cho rằng dù kết quả có thế nào đi nữa họ cũng sẽ đón bé chào đời. Tuy nhiên, xét ở mặt khác, một số cha mẹ sau khi biết con mình sẽ bị Down vẫn quyết định sinh con. Việc biết trước điều đó sẽ giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho hoàn cảnh đặc biệt sắp tới.

Siêu âm 4D: ở thời điểm 21 – 24 tuần, siêu âm có thể giúp phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng. Lần siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28. Ngoài ra nếu để muộn hơn mới siêu âm thì lúc đó thai nhi đã quá lớn sẽ khó phát hiện được các dị tật nếu có.

Chích ngừa uốn ván: ở lần khám thai lúc 30 – 32 tuần, bạn sẽ được làm xét nghiệm công thức máu, thử nước tiểu và chích ngừa uốn ván. Ngoài ra, siêu âm sẽ giúp phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và não, kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.

Non-stress test: khoảng 35 – 36 tuần, bạn sẽ được siêu âm màu theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn... Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng bé lúc sinh. Một số nơi sẽ cho bạn làm Non-stress test nhằm kiểm tra sức khoẻ của bé và tìm hiểu xem bé có nhận đủ oxy hay không bằng một máy đo tim thai và chuyển động của thai trong vòng 30 phút. Một chiếc máy giống như dây thắt lưng quàng quanh bụng mẹ khi nằm sẽ ghi nhận sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động thai.

Từ giai đoạn này trở đi, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động thai và xem tình trạng cổ tử cung đã mở hay chưa. Việc của bạn lúc này là giữ cho tinh thần thoải mái vui vẻ và nghỉ ngơi thật tốt, vì chẳng còn bao lâu nữa bạn sẽ đón bé chào đời...