Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Viêm âm đạo - Cổ tử cung

in chào các bác sĩ!
Thật may mắn tôi tìm được địa chỉ của trang web này, rất cảm ơn các bác sĩ đã tạo một địa chỉ bổ ích, giúp tôi có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe cho mọi người trong gia đình và chăm sóc chính mình.
Tôi rất tiếc là không thể tham gia chương trình Paltalk để được các bác sỹ tư vấn trực tiếp nên hôm nay tôi viết thư mong được sự giúp đỡ của các bác sỹ.
Tôi năm nay 28 tuổi, là nhân viên văn phòng, sống và làm việc tại Hà Nội, đã lập gia đình được 15 tháng, chưa sinh con lần nào. Hiện vợ chồng tôi rất mong có em bé, tôi đi khám thì được biết bị viêm lộ tuyến cổ tử cung + viêm âm đạo (trước đây tôi cũng đã đi khám và điều trị viêm lộ tuyến + viêm âm đạo). Tôi đã chữa trị nhiều lần với nhiều loại thuốc khác nhau như Canesten, Neo-Tergynal, Gylnagin..., có dùng Metronidazole và một số loại kháng sinh khác, nhưng không khỏi dứt, tôi thường xuyên bị tái phát lại. Tôi được tư vấn nên đi đốt điện để trị khỏi hẳn viêm lộ tuyến, nhưng nghe nói, nếu đốt điện rất dễ dẫn đến vô sinh. Vậy tôi mong được chỉ dẫn của các bác sĩ, trường hợp của tôi dùng biện pháp gì thì có hiệu quả sớm nhất.
Hiện nay đã dùng rất nhiều loại thuốc và thời gian điều trị cũng đã lâu (tính từ khi bắt đầu phát hiện và chữa trị đến nay đã hơn 3 năm), tôi rất muốn có con nhưng vẫn chưa được dù không áp dụng biện pháp tránh thai nào. Hiện giờ tôi rất lo lắng, không biết mình có thể khỏi bệnh không và bị bện lâu như vậy có bị ảnh hưởng đến việc sinh con không. Tôi rất mong các bác sỹ giúp tôi giải đáp những thắc mắc và cho hướng điều trị để tôi có thể yên tâm.
Trường hợp tôi cần phải đi đốt điện, mong các bác sĩ cho tôi một địa chỉ đáng tin cậy, vì hiện tôi rất hoang mang. Tôi cũng đã đọc một số thắc mắc và giải đáp tương tự trên diễn đàn nhưng muốn được trả lời chính xác cho trường hợp của mình nên viết lá thư này. Rất mong nhận được sự giúp đỡ tận tình của các bác sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nam Anh.

Chào chị NTT,

Trường hợp của chị tương tợ với chị Thanh Thủy, 1 độc giả khác của Chương trình Vấn đáp SỐNG KHỎE. Trường hợp của chị Thanh Thủy đã được Bác sĩ Nguyễn Quyền Quới giải đáp trước đây và vấn đáp đã được đăng trong website của chúng tôi là songkhoe.crctvn.org Mời chị vào đó xem cho rõ, trong mục Sản Phụ khoa hay chị bấm vào link này http://songkhoe.crctvn.org/forums/viewtopic.php?t=1163

Trường hợp viêm Âm đạo trở đi trở lại của chị có vài nguyên nhân. Nguyên nhân chính mà chúng tôi nghi ngờ là do chị hút thai. Theo kinh nghiệm lâm sàng, những phụ nữ sau khi hút thai thường bị viêm nhiễm trùng đường âm đạo, ngay cả nhiễm trùng vùng xương chậu (Pelvic Inflammatory Disease). Sự hút thai làm "chấn thương" âm đạo và thay đổi môi trường acid-base hay pH ở vùng âm đạo (nhất là dùng thuốc để phá thai). Tóm lại hút thai hay phá thai gây nhiều biến chứng, viêm nhiễm âm đạo thường xuyên và rất khó trị khỏi. Các Bác sĩ chuyên khoa Sản phụ rất nhức đầu về những tình trạng như vậy.

Có 1-2 cách cần làm và có thể cầu may ở trường hợp Viêm nhiễm trùng âm đạo tái phát thường xuyên. Như Bác sĩ Quới có để cập trong vấn đáp cho chị Thanh Thủy là cần phải làm swab (quẹt) vùng âm đạo để thử nghiệm tìm xem là nhiễm vi trùng gì, nấm gì và thuốc gì diệt được chúng. Sau đó uống thuốc và cả nhét thuốc vùng âm đạo để trị dứt hẳn. Đồng thời cần phải nhét thuốc "Probiotics" và uống thuốc Probiotics hay Lactobicillus để cấy lại các vi khuẩn tốt ở vùng âm đạo vì chúng bình thường lại môi trường pH và bảo vệ vùng âm đạo khỏi bị viêm nhiễm tiếp tục.

Trong các trường hợp khó đối phó, chúng tôi phải cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh Metronidazole hoặc Clindamicin với Cephalexin (Keflex) hay Cefadroxil (Duricef) cùng lúc đặt thuốc chống nấm ở âm đạo. Cần kiêng cữ, không quan hệ tình dục trong thời gian bị viêm nhiễm trùng âm đạo và trong lúc dùng thuốc kháng sinh. Phải chờ cho đến khi khỏi hẳn bệnh.

Chị cần phải được chữa khỏi bệnh hoàn toàn thì mới mong có thai trở lại. Bởi vì môi trường acid-base hay pH không bình thường thì tinh trùng không sống được, không thể bơi được dễ dàng đến trứng để thụ tinh.

Chúc chị nhiều may mắn,
Bác sĩ Bác sĩ Trần-Lê Hồng Phúc
Dược sĩ Dương Chi Thủy
Canada,
Chương trình Vấn đáp SỐNG KHỎE

hào chị Thủy,
Câu hỏi của chị gồm 2 bệnh : phụ khoa và nội khoa
1/ Phụ khoa:
viêm âm đạo , viêm cổ tử cung. Chị cho biết đã được khám và chữa trị với nhiều thuốc khác nhau nhưng vẩn không khỏi.

* viêm âm đạo (vaginitis) gồm 3 nguyên nhân chánh :
-do nhiễm trùng: vi trùng Gardenella vaginalis và các vi trùng khác
-do nhiễm nấm, thưòng nhất là Candida albicans
-do nhiễm ký sinh trùng Trichomonas ( hình như tiếng Việt gọi là trùng roi)
Một nguyên nhân nữa không do nhiễm trùng mà là do dị ứng như dùng xà bông có tẩm chất thơm, dùng các thuốc xịt, thuốc thoa diệt tinh trùng(để ngừa thai), tắm bằng vòi xịt (douche).

* viêm cổ tử cung (cervicitis): Những nguyên nhân gây viêm âm đạo nói trên đều có thể gây viêm cổ tử cung. Ngoài ra viêm cổ tử cung cũng có thể do nhiễm trùng do tiếp xúc tình dục như bệnh lậu (gonorrhea), nhiễm Chlamydia
Chị đã được cho dùng nhiều thuốc khác nhau nhưng vẩn không khỏi chủ yếu do 2 nguyên nhân: chẩn đoán không đúng hoặc chồng chị không được chữa trị cùng lúc với chị.

Muốn chẩn đoán chính xác thì phải lấy chất nhờn, huyết trắng và chất phết ở âm đạo và cổ tử cung để thử thì mới biết chính xác nguyên nhân là gì và từ đó mớí dùng đúng thuốc được. Nếu chị chưa được làm điều nầy thì nên nói bác sĩ cho làm. Ngoài ra chồng của chị cũng phải đi khám và được chữa trị cùng lúc vì các bệnh nói trên thường lây qua lại giữa vợ chồng. Ở đàn ông ,các bệnh trên thường không có hay có ít triệu chứng nên khó biết được. Phải khám và làm thử nghiệm mới chẩn đoán chính xác được. Nếu chị đã được chữa khỏi nhưng chồng của chị còn bị thì sẽ lây trở lại cho chị.

Chị nên được điều trị cho thật khỏi trước khi có con vì các bệnh trên có thể gây sẩy thai nếu chị có thai mà vẩn còn bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.
Chị và chồng của chị nên đến 1 bệnh viện chuyên về Nhiễm để được chẩn đoán và điều trị tốt.

2/ Nội khoa
Bị nhiễm vi trùng Helicobacter pylori.
Đây là 1 loại vi trùng hình xoắn, thường gây viêm loét dạ dầy, tá tràng.

Nếu trị đúng cách thì sẽ khỏi hoàn toàn nhưng vẩn có thể bị nhiễm trở lại nếu lại tiếp xúc với vi trùng H.Pylori. Bị nhiễm thường do ăn thức ăn hay uống nước có chứa vi trùng nầy, hoặc dính phân người bệnh. Cách đề phòng: rửa tay sạch trước khi ăn, uống nước sạch, đun sôi, thức ăn nên rửa kỷ.

Thuốc trị H.Pylori thường được dùng trong 2 tuần gồm 2 loại kháng sinh và 1 loại chống tiết axít trong bao tử. Ở Hoa Kỳ không có thuốc LCT-KIT 14 như chị nói nên tôi không biết trong đó có thuốc gì nhưng tôi nghĩ cũng là những kháng sinh và thuốc chống axít. Thuốc Lansoprazole mà chị cho biết là 1 loại chống tiết axít trong dạ dầy. Chị nên theo chỉ dẩn của bác sĩ của chị.

Mong những giải đáp trên giúp được chị .
Thân chúc chị mau khỏi bệnh
Thân mến,
Bác sĩ Nguyễn Quyền Quới, Hoa Kỳ
Chương trình vấn đáp Sống Khỏe

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét