Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Các trực khuẩn gây hoại thư sinh hơi

Các trực khuẩn gây hoại thư sinh hơi
Clostridium perfringens (C.welchii); Clostridium septicum; Clostridium novyi
 1. Đặc điểm chung
         Các trực khuẩn gây hoại thự sinh hơi thường cư trú ở ngoại cảnh (đất, nước, không khí) đường tiêu hoá
         Chúng thuộc loại trực khuẩn kỵ khí sinh nha bào, đều có hình trực ngắn, 2 đầu như bị cắt, bắt màu Gram, sinh nha bào và có vỏ.
         Chúng giống nhau về tính chất gây bệnh: Chủ yếu gây bệnh hoại thư sinh hơi, còn gây bệnh viêm ruột thừa, viêm màng bụng, nhiễm khuẩn sau sảy thai, nhiễm độc thức ăn.
         Chúng gây bệnh bằng ngoại độc tố, các trực khuẩn hoại thư sinh hơi có các độc tố khác nhau.
        -C.perfringens: Gây bệnh cho người chủ yếu là typ A, có các độc tố: α, β, θ, µ . Trong đó độc tố α gây tan hồng cầu, hoại tử tổ chức.
        -C. novyi: Chủ yếu là typ A gây bệnh cho người, có độc tố; α, β, γ tác dụng giống 2 trực khuẩn trên.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Cơ chế gây bệnh
          Các trực khuẩn xâm nhập vào cơ thổ qua các vết thương, sinh sản phát triển sinh các độc tố tại chỗ gây huỷ hoại tổ chức, vào máu gây nhiễm độc, riêng C.septicum có thể gây nhiễm trùng huyết.
2.2. Biểu hiện lâm sàng
          Bệnh hoại thư sinh hơi thường gặp ở các vết thương chi dưới, vết thương nhiều ngóc ngách, dập nát, bẩn, trên những người sức đề kháng bị suy yếu.
          Ủ bệnh: Từ 5 - 6 giờ
          Sau đó nơi bị thương thấy đau, đau tăng nhanh, cảm giác như bị buộc chặt. Màu da nơi bị thương trắng hoặc đỏ, tái xám như màu da chết, mùi chua thối, chất tiết ở vết thương là tổ chức hoại tử, giọt mỡ. Sờ vào vùng da tổn thương thấy cảm giác lạo xạo hơi.
          Toàn thân bệnh nhân có biểu hiện của nhiễm độc .
3. Chẩn đoán vi sinh vật
          Chẩn đoán vi sinh vật bệnh hoại thư sinh hơi ít được làm, nếu làm thường xét nghiệm trực tiếp.
          Bệnh phẩm: Chất tiết của vết thương
          Tiến hành nhuộm soi bằng kỹ thuật nhuộm Gram hoặc nhuộm xanh metylen để xem hình thể.
          Nuôi cấy vào môi trường kỵ khí.
          Chẩn đoán bệnh thường dựa vào triệu chứng lâm sàng
4. Phòng bệnh và điều trị
         Xử lý các vết thương: cắt lọc tổ chức giập nát, rửa vết thương bằng nước oxy già...
         Dùng kháng độc tố trong phòng bệnh, điều trị.
         Dùng kháng sinh; Penicillin G. macrolit.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét