Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

VẾT THƯƠNG BÀN TAY

VẾT THƯƠNG BÀN TAY


Mục tiêu
1. Trình bày được dịch tễ học của vết thương bàn tay
2. Mô tả được đặc điểm của vết thương bàn tay
3. Trình bày được cách đánh giá thương tổn vết thương bàn tay
4. Mô tả được nguyên tắc, sơ cứu, điều trị vết thương bàn tay
Nội dung
1. Đặc điểm dịch tễ:
Vết thương bàn tay là một tổn thương thường gặp trong cấp cứu chủ yếu do tai nạn lao động. Theo Beler, loại vết thương này chiếm từ 40 - 50% tổng số tai nạn lao động. Thương tổn bàn tay rất đa dạng và phong phú. Cứ 100 thương tích của người dân Pháp thì thương tích bàn tay chiếm tỉ lệ 1%.
Theo thống kê tại bệnh viện Việt - Đức, Hà Nội 58% vết thương bàn tay được điều trị là do tai nạn lao động. Tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện hàng ngày có từ 3 - 5 trường hợp vết thương bàn tay cần được điều trị phẫu thuật, từ năm 1979 - 1982 đã có 600 trường hợp, năm 1994 có 295 trường hợp thương tích bàn tay điều trị... Việc chẩn đoán thương tổn bàn tay khó chính xác khi mới tiếp nhận bệnh nhân. Muốn đánh giá được một cách đầy đủ nhất, phải được xử lý phẫu thuật tại phòng mổ.
2. Đặc điểm vết thương bàn tay
2.1. Vết thương bàn tay rất dễ nhiễm trùng do các yếu tố.
- Thiếu các bó cơ tim như ở đùi hoặc thiếu các màng che như màng bụng.
Bàn tay có chức năng cầm nắm, bao gồm nhiều bộ phận tạo thành đều rất bé nhỏ. Đảm bảo những chức năng quan trọng. Khi bị tổn thương dễ bị nhiễm trúng.
- Bàn tay luôn vận động, nhiều bộ phận kề nhau mà có rất ít tổ chức đệm ngăn cách nên khi nhiễm khuẩn dễ lan sâu, dọc theo bao gân tới ngón tay và cẳng tay.
- Bàn tay bị tổn thương thường dập nát, nguyên nhân chính do tai nạn lao động như máy, bủa, dao, cuốc, thuổng...ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như hai nạn giao thông, tai nạn do hỏa khí, tai nạn sinh hoạt. Các thành phần cấu tạo bàn tay bị giập nát, làm tăng tiết chất dịch, gây trạng thái phù nề.
Nếu quá trình phù nề kéo dài thì các nguyên bào sợi sẽ xâm nhập tổ chức gây xơ cứng và ngăn cản sự phục hồi tổ chức. Do đó một vết thương bàn tay nhiều khi tổn thương giải phẫu mà mắt thường không nhìn thấy được, nhưng chức năng bàn tay giảm đi nhiều.
- Nhiều vết thương nhỏ ở bàn tay như vết chọc, đâm xước, đứt tay thường không phải xử trí bằng phẫu thuật nhưng nếu coi thường hoặc không được đánh giá đúng đã có biến chứng viêm tấy bàn tay. Những vết thương do súc vật cào cấu hay bị hoại tử, hoại thư.
2.2. Vết thương bản tay dễ ảnh hưởng tới chức năng của bàn tay nhiều khi tàn phế
- Xơ cứng tổ chức sau khi phẫu thuật. Thần kinh cảm giác vùng bàn tay rất nhạy cảm. Tổn thương thần kinh không những làm ngón tay mất cảm giác mà còn gây đau do cục thần kinh và rối loạn dinh dưỡng tám tổ chức xơ cứng.
- Cấu tạo bàn tay vô cùng phức tạp. Phẫu trường nhỏ phẫu thuật nhiều khi khó khăn, ngay cả trong khi phẫu thuật không đánh giá đúng thương tổn.
2.3. Vết thương bàn tay dễ dế lại di chứng như sẹo co dính ngón, dính gân, cứng khớp ngón tay, cổ tay, cụt mất đốt, mất ngón.
2.4. Việc điều trị vết thương bàn tay đòi hỏi nắm vững giải phẫu bàn tay, kỹ thuật phẫu thuật tinh vi. Đánh giá được đầy đủ các thương tổn. Phục hồi về hình thái giải phẫu.
2.5. Phục hồi chức năng của chi rất quan trọng nhằm hạn chế những biến chứng và di chứng của bàn tay với mục đích phục hồi chức năng của bàn tay.
3. Khám đánh giá các thương tổn bàn tay
3.1. Khai thác bệnh sử.
- Hoàn cảnh, nguyên nhân bị vết thương
- Thời gian bị vết thương
- Nghề nghiệp: đặc biệt những nghề nghiệp phải xếp xúc vi phân, bùn, rác (nông dân, công nhân vệ sinh môi trường). Vết thương do tai nạn giao thông, do súc vật cắn dễ bị nhiễm khuẩn hơn.
- Quá trình sơ cứu ban đầu ở tuyến cơ sở như thế nào ?
3.2. Khám thực thể
* Nguyên tắc khi thăm khám
- Đánh giá đầy đủ mọi tổn thương của vết thương bàn tay là một vấn đề không đơn giản, phải khám một cách tỉ mỉ và chính xác, so sánh với bàn tay lành.
- Tính toán đầy đủ các thương tổn ở da, mạch, thần kinh, gân, xương, khớp... để định cách xử trí.
- Phối hợp chụp X.quang để xác định thương tổn xương và là một cơ sở pháp lý.
- Việc đánh giá có hệ thống thương tổn phải ở tại phòng mổ, nơi có điều kiện hồi sức, giảm đau tốt.
* Thương tổn ở da;
- Xác định kích thước, tính chất vết thương
- Thương tổn cụ thể: Rách da, mất da, lóc da, lột ra. Lột da ngón tay thường rất phức tạp.
* Tổn thương mạch máu:
- Vết thương ở lòng bàn tay dễ tổn thương cung mạch gan tay nông. Nếu vết thương sâu dễ tổn thương cung mạch gan tay sâu. Vết thương có khi chảy máu hoặc tạo thành khối máu tụ. Khối máu tụ to lên làm bàn tay phù nề nhất là phía mu tay.
- Nếu ở ngón tay phải xem màu sắc đầu ngón tay. Nếu đầu ngón tay nhợt nhạt, lép xẹp không căng tròn như binh thường nhất là sau khi bóp đầu ngón và móng tay khi bỏ tay ra không thấy móng tay hồng hào trở lại chứng tỏ tổn thương hai động mạch nuôi dưỡng ngón tay.
* Tổn thương xương và khớp:
- Gẫy xương, lộ diện khớp
- Xương dập nát, di lệch
- Cần chụp tim X.quang để xác định thêm
* Tổn thương thần kinh:
- Nếu vết thương ở gan tay, cổ tay thì có thể đứt các dây thần kinh lớn như dây giữa, dây trụ.
- Nếu có dấu hiệu ngón 2, 3, 4, 5 ép vào nhau như bàn tay khỉ, ngón cái không đối chiếu cũng như không dạng được là tổn thương dây thần kinh giữa. Nếu thấy đốt 2, 3 của ngón 4, 5 quặp lại không duỗi được là tổn thường dây trụ.
- Thấy cổ bàn tay rủ (dấu hiệu cổ cò) là tổn thương dây thần kinh quay.
* Tổn thương gân: Theo báo cáo tại hội nghị khoa học toàn quốc tại Hà Nội tháng 3/2003: Từ tháng 7/1998 đến thằng 2/2002 tại bênh viện Việt Đức có 77 trường hợp phẫu thuật đứt gân gấp bàn tay với tỉ lệ 45,5 do tai nạn lao động như cưa máy, dao tiện..
- Khám gân gấp: Bàn tay để ngửa trên mốt mặt phẳng. Bất động đốt thứ nhất ngón tay. Nếu thấy: đốt 3 không gấp được là đứt gân gấp sâu. Đốt 2 hay khớp giữa đốt 1 và đốt 2 không gấp được là đứt gân gấp nông. Cả hai đốt 2 và 3 không gấp được là cả hai gân gấp bị đứt.
- Khám gân duỗi: Để bàn tay sấp. Nếu đốt 3 không duỗi được là đứt gân duỗi. Đốt 1 và 2 không duỗi được là đứt các cơ giun và các cơ liên cốt. Khi gân duỗi bị đứt thì các cơ giun và các cơ liên cốt tác động, làm đốt 1 ở vào tư thế gia), đốt 2 và 3 duỗi yếu
4. Điều trị:
4.1. Nguyên tắc
+ Phải xử trí sớm tốt nhất trong 6 giờ đầu.
+ Phải ít lọc vết kiệm da đặc biệt ngón 1 và ngón 2.
+ Chống nhiễm trùng sớm bằng cách băng sạch, dùng kháng sinh liều cao ph6 hợp, tiêm phòng uốn ván.
+ Chống phù nề bằng cách treo tay cao, băng ép. Chú ý băng riêng từng ngón để tránh dính ngón.
+ Chống co cứng và cứng khớp ở tư thế xấu bằng cách bất động bàn ngón tay bị thương trong tư thế cơ năng. Bất động phù hợp với từng loại thương tổn
4.2. Sơ cứu tại cộng đồng:
4.2.1. Yêu cầu:
- Bảo vệ vết thương tránh nhiễm trùng thêm. Có điều kiện cho dùng kháng sinh càng sớm càng tốt.
- Nhanh chóng, nhẹ nhàng. Không làm đau thêm.
- Cầm máu, chống sốc để có thể chuyển ngay bệnh nhân lên tuyến trên
4.2.2. Cần làm
- Lau nhẹ xung quanh vết thương bằng nước muối nước sạch.
- Băng sạch, băng ép vết thương vụ treo tay cao để cầm máu
- Bất động tạm thời bằng nẹp
4.2.3. Không làm:
Rửa vết thương hoặc bôi các thuốc sát khuẩn vì như vậy sẽ đưa dị vật và vi khuẩn vào trong sâu. Đặt ga rô khi không cần thiết sẽ gây liệt với chi trên, hoại tử đối với chi dưới nhiều khi phải ít cụt chi.
4.3. Điều trị cấp cứu: Vấn đề xử trí da là quan trọng nhân cấp thiết nhất. Còn vấn đề điều trị cấp cứu gẫy xương, đứt gân... phụ thuộc vào cơ sở có điều kiện phẫu thuật.
Điều trị toàn diện và đầy đủ vết thương bàn tay đòi hỏi có phương tiện, phẫu thuật viên có kinh nghiệm và có thời gian. Tuy nhiên trong điều kiện cấp cứu đòi hỏi giải quyết hai vấn đề cấp bách: Nhiễm khuẩn và sự dập nát tổ chức.
Tùy theo điều kiện có thể xử trí một số thương tổn đơn giản, nhằm làm cho vết thương liền nhanh thì đầu tạo điều kiện tốt cho điều trị triệt để sau này.
4.3.1. Chuẩn bị bàn tay:
Cần chuẩn bị bàn tay thay kĩ. Rửa vết thương bằng thuốc vô khuẩn và xà phòng. Bàn tay dính dấu mỡ phải rửa bằng xăng cho tan. Sau khi rửa sạch vết thương, phẫu thuật viên phải thay áo khác, thay dụng cụ phẫu thuật vô trùng khác.
4.3.2. Vô cảm:
- Vết thương nhỏ không phức tạp: gây tê tại chỗ
- Vết thương phức tạp, giập nát nhiều, khi mổ đòi hỏi kiểm tra tỉ mỉ các gân, mạch, thần kinh. Cần garô bằng cao su to bản để tạo phẫu trường thuận lợi.
- Có thể áp dụng phương pháp gây mê hoặc gây tê: rành mạch, đám rối thần kinh cánh tay, trong xương...
4.3.4. Cắt lọc: Cắt lọc vết thương là một biện pháp chống nhiễm khuẩn, với các nguyên tắc:
- Cắt lọc sớm trong 6 giờ đầu
- Tôn trọng các nguyên tắc xử trí vết thương phần mềm
- Phải coi đây là một phẫu thuật lớn
- Đốt với vết thương đến sớm trước 6 giở: cắt lọc khâu kín vết thương trừ vết thương do hỏa khí.
* Đối với vết thương đến muộn sau 6 giờ: Chỉ cắt lọc, khâu che phủ gân xương mà không được khâu kín da.
* Đối với vết thương đã có dấu hiệu nhiễm khuẩn: không cắt lọc vết thương. Nếu có mủ phải dẫn lưu mủ.
4.3.5. Cắt lọc da và xử trí thiếu da
* Cắt lọc da và các đường rạch da:
- Xén các mép da phải hết sức tiết kiệm. Mất lcm da ngón tay tương ứng với niềm da ở đùi.
- Đường rạch da phải phù hợp để tránh sẹo co sau này ảnh hưởng đến vận động của bàn tay, ngón tay.
- Đường rạch da ở ngón tay: Tránh đường rạch mặt trước ngón, nhất là đường cắt ngang nếp liên đốt.
- Đường rạch da ở bàn tay: tránh đường rạch dọc gan tay, các đường cắt ngang nếp gấp bàn tay. Tránh rạch trên đường đi của gân gấp.
- Tránh gây sẹo ở các vùng dùng làm điểm tựa hay cầm nắm như: Đầu ngón cái, mô cái, mặt trong ngón cái, mặt ngoài ngón trỏ
* Xử trí mất da và thiếu da - vá da che phủ vết thương:
Các bộ phận gân xương khớp, mạch máu thần kinh nhất thiết phải được che phủ nếu không sẽ gây hoại tử và xơ dính.
- Nếu thiếu da phải ghép da trong cấp cứu để bảo vệ dù sau này miếng ghép không thành công thì ghép da thì đầu đã làm nhiệm vụ như một màng sinh học để che chở tổ chức hạt phía dưới.
- Nếu các bộ phận bị lộ thì ghép da toàn phần có cuống.
- Đặc biệt với mất da đầu ngón tay, cắt lọc xong nhiều khi không khâu được vì dúm và rất căng, Nếu không vá da thì sẽ gây đau buốt, sẹo co cứng.
4.4. Điều trị triệt để
4.4.1. Vết thương gẫy xương bàn, ngón tay:
- Xử trí theo nguyên tắc của gây xương hở nói chung
- Sau khi cắt lọc sạch, lấy bỏ xương vỡ rời, có thể điều trị bảo tồn hay cắt bỏ.
- Điều trị bảo tồn có thể dùng nẹp nhôm kiểu Iselin hoặc nẹp bằng dây thép uốn cong theo kiểu Beler. Hoặc áp dụng phương pháp kết hợp xương bằng xuyên kim Kirschner.
- Thời gian giữ nẹp và để kim trong 3 - 4 tuần.
- Phải bất động ở tư thế cơ năng: cổ tay duỗi, các ngón tay gấp.
4.4.2. Vết thương khớp bàn ngón tay:
- Sau khi cắt lọc sạch vết thương cần khâu kín bao khớp.
- Bất động khớp trong 1 tuần.
- Nếu vết thương nhiễm khuẩn viêm khớp, mổ dẫn lưu mủ.
4.4.3. Chỉ định cắt bỏ ngón tay bàn tay
- Phải hết sức thận trọng, cân nhắc kĩ.
- Chỉ cắt cụt trong trường hợp không thể cứu vãn được: ngón tay dập nát nhiều, tổn thương phức tạp hoặc nhiễm khuẩn trầm trọng. Theo dõi điều trị bảo tồn nếu không kết quả sau này mổ cắt cụt thì 2.
- Trường hợp phải cắt cụt cấp cứu giữ mỏm cụt càng dài càng tốt.
- Đối với ngón cái và ngón trỏ: nhờ kỹ thuật vi phẫu phát triển, ở Việt Nam nhiều bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật nối ngón tay đứt rời hoặc cái hóa ngón cái.
4.4.4. Xử trí vết thương thần kinh ở bàn và ngón tay
- Vết thương thần kinh cần được khâu nối ngay. Tùy theo dây thần kinh, khả năng phục hồi và điều kiện vết thương sạch hay bẩn. Nếu không khâu nối ngay gây đau, rối loạn dinh dưỡng..
- Nếu không đủ điều kiện khâu nối ngay tìm hai đầu thần kinh khâu đính dưới da để tránh co rút sau đó khâu phục hồi thì 2.
- Dùng kim chỉ nhỏ khâu xuyên qua lớp vỏ bọc dây thần kinh
- Hiện nay phẫu thuật thần kinh mang lại nhiều kết quả khả quan do sự phát triển của vi phẫu thuật, thường nối riêng từng có nhỏ thần kinh.
4.4.5. Xử trí vết thương gân.
Vết thương gân đòi hỏi phải xử trí trong điều kiện vô khuẩn, vết thương sạch, phẫu thuật viên chuyên khoa.
- Khâu ngay thì đầu: vết thương gọn, sạch, đến sớm, có điều kiện dụng cụ và phẫu thuật viên chuyên khoa.
- Không khâu nối: Vết thương dập nát, nhiều dị vật, đến muộn, nhiều gân bị đứt, điều kiện trang thiết bị thiếu, phẫu thuật viên không có kinh nghiệm chuyên khoa.
- Đường rạch từ gân: tận dụng vết thương sẵn có và mở rộng vết thương bằng những đường rạch kéo dài hai mép vết thương.
* Kỹ thuật khâu:
- Xử trí vết thương gân thường phức tạp nhất là gân gấp.
- Phải để hai đầu gân đính với nhau thật nhỏ, không gây phản ứng xơ dính xung quanh để sau này gân di động dễ dàng.
- Chỉ khâu gân: chỉ liền kim nhỏ, chắc chắn.
- Kỹ thuật khâu: Có thể áp dụng kỹ thuật khâu của Cuneo, Iselin, Sterning-Bunell
- Sau khi nối gân phải bất động chi ở tư thế trùng gân.
4.5. Bất động và phục hồi cơ năng sau mổ
- Trong phẫu thuật bàn tay việc cầm máu kĩ trong khi mổ, băng ép, bất động và treo tay cao trong 24 - 48 giờ đầu là biện pháp tích cực nhất để chống phù nề và chống nhiễm khuẩn.
- Các khớp của bàn tay rất dễ bị cứng nhất là ngón cái. Sau thế gian bất động phải tập vận động gấp duỗi chi với động tác tăng dần. Sự tập luyện này phải thường xuyên, liên tục mở mong phục hồi được chức năng của bàn tay.
5. Dự phòng:
- Tuyên truyền trong cộng đồng về những nguy cơ, di chứng của vết thương bàn tay.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn lao động, giao thông. Nhằm hạn chế tỉ lệ gia tăng của vết thương bàn tay.
- Không coi thường vết thương bàn tay, nhiều vết thương tuy nhỏ, nếu coi thường sẽ dẫn đến nhiễm trùng, để lại những di chứng ảnh hường tới chức năng cầm nắm. Nhiều khi tàn phế

Giới thiệu về phòng Khám đa khoa Hữu Nghị Việt pháp 112, Phố Mai dịch,Cầu Giấy, Hà Nội

Phòng khám đa khoa Hữu Nghị Việt Pháp

Chuyên khoa:Đa khoa
Chủ phòng khám:
Địa chỉ:112, phố Mai dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại:(0466741651
Fax:0466741652
Email:vietphapclinic@yahoo.com
Địa chỉ Website1:phongkhammaidich.com
Địa chỉ Website2:vietphapclinic.com

Giới thiệu:

Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Việt Pháp  ra đời như một diện mạo mới của Y tế Việt Nam nhằm mục đích cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân toàn diện với chất lượng quốc tế , đáp ứng yêu cầu khám và chữa bệnh của người dân Việt Nam cũng như các du khách quốc tế.
Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Việt Pháp cam kết là một cơ sở chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy nhất, hài lòng nhất và đầy đủ nhất cho bé, mẹ và cả gia đình.
Lịch khám chữa bệnh
Giờ hoạt động:thứ hai đến chủ nhật hàng tuần
Sáng :7g30 - 11g30
Chiều :13g - 20g30
Ngày lễ:Nghỉ
 Đội ngũ y bác sĩ

Các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám là các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ giảng viên từ Đại học y, các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện phụ sản lớn của thành phố là những người có uy tín ,có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, có đạo đức chuẩn mực và tâm huyết, đam mê với nghề.




Tại đây, bệnh nhân được khám, tư vấn, theo dõi và điều trị theo quy trình quốc tế với những phác đồ chẩn đoán, điều trị, theo dõi và hướng dẫn chuẩn hoá của quốc tế thông qua hệ thống quản lý vi tính của phòng khám. Các bác sĩ được đào tạo và cấp bằng trong và ngoài nước theo tiêu chuẩn Quốc tế. Thường xuyên tham gia các hội nghị chuyên đề tại Châu Âu, Mỹ, Úc trong khu vực để cập nhật những kiến thức mới và hội chẩn những ca phức tạp.
Đặc biệt, với sự hợp tác từ xa với hầu như tất cả các bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố. phòng khám chúng tôi luôn có sự trao đổi về chuyên môn, hợp tác trong những trường hợp chuyển viện nhằm đảm bảo chất lượng y tế tốt và đáng tin cậy nhất.Các điều dưỡng của phòng khám của chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, phục vụ người bệnh và đặc biệt đã được trải qua khóa huấn luyện phương pháp phục vụ, chăm sóc khách hàng hiện đại nhằm tạo không khí ấm cúng, thân thiện và an tâm, tin tưởng cho quý khách hàng.
Khám timKhám sơ sinh
Các chuyên khoa
  1. Nội khoa tổng quát
  2. Nhi khoa chuyên sâu và tư vấn dinh dưỡng
  3. Chủng ngừa và vật lý trị liệu
  4. Khám và tư vấn tâm lý
  5. Phụ sản
  6. Tai mũi họng
  7. Tim mạch
  8. Cấp cứu
  9. Xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh
  10. Khoa mắt
  11. Tiểu phẫu
Cơ sở vật chất
Với tổng diện tích sử dụng gần 1000m2, nằm giữa trung tâm Quận Cầu Giấy và Khu Vực Mỹ đinh- Mai dịch, phòng khám Đa khoa Hữu Nghị Việt Pháp được thiết kế theo tiêu chuẩn của một phòng khám quốc tế với đầy đủ các chuyên khoa cùng những trang thiết bị y tế hiện đại. Đến với phòng khám Đa Khoa Hữu Nghị Việt Pháp, bệnh nhân sẽ tìm thấy sự ân cần, tận tụy của đội ngũ giáo sư, bác sĩ, y tá giàu kinh nghiệm và một môi trường khám bệnh hiện đại nhưng không kém phần thân thiện.
Trang thiết bị hiện đạiCơ sở khang trang, máy lạnh, sạch sẽ
Khu vui chơi trẻ em
SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
Lịch tiêm chủng

Viêm âm đạo - Cổ tử cung

in chào các bác sĩ!
Thật may mắn tôi tìm được địa chỉ của trang web này, rất cảm ơn các bác sĩ đã tạo một địa chỉ bổ ích, giúp tôi có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe cho mọi người trong gia đình và chăm sóc chính mình.
Tôi rất tiếc là không thể tham gia chương trình Paltalk để được các bác sỹ tư vấn trực tiếp nên hôm nay tôi viết thư mong được sự giúp đỡ của các bác sỹ.
Tôi năm nay 28 tuổi, là nhân viên văn phòng, sống và làm việc tại Hà Nội, đã lập gia đình được 15 tháng, chưa sinh con lần nào. Hiện vợ chồng tôi rất mong có em bé, tôi đi khám thì được biết bị viêm lộ tuyến cổ tử cung + viêm âm đạo (trước đây tôi cũng đã đi khám và điều trị viêm lộ tuyến + viêm âm đạo). Tôi đã chữa trị nhiều lần với nhiều loại thuốc khác nhau như Canesten, Neo-Tergynal, Gylnagin..., có dùng Metronidazole và một số loại kháng sinh khác, nhưng không khỏi dứt, tôi thường xuyên bị tái phát lại. Tôi được tư vấn nên đi đốt điện để trị khỏi hẳn viêm lộ tuyến, nhưng nghe nói, nếu đốt điện rất dễ dẫn đến vô sinh. Vậy tôi mong được chỉ dẫn của các bác sĩ, trường hợp của tôi dùng biện pháp gì thì có hiệu quả sớm nhất.
Hiện nay đã dùng rất nhiều loại thuốc và thời gian điều trị cũng đã lâu (tính từ khi bắt đầu phát hiện và chữa trị đến nay đã hơn 3 năm), tôi rất muốn có con nhưng vẫn chưa được dù không áp dụng biện pháp tránh thai nào. Hiện giờ tôi rất lo lắng, không biết mình có thể khỏi bệnh không và bị bện lâu như vậy có bị ảnh hưởng đến việc sinh con không. Tôi rất mong các bác sỹ giúp tôi giải đáp những thắc mắc và cho hướng điều trị để tôi có thể yên tâm.
Trường hợp tôi cần phải đi đốt điện, mong các bác sĩ cho tôi một địa chỉ đáng tin cậy, vì hiện tôi rất hoang mang. Tôi cũng đã đọc một số thắc mắc và giải đáp tương tự trên diễn đàn nhưng muốn được trả lời chính xác cho trường hợp của mình nên viết lá thư này. Rất mong nhận được sự giúp đỡ tận tình của các bác sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nam Anh.

Chào chị NTT,

Trường hợp của chị tương tợ với chị Thanh Thủy, 1 độc giả khác của Chương trình Vấn đáp SỐNG KHỎE. Trường hợp của chị Thanh Thủy đã được Bác sĩ Nguyễn Quyền Quới giải đáp trước đây và vấn đáp đã được đăng trong website của chúng tôi là songkhoe.crctvn.org Mời chị vào đó xem cho rõ, trong mục Sản Phụ khoa hay chị bấm vào link này http://songkhoe.crctvn.org/forums/viewtopic.php?t=1163

Trường hợp viêm Âm đạo trở đi trở lại của chị có vài nguyên nhân. Nguyên nhân chính mà chúng tôi nghi ngờ là do chị hút thai. Theo kinh nghiệm lâm sàng, những phụ nữ sau khi hút thai thường bị viêm nhiễm trùng đường âm đạo, ngay cả nhiễm trùng vùng xương chậu (Pelvic Inflammatory Disease). Sự hút thai làm "chấn thương" âm đạo và thay đổi môi trường acid-base hay pH ở vùng âm đạo (nhất là dùng thuốc để phá thai). Tóm lại hút thai hay phá thai gây nhiều biến chứng, viêm nhiễm âm đạo thường xuyên và rất khó trị khỏi. Các Bác sĩ chuyên khoa Sản phụ rất nhức đầu về những tình trạng như vậy.

Có 1-2 cách cần làm và có thể cầu may ở trường hợp Viêm nhiễm trùng âm đạo tái phát thường xuyên. Như Bác sĩ Quới có để cập trong vấn đáp cho chị Thanh Thủy là cần phải làm swab (quẹt) vùng âm đạo để thử nghiệm tìm xem là nhiễm vi trùng gì, nấm gì và thuốc gì diệt được chúng. Sau đó uống thuốc và cả nhét thuốc vùng âm đạo để trị dứt hẳn. Đồng thời cần phải nhét thuốc "Probiotics" và uống thuốc Probiotics hay Lactobicillus để cấy lại các vi khuẩn tốt ở vùng âm đạo vì chúng bình thường lại môi trường pH và bảo vệ vùng âm đạo khỏi bị viêm nhiễm tiếp tục.

Trong các trường hợp khó đối phó, chúng tôi phải cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh Metronidazole hoặc Clindamicin với Cephalexin (Keflex) hay Cefadroxil (Duricef) cùng lúc đặt thuốc chống nấm ở âm đạo. Cần kiêng cữ, không quan hệ tình dục trong thời gian bị viêm nhiễm trùng âm đạo và trong lúc dùng thuốc kháng sinh. Phải chờ cho đến khi khỏi hẳn bệnh.

Chị cần phải được chữa khỏi bệnh hoàn toàn thì mới mong có thai trở lại. Bởi vì môi trường acid-base hay pH không bình thường thì tinh trùng không sống được, không thể bơi được dễ dàng đến trứng để thụ tinh.

Chúc chị nhiều may mắn,
Bác sĩ Bác sĩ Trần-Lê Hồng Phúc
Dược sĩ Dương Chi Thủy
Canada,
Chương trình Vấn đáp SỐNG KHỎE

hào chị Thủy,
Câu hỏi của chị gồm 2 bệnh : phụ khoa và nội khoa
1/ Phụ khoa:
viêm âm đạo , viêm cổ tử cung. Chị cho biết đã được khám và chữa trị với nhiều thuốc khác nhau nhưng vẩn không khỏi.

* viêm âm đạo (vaginitis) gồm 3 nguyên nhân chánh :
-do nhiễm trùng: vi trùng Gardenella vaginalis và các vi trùng khác
-do nhiễm nấm, thưòng nhất là Candida albicans
-do nhiễm ký sinh trùng Trichomonas ( hình như tiếng Việt gọi là trùng roi)
Một nguyên nhân nữa không do nhiễm trùng mà là do dị ứng như dùng xà bông có tẩm chất thơm, dùng các thuốc xịt, thuốc thoa diệt tinh trùng(để ngừa thai), tắm bằng vòi xịt (douche).

* viêm cổ tử cung (cervicitis): Những nguyên nhân gây viêm âm đạo nói trên đều có thể gây viêm cổ tử cung. Ngoài ra viêm cổ tử cung cũng có thể do nhiễm trùng do tiếp xúc tình dục như bệnh lậu (gonorrhea), nhiễm Chlamydia
Chị đã được cho dùng nhiều thuốc khác nhau nhưng vẩn không khỏi chủ yếu do 2 nguyên nhân: chẩn đoán không đúng hoặc chồng chị không được chữa trị cùng lúc với chị.

Muốn chẩn đoán chính xác thì phải lấy chất nhờn, huyết trắng và chất phết ở âm đạo và cổ tử cung để thử thì mới biết chính xác nguyên nhân là gì và từ đó mớí dùng đúng thuốc được. Nếu chị chưa được làm điều nầy thì nên nói bác sĩ cho làm. Ngoài ra chồng của chị cũng phải đi khám và được chữa trị cùng lúc vì các bệnh nói trên thường lây qua lại giữa vợ chồng. Ở đàn ông ,các bệnh trên thường không có hay có ít triệu chứng nên khó biết được. Phải khám và làm thử nghiệm mới chẩn đoán chính xác được. Nếu chị đã được chữa khỏi nhưng chồng của chị còn bị thì sẽ lây trở lại cho chị.

Chị nên được điều trị cho thật khỏi trước khi có con vì các bệnh trên có thể gây sẩy thai nếu chị có thai mà vẩn còn bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.
Chị và chồng của chị nên đến 1 bệnh viện chuyên về Nhiễm để được chẩn đoán và điều trị tốt.

2/ Nội khoa
Bị nhiễm vi trùng Helicobacter pylori.
Đây là 1 loại vi trùng hình xoắn, thường gây viêm loét dạ dầy, tá tràng.

Nếu trị đúng cách thì sẽ khỏi hoàn toàn nhưng vẩn có thể bị nhiễm trở lại nếu lại tiếp xúc với vi trùng H.Pylori. Bị nhiễm thường do ăn thức ăn hay uống nước có chứa vi trùng nầy, hoặc dính phân người bệnh. Cách đề phòng: rửa tay sạch trước khi ăn, uống nước sạch, đun sôi, thức ăn nên rửa kỷ.

Thuốc trị H.Pylori thường được dùng trong 2 tuần gồm 2 loại kháng sinh và 1 loại chống tiết axít trong bao tử. Ở Hoa Kỳ không có thuốc LCT-KIT 14 như chị nói nên tôi không biết trong đó có thuốc gì nhưng tôi nghĩ cũng là những kháng sinh và thuốc chống axít. Thuốc Lansoprazole mà chị cho biết là 1 loại chống tiết axít trong dạ dầy. Chị nên theo chỉ dẩn của bác sĩ của chị.

Mong những giải đáp trên giúp được chị .
Thân chúc chị mau khỏi bệnh
Thân mến,
Bác sĩ Nguyễn Quyền Quới, Hoa Kỳ
Chương trình vấn đáp Sống Khỏe

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Tác dụng “ngạc nhiên” của thuốc tránh thai

Tác dụng “ngạc nhiên” của thuốc tránh thai
Hầu như ai cũng hiểu viên thuốc tránh thai (TTT) là một trong những phương pháp quan trọng và hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn. Nhưng còn rất nhiều điều… ngạc nhiên khi bạn chịu khó bớt chút thời gian tìm hiểu về TTT..
Các dạng thuốc TTT
TTT được phân ra nhiều loại. Thứ nhất là các chế phẩm phối hợp: dạng viên, uống vào ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt và uống liên tiếp khoảng 20 - 22 ngày, dừng lại 6 - 7 ngày. Dạng này ít tác dụng phụ nhất và có thể kiểm soát được chu kỳ kinh. Thứ hai là dạng cấy: được cấy dưới da hoặc dưới cơ, có các chỉ định đặc biệt. Thứ ba là TTT liều thấp, có chứa progestagen, dạng viên uống liên tục, tác dụng là ngăn cản tinh trùng vào cổ tử cung. Thứ tư là TTT khẩn cấp: Là thuốc dùng uống 2 viên trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ.
 
Không nên sử dụng quá 4 viên trong cùng chu kỳ và không nên lạm dụng vì có thể dẫn tới vô sinh nếu dùng quá nhiều. Có dạng còn được sử dụng để điều hoà kinh nguyệt hay khắc phục chứng nam hóa do buồng trứng sản xuất quá nhiều androgen.
Tác dụng phụ của TTT
Các hormon trong TTT có thể gây các tác dụng phụ như: rong huyết (trong 1-2 chu kỳ kinh đầu), giảm khẩu vị, buồn nôn (thường hết sau 3 tháng), nhức đầu, trầm cảm, thay đổi mức độ ham muốn và đáp ứng tình dục, viêm âm đạo, xuất tiết nhiều ở âm đạo, viêm đường tiết niệu, thay đổi về lượng kinh, đau ngực, có vấn đề ở da, viêm lợi, bệnh hen nặng hơn, dễ mắc các bệnh do virut. Tất cả những tác dụng phụ này thường không nghiêm trọng, nhưng bạn cũng cần báo cho thầy thuốc biết để tìm cách giảm bớt.
Tuy nhiên, có một điều mà chị em còn băn khoăn là hầu hết khi dùng TTT do tác dụng nhẹ của hormon nam trong quá trình chuyển hóa của viên thuốc nên chị em đều bị tăng cân. Một lưu ý nhỏ là nếu dùng TTT thường xuyên thì bạn nên được thầy thuốc định kỳ kiểm tra huyết áp vì nguy cơ này tăng lên theo tuổi và thời gian dùng thuốc. Vì thế, nếu phụ nữ mắc bệnh tăng huyết áp không nên sử dụng phương pháp tránh thai này.
Những hormon trong viên thuốc là oestrogen và progesterone thường làm tăng kích thước vú, nhưng vú sẽ lại nhỏ đi sau vài chu kỳ kinh hoặc sau khi ngừng thuốc. Viên TTT có hàm lượng hormon càng cao thì càng dễ làm tăng kích thước vú.
Nhiều người khi dùng TTT bị ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, nhưng không phổ biến và không kéo dài. Khi ngừng dùng thuốc, mọi việc lại đâu vào đấy. Do đó, nếu bạn thấy mất kinh kéo dài hay rối loạn kinh nguyệt quá mức bình thường thì nên đi khám phụ khoa ngay.
Bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi kết hợp các loại thuốc kháng sinh hoặc vitamin C này với nhau vì một số kháng sinh như rifampicin, amoxillin, metronidazol, tetracyclin, isoniazid… có thể sẽ làm giảm hiệu quả của TTT. Còn vitamin C có thể làm ra máu ít, rải rác giữa kỳ kinh. Nếu uống vitamin C nhiều hơn 1.000mg/ngày thì nên dùng trước hoặc sau khi dùng TTT ít nhất 4 giờ.
Sử dụng TTT như thế nào?
Mỗi ngày, bạn uống một viên (theo thứ tự ghi trên vỉ thuốc) vào một thời điểm cố định trong ngày để duy trì sự ổn định của nồng độ hormon trong cơ thể. Có thể uống viên thứ nhất vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Nếu quên một viên thì ngày hôm sau phải uống luôn hai viên để bù và chỉ được phép quên 2 lần. Nếu quên đến lần thứ ba, bạn phải sử dụng các biện pháp tránh thai khác vì lúc này thuốc không có tác dụng nữa. Tuy vậy, bạn vẫn phải uống cho đến hết vỉ thuốc vì nếu ngừng, nồng độ hormon tụt xuống, niêm mạc tử cung bong ra sẽ gây chảy máu giữa kỳ.
Không có giới hạn về thời gian cho việc sử dụng viên tránh thai. Một phụ nữ có thể dùng nó an toàn từ khi có đời sống tình dục cho đến khi mãn kinh, nếu bạn không nằm trong nhóm chống chỉ định. Tuy nhiên, nếu bạn thấy có những triệu chứng đau nhiều, sưng nề chân, nhức đầu nặng, chóng mặt, có cảm giác yếu mệt, tê bì, giảm thị lực, có vấn đề về giọng nói, đau ngực hay khó thở, đau bụng... khi dùng TTT thì nên ngưng và hỏi bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, những người hút thuốc lá trên 15 điếu mỗi ngày, từ 35 tuổi trở lên; bị tăng huyết áp, có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hay tạo thành cục máu; có tiền sử bị ung thư vú, tử cung hay gan; mắc bệnh gan, thận, nội tiết; những người đang có thai hoặc nghi ngờ có thai; nhức đầu có nguyên nhân thực thể; chảy máu đường sinh dục bất thường chưa rõ nguyên nhân; hàm lượng cholesterol quá cao, mắc bệnh tiểu đường... nên cân nhắc dùng TTT và tốt nhất hãy tới bác sĩ sản khoa để được tư vấn nhằm chọn được loại phù hợp.
Bs.Trần Thị Thủy
Theo Sức khỏe & đời sống

Tại sao bạn cần phải khâu?

Tại sao bạn cần phải khâu?

Rất nhiều bà mẹ cần phải khâu sau khi sinh, hoặc là do sinh mổ, hoặc do vết cắt tầng sinh môn, hoặc do bị rách khi rặn đẻ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bạn sẽ ít có khả năng phải khâu hơn nếu sinh dưới nước, tuy nhiên mỗi ca chuyển dạ và sinh con lại khác nhau nên không có kết luận nào là chắc chắn.

Sau bao lâu các vết khâu sẽ liền lại?

Vết khâu mất khoảng từ 2 - 4 tuần để liền da nhưng cơ địa của mỗi người một khác nên bạn có thể thấy nó kéo dài hơn. Các vết khâu sẽ tự tiêu và việc này có thể mất từ 2 - 12 tuần, tùy thuộc vào loại chỉ khâu.

Điều quan trọng là chăm sóc và giữ cho vùng khâu sạch sẽ để nó mau liền và không gặp sự cố nào, ví dụ như nhiễm trùng.

Mẹo hay giúp vết khâu liền nhanh sau khi sinh

• Hãy thoải mái, giảm thiểu tối đa các cử động hay việc đi lại.

• Tập các bài tập cho đáy khung chậu càng thường xuyên càng tốt. Việc này sẽ tăng cường lượng máu xuống khu vực khâu và kích thích liền da.

• Hãy giữ cho khu vực khâu sạch sẽ khô ráo, khi rửa thì thao tác thật nhanh bằng bình xịt nước. Rửa vài lần trong ngày và lau khô một cách nhẹ nhàng.

• Hãy đảm bảo băng vệ sinh không chà xát lên các vết khâu và hãy thay băng thường xuyên.

• Thử chườm bằng đá cuốn trong tấm vải, nhưng chỉ nên chườm mỗi lần vài phút. Cách này giúp giảm sưng phồng nhưng nó cũng có thể làm giảm lượng máu đến vùng khâu nếu bạn chườm quá lâu.

• Liên tục duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ và và giữ cho cơ thể đủ nước sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị táo bón nhờ vậy bạn sẽ không phải cố rặn khi đi tiêu.

Nếu bạn thấy các vết khâu chặt cứng lên hoặc bạn đoán mình bị nhiễm trùng, hãy nói cho bác sĩ của bạn biết càng sớm càng tốt để họ có thể đảm bảo vết khâu của bạn không có vấn đề gì.

Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật da

Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật da

1. Mục đích:
Chăm sóc, theo dõi toàn thân và tình trạng của vết thương sau phẫu thuật.
Đánh giá và phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng.
Với những vết thương ở gần ngay vùng vận động của khớp cần biết được để có hướng dẫn người bệnh tập luyện.
Chăm sóc và theo dõi nơi nhận da ghép, vạt được ghép, tình trạng của nơi lấy da để ghép cũng như nơi lấy vạt ghép.
Luôn đảm bảo vết thương sạch sẽ.
Theo dõi sát về màu sắc, nhiệt độ, tình trạng của vạt được cấy ghép đặc biệt là về sức sống của vạt.
Kiểm tra và đánh giá xem kỹ thuật băng và bất động có đúng quy cách hay không.
Hạn chế tới mức tối đa teo cơ, cứng khớp và thoái hóa do bất động không đúng quy cách hoặc bất động lâu ngày.
Phục hồi chức năng để trả lại sự vận động vốn có của bàn tay.
2. Các bước tiến hành:
Theo dõi tình trạng toàn thân : mạch, nhiệt độ, huyết áp để phát hiện các biến chứng nếu có.
Thay băng vết thương nhẹ nhàng bằng dụng cụ đã được vô khuẩn.
Nếu gạc dính nhiều vào vết thương thì cần thấm ướt gạc bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để thuận lợi khi mở để kiểm tra.
Sát khuẩn xung quanh vết thương, chân dẫn lưu nếu có.
Lau sạch máu và dịch thấm xung quanh vết mổ.
Quan sát tình trạng vết mổ, quá trình liền sẹo.
Đắp lên vết thương gạc sạch vô trùng hoặc gạc mỡ kháng sinh vơi vết thương có lộ tổ chức hạt, cố định lại bằng băng cuộn hoặc băng dính.
Đối với vết thương ở bàn tay: Khi đắp gạc phải lưu ý để gạc giữa các khoang của kẻ ngón tay.
Hướng dẫn người bệnh và gia đình: Hiểu được tình trạng vết thương của người bệnh để chăm sóc giữ vệ sinh, cũng như chấp hành tuyệt đối việc bất động sau mổ. Hướng dẫn tập vận động thụ động và chủ động với những vết thương phần mềm ở gần vùng khớp, hoặc vết thương phần mềm ở bàn tay. Luôn treo tay cao để tránh sưng nề.
3. Sinh lý của sự chăm sóc vết thương:
Nhiễm khuẩn thường ảnh hưởng đến sự lành vết thương. Sức căng giãn ở vết thương đã lành chỉ bằng 80% so với da bình thường.Thời gian lành vết thương có liên quan mật thiết đến vùng da có tổn thương.
Các vết thương do các kỹ thuật phá hủy tạo nên như phẫu thuật lạnh, phẫu thuật điện, phẫu thuật laser và đốt bằng hoá chất thường lành chậm hơn một vết thương sạch tạo nên do dao mổ.
4. Các loại băng vết thương
4.1. Cơ chế của băng vết thương:
Băng kín vết thương giúp vết thương chóng lành hơn. Quá trình tân sinh mạch máu ở trong mô hạt bị kích thích do tình trạng thiếu Oxy chẳng hạn như ở dưới vùng bị băng kín, ngoài ra băng kín còn ngăn chặn sự hình thành vảy tiết và tình trạng khô của đáy của vết thương. Tỷ lệ biểu bì hoá thường nhanh hơn khi băng kín. Dịch từ vết thương ở dưới vùng băng kín tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng sinh tế bào xơ non. Sự dính của các băng kín có thể lấy đi các lớp biểu bì mới hình thành. Băng kín ẩm giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương.
Ở các vết thương mãn tính, sự băng kín giúp vết thương ít đau, mô hạt lên tốt hơn, và cắt lọc vết thương ít đau hơn.
Trong vết thương cấp, băng kín tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhưng sự tái tạo thượng bì lại nhanh hơn.
4.2. Chức năng của băng vết thương:
Băng vết thương- một phần chính của chăm sóc vết thương- đã có ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình liền vết thương. Một cách lý tưởng, băng phải bảo vệ vết thương tránh các chấn thương cơ học và sư xâm nhập của vi khuẩn. Nên băng vô trùng trước khi lấy khăn mổ để tránh vấy nhiễm vết mổ. Dẫn lưu và các vết thương nhiễm khuẩn cần băng- nó cũng có thể hấp thu dịch tiết và loại bỏ tổ chức hoại tử còn sót lại sau khi cắt lọc ngoại khoa. Bông gạc có mắc lưới rộng đắp vào bề mặt vết thương giúp giữ lại các mảnh vụn hoại tử và chất tiết và lấy bỏ bông gạc này khi thay băng.
Khi mất da diện rộng, băng sinh học giúp che phủ vết thương và giữ không cho vi khuẩn xâm nhập và làm mất dịch do bay hơi.
Băng có tác dụng làm giảm đau trong những trường hợp mất da bán phần hay toàn phần.
Các thuốc kháng sinh tại chỗ có tác dụng làm tăng sự tái tạo bieu bì như : mỡ Neosporine, polymyxin B , Silver sulfadiazine và Benzoyl peroxide 20 %.
4.3. Băng kín:
Sự hình thành của vảy tiết bị ức chế nếu bề mặt của vết thương được giữ ẩm bằng lớp băng kín hay lớp gạc có phết thuốc mỡ Polysporin.
Khi vết thương có đủ độ ẩm, bề mặt da được che kín, lớp biểu bì di chuyển nhanh hơn trên đáy vết thương ẩm ướt. Bệnh nhân sẽ có được sẹo nông hơn, nhỏ hơn, nhẵn hơn và mềm mại hơn. Thường cũng ít bị nhiễm khuẩn hơn.
5. Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật da
5.1. Vết thương mất một phần hay toàn bộ da:
- Giữ vết thương ẩm để tránh sự tạo thành vảy tiết (mỡ polysporine, bacitracin...)
- Nên rửa sạch vết thương, tránh không làm sạch vết thương bằng Oxy già và cồn.
5.2.Vết thương sau khâu da:
+ Tại bệnh viện
- Băng bán thấm ( Steri- strips, Clearon skin closures ) tác dụng làm giảm sức căng da, băng thẳng góc với đường khâu da.
- Đặt lên vết thương lớp băng không dính, sau đó băng bằng băng thun, dùng băng dính để đính các mép lại với nhau.
- Băng ép (lưu lại 24- 48 giờ) giảm nguy cơ tạo máu tụ sau bóc các nang.
+ Tại nhà.
Các vết thương nhỏ không cần để băng quá 24- 48 giờ
- Thay băng mỗi ngày 1 lần.
- Rửa vết thương với nước muối sinh lý.
- Băng mỡ kháng sinh lên vết thương, đắp lớp gạc mỏng. Mỡ kháng sinh làm giảm nguy cơ dính của gạc vào đáy vết thương.
- Băng cuộn nếu cần.
5.3. Bất động:
Khi bất động ở bất kỳ vị trí thương tổn nào thì lưu lượng bạch huyết cũng sẽ giảm, do đó làm giảm thiểu sự lan tràn của các vi khuẩn ở ngay tại vết thương. Hơn nữa, các tổ chức được bất động cho thấy có tính đề kháng đối với sự phát triển của vi khuẩn cao hơn so với các vùng tổ chức không được bất động.
Nâng cao vị trí bị tổn thương làm hạn chế sự đọng dịch trong các khoảng kẻ của vết thương. Vết thương mà ít phù nề thì quá trình phục hồi hoàn toàn sẽ nhanh hơn.
5.4 Cắt chỉ:
Thời gian thích hợp để cắt chỉ được quyết định bởi độ chắc chắn trên bờ vết thương, tình trạng dinh dưỡng, sự hiện diện của vi khuẩn và mối quan tâm về thẩm mỹ.
Nói chung cat chỉ sớm (4-5 ngày) có thể áp dụng ở những vùng mà có nguồn cung cấp máu tốt.
Chăm sóc sau cùng là cắt chỉ, ta phải nhớ rằng có thể xảy ra bung vết thương nếu thiếu cân nhắc thận trọng.

TÓM LẠI:
Chất lượng sẹo sau quá trình liền vết thương là mối quan tâm lớn của các nhà phẫu thuật tạo hình. Chất lượng sẹo đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.Vì vậy, các thầy thuốc chúng ta không chỉ nắm vững về cấu trúc da, kỹ thuật rạch da, các thao tác khi sử dụng các dụng cụ phẫu thuật tạo hình một cách đúng đắn, những yếu tố liên quan đến quá trình liền vết thương mà còn phải biết cách chăm sóc vết thương sau phẫu thuật, tất cả đã góp phần quan trọng vào việc hình thành sẹo đẹp.

Viêm sinh dục

Viêm sinh dục





Ths Lê Hải Dương



1. đại cương

Viêm nhiễm cơ quan sinh dục là loại bệnh khá phổ biến trong dời sống của người phụ nữ, nguyên nhân đa dạng, diễn biến phức tạp dẫn đến việc điều trị khó khăn, đôi lúc để lại biến chứng như viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, sẩy thai, đẻ non, viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh…

1.1. Đặc điểm

-Phổ biến hay gặp trong độ tuổi hoạt động sinh dục.

         -Các bộ phận của đường sinh dục dưới và trên đều có thể bị viêm nhiễm            .

         -Hình thái cấp tính và mạn tính đều có thể gặp, hình thái mạn tính điều trị kéo dài, kém hiệu quả.

         -Phát hiện bệnh sớm điều trị sẽ khỏi hẳn và tránh được những biến chứng xấu như viêm tắc vòi trứng, đau trong viêm phần phụ mạn tính.

1.2. Yếu tố thuận lợi

         -Lây qua đường tình dục (giao hợp với người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục).

         -Sau các can thiệp thủ thuật như đình chỉ thai nghén, dặt dụng cụ tử cung, chụp tử cung vòi trứng…

         -Nhiễm khuẩn sau sẩy, sau đẻ.

         -Kém vệ sinh khi giao hợp, sau khi hành kinh.

1.3. Khí hư

Bình thường ở CTC và ÂĐ có một chất dịch trắng trong hơi đặc, hoặc như lòng trắng trứng, lượng ít không chảy ra bên ngoài, không làm cho người phụ nữ để ý, đó là dịch sinh lý, dịch này có pH # 3,8-4,6 tạo nên môi trường bảo vệ cho ÂĐ chống lại sự nhiễm khuẩn nhưng cũng có thể là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh, pH này do sự chuyển hoá glycogen ở tế bào niêm mạc ÂĐ - CTC thành acid lactic bởi trực khuẩn Doderlin.

Khi ÂĐ bị viêm nhiễm, dịch tiết ra nhiều, gây khó chịu làm người phụ nữ lo lắng, trong trường hợp này dù màu sắc như thế nào, trắng hay vàng, có mùi hay không đều là bệnh lý.

1.4. Các loại tác nhân gây bệnh

Các vi khuẩn Gr (-), Gr (+) đều có thể có mặt trong viêm sinh dục.

1.4.1. Vi khuẩn không gây bệnh:

         -Trực khuẩn Doderlin.

         -Stphylococcus epidermidis.

1.4.2. Các vi khuẩn gây bệnh cơ hội:

         -Các cầu trùng ái khí:

                     +Streptococcus alpha

                     + Streptococcus tan huyết A, C, G

                     + Streptococcus aureus

                     + Streptococcus agaltiea

         -Các trực khuẩn ái khí:

                     +Colibacille

                     +Coliforme

                     +Proteus, pseudomonas

                     +Klebsiella

                     +Enterobacter

         -Các vi khuẩn kỵ khí:

                     +Streptocque beta

                     +Bacteroides

                     +Clostridium

                     +Fusobacterie

1.4.3. Vi trùng, siêu vi trùng và ký sinh trùng luôn gây bệnh:

         -Neisseria gonorrhea

         -Trichomonas vaginalis

         -Candida albicans: có thể là cộng sinh nhưng sẽ gây bệnh khi tăng sinh bất thường

         -Chlamydia trachomatis

         -Treponema pallidum

         -Gardnerella vaginalis: có thể là cộng sinh, gây bệnh khi tăng sinh bất thường

         -Herpes simplex virus

         -Human papilloma virus

         -HIV

1.4.4. Các mầm bệnh thường gặp gây viêm ÂĐ:

         -Nấm men gây viêm ÂH - ÂĐ

         -Trùng roi gây viêm ÂĐ

         -Vi khuẩn gây viêm ÂĐ do vi khuẩn

         -Lậu cầu khuẩn gây viêm CTC mủ nhầy và viêm niệu đạo

         -Chlamydia trachomatis gây viêm CTC mủ nhầy và viêm niệu đạo

2. Viêm tuyến Bartholin

Mầm bệnh thường do vi khuẩn lậu, các vi khuẩn khác như liên cầu, tụ cầu hoặc trực khuẩn Chlamydia từ viêm âm hộ lan đến tuyến Bartholin, có khi ống tuyến bị tắc, tuyến bị nang hoá và bị nhiễm khuẩn thứ phát, có thể gặp trong trường hợp cắt TSM.

2.1. Viêm tuyến Bartholin cấp

Bệnh nhân đau ở vùng âm hộ, thường đau một bên, đi đứng đều đau. Viêm lúc đầu khu trú sau lan toả, phát triển có mủ.

Khám bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ nắn môi bé thấy một khối có khi to bằng quả trứng rắn tròn đều. Nắn thấy đau, nặn sẽ thấy mủ chảy ra ở cửa tuyến (ở mặt trong môi bé).

2.2. Viêm tuyến Bartholin mạn

Thường xảy ra sau đợt điều trị viêm tuyến Bartholin cấp, điều trị không triệt để hoặc đã chích.

Hoàn cảnh xuất hiện: sau kinh nguyệt, sau viêm âm hộ, sau giao hợp tuyến lại to lên, nắn thấy rắn, đau (không nhiều) và có ít mủ chảy ra.

2.3. Nang tuyến Bartholin

Tuyến bị nang hoá sau viêm cấp, viêm mạn hoặc ống tuyến bị tắc. Khi nang hoá có thể sờ thấy khối cứng, khu trú ơ một bên, nang có thể ở vị trí nông, sâu. Nếu bị nhiễm khuẩn nang trở thành khối apxe mủ.

Sau khi khám thực thể cần lấy mủ tiết để xác định loại vi khuẩn, đồng thời lấy bệnh phẩm cả ở niệu đạo, CTC để xét nghiệm.

Điều trị:

Nội khoa:

Do vi khuẩn Gr(+), Gr(-): dùng kháng sinh nhóm β- Lactam, nhóm Cephalosporin (1-2 g/ngày)

Do vi khuẩn kỵ khí Gr(+), Gr(-) hay lậu cầu: Penicillin procain 5ì 106 UI/ngàyì 7 ngày hoặc Spectinomycin 2g/ ngày, 1 lần hoặc Pefloxacin 800 mg/ liều duy nhất

Với Chlamydia: Doxycyclin 200 mg/ ngày trong 10 ngày

Ngoại khoa: Chích dẫn lưu, mở rộng ống tiết, huỷ vách ngăn, dẫn lưu trong 2-3 ngày.

Với thể mạn tính hay nang hoá: bóc nang. Sau điều trị ngoại khoa, di chứng là giao hợp đau.

3. Viêm âm đạo cổ tử cung

3.1. Viêm âm đạo do trùng roi ( Trichomonas vaginalis ): Là bệnh lây qua đường quan hệ tình dục là chủ yếu, ngoài ra có thể lây qua nguồn nước: bồn tắm, khăn tắm.

         -Triệu chứng

                     +ủ bệnh từ 1-4 tuần. 25% số người mắc không biểu hiện bệnh

                     +Khí hư: số lượng nhiều, loãng, có bọt, màu vàng xanh, hôi.

                     +Có thể kèm theo ngứa, đi tiểu khó và đau khi giao hợp.

                     +Khám: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung viêm đỏ, phù nề, có nhiều khí hư màu vàng xanh loãng và có bọt ở cùng đồ.

         -Xét nghiệm

                     +Lấy dịch khí hư cho vào nước muối sinh lý soi tươi thấy có trùng roi ÂĐ hình hạt chanh đang di động.

                     +Chứng nghiệm Sniff (Whiff test): nhỏ một giọt KOH 10% vào dịch khí hư thấy có mùi cá ươn và mất đi nhanh.

                     +Đo pH >4,5.

         -Điều trị

                     +Vệ sinh ÂH, ÂĐ, quần áo lót phải được giặt sạch, phơi nắng hoặc là trước khi dùng.

                     +Không giao hợp trong thời gian điều trị.

                     +Metronidazole 2g uống liều duy nhất, hoặc

                     + Metronidazole 500mg uống 2 lần/ ngày ì 7 ngày.

                     +Có thể phối hợp đặt thuốc ÂĐ.

                     +Cần điều trị cho chồng hoặc bạn tình: Metronidazole 2g liều duy nhất.

*Chú ý: Metronidazole không dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu, không được uống rượu khi đang dùng thuốc cho đến 24h sau khi ngừng thuốc.

3.2. Viêm âm đạo do nấm: Là bệnh do nấm Candida gây nên (chủ yếu là Candida albicans). Chiếm khoảng 20% các trường hợp viêm ÂĐ.

         -Triệu chứng

                     +Ngứa nhiều vùng ÂH, ÂĐ.

                     +Khí hư màu trắng đục như váng sữa, không hôi.

                     +Có thể kèm theo đi tiểu khó, đau khi giao hợp.

                     +Khám: ÂH, ÂĐ viêm đỏ, có thể xây xước nhiễm khuẩn do gãi, nếu nặng có thể bị viêm cả vùng TSM và đùi bẹn. Khí hư thường nhiều, màu trắng như váng sữa, thành mảng dày dính vào thành ÂĐ, ở dưới có vết trợt đỏ.

         -Xét nghiệm