Vì sao bác sỹ gốc Hàn được chọn làm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới?
(Dân trí) - Vượt qua hàng loạt ứng cử viên sáng
giá trong đó có cả Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, ông Jim Yong Kim, đã trở
thành bác sỹ đầu tiên được chọn lãnh đạo Ngân hàng Thế giới. Lựa chọn
này khiến không ít người bất ngờ và cả hoài nghi…
>> Bác sỹ gốc Hàn Quốc đắc cử Chủ tịch Ngân hàng Thế giới
Chiến thắng gây tranh cãi
Là con của một nha sỹ và được sinh ra tại Hàn Quốc, đến năm 5 tuổi ông Jim Yong Kim mới cùng gia đình sang sinh sống tại bang Iowa, Mỹ và học phổ thông tại đây. Sau khi tốt nghiệp đại học Brown University tại Providence, Rhode Island, năm 1982 ông tiếp tục theo học y khoa và nhân chủng học tại đại học Havard.
Vậy tại sao ông lại được thắng cử? Theo Chủ tịch sắp mãn nhiệm Zoellick: “Những cuộc cách mạng của ông ấy trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã cứu sống được vô số sinh mạng. Tại Dartmouth Jim đã phải đưa ra nhiều quyết định khó khăn về mặt quản lý cũng như tài chính khi điều hành một tổ chức lớn, đa ngành. Quyết tâm mạnh mẽ, hướng tới kết quả trên cơ sở căn cứ khoa học của ông ấy sẽ là vô giá với WB khi tổ chức đang hiện đại hóa để phục vụ tốt hơn các quốc gia trong nỗ lực vượt qua đói nghèo”.
Hoặc như lập luận của biên tập viên Rob Cox của Reuters, nếu đói nghèo là bạn đồng hành với bệnh tật thì không ứng viên nào giàu kinh nghiệm trong cuộc chiến chống bệnh tật như vị Chủ tịch đại học Dartmouth. Là người sáng lập tổ chức Partners in Health, có nhiều năm làm việc tại (W.H.O) ông đã có nhiều năm giúp đỡ người dân các nước đang phát triển chiến đấu với các bệnh truyền nhiễm như lao, HIV/AIDS.
Cùng quan điểm này, Samuel Worthington, chủ tịch kiêm CEO của Interaction, liên minh các tổ chức phi chính phủ lớn nhất nước Mỹ từng khẳng định với Reuters ngay từ khi ông Kim được đề cử rằng: “Tôi ủng hộ việc bổ nhiệm một người có nhiều kinh nghiệm về phát triển. Nó cho thấy World Bank sẽ tiếp tục tập trung chống đói nghèo. Việc họ tiếp tục toàn tâm sát cánh cùng các cộng đồng trên toàn thế giới là rất quan trọng”.
Ngoài ra lịch sử của WB cho thấy không phải lúc nào những người xuất thân từ lĩnh vực tài chính hay ngoại giao cũng là nhà lãnh đạo phù hợp. Bằng chứng là những người tiền nhiệm của ông Kim đã chịu không ít chỉ trích khi vai trò của WB ngày càng mờ nhạt trong việc thúc đẩy phát triển. Trong năm vừa qua, số tiền ngân hàng này giải ngân cho các nước đang phát triển chỉ chưa tới 60 tỷ USD, ít hơn nhiều các nhà đầu tư tư nhân hay các khoản viện trợ mà Trung Quốc hay Brazil sẵn sàng cung cấp.
WB sẽ ra sao với vị Chủ tịch “ngoại đạo”
Và rằng ưu tiên hàng đầu sẽ là thúc đẩy tăng trưởng dựa trên định hướng thị trường nhằm tạo công ăn việc làm. “Ở tất cả các nước tôi đã tới, họ đều thực sự hy vọng lĩnh vực kinh tế tư nhân có thể tăng trưởng nhanh chóng để tạo thêm việc làm. Tôi nghĩ rằng việc tạo công ăn việc làm, đặc biệt cho thanh niên là một vấn đề đặc biệt quan trọng…Đây sẽ là ưu tiên số 1 của tôi khi nhậm chức ngày 1/7 tới”, ông Kim trả lời tờ Wall Street Journal.
Trước câu hỏi về những thay đổi sắp tới tại WB, ông Kim cho biết: “Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều tin rằng Ngân hàng Thế giới có thể trở nên nhanh nhạy hơn, hiệu quả hơn, bắt nhịp nhanh hơn và triển khai các chương trình mau lẹ hơn. Đây là điều tôi nghe được từ hầu như tất cả mọi người.
Tin tốt đó là ngân hàng đã thực sự cam kết với chương trình đổi mới toàn diện. Chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu các đánh giá doanh nghiệp và khởi động qúa trình đơn giản hóa. Việc phân quyền sẽ tiếp tục. Quá trình đối thoại giữa các quốc gia và WB đang diễn ra. Tôi nghĩ rằng WB đã nhận ra những việc cần làm để thay đổi.
Với tư cách người từng điều hành một tổ chức với tầm kiến thức rộng lớn và là người có nghĩa vụ phải đưa tổ chức đó vượt qua việc cắt giảm 100 triệu USD ngân sách, tôi thấy mình đã sẵn sàng để đưa WB đi đúng hướng, trở thành tổ chức phản ứng linh hoạt và hiệu quả ở tầm cỡ quốc gia”.
Là con của một nha sỹ và được sinh ra tại Hàn Quốc, đến năm 5 tuổi ông Jim Yong Kim mới cùng gia đình sang sinh sống tại bang Iowa, Mỹ và học phổ thông tại đây. Sau khi tốt nghiệp đại học Brown University tại Providence, Rhode Island, năm 1982 ông tiếp tục theo học y khoa và nhân chủng học tại đại học Havard.
Ông Kim có nhiều kinh nghiệm trong thúc đẩy phát triển
Năm 1987, khi đang học tại Havard, Jim Yong Kim là đồng sáng lập tổ
chức phi lợi nhuận Partners in Health, chuyên giúp mở các phòng khám tại
các nước chậm phát triển để giúp đỡ bệnh nhân nghèo. Dù có thời gian
làm tại tổ chức Y tế thế giới (W.H.O), nhưng hơn 25 năm qua chưa một
ngày nào ông hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hay ngoại
giao. Và đó chính là lí do khiến không ít người hoài nghi ngay từ khi
Tổng thống Mỹ đề cử làm lãnh đạo Ngân hàng Thế giới. Vậy tại sao ông lại được thắng cử? Theo Chủ tịch sắp mãn nhiệm Zoellick: “Những cuộc cách mạng của ông ấy trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã cứu sống được vô số sinh mạng. Tại Dartmouth Jim đã phải đưa ra nhiều quyết định khó khăn về mặt quản lý cũng như tài chính khi điều hành một tổ chức lớn, đa ngành. Quyết tâm mạnh mẽ, hướng tới kết quả trên cơ sở căn cứ khoa học của ông ấy sẽ là vô giá với WB khi tổ chức đang hiện đại hóa để phục vụ tốt hơn các quốc gia trong nỗ lực vượt qua đói nghèo”.
Hoặc như lập luận của biên tập viên Rob Cox của Reuters, nếu đói nghèo là bạn đồng hành với bệnh tật thì không ứng viên nào giàu kinh nghiệm trong cuộc chiến chống bệnh tật như vị Chủ tịch đại học Dartmouth. Là người sáng lập tổ chức Partners in Health, có nhiều năm làm việc tại (W.H.O) ông đã có nhiều năm giúp đỡ người dân các nước đang phát triển chiến đấu với các bệnh truyền nhiễm như lao, HIV/AIDS.
Cùng quan điểm này, Samuel Worthington, chủ tịch kiêm CEO của Interaction, liên minh các tổ chức phi chính phủ lớn nhất nước Mỹ từng khẳng định với Reuters ngay từ khi ông Kim được đề cử rằng: “Tôi ủng hộ việc bổ nhiệm một người có nhiều kinh nghiệm về phát triển. Nó cho thấy World Bank sẽ tiếp tục tập trung chống đói nghèo. Việc họ tiếp tục toàn tâm sát cánh cùng các cộng đồng trên toàn thế giới là rất quan trọng”.
Ngoài ra lịch sử của WB cho thấy không phải lúc nào những người xuất thân từ lĩnh vực tài chính hay ngoại giao cũng là nhà lãnh đạo phù hợp. Bằng chứng là những người tiền nhiệm của ông Kim đã chịu không ít chỉ trích khi vai trò của WB ngày càng mờ nhạt trong việc thúc đẩy phát triển. Trong năm vừa qua, số tiền ngân hàng này giải ngân cho các nước đang phát triển chỉ chưa tới 60 tỷ USD, ít hơn nhiều các nhà đầu tư tư nhân hay các khoản viện trợ mà Trung Quốc hay Brazil sẵn sàng cung cấp.
WB sẽ ra sao với vị Chủ tịch “ngoại đạo”
Nhiều thách thức đang đợi vị tân Chủ tịch WB
Phát biểu trước báo giới sau khi hay tin được bổ nhiệm, tân
Chủ tịch WB khẳng định quan điểm làm việc dựa trên tình hình thực tế:
“Tôi là một bác sỹ. Các bác sỹ làm việc dựa trên bằng chứng thực tế hơn
là đi theo một lý tưởng đơn thuần hay dựa trên một quan điểm chính trị
cụ thể nào đó”. Và rằng ưu tiên hàng đầu sẽ là thúc đẩy tăng trưởng dựa trên định hướng thị trường nhằm tạo công ăn việc làm. “Ở tất cả các nước tôi đã tới, họ đều thực sự hy vọng lĩnh vực kinh tế tư nhân có thể tăng trưởng nhanh chóng để tạo thêm việc làm. Tôi nghĩ rằng việc tạo công ăn việc làm, đặc biệt cho thanh niên là một vấn đề đặc biệt quan trọng…Đây sẽ là ưu tiên số 1 của tôi khi nhậm chức ngày 1/7 tới”, ông Kim trả lời tờ Wall Street Journal.
Trước câu hỏi về những thay đổi sắp tới tại WB, ông Kim cho biết: “Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều tin rằng Ngân hàng Thế giới có thể trở nên nhanh nhạy hơn, hiệu quả hơn, bắt nhịp nhanh hơn và triển khai các chương trình mau lẹ hơn. Đây là điều tôi nghe được từ hầu như tất cả mọi người.
Tin tốt đó là ngân hàng đã thực sự cam kết với chương trình đổi mới toàn diện. Chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu các đánh giá doanh nghiệp và khởi động qúa trình đơn giản hóa. Việc phân quyền sẽ tiếp tục. Quá trình đối thoại giữa các quốc gia và WB đang diễn ra. Tôi nghĩ rằng WB đã nhận ra những việc cần làm để thay đổi.
Với tư cách người từng điều hành một tổ chức với tầm kiến thức rộng lớn và là người có nghĩa vụ phải đưa tổ chức đó vượt qua việc cắt giảm 100 triệu USD ngân sách, tôi thấy mình đã sẵn sàng để đưa WB đi đúng hướng, trở thành tổ chức phản ứng linh hoạt và hiệu quả ở tầm cỡ quốc gia”.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét