Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Viêm sinh dục

Viêm sinh dục





Ths Lê Hải Dương



1. đại cương

Viêm nhiễm cơ quan sinh dục là loại bệnh khá phổ biến trong dời sống của người phụ nữ, nguyên nhân đa dạng, diễn biến phức tạp dẫn đến việc điều trị khó khăn, đôi lúc để lại biến chứng như viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, sẩy thai, đẻ non, viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh…

1.1. Đặc điểm

-Phổ biến hay gặp trong độ tuổi hoạt động sinh dục.

         -Các bộ phận của đường sinh dục dưới và trên đều có thể bị viêm nhiễm            .

         -Hình thái cấp tính và mạn tính đều có thể gặp, hình thái mạn tính điều trị kéo dài, kém hiệu quả.

         -Phát hiện bệnh sớm điều trị sẽ khỏi hẳn và tránh được những biến chứng xấu như viêm tắc vòi trứng, đau trong viêm phần phụ mạn tính.

1.2. Yếu tố thuận lợi

         -Lây qua đường tình dục (giao hợp với người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục).

         -Sau các can thiệp thủ thuật như đình chỉ thai nghén, dặt dụng cụ tử cung, chụp tử cung vòi trứng…

         -Nhiễm khuẩn sau sẩy, sau đẻ.

         -Kém vệ sinh khi giao hợp, sau khi hành kinh.

1.3. Khí hư

Bình thường ở CTC và ÂĐ có một chất dịch trắng trong hơi đặc, hoặc như lòng trắng trứng, lượng ít không chảy ra bên ngoài, không làm cho người phụ nữ để ý, đó là dịch sinh lý, dịch này có pH # 3,8-4,6 tạo nên môi trường bảo vệ cho ÂĐ chống lại sự nhiễm khuẩn nhưng cũng có thể là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh, pH này do sự chuyển hoá glycogen ở tế bào niêm mạc ÂĐ - CTC thành acid lactic bởi trực khuẩn Doderlin.

Khi ÂĐ bị viêm nhiễm, dịch tiết ra nhiều, gây khó chịu làm người phụ nữ lo lắng, trong trường hợp này dù màu sắc như thế nào, trắng hay vàng, có mùi hay không đều là bệnh lý.

1.4. Các loại tác nhân gây bệnh

Các vi khuẩn Gr (-), Gr (+) đều có thể có mặt trong viêm sinh dục.

1.4.1. Vi khuẩn không gây bệnh:

         -Trực khuẩn Doderlin.

         -Stphylococcus epidermidis.

1.4.2. Các vi khuẩn gây bệnh cơ hội:

         -Các cầu trùng ái khí:

                     +Streptococcus alpha

                     + Streptococcus tan huyết A, C, G

                     + Streptococcus aureus

                     + Streptococcus agaltiea

         -Các trực khuẩn ái khí:

                     +Colibacille

                     +Coliforme

                     +Proteus, pseudomonas

                     +Klebsiella

                     +Enterobacter

         -Các vi khuẩn kỵ khí:

                     +Streptocque beta

                     +Bacteroides

                     +Clostridium

                     +Fusobacterie

1.4.3. Vi trùng, siêu vi trùng và ký sinh trùng luôn gây bệnh:

         -Neisseria gonorrhea

         -Trichomonas vaginalis

         -Candida albicans: có thể là cộng sinh nhưng sẽ gây bệnh khi tăng sinh bất thường

         -Chlamydia trachomatis

         -Treponema pallidum

         -Gardnerella vaginalis: có thể là cộng sinh, gây bệnh khi tăng sinh bất thường

         -Herpes simplex virus

         -Human papilloma virus

         -HIV

1.4.4. Các mầm bệnh thường gặp gây viêm ÂĐ:

         -Nấm men gây viêm ÂH - ÂĐ

         -Trùng roi gây viêm ÂĐ

         -Vi khuẩn gây viêm ÂĐ do vi khuẩn

         -Lậu cầu khuẩn gây viêm CTC mủ nhầy và viêm niệu đạo

         -Chlamydia trachomatis gây viêm CTC mủ nhầy và viêm niệu đạo

2. Viêm tuyến Bartholin

Mầm bệnh thường do vi khuẩn lậu, các vi khuẩn khác như liên cầu, tụ cầu hoặc trực khuẩn Chlamydia từ viêm âm hộ lan đến tuyến Bartholin, có khi ống tuyến bị tắc, tuyến bị nang hoá và bị nhiễm khuẩn thứ phát, có thể gặp trong trường hợp cắt TSM.

2.1. Viêm tuyến Bartholin cấp

Bệnh nhân đau ở vùng âm hộ, thường đau một bên, đi đứng đều đau. Viêm lúc đầu khu trú sau lan toả, phát triển có mủ.

Khám bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ nắn môi bé thấy một khối có khi to bằng quả trứng rắn tròn đều. Nắn thấy đau, nặn sẽ thấy mủ chảy ra ở cửa tuyến (ở mặt trong môi bé).

2.2. Viêm tuyến Bartholin mạn

Thường xảy ra sau đợt điều trị viêm tuyến Bartholin cấp, điều trị không triệt để hoặc đã chích.

Hoàn cảnh xuất hiện: sau kinh nguyệt, sau viêm âm hộ, sau giao hợp tuyến lại to lên, nắn thấy rắn, đau (không nhiều) và có ít mủ chảy ra.

2.3. Nang tuyến Bartholin

Tuyến bị nang hoá sau viêm cấp, viêm mạn hoặc ống tuyến bị tắc. Khi nang hoá có thể sờ thấy khối cứng, khu trú ơ một bên, nang có thể ở vị trí nông, sâu. Nếu bị nhiễm khuẩn nang trở thành khối apxe mủ.

Sau khi khám thực thể cần lấy mủ tiết để xác định loại vi khuẩn, đồng thời lấy bệnh phẩm cả ở niệu đạo, CTC để xét nghiệm.

Điều trị:

Nội khoa:

Do vi khuẩn Gr(+), Gr(-): dùng kháng sinh nhóm β- Lactam, nhóm Cephalosporin (1-2 g/ngày)

Do vi khuẩn kỵ khí Gr(+), Gr(-) hay lậu cầu: Penicillin procain 5ì 106 UI/ngàyì 7 ngày hoặc Spectinomycin 2g/ ngày, 1 lần hoặc Pefloxacin 800 mg/ liều duy nhất

Với Chlamydia: Doxycyclin 200 mg/ ngày trong 10 ngày

Ngoại khoa: Chích dẫn lưu, mở rộng ống tiết, huỷ vách ngăn, dẫn lưu trong 2-3 ngày.

Với thể mạn tính hay nang hoá: bóc nang. Sau điều trị ngoại khoa, di chứng là giao hợp đau.

3. Viêm âm đạo cổ tử cung

3.1. Viêm âm đạo do trùng roi ( Trichomonas vaginalis ): Là bệnh lây qua đường quan hệ tình dục là chủ yếu, ngoài ra có thể lây qua nguồn nước: bồn tắm, khăn tắm.

         -Triệu chứng

                     +ủ bệnh từ 1-4 tuần. 25% số người mắc không biểu hiện bệnh

                     +Khí hư: số lượng nhiều, loãng, có bọt, màu vàng xanh, hôi.

                     +Có thể kèm theo ngứa, đi tiểu khó và đau khi giao hợp.

                     +Khám: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung viêm đỏ, phù nề, có nhiều khí hư màu vàng xanh loãng và có bọt ở cùng đồ.

         -Xét nghiệm

                     +Lấy dịch khí hư cho vào nước muối sinh lý soi tươi thấy có trùng roi ÂĐ hình hạt chanh đang di động.

                     +Chứng nghiệm Sniff (Whiff test): nhỏ một giọt KOH 10% vào dịch khí hư thấy có mùi cá ươn và mất đi nhanh.

                     +Đo pH >4,5.

         -Điều trị

                     +Vệ sinh ÂH, ÂĐ, quần áo lót phải được giặt sạch, phơi nắng hoặc là trước khi dùng.

                     +Không giao hợp trong thời gian điều trị.

                     +Metronidazole 2g uống liều duy nhất, hoặc

                     + Metronidazole 500mg uống 2 lần/ ngày ì 7 ngày.

                     +Có thể phối hợp đặt thuốc ÂĐ.

                     +Cần điều trị cho chồng hoặc bạn tình: Metronidazole 2g liều duy nhất.

*Chú ý: Metronidazole không dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu, không được uống rượu khi đang dùng thuốc cho đến 24h sau khi ngừng thuốc.

3.2. Viêm âm đạo do nấm: Là bệnh do nấm Candida gây nên (chủ yếu là Candida albicans). Chiếm khoảng 20% các trường hợp viêm ÂĐ.

         -Triệu chứng

                     +Ngứa nhiều vùng ÂH, ÂĐ.

                     +Khí hư màu trắng đục như váng sữa, không hôi.

                     +Có thể kèm theo đi tiểu khó, đau khi giao hợp.

                     +Khám: ÂH, ÂĐ viêm đỏ, có thể xây xước nhiễm khuẩn do gãi, nếu nặng có thể bị viêm cả vùng TSM và đùi bẹn. Khí hư thường nhiều, màu trắng như váng sữa, thành mảng dày dính vào thành ÂĐ, ở dưới có vết trợt đỏ.

         -Xét nghiệm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét