Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Viêm sinh dục

Viêm sinh dục





Ths Lê Hải Dương



1. đại cương

Viêm nhiễm cơ quan sinh dục là loại bệnh khá phổ biến trong dời sống của người phụ nữ, nguyên nhân đa dạng, diễn biến phức tạp dẫn đến việc điều trị khó khăn, đôi lúc để lại biến chứng như viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, sẩy thai, đẻ non, viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh…

1.1. Đặc điểm

-Phổ biến hay gặp trong độ tuổi hoạt động sinh dục.

         -Các bộ phận của đường sinh dục dưới và trên đều có thể bị viêm nhiễm            .

         -Hình thái cấp tính và mạn tính đều có thể gặp, hình thái mạn tính điều trị kéo dài, kém hiệu quả.

         -Phát hiện bệnh sớm điều trị sẽ khỏi hẳn và tránh được những biến chứng xấu như viêm tắc vòi trứng, đau trong viêm phần phụ mạn tính.

1.2. Yếu tố thuận lợi

         -Lây qua đường tình dục (giao hợp với người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục).

         -Sau các can thiệp thủ thuật như đình chỉ thai nghén, dặt dụng cụ tử cung, chụp tử cung vòi trứng…

         -Nhiễm khuẩn sau sẩy, sau đẻ.

         -Kém vệ sinh khi giao hợp, sau khi hành kinh.

1.3. Khí hư

Bình thường ở CTC và ÂĐ có một chất dịch trắng trong hơi đặc, hoặc như lòng trắng trứng, lượng ít không chảy ra bên ngoài, không làm cho người phụ nữ để ý, đó là dịch sinh lý, dịch này có pH # 3,8-4,6 tạo nên môi trường bảo vệ cho ÂĐ chống lại sự nhiễm khuẩn nhưng cũng có thể là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh, pH này do sự chuyển hoá glycogen ở tế bào niêm mạc ÂĐ - CTC thành acid lactic bởi trực khuẩn Doderlin.

Khi ÂĐ bị viêm nhiễm, dịch tiết ra nhiều, gây khó chịu làm người phụ nữ lo lắng, trong trường hợp này dù màu sắc như thế nào, trắng hay vàng, có mùi hay không đều là bệnh lý.

1.4. Các loại tác nhân gây bệnh

Các vi khuẩn Gr (-), Gr (+) đều có thể có mặt trong viêm sinh dục.

1.4.1. Vi khuẩn không gây bệnh:

         -Trực khuẩn Doderlin.

         -Stphylococcus epidermidis.

1.4.2. Các vi khuẩn gây bệnh cơ hội:

         -Các cầu trùng ái khí:

                     +Streptococcus alpha

                     + Streptococcus tan huyết A, C, G

                     + Streptococcus aureus

                     + Streptococcus agaltiea

         -Các trực khuẩn ái khí:

                     +Colibacille

                     +Coliforme

                     +Proteus, pseudomonas

                     +Klebsiella

                     +Enterobacter

         -Các vi khuẩn kỵ khí:

                     +Streptocque beta

                     +Bacteroides

                     +Clostridium

                     +Fusobacterie

1.4.3. Vi trùng, siêu vi trùng và ký sinh trùng luôn gây bệnh:

         -Neisseria gonorrhea

         -Trichomonas vaginalis

         -Candida albicans: có thể là cộng sinh nhưng sẽ gây bệnh khi tăng sinh bất thường

         -Chlamydia trachomatis

         -Treponema pallidum

         -Gardnerella vaginalis: có thể là cộng sinh, gây bệnh khi tăng sinh bất thường

         -Herpes simplex virus

         -Human papilloma virus

         -HIV

1.4.4. Các mầm bệnh thường gặp gây viêm ÂĐ:

         -Nấm men gây viêm ÂH - ÂĐ

         -Trùng roi gây viêm ÂĐ

         -Vi khuẩn gây viêm ÂĐ do vi khuẩn

         -Lậu cầu khuẩn gây viêm CTC mủ nhầy và viêm niệu đạo

         -Chlamydia trachomatis gây viêm CTC mủ nhầy và viêm niệu đạo

2. Viêm tuyến Bartholin

Mầm bệnh thường do vi khuẩn lậu, các vi khuẩn khác như liên cầu, tụ cầu hoặc trực khuẩn Chlamydia từ viêm âm hộ lan đến tuyến Bartholin, có khi ống tuyến bị tắc, tuyến bị nang hoá và bị nhiễm khuẩn thứ phát, có thể gặp trong trường hợp cắt TSM.

2.1. Viêm tuyến Bartholin cấp

Bệnh nhân đau ở vùng âm hộ, thường đau một bên, đi đứng đều đau. Viêm lúc đầu khu trú sau lan toả, phát triển có mủ.

Khám bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ nắn môi bé thấy một khối có khi to bằng quả trứng rắn tròn đều. Nắn thấy đau, nặn sẽ thấy mủ chảy ra ở cửa tuyến (ở mặt trong môi bé).

2.2. Viêm tuyến Bartholin mạn

Thường xảy ra sau đợt điều trị viêm tuyến Bartholin cấp, điều trị không triệt để hoặc đã chích.

Hoàn cảnh xuất hiện: sau kinh nguyệt, sau viêm âm hộ, sau giao hợp tuyến lại to lên, nắn thấy rắn, đau (không nhiều) và có ít mủ chảy ra.

2.3. Nang tuyến Bartholin

Tuyến bị nang hoá sau viêm cấp, viêm mạn hoặc ống tuyến bị tắc. Khi nang hoá có thể sờ thấy khối cứng, khu trú ơ một bên, nang có thể ở vị trí nông, sâu. Nếu bị nhiễm khuẩn nang trở thành khối apxe mủ.

Sau khi khám thực thể cần lấy mủ tiết để xác định loại vi khuẩn, đồng thời lấy bệnh phẩm cả ở niệu đạo, CTC để xét nghiệm.

Điều trị:

Nội khoa:

Do vi khuẩn Gr(+), Gr(-): dùng kháng sinh nhóm β- Lactam, nhóm Cephalosporin (1-2 g/ngày)

Do vi khuẩn kỵ khí Gr(+), Gr(-) hay lậu cầu: Penicillin procain 5ì 106 UI/ngàyì 7 ngày hoặc Spectinomycin 2g/ ngày, 1 lần hoặc Pefloxacin 800 mg/ liều duy nhất

Với Chlamydia: Doxycyclin 200 mg/ ngày trong 10 ngày

Ngoại khoa: Chích dẫn lưu, mở rộng ống tiết, huỷ vách ngăn, dẫn lưu trong 2-3 ngày.

Với thể mạn tính hay nang hoá: bóc nang. Sau điều trị ngoại khoa, di chứng là giao hợp đau.

3. Viêm âm đạo cổ tử cung

3.1. Viêm âm đạo do trùng roi ( Trichomonas vaginalis ): Là bệnh lây qua đường quan hệ tình dục là chủ yếu, ngoài ra có thể lây qua nguồn nước: bồn tắm, khăn tắm.

         -Triệu chứng

                     +ủ bệnh từ 1-4 tuần. 25% số người mắc không biểu hiện bệnh

                     +Khí hư: số lượng nhiều, loãng, có bọt, màu vàng xanh, hôi.

                     +Có thể kèm theo ngứa, đi tiểu khó và đau khi giao hợp.

                     +Khám: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung viêm đỏ, phù nề, có nhiều khí hư màu vàng xanh loãng và có bọt ở cùng đồ.

         -Xét nghiệm

                     +Lấy dịch khí hư cho vào nước muối sinh lý soi tươi thấy có trùng roi ÂĐ hình hạt chanh đang di động.

                     +Chứng nghiệm Sniff (Whiff test): nhỏ một giọt KOH 10% vào dịch khí hư thấy có mùi cá ươn và mất đi nhanh.

                     +Đo pH >4,5.

         -Điều trị

                     +Vệ sinh ÂH, ÂĐ, quần áo lót phải được giặt sạch, phơi nắng hoặc là trước khi dùng.

                     +Không giao hợp trong thời gian điều trị.

                     +Metronidazole 2g uống liều duy nhất, hoặc

                     + Metronidazole 500mg uống 2 lần/ ngày ì 7 ngày.

                     +Có thể phối hợp đặt thuốc ÂĐ.

                     +Cần điều trị cho chồng hoặc bạn tình: Metronidazole 2g liều duy nhất.

*Chú ý: Metronidazole không dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu, không được uống rượu khi đang dùng thuốc cho đến 24h sau khi ngừng thuốc.

3.2. Viêm âm đạo do nấm: Là bệnh do nấm Candida gây nên (chủ yếu là Candida albicans). Chiếm khoảng 20% các trường hợp viêm ÂĐ.

         -Triệu chứng

                     +Ngứa nhiều vùng ÂH, ÂĐ.

                     +Khí hư màu trắng đục như váng sữa, không hôi.

                     +Có thể kèm theo đi tiểu khó, đau khi giao hợp.

                     +Khám: ÂH, ÂĐ viêm đỏ, có thể xây xước nhiễm khuẩn do gãi, nếu nặng có thể bị viêm cả vùng TSM và đùi bẹn. Khí hư thường nhiều, màu trắng như váng sữa, thành mảng dày dính vào thành ÂĐ, ở dưới có vết trợt đỏ.

         -Xét nghiệm

Nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén



Ths: Lê Hải Dương

*Hai thể bệnh khi có thai có thể gặp trên thực tế là:

-Bệnh gây ra bởi tình trạng thai nghén và mất đi cùng với nó, người ta gọi là Nhiễm độc thai nghén, rối loạn thai nghén, bệnh do thai nghén, hội chứng mạch thận khi có thai. Các thuật ngữ này trên thực tế ít được sử dụng mà người ta hay sử dụng thuật ngữ: Bệnh thận do thai nghén, rối loạn tăng huyết áp khi có thai (WHO), Tiền sản giật – sản giật (chuẩn quốc gia 2006).

-Các bệnh tồn tại trước khi có thai như tăng huyết áp mạn tính, bệnh thận.

*Nghiên cứu các biến chứng mạch thận đặt ra nhiều vấn đề như:

-Có nhiều biểu hiện khác nhau

-Khó khăn trong việc phân loại

-Nhầm lẫn về thuật ngữ

-Một số biểu hiện bệnh lý khó phân loại:

-Các hội chứng mạch-thận tái phát sau mỗi kỳ thai nghén

-Bệnh nhiễm độc thai nghén thêm vào ở những phụ nữ bị tăng huyết áp hoặc mắc bệnh thận có protein niệu

-Các biểu hiện bệnh thận đi kèm với thai trứng, đái đường, bệnh Rh



Nhiễm độc thai nghén

(tiền sản giật, bệnh thận khi có thai)



Là một bệnh lý đặc biệt chỉ xuất hiện ở phụ nữ có thai, nguyên nhân chưa rõ ràng, là một hội chứng lâm sàng thường xuất hiện vào ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén. Các triệu chứng xuất hiện ở khoảng 3-5% phụ nữ có thai. Tỷ lệ mắc cao hơn ở những phụ nữ mang thai lần đầu (8-9%).

1. Dịch tễ học

Rất đáng nghiên cứu vì nó cho phép phác hoạ các thai nghén có nguy cơ bị NĐTN

-Yếu tố di truyền: di truyền cho nữ giới gen di truyền lặn nằm trên NST thường (Liston 1991), hoặc gen trội có tần suất biểu hiện không hoàn toàn (Chesley 1986, Sutherland 1981, Arngrimson 1990). Yếu tố của thai hoặc rau (NĐTN thường xuất hiện ở những thai trisomie 13, tam bội thể) cũng cần phải tính tới.

-Yếu tố miễn dịch: đã được đưa ra, sự tiếp xúc với kháng nguyên của cha tạo điều kiện thuận lợi cho sự dung nạp miễn dịch cho phép sự xâm nhập của các tế bào lá nuôi (tham khảo chương “Các cơ sở sinh lý học”), phần lớn các trường hợp NĐTN xảy ra ở người con so không có sự tiếp xúc kháng nguyên này. ở những phụ nữ có sự tương đồng HLA khá lớn với chồng, tần suất thấp xuất hiện NĐTN ở những người con so đã có sự tiếp xúc kháng nguyên này. Những người con rạ đã có tiếp xúc với kháng nguyên của chồng tần suất xuất hiện NĐTN thấp, trừ trường hợp thay đổi người cha. Tuy nhiên giả thuyết này cần được khẳng định thêm.

-Tần suất xuất hiện NĐTN cao trong những trường hợp đái đường (nguy cơ tăng 2-3 lần), hội chứng phospholipide (nguy cơ tăng 10 lần), tử cung trương giãn (đa thai nguy cơ tăng 2-4 lần), thai trứng (nguy cơ tăng 1,4 lần), rau bám bên (nguy cơ tăng 2,8 lần).

-Tần suất xuất hiện NĐTN thay đổi theo quốc gia, phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế, thói quen ăn uống, tộc người (tỷ lệ <0,1% ở giống người Esquimo)

2. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh

          -Thời tiết: mùa rét, ẩm ướt tỷ lệ cao hơn so với mùa nóng ấm

          -Tuổi: Tỷ lệ NĐTN ở thai phụ con so >35 tuổi gần gấp đôi thai phụ con so <20 tuổi

          -Số lượng thai: thai đôi, đa thai tỷ lệ NĐTN tăng (nguy cơ tăng 2-4 lần)

          -Đời sống kinh tế kém, trình độ văn hóa thấp: tỷ lệ NĐTN cao hơn

          -Chế độ dinh dưỡng: thiếu dinh dưỡng, thiếu a. folic, thiếu các yếu tố vi lượng: Ca, Mg, P, Zn,… tỷ lệ NĐTN cao hơn

          -Chế độ làm việc nặng nhọc, căng thẳng tinh thần

          -Tiền sử: NĐTN, TSG, SG, rau bong non

          -Tiền sử thai nghén: thai kém phát triển trong tử cung, thai chết lưu

          -Tiền sử nội khoa: đái đường (nguy cơ tăng 2-3 lần), cao HA, thận, HC Phospholipid (nguy cơ tăng 10 lần)

          -Tốc độ lưu lượng Doppler ĐM tử cung bất thường:

                   +Tỷ lệ tâm thu/ tâm trương >2,6

                   +Chỉ số kháng (RI) >0,58

                   +Xuất hiện khía hình V

          -Nhạy cảm với Angiotension II lúc 28 tuần tuổi thai

          -Test đo HA 2 tư thế (Roll-over test) dương tính

3. Triệu chứng

Bao gồm 3 triệu chứng chủ yếu:

-Tăng trọng lượng nhanh đi kèm với phù

-Tăng huyết áp

-Protein niệu

Gọi là NĐTN ngay khi có 2 dấu hiệu xuất hiện

3.1. Tăng huyết áp động mạch

Là một trong ba triệu chứng chính, đây là yếu tố có giá trị tiên lượng quan trọng nhất, vì vậy huyết áp động mạch (tối đa và tối thiểu) cần được đo cẩn thận và đúng qui trình trong mỗi lần khám thai (tham khảo chương: “Các cơ sở sinh lý học”), tăng huyết áp tối thiểu có giá trị tiên lượng hơn. Tuy nhiên cần phải loại bỏ các trường hợp tăng huyết áp tạm thời.Có 3 cách đánh giá tăng HAĐM:

      (1) Đánh giá theo hằng số sinh lý: dùng cho những người chưa có số đo HA, khi HA tăng trên 140/90 mmHg thì được gọi là tăng HA (WHO).

      (2) So sánh với số đo HA trước khi có thai: nếu

               `HA tâm thu tăng trên 30 mmHg

               `HA tâm trương tăng trên 15 mmHg

      (3) HA trung bình: HA tối đa + 2 HA tối thiểu/3, nếu HA trung bình tăng trên 20 mmHg thì được gọi là tăng HA

-Một trong các dấu hiệu đầu tiên của tăng huyết áp ĐM là tăng đáp ứng vận mạch:

+Xúc động có thể gây tăng huyết áp do đáp ứng vận mạch quá mạnh. Có thể gặp trong các trường hợp rau bong non.

+Nhiễm lạnh cũng là một yếu tố gây rối loạn đáp ứng vận mạch, nó gây phản ứng co mạch và sau đó là giãn mạch, ở thời điểm này áp lực máu về tử cung mạnh hơn và có thể gây rau bong non.

-Yếu tố tăng kích thích vận mạch có thể phát hiện:

+Trên lâm sàng có thể dùng test GANT: đo huyết áp tâm trương ở tư thế nằm nghiêng trái và ở tư thế đứng, trong các trường hợp tăng kích thích vận mạch và có nguy cơ phát triển thành NĐTN, huyết áp tâm trương tăng ≥20 mmHg.

+Truyền angiotensin tạo ra sự tăng huyết áp tương tự trong trường hợp tăng đáp ứng vận mạch.

-Cơn tăng huyết áp về đêm có giá trị tiên lượng xấu hơn, thường đi kèm với suy thai.

3.2. Phù

Có thể nghi ngờ ngay cả khi phù chưa xuất hiện khi thấy tăng trọng lượng nhanh. Sự tăng trọng lượng được coi là bất thường khi từ tháng thứ 3 đến khi đẻ tăng trung bình >1,5 kg/tháng.

Phù thường khu trú ở chi dưới (mắt cá chân), ở mặt và tay (các ngón tay). Phù trắng, phù mềm, ấn lõm. Các mô của mẹ ngấm nước bất thường  tạo nên các triệu chứng sớm, tương đối hằng định và là yếu tố quí giá để chẩn đoán. Mối liên quan giữa tăng trọng lượng bất thường và tần suất biểu hiện triệu chứng khá chặt chẽ.

Theo dõi trọng lượng: tăng >500g/ tuần hoặc >2250g/ tháng, đánh giá phù qua cân nặng là chính xác

3.3.  Protein niệu

Có thể xuất hiện từ từ nặng dần hay đột ngột, triệu chứng này xuất hiện tương đối muộn và không hằng định. Lượng Protein trong nước tiểu được gọi là (+) khi

      Lượng P niệu >0,3g/l với mẫu nước tiểu 24h

      Lượng P niệu >0,5g/l với mẫu nước tiểu ngẫu nhiên

Cần phân biệt với các trường hợp đào thải muối phosphat tan trong acid acetic, đái mủ thể không điển hình bằng xét nghiệm cặn và trụ niệu

3.4. Những triệu chứng khác

          -Thiếu máu: mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt (huyết tán)

          -Phổi: đôi khi có hội chứng 3 giảm (tràn dịch màng phổi)

          -Tim: thổi tâm thu cơ năng (thiếu máu), tiếng tim mờ (tràn dịch màng tim), khó thở nhẹ

          -Bụng: tràn dịch màng bụng

          -Mắt: nhìn mờ do phù võng mạc (trong một số trường hợp xuất hiện hiện tượng co thắt các tiểu động mạch võng mạc. Khám đáy mắt, ở một mức độ nào đó, đánh giá mức độ ảnh hưởng, phát hiện các trường hợp co mạch lan toả có thể dẫn đến biến chứng thiếu máu thứ phát do phù võng mạc)







3.5. Phân loại các thể lâm sàng theo mức độ nặng nhẹ






































Dấu hiệu lâm sàng

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Phù sau nghỉ ngơi

Phù ở chân

Lan lên bụng, tay

Lan toàn thân

Tăng trọng lượng

Trên 0,5kg/ tuần

Trên 1kg/ tuần

Trên 2kg/ tuần

Tăng huyết áp

Từ 140/90 mmHg

Từ 150/100 mmHg

Từ 160/110 mmHg

Protein niệu (g/l)

Từ 1 đến 2

Từ 3 đến 4

Từ 5 trở lên

Lượng nước tiểu

Trên 800 ml/ 24h

Dưới 800 ml/ 24h

Dưới 400 ml/ 24h

Thị lực

Bình thường

Giảm hay mờ

Mờ hẳn

Các trực khuẩn gây hoại thư sinh hơi

Các trực khuẩn gây hoại thư sinh hơi
Clostridium perfringens (C.welchii); Clostridium septicum; Clostridium novyi
 1. Đặc điểm chung
         Các trực khuẩn gây hoại thự sinh hơi thường cư trú ở ngoại cảnh (đất, nước, không khí) đường tiêu hoá
         Chúng thuộc loại trực khuẩn kỵ khí sinh nha bào, đều có hình trực ngắn, 2 đầu như bị cắt, bắt màu Gram, sinh nha bào và có vỏ.
         Chúng giống nhau về tính chất gây bệnh: Chủ yếu gây bệnh hoại thư sinh hơi, còn gây bệnh viêm ruột thừa, viêm màng bụng, nhiễm khuẩn sau sảy thai, nhiễm độc thức ăn.
         Chúng gây bệnh bằng ngoại độc tố, các trực khuẩn hoại thư sinh hơi có các độc tố khác nhau.
        -C.perfringens: Gây bệnh cho người chủ yếu là typ A, có các độc tố: α, β, θ, µ . Trong đó độc tố α gây tan hồng cầu, hoại tử tổ chức.
        -C. novyi: Chủ yếu là typ A gây bệnh cho người, có độc tố; α, β, γ tác dụng giống 2 trực khuẩn trên.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Cơ chế gây bệnh
          Các trực khuẩn xâm nhập vào cơ thổ qua các vết thương, sinh sản phát triển sinh các độc tố tại chỗ gây huỷ hoại tổ chức, vào máu gây nhiễm độc, riêng C.septicum có thể gây nhiễm trùng huyết.
2.2. Biểu hiện lâm sàng
          Bệnh hoại thư sinh hơi thường gặp ở các vết thương chi dưới, vết thương nhiều ngóc ngách, dập nát, bẩn, trên những người sức đề kháng bị suy yếu.
          Ủ bệnh: Từ 5 - 6 giờ
          Sau đó nơi bị thương thấy đau, đau tăng nhanh, cảm giác như bị buộc chặt. Màu da nơi bị thương trắng hoặc đỏ, tái xám như màu da chết, mùi chua thối, chất tiết ở vết thương là tổ chức hoại tử, giọt mỡ. Sờ vào vùng da tổn thương thấy cảm giác lạo xạo hơi.
          Toàn thân bệnh nhân có biểu hiện của nhiễm độc .
3. Chẩn đoán vi sinh vật
          Chẩn đoán vi sinh vật bệnh hoại thư sinh hơi ít được làm, nếu làm thường xét nghiệm trực tiếp.
          Bệnh phẩm: Chất tiết của vết thương
          Tiến hành nhuộm soi bằng kỹ thuật nhuộm Gram hoặc nhuộm xanh metylen để xem hình thể.
          Nuôi cấy vào môi trường kỵ khí.
          Chẩn đoán bệnh thường dựa vào triệu chứng lâm sàng
4. Phòng bệnh và điều trị
         Xử lý các vết thương: cắt lọc tổ chức giập nát, rửa vết thương bằng nước oxy già...
         Dùng kháng độc tố trong phòng bệnh, điều trị.
         Dùng kháng sinh; Penicillin G. macrolit.

Chỉ định thuốc ở phụ nữ cho con bú

Thông tin thuốc Tháng 12/2011: Chỉ định thuốc ở phụ nữ cho con bú
-Trẻ nhỏ có thể bị nhiễm độc khi một lượng đủ lớn thuốc vào sữa có tác dụng dược lý.
- Thuốc qua sữa mẹ nhờ cơ chế khuyếch tán hay vận chuyển tích cực bởi từ máu mẹ qua biểu mô tuyến vú vào sữa.
- Lượng thuốc vào cơ thể đứa trẻ tuỳ thuộc vào lượng sữa được cho bú, thời điểm cho bú và chỉ có 1-5% tổng lượng thuốc là có trong sữa nên độc tính đối với con là tương đối thấp, tuy nhiên cũng cần lưu ý trước khi sử dụng.
- Dưới đây đề cập đến một số thuốc đòi hỏi sự thận trọng cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và tác hại trên em bé khi chỉ định ở phụ nữ cho con bú, chỉ nên sử dụng khi không có các thuốc thích hợp khác, cũng như cần sự quan tâm đặc biệt đến trẻ bú mẹ.
Hoạt chất
(Tên thành phẩm của thuốc ở bệnh viện)
Lưu ý khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú
Thuốc giảm đau và chống viêm
Paracetamol+ Codein
(Efferalgan Codein)
Một số bệnh nhân có men chuyển hóa nhanh (CYP2D6) làm cho codein chuyển hóa thành morphin nhanh chóng hơn và hoàn toàn hơn. Đã có 1 báo cáo về trường hợp trẻ sơ sinh tử vong ở người mẹ dùng codein.
Liều 60mg/ ngày có thể chấp nhận được ở phụ nữ cho con bú (tương đương với 2 viên Efferalgan Codein).
Thuốc trị giun sán
Mebendazol Có thể làm giảm tiết sữa.
Thuốc chống nhiễm khuẩn
Cefadroxil Cefadroxil bài tiết trong sữa mẹ với nồng độ thấp, không có tác động trên trẻ đang bú sữa mẹ, nhưng nên quan tâm khi thấy trẻ bị ỉa chảy, tưa và nổi ban.
Azithromycin
(Aziefti)
Chưa có dữ liệu nghiên cứu khả năng bài tiết của Azithromycin qua đường sữa mẹ. Nên chú ý đến hiện tượng phát ban, tiêu chảy, mất cảm giác ngon miệng và buồn ngủ ở trẻ.
Ciprofloxacin Ciprofloxacin tích lại ở trong sữa và có thể đạt đến nồng độ có thể gây tác hại cho trẻ. Thuốc gây bệnh khớp và ăn mòn sụn ở súc vật.
Levofloxacin
(Tavanic)
Chưa đo được nồng độ Levofloxacin trong sữa mẹ, nhưng căn cứ vào khả năng phân bố vào sữa của Ofloxacin, có thể dự đoán rằng Levofloxacin cũng được phân bố vào sữa mẹ. Thuốc có nhiều nguy cơ tổn thương sụn khớp trên trẻ nhỏ. Nồng độ đỉnh Levofloxacin trong sữa mẹ gần 8mcg/ml sau khi mẹ uống thuốc 5 giờ. Cần ngưng sữa mẹ tối thiểu 4-6 giờ sau liều thuốc cuối.
Ofloxacin Bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ tương tự như trong huyết tương, gây tổn thương vĩnh viễn ở sụn của những khớp chịu lực và cả nhiều dấu hiệu bệnh lý khác về khớp ở súc vật non. Nồng độ đỉnh Ofloxacin trong sữa mẹ gần 2,4mcg/ml sau khi mẹ uống thuốc 2 giờ. Cần ngưng sữa mẹ tối thiểu 4-6 giờ sau liều thuốc cuối.
Clindamycin
(Dalacin C)
Bài tiết vào sữa mẹ (khoảng 0,7-3,8 mcg/ml). Có báo cáo ca trẻ tiêu ra máu khi bú mẹ đang điều trị Clindamycin.
Lincomycin Lincomycin được tiết qua sữa mẹ tới mức có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến trẻ bú mẹ.
Vancomycin Ảnh hưởng của Vancomycin trên trẻ đang bú mẹ có dùng thuốc chưa được biết rõ. Hấp thu thuốc vào hệ tuần hoàn của trẻ không đáng kể. Tuy vậy, có ba vấn đề với trẻ đang bú sữa mẹ: gây biến đổi hệ vi khuẩn đường ruột, phản ứng dị ứng hay mẫn cảm, làm sai kết quả nuôi cấy vi khuẩn.
Metronidazol Bài tiết vào sữa mẹ khá nhanh, trẻ bú có thể có nồng độ thuốc trong huyết tương bằng khoảng 15%. Làm sữa bị đắng. Chống chỉ định do tác dụng sinh ung thư in vitro. Cần ngưng sữa mẹ tối thiểu 12-24 giờ sau liều thuốc cuối.
Sulfamethoxazol+ trimethoprim
(Sulfarim)
Có nguy cơ thấp về bệnh vàng da nhân ở trẻ bị vàng da và nguy cơ tan huyết ở trẻ bị thiếu men chuyển G6PD (do sulphamethoxazol).
Doxycyclin Nồng độ đỉnh trong sữa mẹ 2 giờ sau khi uống thuốc. Hấp thu qua hệ tiêu hoá trẻ tốt và nhuộm màu răng nếu mẹ dùng trên 10 ngày.
Fluconazol Tiết vào sữa ở nồng độ tương tự như trong huyết tương. Đã ghi nhận khả năng tích lũy đặc biệt ở trẻ sinh non.
Thuốc chống vi-rút
Acyclovir Đã có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc đến lym-phô bào trong máu ngoại biên.
Thuốc an thần
Diazepam
(Seduxen, Diazepam)
Gây tình trạng li bì, sụt cân cho trẻ sơ sinh nếu mẹ uống thuốc Diazepam kéo dài. Nên cho trẻ bú sau 6-8 giờ sau khi dùng thuốc
Thuốc chống co giật, chống động kinh
Phenobarbital
(Lumidone, Phenobarbital)
Do sự đào thải thuốc ở trẻ bú mẹ chậm hơn, nên thuốc có thể tích tụ đến mức nồng độ thuốc trong máu trẻ có thể cao hơn ở người mẹ và gây an thần cho trẻ. Đã có ghi nhận co thắt, methemoglobin huyết ở trẻ em sau khi cai sữa ở mẹ dùng Phenobarbital. Trẻ cần được theo dõi chuyển hóa gan, tình trạng li bì, phản xạ bú, phát ban. Nên cho trẻ bú sau 6-8 giờ sau khi dùng thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Metoclopramid
(Primperan)
Tránh dùng cho sản phụ có tiền sử bị trầm cảm nặng. Theo dõi tình trạng li bì, rối loạn trương lực ở trẻ
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Terbutalin sulfat
(Bricanyl)
Thường tiết vào sữa mẹ với lượng ít, không đủ gây hại cho trẻ bú mẹ. Theo dõi nhanh nhịp tim và kích thích ở trẻ.
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Chlorpheniramin Liều lượng (2-4 mg)/ ngày là chấp nhận được ở phụ nữ cho con bú. Liều lượng lớn hơn hoặc sử dụng kéo dài hơn có thể gây ra tác dụng ở trẻ sơ sinh hoặc ức chế tiết sữa. Để giảm thiểu tác dụng của thuốc trên trẻ, nên cho mẹ uống 1 liều duy nhất trước khi đi ngủ (sau khi cho trẻ bú cử sau cùng).
Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc
Atropin sulfat Ức chế bài tiết sữa và nguy cơ ngộ độc Atropin.
Ephedrin Có thông báo về tác dụng kích thích và làm trẻ ngủ không sâu.
Thuốc thúc đẻ, cầm máu
Misoprostol Misoprostol được tìm thấy trong sữa mẹ trong vòng 1 giờ sau khi uống, nhưng cơ bản không được tìm thấy sau 5 giờ. Chưa có dữ liệu về dược động học của Misoprostol trong sữa mẹ sau khi dùng thuốc ngoài đường uống. Tuy nhiên, dự đoán nồng độ thuốc trong sữa mẹ sau khi đặt âm đạo sẽ thấp hơn sau khi uống, nhưng có thể kéo dài hơn. Nồng độ Misoprostol trong sữa mẹ sau khi ngậm dưới lưỡi có thể cao hơn và lâu hơn sau khi uống. Nên cho trẻ bú sữa mẹ sau 6 giờ sau khi dùng thuốc để tránh gây đau bụng hoặc tiêu chảy.
Thuốc chống đau thắt ngực
Atenolol Tiết vào sữa mẹ với tỷ lệ gấp 1,5-6,8 lần so với nồng độ thuốc trong huyết tương người mẹ, có thể gây chậm nhịp tim, tím tái ở trẻ.
Tài liệu tham khảo
1. Carl Weiner, Catalin Buhimschi. Drugs for Pregnant and Lactating Women. 2-nd Ed., 2009.
2. Dược thư Quốc Gia Việt Nam, 2009.
3. http://www.nlm.nih.gov/pubs/factsheets/lactmedfs.html

Một kỹ thuật mới làm tăng khả năng có thai

Một kỹ thuật mới làm tăng khả năng có thai - Hỗ trợ phôi thoát màng bằng Laser
BS. Trần Huy Dũng
Khoa Hiếm muộn - BV Từ Dũ
Hơn 10 năm sau khi 3 em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam, nhiều phương pháp mới trong điều trị vô sinh đã được ứng dụng tại bệnh viện Từ Dũ. Với mục đích nâng cao tỉ lệ thành công trong điều trị, khoa Hiếm muộn - bệnh viện Từ Dũ không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo và triển khai các kỹ thuật mới. Hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser đang được triển khai tại đơn vị chúng tôi.
Trong một chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, bệnh nhân thường trải qua các bước: kích thích buồng trứng, chọc hút trứng, nuôi cấy phôi, chuyển phôi, làm xét nghiệm thử thai, và theo dõi thai cho đến ngày sinh. Có thể nói sự thành công của một chu kỳ điều trị là một chuỗi liên kết chặt chẽ sự hoàn tất của các khâu trên. Do đó, sau khi phôi được chuyển vào buồng tử cung, để gọi là thành công thì phôi phải làm tổ được trong buồng tử cung và phát triển thành thai cho đến ngày sinh. Có ba giả thuyết giải thích vì sao phôi không làm tổ được. Đầu tiên là nguyên   nhân liên quan đến yếu tố nội tại của phôi, nghĩa là chính bản thân phôi không có khả năng làm tổ. Nguyên nhân thứ hai có thể do thiếu các thành phần gắn kết với phôi tại nội mạc tử cung (bình thường phôi phải gắn với các phân tử tại nội mạc tử cung này thì mới có thể làm tổ được). Cuối cùng là phôi không thể thoát khỏi sự bao bọc của màng zona (màng bao bọc quanh phôi) Nguyên nhân sau cùng này chính nó mang lại sự phát triển các kỹ thuật vi thao tác nhằm hỗ trợ phôi nuôi cấy trong môi trường ống nghiệm(Cohen và cs , 1990 ).
Sự di chuyển và làm tổ của phôi.
 
Sự thụ tinh ở người xảy ra ở đoạn eo bóng của vòi trứng. Sau đó trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển vào buồng tử cung. Trong ống nghiệm, sự xuất hiện 2 tiền nhân trong thụ tinh bình thường xuất hiện khoảng 18-19 giờ sau cấy tinh trùng. Đến ngày 2-3, phôi phát triển đến giai đoạn 2-4 và 8 tế bào. Hiện tượng nén tế bào có thể xảy ra ở giai đoạn 8 tế bào khoảng ngày 3. Biểu hiện bằng sự tăng tiếp xúc bằng cách hình thành các cầu nối giữa các phôi bào kế cận, giảm các khoảng gian bào và đường viền mờ đi. Ngày thứ 4 sau khi thụ tinh, có sự hình thành khoang phôi nang ở giữa. Ngay thời điểm bắt đầu quan sát thấy khoang này là bắt đầu giai đoạn phôi nang.
 
Hiện tượng thoát màng thường xảy ra vào ngày thứ 5 hay 6, lúc này phôi đã ở tại buồng tử cung. Ở người, hiện tượng này xảy ra tại một vùng trên bề mặt của phôi nang. Phôi dần dần thoát ra khỏi màng trong suốt bằng cách   lồi qua một lỗ nhỏ. Hiện tượng thoát màng hoàn toàn là lúc phôi chui ra khỏi màng trong suốt, thường xảy ra vào ngày thứ 6 hay 7. 
     
        Phôi thoát màng     
 
 
Mặc dù phôi nang người dễ nở rộng trong ống nghiệm, khoảng 20% những phôi nang này gặp trở ngại trong vấn đề giãn nở hay chỉ dãn rộng ở một vài chỗ hoặc không thể dãn nở hoàn toàn để thoát khỏi màng zona, cuối cùng   nang xẹp xuống và thoái hóa. 
Hỗ trợ phôi thoát màng 
Hỗ trợ phôi thoát màng đã được thực hiện từ những năm đầu của thập niên 90. Đây là kỹ thuật làm mỏng hoặc tạo một lỗ thoát trên màng của phôi nhằm cải thiện tỉ lệ có thai và tỉ lệ làm tổ của phôi. Theo Ủy ban Thực hành của Hiệp hội các Kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản và Hội Y học Sinh sản của Hoa Kỳ (2005), hỗ trợ phôi thoát màng có thể mang lại lợi ích lâm sàng đối với những người có tiên lượng kém: thực hiện IVF thất bại 2 lần, chất lượng phôi kém, lớn tuổi. Ngoài ra nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích làm tăng tỉ lệ làm tổ cũng như tỉ lệ thai lâm sàng ở các đối tượng: chuyển phôi trữ, màng zona dày, FSH cơ bản cao. Cho nên hỗ   trợ phôi thoát màng thường được các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế giới chỉ định trong các trường hợp sau: lớn tuổi, màng zona(màng phôi) dày, chuyển phôi trữ, không có thai sau 3 lần chuyển phôi, FSH cơ bản cao. 
Về phương pháp thực hiện, trước đây một kỹ thuật được thực hiện phổ biến để hỗ trợ phôi thoát màng đó là làm thủng màng zona bằng dung dịch acid Tyrod. Dù kỹ thuật này đã được báo cáo là có hiệu quả to lớn đối với tỷ lệ thai, nhưng nó có nhiều điều không thuận tiện, bao gồm nguy cơ tổn thương tế bào bên dưới màng zona, thoát màng sớm, và đòi hỏi thời gian thực hiện nghiêm ngặt và tay nghề của người thực hiện. Kỹ thuật mới nhất và đang được ứng dụng nhiều nơi trên thế giới đó là Hệ thống quang học laser hồng ngoại, hiện tại cung cấp một kỹ thuật thay thế mà nó có thể khắc phục được những cản trở của các kỹ thuật trước
Tài liệu tham khảo: 
  1. Blake DA, Forsberg AS, Johansson BR, Wikland M. Laser zona pellucida thinning--an alternative approach to assisted hatching. Hum Reprod. 2001 Sep;16(9):1959-64.
  2. Cohen, J. (1991) Assisted hatching of human embryos. J. In Vitro Fert. Embryo Trans., 8, 179–190.
    Obruca A, Strohmer H, Sakkas D, Menezo Y, Kogosowski A, Barak Y, Feichtinger W. Use of lasers in assisted fertilization and hatching. Hum Reprod. 1994 Sep;9(9):1723-6.
  3. Practice Committee of the Society for Assisted Reproductive Technology; Practice Committee of the American Society for Reproductive Medicine. The role of assisted hatching in in vitro fertilization: a review of the literature. A committee opinion. Fertil Steril. 2006 Feb;85(2):544-6.
Theo IVF Tu Du

Những nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới

Những nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới
Có nhiều nguyên nhân gây giảm chất lượng và số lượng tinh trùng của nam giới. Trong số đó, có những nguyên nhân rất thường gặp và hoàn toàn có thể phòng tránh. 
Rượu 
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Sinh sản Aberdeen (Scotland) sau khi nghiên cứu trên 16.000 mẫu tinh dịch của 7.500 đàn ông trong vòng 13 năm đã đưa ra cảnh báo chính thức về tác hại rõ rệt của rượu và thuốc lá lên chất lượng tinh trùng. 

 
 Sóng điện thoại di động cũng là nguyên nhân gây giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Ảnh minh họa
Họ cũng thấy rằng lượng tinh trùng trong tinh dịch nam giới ngày nay đã sụt giảm gần 1/3 so với những năm trước 1989 (từ 87 triệu tinh trùng/1ml tinh dịch trước năm 1989 xuống còn 62 triệu năm 2002) và có khả năng sẽ sụt giảm hơn nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Nghiên cứu còn cho thấy, chất lượng tinh trùng của nam giới cũng kém hơn trước do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng có con của họ sau này. 
Thuốc lá 
Khói thuốc lá chứa rất nhiều độc chất, gồm có: nicotin, CO, các chất sinh ung thư, các chất thuộc nhóm benzen…Thuốc lá không chỉ làm giảm tuổi thọ của con người 5 - 8 năm mà còn làm giảm khả năng sinh sản. Thuốc lá làm giảm số lượng và độ di động của tinh trùng. Nicotin trong khói thuốc gây hại không chỉ với nam giới, ở nữ giới, việc tiếp xúc   nicotin có thể gây co thắt ống dẫn trứng làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung. 
Thử nghiệm trên động vật cho thấy nicotin và các chất thơm gốc benzen có thể làm tinh trùng dị dạng hay teo tinh hoàn. Ở người, thuốc lá có thể gây các bất thường di truyền lên tinh trùng và ảnh hưởng lên các cháu bé sinh ra. Thuốc lá còn có thể làm tăng tần suất rối loạn cương và giảm ham muốn tình dục ở nam giới. Việc cai thuốc lá có thể cải thiện   đáng kể chất lượng tinh trùng, hoặc ngăn chặn tình trạng xấu hơn có thể xảy ra. 
Căng thẳng về thể chất và tinh thần 
Hầu hết những căng thẳng về thể chất và tinh thần quá mức đều có thể làm giảm số lượng tinh trùng: stress về tình cảm; làm việc vất vả hay chơi thể thao quá sức. 
Mặc quần áo bó sát người 
Mặc quần jean quá chật có thể ảnh hưởng nên quá trình phát triển cơ quan sinh dục và gây những chấn thương do đè ép.
Mặc quần chật, nhất là quần lót chật, làm tinh hoàn bị ép sát vào người đồng thời thông khí kém gây ra sự tăng nhiệt độ vùng da bìu. Ngoài ra, quần lót cũng không nên dùng loại chế tạo hoàn toàn bằng chất liệu ni lông vì loại vải này dễ tích điện và điện trường sinh ra liên tục tại bìu sẽ ảnh hưởng đến sự sinh sản tinh trùng.  
Để quá trình sinh tinh diễn ra bình thường, nhiệt độ vùng da bìu phải thấp hơn thân nhiệt 2 - 30C, tình trạng tăng nhiệt độ vùng da bìu kéo dài lâu ngày có thể làm giảm chất lượng tinh trùng. 
Tình trạng tăng nhiệt độ tương tự cũng diễn ra ở những người phải ngồi nhiều ở một chỗ như tài xế, phi công, nhân viên văn phòng. 
Để tránh tình trạng trên, lời khuyên là mặc các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát và chọn những vật liệu thoáng, thấm mồ hôi tốt để việc tản nhiệt của da bìu diễn ra dễ dàng. 
Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao 
Những người làm việc trong các ngành nghề phải thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao thường có suy giảm chất lượng tinh trùng. Các nghề đó gồm: thợ rèn, thợ hàn, thợ luyện kim, đầu bếp… 
Bức xạ, sóng điện thoại di động 
Theo kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất của các chuyên gia Hungari, sóng ĐTDĐ có thể hủy hoại các tinh trùng của nam giới. Người cho ĐTDĐ vào túi quần và đeo ở thắt lưng thường xuyên sẽ bị giảm chất lượng tinh trùng. 
Gần đây, người ta chứng minh rằng sử dụng máy tính xách tay đặt trên đùi cũng làm giảm số lượng tinh trùng. Nguyên nhân có thể do nhiệt độ cao và từ trường do máy phát ra ảnh hưởng đến hiện tượng sinh tinh. 
Các tế bào sinh tinh trùng rất nhạy cảm với phóng xạ. Xạ trị, tia X, các dạng phóng xạ khác ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất tinh trùng. Sau khi ngưng nguồn tiếp xúc, quá trình sinh tinh mất khoảng 2 năm để hồi phục, đôi khi hoàn toàn không hồi phục 
Tắm nước nóng 
Nếu đi tắm hơi, nhiệt độ trong phòng tắm lên tới 70 – 80oC, so với phòng tắm bình thường nhiệt độ cao gấp hơn 2 lần. Đó là điều hết sức bất lợi cho tinh trùng. Các chuyên gia cảnh báo rằng, dù là tắm nóng hay tắm hơi, nhiệt độ khoảng 34oC là thích hợp nhất. 
Đi xe đạp 
Khi đi xe đạp, nhất là xe đạp thể thao, lưng người lái sẽ phải cong lên liên tục. Tinh hoàn bị đè vào giữa yên xe và vùng đáy chậu gây nên tình trạng chèn ép, thiếu máu nuôi. Ngoài ra, tinh hoàn thường xuyên bị sức nén và cọ xát (nhất là với loại xe đạp thể thao) nên thường xuyên bị sung huyết, nhiệt độ vùng bìu cũng ở mức cao. 
Vì vậy, các tay đua chuyên nghiệp đi xe đạp liên tục mỗi ngày nhiều giờ và kéo dài hàng tháng sẽ có ảnh hưởng xấu đến đến sinh sản tinh trùng. 
Các loại thuốc 
Tiền căn dùng thuốc: một số thuốc chữa bệnh có thể gây tổn hại tạm thời hay vĩnh viễn quá trình sinh tinh như hóa trị ung thư, hormone, cimetidin, sulphasalazine, spironolactone, các thuốc huyết áp. 
Hóa chất và thuốc trừ sâu 
Một số chất ô nhiễm được ghi nhận có ảnh hưởng rõ rệt lên chất lượng tinh trùng bao gồm: các gốc oxy tự do, các hóa chất diệt côn trùng, diệt cỏ (DDT, aldrin, dieldrin, PCPs, dioxin, furan…), một số hydrocarbon (ethylbenzene, bezene, toluen, xylene…), một số chất bảo quản, hóa chất có trong vật liệu xây dựng, nội thất… 
Các kim loại nặng 
Tiếp xúc trong thời gian dài với kim loại nặng như chì, cadmium, arsenic làm giảm số lượng tinh trùng. Một lượng rất nhỏ kim loại nặng có trong tinh dịch có thể ức chế nhiều enzyme quan trọng cho quá trình thụ tinh trứng của tinh trùng. 
BS. Nguyễn Đạt Nguyên
Theo Sức khỏe đời sống

Những tai biến sau nạo phá thai

Những tai biến sau nạo phá thai
Do thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, nhiều cặp vợ chồng, tình nhân để dính bầu rồi “tặc lưỡi” đi nạo phá thai. Tuy nạo phá thai chỉ là một thủ thuật đơn giản của sản khoa, nhưng những hệ lụy của nó đối với xã hội nói chung và sức khỏe cũng như hạnh phúc của người nạo phá thai nói riêng lại rất lớn. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất châu Á và là một trong 5 nước có tỉ lệ phá thai nhiều nhất trên thế giới.
 
Ước tính, mỗi năm trên thế giới có khoảng 210 triệu ca thai nghén và khoảng 46 triệu (22%) ca kết thúc bằng phá thai và tính bình quân trên thế giới trong cuộc đời mỗi người phụ nữ đến tuổi 45 đã có ít nhất một lần phá thai. Gần 20 triệu ca trong số này là phá thai không an toàn. Khoảng 13% tử vong liên quan đến thai nghén là do phá thai không an toàn và con số tử vong khoảng 67.000 ca mỗi năm. 
Nạo phá thai là nguyên nhân của 5% số ca tử vong ở sản phụ. Ngoài ra,  thủ thuật này dễ dẫn đến thủng tử cung, băng huyết, tổn thương cổ tử cung hoặc âm đạo, tai biến do dùng thuốc gây mê, gây tê. Các tai biến xuất hiện muộn hơn là sót thai, sót nhau, nhiễm khuẩn, chấn thương tâm lý, nhiễm khuẩn gây viêm dính buồng tử cung dẫn đến vô sinh... 
Phương pháp nạo phá thai đến nay đã có những cải tiến lớn, tuy vậy vẫn không tránh được việc phải dùng dụng cụ nong bằng kim loại để nong rộng cổ tử cung; dùng que kim loại để dò hướng khoang tử cung và đo độ dài khoang tử cung; dùng ống hút bằng kim loại để hút phôi thai và đế cuống rốn; cuối cùng phải dùng muôi nạo bằng kim loại để nạo sạch khoang tử cung. Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc đều phải dùng dụng cụ bằng kim loại đưa vào đưa ra, tất nhiên có khả năng làm xước tử cung, thậm chí có thể làm thủng cổ tử cung.
  
Nạo hút thai có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nếu như đế cuống rốn không lấy ra được nhanh sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung, do đó có thể làm mạch máu không liền lại, trong quá trình thủ thuật đó sẽ bị mất nhiều máu. Vả lại, nếu trước đó đã có viêm bộ phận sinh dục như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung chưa được chữa khỏi hoặc trong quá trình thủ thuật không nghiêm chỉnh thực hiện vô khuẩn đúng với quy định, thì những dụng cụ đưa vào đưa ra rất dễ đưa vi khuẩn vào khoang tử cung gây nhiễm khuẩn. Ngoài ra, việc nạo hút thai còn có khả năng để lại di chứng, nhất là đối với trường hợp đã qua nạo hút nhiều lần, nguy hại sẽ không nhỏ. 
Các tai biến đặc trưng của phá thai ngoại khoa gồm: ứ máu trong buồng tử cung; nhiễm khuẩn; rách cổ tử cung, thủng tử cung do chọc hoặc rách; còn thai; sót rau thai; băng huyết do sót rau, chấn thương và thủng tử cung. 
Các tai biến đặc trưng của phá thai nội khoa: thất bại của thuốc phá thai nên vẫn phải hút lại buồng tử cung; sảy thai không hoàn toàn cũng bắt buộc phải hút lại buồng tử cung tránh băng huyết và nhiễm khuẩn; băng huyết; nhiễm khuẩn tử cung. 
Đó là chưa kể các biến chứng liên quan đến phương pháp vô cảm như gây mê và gây tê nhằm giúp bệnh nhân giảm đau đớn khi thực hiện thủ thuật. 
Sau một ca nạo phá thai an toàn, đa số bệnh nhân đều không bị ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ có biến chứng nặng nề để lại hậu quả về sau. Vì thế, nếu lỡ có thai ngoài ý muốn, chị em nên tới các cơ sở y tế được phép làm thủ thuật này. Biện pháp giảm tỷ lệ phá thai có hiệu quả là truyền thông tư vấn về việc áp dụng biện pháp tránh thai để mỗi gia đình chỉ có 1-2 con.  
  BS. Trần Phương Thu
Theo Sức khỏe & đời sống

Quan hệ tình dục trước hôn nhân

Mất nhiều hơn được
Một số đôi uyên ương cho rằng, quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng có cái lý thú, đó là được khám phá người bạn trai (gái) của mình, là hành động thể hiện tình yêu đã được thăng hoa. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý và nhiều bác sĩ khẳng định, quan hệ tình dục trước hôn nhân mất nhiều hơn được.
Thực trạng…
Kết quả nhiều khảo sát cho thấy thế hệ thanh thiếu niên ngày càng có quan hệ tình dục (QHTD) sớm.. Nếu như năm năm trước, tuổi QHTD lần đầu ở nam giới là 20, nữ là 19,4 thì nay độ tuổi này đã giảm còn 18,2 ở nam và 18 ở nữ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự tồn tại của tình dục trước hôn nhân trong nam/nữ chưa lập gia đình ở nhóm tuổi 14-17, là 42% nam và 37% nữ, con số tương ứng ở nhóm tuổi 22-25 là 57% nam và 52% nữ.
 
Đặc biệt, sau năm năm, tỉ lệ nữ giới có QHTD trước hôn nhân đã tăng từ 74% lên 77%. Về nguyên nhân của trình trạng trên, có ý kiến cho rằng việc các bạn trẻ hiện nay quan hệ tình dục trước hôn nhân là bị ảnh hưởng của các nước phương Tây. Ý kiến này hình như có sự ngộ nhận do chúng ta chỉ được tiếp nhận thông tin qua phim ảnh mà thôi.
Một nghiên cứu có tên Sex Education in America (Giáo dục giới tính tại Mỹ) do Trường quản trị John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard phối hợp với National Public Radio tiến hành năm 2003 đối với người dân Mỹ, theo đó khi được hỏi: ông bà có đồng ý rằng tình dục không hôn nhân là không đúng xét về mặt luân lý hay không? có 50% số người trả lời đồng ý và 46% không đồng ý, có 3% người trả lời không biết và 1% từ chối trả lời câu hỏi. 83% đồng ý quan hệ tình dục không hôn nhân là điều tội lỗi.
 
Với một câu hỏi khác là ông bà có nghĩ rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân của các bạn thanh thiếu niên (tuổi teen) là không đúng xét về mặt đạo đức hay không? Câu trả lời đồng ý chiếm đa số rất cao với 63%, trong khi số người không đồng ý chỉ 35%. Liệu việc này có phải là tội lỗi không? có 77% đồng ý và 20% không đồng ý.
 
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có gần 50% số người dân Mỹ cho rằng dù ở độ tuổi nào cũng cần phải chờ đến khi kết hôn thì mới quan hệ tình dục. Câu hỏi nam giới nên chờ đến độ tuổi nào mới nên bắt đầu có quan hệ tình dục? có 44% số người được hỏi cho rằng nên chờ đến khi kết hôn, 31% cho rằng nên chờ đến tuổi 18. Đối với nữ, 33% cho rằng nên chờ đến tuổi 18 và có 47% trả lời là nên chờ đến khi kết hôn. Tuy có QHTD sớm nhưng kiến thức mang thai lại hạn rất chế.
 
Với câu hỏi đơn giản “Bạn gái có thể mang thai sau lần QHTD đầu tiên không”? chỉ có 67% nam và 74% nữ trả lời “Có”. Với câu hỏi “Nếu không muốn mang thai, người ta nên làm gì?”, hơn 20% bạn trẻ nói rằng “Không biết”, dù có 80% người trả lời “sẽ sử dụng biện pháp tránh thai” nhưng lại không đưa ra được cụ thể những biện pháp nào tránh thai an toàn hoặc sử dụng biện pháp đó như thế nào(!).
Và hậu quả
QHTD trước hôn nhân, không được bảo vệ, bạn nữ có thai ngoài ý muốn sẽ giải quyết ra sao? Hầu hết vị thành niên khi có thai đều dấu gia đình, người thân tự giải quyết hậu quả ở những cơ sở nạo phá thai bất hợp pháp, không bảo đảm an toàn nên dễ gây những biến chứng rất nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại những hậu quả lâu dài không có cơ hội sửa chữa.
Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân đã vi phạm đạo đức và liên quan đến sự lành mạnh của thể xác lẫn tinh thần của mỗi cá nhân, thậm chí còn gây hậu quả không tốt cho cả tương lai. Hành động này sẽ đưa cả hai vào tình trạng khó xử, đặc biệt là bạn gái thường ngượng ngùng, lo lắng, tự dằn vặt mình, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Nếu đôi uyên ương quan hệ trước khi đám cưới thì xem như đêm tân hôn không còn ý nghĩa thiêng liêng nữa, sự háo hức, hứng thú giảm đi rất nhiều. QHTD trước hôn nhân thường thực hiện một cách lén lút, với tâm trạng căng thẳng nên không mang lại cảm giác hưng phấn, “không tới đích”.
 
Khi yêu nhau họ sẵn sàng trao cho nhau tất cả những gì tốt đẹp nhất, không hề hối tiếc, tuy nhiên, khi đã quan hệ tình dục nhiều chàng trai liền sinh nghi ngờ vì sự dễ dàng của bạn gái. Khi mới trao nhau những gì quý giá nhất hoặc cuộc tình mới đi được đoạn đường ngắn thì chuyện ngoài ý muốn xảy ra - đó là chia tay. Thực tế cho thấy, QHTD trước hôn nhân, thường thì cả hai chưa được chuẩn bị tâm lý trước, chưa tự trang bị kiến thức tình dục, nên chưa có kinh nghiệm, dễ có hành vi thô bạo khiến người phụ nữ bị tổn thương.
 
QHTD không được bảo vệ rất dễ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là có thể mắc các bệnh lây qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS. QHTD trước hôn nhân, không được bảo vệ, bạn nữ có thai ngoài ý muốn sẽ giải quyết ra sao? Hầu hết vị thành niên khi có thai đều dấu gia đình, người thân tự giải quyết hậu quả ở những cơ sở nạo phá thai bất hợp pháp, không bảo đảm an toàn nên dễ gây những biến chứng rất nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại những hậu quả lâu dài không có cơ hội sửa chữa.
 
Theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, chỉ khi nào “vạn bất đắc dĩ” không thể giữ thai lại được thì mới nên nạo, hút hay phá thai vì thủ thuật này dễ để lại những hậu quả nghiêm trọng như: sót thai, chảy máu, nhiễm khuẩn, thủng tử cung, dính buồng tử cung, viêm tắc ống dẫn trứng vĩnh viễn tước đi quyền được làm mẹ của bạn.
 
Những cuộc tình đã có QHTD, khi chia tay thì người thiệt thòi nhất vẫn là bạn nữ. Mặc dù bây giờ chuyện trinh tiết không phải là tất cả, nhưng thực tế không có cô gái nào dám tự tin khi tiếp xúc và nói lời yêu với người đến sau hay không cảm thấy hổ thẹn với chính bản thân, luôn cảm thấy mình có lỗi. Không nên QHTD trước hôn nhân, hãy giữ gìn và trân trọng người bạn của mình.
 
Nếu như phải nói lời chia tay thì người con trai cũng không cảm thấy tội lỗi và người con gái cũng tự tin và mạnh dạn khi nói lời yêu với người đến sau. Tình yêu bao gồm có tình dục nhưng không phải chỉ có tình dục mới đem hạnh phúc đến cho tình yêu.
BS. Vũ Thành
Theo Sức khỏe & đời sống