Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Lịch khám thai định kỳ

Lịch khám thai định kỳ


Thai nghén là một hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ. Có thai, sinh con là nhiệm vụ hết sức thiêng liêng và cũng là một quyền lợi của người phụ nữ.

lịch khám thai định kì
Lịch khám thai định kỳ
Là một phụ nữ, một người mẹ kể cả người cha, ai cũng mong muốn cho ra đời một cháu bé khỏe mạnh, thông minh, có ích cho xã hội sau này. Vì vậy, khám thai, chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai là một vấn đề quan trọng, cần thiết mà các bà mẹ cần phải quan tâm.  
Lịch khám thai định kỳ:
Theo quy định của Bộ Y Tế, một thai kỳ, người mẹ phải được khám thai ít nhất 03 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Tuy nhiên nếu khám đầy đủ thì phải là 07 lần đối với một thai kỳ bình thường, còn những thai kỳ nguy cơ cao như tim sản, cao huyết áp… thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn với nhịp độ khít hơn phụ thuộc vào các lý do y học.
Lịch khám thai định kỳ đối với một thai kỳ bình thường:   
- 3 tháng đầu khám thai 1 lần.   
- 3 tháng giữa khám thai 1 lần.   
- Tháng thứ 7,8 mỗi tháng khám 1 lần.   
- Tháng thứ 9: 2 tuần khám 1 lần.   
- 1 tuần cuối trước khi sanh khám 1 lần.


Tầm quan trọng và nội dung của khám thai 3 tháng đầu:

Tầm quan trọng:

Lần khám thai đầu tiên ở 3 tháng đầu rất quan trọng, vì:

- Bác sĩ sẽ chẩn đoán có thai hay không? Mấy thai?
- Bác sĩ sẽ chẩn đoán tuổi thai và tính ngày dự sanh: nhiều chị em không nhớ rõ kinh chót, không có kinh, kinh không đều…do khám thai 3 tháng đầu thì tuổi thai mới chẩn đoán được chính xác hơn, dự đoán ngày sanh sát hơn là những tháng giữa và tháng cuối thai kỳ. Từ đó mới có thể biết được khi sanh là thai đủ tháng hay non tháng, dự phòng được thai già tháng và nhất là sau này có thể phát hiện được thai suy dinh dưỡng trong tử cung.
- Bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh lý của mẹ kèm thai như tim sản, tiểu đường, cao huyết  áp…từ đó sẽ tư vấn cho các bà mẹ nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ sớm, cách điều trị, cách thức dưỡng thai và quyết định lịch khám thai tiếp theo.
- Bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh lý phụ khoa kèm thai như khối u buồn trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung kèm theo… từ đó sẽ tư vấn cho các bà mẹ cách điều trị thích hợp.    
Nội dung khám: các bà mẹ sẽ được:
- Khám toàn diện: tim phổi, cân trọng lượng, đo huyết áp, khám gan lách..

- Khám phụ khoa xem tình trạng viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, các khối u tiểu khung.

- Thực hiện các xét nghiệm như nước tiểu, thử máu…

- Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho siêu âm.   

Tầm quan trọng và nội dung của khám thai 3 tháng giữa:   
Tầm quan trọng
Khám thai 3 tháng giữa cũng rất quan trọng vì:
- Những dị tật, dị dạng thai nhi được chẩn đoán tương đối rõ ràng từ tuần lễ thứ 15 -19  thai kỳ. Thai càng lớn hơn, các dị tật dị dạng sẽ khó quan sát hơn. Từ đó, các bà mẹ sẽ được tư vấn để chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý về sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét