Thông qua nghiên cứu ruồi giấm, các nhà khoa học đã tìm ra một đầu mối về gene
có thể giải thích lý do tại sao phụ nữ nói chung thường sống lâu hơn đàn ông.
Nghiên cứu nói trên do Đại học Lancaster (Anh) và Đại học Monash
(Australia) tiến hành và được đăng ngày 3/8 trên tạp chí Current Biology.
Bài
báo cho biết Mitochondrial DNA, loại gene chỉ được truyền từ mẹ sang con, có thể
gây hại cho con trai và khiến nam giới già nhanh.
Sau khi tiến hành một loạt thí nghiệm với ruồi giấm, các nhà nghiên cứu
nói rằng kết quả đã cho thấy nhiều đột biển trong Mitochondrial DNA ảnh hưởng
đến tuổi thọ và quá trình lão hóa của con đực, nhưng lại không có bất cứ tác
động nào đến sự lão hóa ở con cái.
Những đột biến này sau khi tích tụ lại rốt cuộc có thể dẫn đến sự khác
biệt về tuổi tác giữa con cái và con đực. Lý thuyết này được một số nhà khoa học
đặt tên là "Mother's Curse."
Tiến sỹ David Clancy tại Đại học Lancaster nói: "Chúng tôi đã chứng minh
rằng Mother's Curse gây ra những tác động lớn hơn đến tuổi thọ của con đực so
với giả thuyết trước đây, làm tích tụ các đột biến khiến nam giới già nhanh hơn
và không thọ bằng nữ giới."
Theo ông, những phát hiện này đưa ra lời giải thích mới và mang tính
thuyết phục cho một trong những câu hỏi hóc búa nhất trong cuộc sống là vì sao
giống cái của nhiều loài, trong đó có con người, lại sống lâu hơn giống đực.
Nói chung, phụ nữ sống lâu hơn đàn ông 5-6 năm. Ở độ tuổi 85, tỷ lệ giữa
nữ giới và nam giới là khoảng 6/4 còn ở tuổi 100 thì con số này là hơn 2/1./.
Nghiên cứu nói trên do Đại học Lancaster (Anh) và Đại học Monash
(Australia) tiến hành và được đăng ngày 3/8 trên tạp chí Current Biology.
Bài
báo cho biết Mitochondrial DNA, loại gene chỉ được truyền từ mẹ sang con, có thể
gây hại cho con trai và khiến nam giới già nhanh.
Sau khi tiến hành một loạt thí nghiệm với ruồi giấm, các nhà nghiên cứu
nói rằng kết quả đã cho thấy nhiều đột biển trong Mitochondrial DNA ảnh hưởng
đến tuổi thọ và quá trình lão hóa của con đực, nhưng lại không có bất cứ tác
động nào đến sự lão hóa ở con cái.
Những đột biến này sau khi tích tụ lại rốt cuộc có thể dẫn đến sự khác
biệt về tuổi tác giữa con cái và con đực. Lý thuyết này được một số nhà khoa học
đặt tên là "Mother's Curse."
Tiến sỹ David Clancy tại Đại học Lancaster nói: "Chúng tôi đã chứng minh
rằng Mother's Curse gây ra những tác động lớn hơn đến tuổi thọ của con đực so
với giả thuyết trước đây, làm tích tụ các đột biến khiến nam giới già nhanh hơn
và không thọ bằng nữ giới."
Theo ông, những phát hiện này đưa ra lời giải thích mới và mang tính
thuyết phục cho một trong những câu hỏi hóc búa nhất trong cuộc sống là vì sao
giống cái của nhiều loài, trong đó có con người, lại sống lâu hơn giống đực.
Nói chung, phụ nữ sống lâu hơn đàn ông 5-6 năm. Ở độ tuổi 85, tỷ lệ giữa
nữ giới và nam giới là khoảng 6/4 còn ở tuổi 100 thì con số này là hơn 2/1./.
Huy Lê (